Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích luận điểm:”Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.Vận dụng phân tích thực tiễn Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.48 KB, 8 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề bài
Phân tích luận điểm:”Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm
thì phải trồng người”.Vận dụng phân tích thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Bài làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xem xét con người trên một tổng thể thống nhất về tâm
lực, thể lực và các hoạt động của nó. Con người luôn có xu hướng vươ n lên cái
Chân-Thiện-Mỹ. Theo Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của Cách mạng, chính vì vậy, cần phải coi trọng, chăm sóc và phát
huy nhân tố con người.
Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13/9/1958,
Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng câu nói: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm thì phải trồng người”. Câu nói này lấy ý từ Cổ văn Trung Hoa “Đạo
đức kinh”: “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế, mạc như thụ
mộc. Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân” mang ý ẩn dụ, từ hình ảnh trồng cây mà
đề cao vai trò của con người, cũng như khẳng định và nhấn mạnh sự cần thiết coi
trọng con người và phát huy những tiềm năng vốn có trong họ.
Trong câu nói của Hồ Chí Minh, Người đã nhắc đến việc “trồng cây” đầu tiên. “Vì
lợi ích mười năm phải trồng cây”. Trong hệ sinh thái, cây trồng (thực vật) có vai
trò rất quan trọng với sự tồn tại của các sinh vật khác. Cây trồng cung cấp oxi cho
hô hấp, lọc không khí, cung cấp gỗ, làm thuốc, là nơi cư trú của nhiều loại động
vật,... Chính vì thế, việc trồng cây cũng đồng nghĩa với việc duy trì sự sống, nó là
hết sức cấp bách trong bối cảnh môi trường đang ngày càng ô nhiễm, thủng tầng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ozon, hiệu ứng nhà kính làm Trái đất nóng lên, đe dọa tới cuộc sống của sinh vật
nói chung và con người nói riêng.
Nhận thấy tầm quan trọng của cây trồng, vào năm 1959, Hồ Chí Minh đã phát
động Tết trồng cây: “muốn làm nhà cửa tốt, phải ra sức trồng cây”. Bác Hồ cho
rằng việc trồng cây tốn kém ít mà mang lại lợi ích nhiều. Phong trào này đã diễn ra
trên khắp các địa phương của cả nước. Người ước tính mỗi Tết trồng được 15 triệu
cây, thì trong mười năm, phong cảnh nước ta sẽ càng tươi đẹp, khí hậu hài hòa,


cây gỗ đầy đủ hơn.Người lưu ý kế hoạch trồng cây phải liên kết chặt chẽ với việc
trồng và bảo vệ rừng, và phải đảm bảo chất lượng cây trồng sao cho “trồng cây
nào, chắc cây ấy”. Từ đó, Tết trồng cây hằng năm đã trở thành một truyền thống
tốt đẹp của dân tộc ta.
Việc phát động tết trồng cây không chỉ thể hiện cái nhìn thực tế của Hồ Chí Minh
về những vấn đề lợi ích ngắn hạn trước mắt (lợi ích mười năm) mà câu nói của
người còn mang một ý nghĩa lớn hơn, thể hiện cái nhìn sâu rộng, bao quát về tương
lai (lợi ích trăm năm). “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Cũng giống như
tầm quan trọng của cây trồng đối với môi trường sinh thái, con người cũng có vai
trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Với Người, con
người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực,
quyết định yếu tố thành công của Cách mạng. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự
nghiệp giáo dục, rèn luyện và đào tạo con người. Cái “trăm năm” mà Người nói
đến ở đây không đơn thuần là một con số chỉ thời gian cụ thể, mà mang hàm ý chỉ
thời gian lâu dài trong tương lai. Đây là một nhiệm vụ mang tầm vóc chiến lược,
lâu dài nhưng hết sức quan trọng. “Trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa” –
đó là nhiệm vụ mà Người đã đề ra. Điều này phản ánh tư tưởng lớn của Hồ Chí
Minh, coi con người là nhân tố quyết định quan trọng, tất cả đều vì con người, do
con người.
“Trồng người” là một chiến lược lâu dài, cần có sự nghiên cứu đầu tư và triển khai
nhanh chóng. Có thể coi chiến lược này là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành
Website: Email : Tel : 0918.775.368
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Một trong những biện pháp quan trọng
nhất để thực hiện chiến lược này chính là Giáo dục. Cây trồng không được chăm
sóc, nuôi dưỡng, uốn nắn sẽ trở nên cằn cỗi, thậm chí có thể chết. Con người sinh
ra lớn lên mà không được nuôi nấng đầy đủ, không có sự giáo dục của gia đình và
xã hội sẽ mang phần “con” nhiều hơn phần “người”, không thể trở thành con người
xã hội chủ nghĩa. Giáo dục sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tươi sáng cho thế hệ tương
lai của đất nước.
Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện về cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt

đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu.
Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó đức là gốc, tài
là nền tảng cho khả năng phát triển. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không
có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Việc giáo dục cần phải xây dựng thống nhất giữa đức và tài. Giáo dục phải có sự
kết hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội.
Gia đình là nền tảng ban đầu, là gốc rễ của con người. Gia đình ảnh hưởng đến
việc hình thành nhân cách ban đầu của con người. Xã hội là yếu tố quyết định sự
phát triển nhân cách đó. Gia đình và xã hội cần thống nhất, nuôi dạy “nhân cách”
của con người. Đó bắt đầu bởi tình yêu thương trong gia đình, tình yêu thương với
con người, tình yêu thương với muôn vật, là sự thống nhất, sẻ chia, đoàn kết, là
tinh thần và ý chí quật cường, lòng can đảm và đức tính cần kiệm, trung thực, vị
tha. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống, con người sinh ra đã kế
thừa những truyền thống tốt đẹp ấy, nhưng để nó trở thành phẩm chất mới, để con
người mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức xã hội chủ nghĩa thì đó phụ
thuộc vào sự giáo dục mà gia đình xã hội mang lại. Giữa xã hội hòa đồng bác ái,
con người sẽ tự nuôi dưỡng được phẩm chất trong sạch. Chính vì thế, xây dựng
một môi trường lành mạnh là nhiệm vụ quan trọng mà nhà nước, các cấp lãnh đạo
cần quan tâm.
“Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “ một sớm một
chiều”, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến
đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bề bỉ trong cuộc
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đời mỗi con người, trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh
cho rằng: “việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.
Từ thực trạng giáo dục cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng, xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấn đề
giáo dục đã trở thành vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài.
Trong công cuộc đổi mới nhà nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo, tư tưởng Hồ Chí Minh định hướng quá trình đổi mới và phát triển Giáo

dục ở Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Hiện nay nước ta bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất
nước . Chiến lược của chúng ta trước mắt là “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo
nền tảng trong tương lai nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng,
tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta
trên trường quốc tế được nâng cao”. Trong quá trình thực hiện, Đảng ra quyết tâm
“đổi mới sâu rộng, đồng bộ về nền kinh tế, xã hội và bộ máy nhà nước hướng vào
và hình thành hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
nhằm giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh vật
chất, trí tuệ và tinh thần của dân tộc, tạo động lực và nguồn lực phát triển nhanh,
bền vững”.
Thực tiễn đã và đang đặt ra cho chúng ta một vấn đề hết sức to lớn nhưng lại hết
sức cơ bản. Văn kiện đại hội IX của Đảng xác định rõ: “Để đáp ứng yêu cầu về con
người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong
thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, cần chuyển biến cơ bản và toàn diện về Giáo
dục và Đào tạo”. Để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, yếu kém của nền giáo
dục nước nhà, Đảng ta đã vạch ra những chủ trương cho sự phát triển giáo dục là
quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục.
Tư tưởng xác định chiến lược giáo dục, xây dựng nền giáo dục Việt Nam vì con
người, cho con người. Chiến lược “trồng người” trong tư tưởng của Hồ Chí Minh
là đào tạo ra những con người toàn diện, có tinh thần yêu Tổ quốc, yêu Chủ nghĩa
Website: Email : Tel : 0918.775.368
xã hội, tuyệt đối trung thành với ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tin
tưởng vào đường lối đúng đắn của Đảng và sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào
được Đảng giao cho. Đó là những người khi lao động sản xuất thì hết mình tận tụy
với công việc, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Chiến lược “trồng người”

trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề do Cách
mạng đặt ra mà nó còn mang tính chiến lược trong sự nghiệp Cách mạng Việt Nam
“vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đó là tinh thần nhân văn, nhân ái sâu sắc trong
mục đích giáo dục của Người.
Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định “nguồn lực” con
người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt với nước ta. Nguồn lực đó là
người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được
đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền
khoa học công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân
lực cho đất nước, đội ngũ lao động cho khoa học và công nghệ. Nghị quyết trung
ương II (khóa VIII) xác định: “Giáo dục, đào tạo phái theo hướng cân đối giữa dạy
người, dạy chữ, dạy nghề, trong đó dạy người là tiêu chí mục tiêu cao nhất. Giáo
dục cho học sinh sinh viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh vững
vàng, có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi, có trí học tập, rèn luyện để lập
thân lập nghiệp vững vàng”.
Với tầm nhìn chiến lược về con người Đảng ta xác định mục tiêu chủ yếu là:
“Thực hiện Giáo dục toàn diện, đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc
học, hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy
sáng tạo và năng lực thực hành”. Nền giáo dục phải hoàn thành tốt đẹp những việc
đang thực hiện dở dang và bắt tay vào triển khai ngay các công việc còn tồn đọng,
nhất là các vấn đề nhạy cảm, nổi cộm chưa được giải quyết, khắc phục yếu kém,
bất cập nhằm đưa Giáo dục nước nhà bước vào phát triển nhanh cả về số lượng và
chất lượng, đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thời đại công nghiệp hóa đang đặt ra những yêu cầu
mới của nước ta hieenjnay là phải rút ngắn, đi tắt đón đầu, đặc biệt là bước đột phá
ở khâu quan trọng của nền kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế toàn cầu, thì việc
thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục có ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ hết.
Để phát triển nền kinh tế Việt Nam ngang tầm với các nước trên khu vực thế giới
một cách lành mạnh và bền vững bằng con đường chăm lo phát triển Giáo dục với

×