Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

GIÃN PHẾ QUẢN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.58 KB, 13 trang )

GIÃN PHẾ QUẢN

I - ĐẠI CƯƠNG:
1/ Định nghĩa:
Giãn phế quản (GPQ) là một bệnh giãn thường xuyên không hồi phục của một hay
nhiều phế quản từ cấp 3 đến cấp 8, do tổn thương phá hủy cấu trúc thành phế
quản.
2/ Nguyên nhân:
- Viêm hoại tử thành PQ do nhiễm khuẩn như: cúm, sởi, ho gà, PQ- phế viêm.
- Chít hẹp PQ do U, dị vật, lao PQ…phía dưới chổ chít hẹp dễ bị nhiễm khuẩn và
áp lực tăng -> giãn PQ
- Do tổn thương xơ quanh PQ gây co kéo: lao xơ hang, áp xe phổi.
- Do bẩm sinh: H/C Kartagener( GPQ + Polip mũi+ viêm xoang+ đảo lộn phủ
tạng); H/C Mounier-Kuhn (GPQ+ Viêm xương sàng)
3 - Phân loại:
+ Dựa vào khu vực:
- GPQ lan tràn.
- GPQ cục bộ.
+ Dựa vào hình ảnh chop XQ phế quản.
- GPQ hình trụ ( hay gặp).
- GPQ hình túi hay hình kén ( ít gặp ):
+ Dựa vào nguồn gốc:
- GPQ mắc phải ( 90%).
- GPQ bẩm sinh ( 10%).
II - CHẨN ĐOÁN:
Giãn phế quản thể khô ( hay thể ướt),
1/ Chẩn đoán GPQ:
+ Ho khạc đờm dai dẳng ( thường khạc đờm vào buổi sáng, số lượng nhiều, Đờm
có thể lắng thành 3 lớp từ trên xuống: bọt-nhầy-mủ) gặp trong GPQ thể ướt
+ Ho ra máu tái diễn không khạc đờm trong GPQ thể khô.
+ Đau tức ngực, khó thở.


+ Khám phổi có thể thấy:
- H/C PQ ùn tắc: ran ẩm
- H/C đông đặc : ran nổ
- H/C PQ co thắt : ran rít, ran ngáy
- H/C hang : ran hang, tiếng thổi hang
- H/C khí phế thủng: lồng ngực hình thùng, gõ vang.
+ Ngón tay dùi trống…
+ XQ : Tổn thương rốn phổi 2 bên, mờ không thuần nhất, Các ổ tròn sáng =< 2cm,
rìa mỏng ở xung quang 2 rốn và nền phổi 2 bên xen kẻ những dãi xơ; mức nước
mức khí ở một số ổ.
- H/C hang
- H/C đông đặc nhu mô phổi
- H/C khí phế thủng.
+ Chẩn đoán xác định dựa vào Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT=
High Reolution Computed Tomography) hoặc chụp PQ cản quang:
Nhìn thấy ổ GPQ tập trung ở 2 bên rốn phổi bên cạnh là mạch máu
PQ to >=1,5 lần so với mạch máu thì được chẩn đoán là GPQ
2/ Chẩn đoán thể:
* GPQ thể ướt
- Ho khạc đờm nhiều năm, số lượng nhiều > 200ml/24h
- Ho khạc đờm thường xuyên
- Đờm có 3 lớp: bọt-nhầy-mủ
- ran ẩm, ran nổ
- Ngón tay dùy trống
- hay tiến triển thành tâm phế mạn
- XQ: hình ảnh ruột bánh mỳ
* GPQ thể khô:
- Ho ra máu, không có đuôi khái huyết
- Bệnh diễn biến vài năm, ho từng đợt,
- Ho ra máu nhiều năm, nhiều lần

- Tiến triển nặng dần nếu không được điều trị
3/ Chẩn đoán phân biệt:
- Lao phổi có hang nhỏ ở thùy dưới.
- Viêm phế quản mạn
- Abcess phổi
III - CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM TRONG GPQ:
- Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT)
- Mantoux, AFB để phân biệt với lao
- Cấy đờm tìm BK và làm kháng sinh đồ vì trong GPQ dễ bị bội nhiễm
- Xét nghiệm máu: Trong đợt bùng phát có thể thấy BC tăng, N tăng, VSS tăng
- Đo thông khí phổi có thể thấy RL thông khí tắc nghẽn hoặc hổn hợp:
RLTK tắc nghẽn: RLTK hổn hợp:
VC : bình thường VC : giảm
FEV1: giảm FEV1: giảm
Tiffeneau : giảm Tiffeneau : giảm
+ Soi phế quản: thấy được chỗ chít hẹp trong GPQ do chít hẹp; có thể tìm được
nguồn gốc của dịch mủ hay máu các phế quản bị giãn chảy ra. Sinh thiết phế quản
và lấy dịch mủ làm xét nghiệm.
+ Đo khí máu: PaO2 giảm < 70%
, PaCO2 tăng
IV - TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG:
1/ Tiến triển:
- Bệnh không tự khỏi được, nếu không điều trị thì các ổ giãn có xu hướng lan
rộng, thỉnh thoảng bị bội nhiễm làm cho bệnh nặng dần
2/ Biến chứng:
- Bội nhiễm phổi- Phế quản: dịch mủ ứ đọng trong ổ giãn->viêm, áp xe hóa.
- Ho ra máu dai dẳng, có khi ho ra máu nặng->tử vong
- Biến chứng VPQM, Khí phế thủng.
- Biến chứng toàn thân: suy hô hấp mạn, Tâm phế mạn, thoái hóa dạng tinh bột ở
gan và thận.

V - ĐIỀU TRỊ:
1/ Điều trị ngoại khoa: thường áp dụng với GPQ khui trú.
-> Là biện pháp hữu hiệu nhất
+ Chỉ định: GPQ khu trú, ho ra máu nặng đe dọa tính mạng hoặc ho ra máu dai
dẳng, chỉ PT khi hết đợt bội nhiễm.
+ Phương pháp:
- Gây mê bằng ống Carlens
- Cắt thùy hoặc phân thùy phổi.
- Trường hợp ở cả 2 phổi và mỗi phổi khu trú tại một thùy thì có thể mổ lần lượt
cắt thùy phổi ở hai bên phổi.
+ Những biến chứng sau phẫu thuật:
- Chảy máu do phổi dính vào thành ngực.
- Xẹp phổi do nhiều xuất tiết.
- Rò phế quản do nhiễm trùng mỏm phế quản.
- Ổ cặn khoang màng phổi dưa đến mủ màng phổi.
2/ Điều trị nội khoa: thường áp dụng cho GPQ lan tràn
- Cấp cứu ho ra máu nếu BM ho ra máu
- Dẫn lưu đờm
- Kháng sinh phòng bội nhiểm
- Dùng thuốc giản PQ nếu có co thắt PQ
2.1/ Long đờm:
*Natribenzoat3% x 20ml/24h
*Acetyl Cystein :
+ BD:Mucomyst,ACC, Acemuc, Bisorven, Mucosolvan, RhDnase.
+ TD:
Làm lỏng dịch nhầy đường hô hấp, làm lành tổn thương ở mắt
+ CĐ:VPQ cấp, mạn
+ CCĐ:Xông khí dung và nhỏ tại chỗ: đang có cơn hen, đang dùng kháng sinh
liều cao kèm theo tổn thương niêm mạc đường hô hấp, mận cảm với thuốc, loét dạ
dày tá tràng , Phenylceton niệu( thuốc uống)

+ LLCD:
- Xông khí dung: Bơm khí dung 2,5-10ml/24h chia làm 2-4 lần, mỗi lần 10-40p(
có thể pha loãng với dd NaCl 0,5%)
- Nhỏ tại chỗ( Trực tiếp qua KQ): 1-4h nhỏ 1-2ml dd 20%( hoặc pha loãng 1/2 với
dd NaCl 0,9%)
- Uống: Viêm PQ, viêm TQ-PQ phòng tai biến hô hấp khi mắc các bệnh nhiễm
khuẩn, tăng tiết PQ, Khí phế thủng:
Người lớn >7 tuổi ngày 3 lần x 100-200mg( đóng gói)
Trẻ em < 7 tuổi ngày 3 lần x 100mg
Trẻ em < 24 tháng : ngày 2 lần x 100ng.
+ Tiêm( Fluimucil (pháp), Parvolex(Anh)):
Lọ 25ml chứa 5g Acetyl Cystein
ống 10ml chứa 2g Acetyl Cystein
TD giải độc bảo vệ tế bào gan, giải độc khi dùng quá liều Paracetamol
Liều tấn công: 150mg/kg pha 250ml dd Glucose 5% truyền trong vòng 15p
Liều duy trì: 50mg/kg pha 500ml dd Glucose 5% truyền trong vòng 4h
2.2/ Chống co thắt PQ:
*Nhóm Methyl xanthin:
-Theophylin0,1 x 3-4viên / 24h
Diaphylin 0,48% x 2ô/24h
-Amynophylin
-Sylthophylin0,24% x 1-2ô truyền TM
-Theostat(Mỹ)
- TD: Giãn phế quản, giãn mạch vành, trợ hô hấp, kích thích tim- lợi tiểu.
- TDP: nhịp nhanh thất, Rung thất, kích thích dd gây buồn nôn,nôn.
- CĐ: Hen PQ,. Viêm PQ, khó thở kịch phát liên tục, đau thắt ngực từng cơn, suy
tim.
- CCĐ: Trẻ <3 tháng, không dung nạp thuốc, loét dd-tt, động kinh, , Không dùng
với Erythromycin, Cimetidin, Troleandomycin
- LLCD: Viên 100-125mg x 1-2v x 3 lần/24h(người lớn)

10-15mg/kg/24h chia làm 3 lần (trẻ em)
-Theophylin
-Diaphylin
-Amynophylin
-> Dạng tiêm: Pha loãng tiêm chậm hoặc pha dịch truyền không dùng cho trẻ < 5
tuổi.
* Thuốc kích tích õ2- Adrenergic:
+ Metaproterenal ( Orciprenalin, Metaproterenol sulfat, Metaprel )
Viên 20mg. Uống 1 viên / lần x 2 lần / 24h.
Bột xông cố định liều, ngày 3 - 4 lần.
+ Albuteral ( Salbutamol, Ventolin ),viên 2 -4mg. Uống 2- 3lần/ngày
+ Etyllephrin ( Effortil )
- Viên 10mg uống 1 viên / ngày
- Ống 10mg. Tiêm tĩnh mạch 1 ống / ngày
+ lsoxsuprin ( Duvadilan )
- Còn dùng điều trị viêm tắc tĩnh mạch và co thắt động mạch chi ( bệnh
Raynaud ). Uống 30mg / ngày.
*Thuốc ức chế hệ M-cholin : Atropin và các thuốc giống Atropin(Atroven) :
*Thuốc tổng hợp: Atroven+Kích thích õ2-> Berodual dạng xịt.
2.3/ Thuốc giảm ho:
- Tecpin-codein, Paxeladine
- Mucomyst, Mucitux
3/ Đơn cụ thể:
*BN: Bùi Nguyên Hảo 50T
∆: GPQ thể ướt
1. Metronidazol0,5 x 2 lọ/24h truyền TM
2. Ciprofloxacin0,2 x 2lọ/24h tiêm TMC.(độc với gan, thận)
3. Eganin 200mg x 4 viên/24h uống s,c
4. Mucomyst200mg x 3 gói uống s,t,c( Acetyl Cystein)
5. Theophylin 0,1 x 3-4viên / 24h

· Đỗ Hùng Mạnh 37T
∆: GPQ thể khô
1. Cefotaxim x 2lọ IV-IM
2. Gentamycinx 1ống IV-IM
3. Eganin 200mg x 2v/24h
4. Transamin0,5 x 2ống IM( cầm máu theo cơ chế ĐM)
5. Wincynonx 2ống ( co mạch máu-> cầm máu)
6. Codein x 4v ( giảm ho)
7. Seduxen x1v uống tối.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×