Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10_Bài 10 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.73 KB, 14 trang )

Bài 10
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ĐẾN GIỮA
THỀ KỈ XIX

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của
các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Sự ra đời và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông
Nam Á.
2. Tư tưởng
Giúp HS biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng
của các dân tộc trong khu vực, qua đó giáo dục các em tình đoàn
kết và trân trọng những giá trị lịch sử.
3. Kỹ năng
Thông qua bài học rèn HS kĩ năng khái quát hóa sự hình
thành và phát triển các quốc gia Đông Nam Á, kĩ năng lập bảng
thống kê về phát minh của các quốc gia Đông Nam Á qua các thời
kì lịch sử.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Tranh ảnh về con người và đất nước Đông Nam Á thời cổ
và phong kiến.
- Lược đồ châu Á, lược đồ về các quốc gia Đông Nam Á.
- Cuốn Lịch Đông Nam Á.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Nêu chính sách về kinh tế, chính trị của Vương
triều Mô-gôn?
Câu hỏi 2: Vị trí Vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử
Ấn Độ?


2. Dẫn dắt bài mới
Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực lịch sử địa lí -
văn hoá riêng biệt trên cơ sở phát triển đồ sắt và kinh tế nông
nghiệp trồng lúa nước, từ những thế kỉ đầu Công nguyên, các
Vương quốc cổ đầu tiên đã được hình thành ở Đông Nam Á; tiếp
đó khoảng thế kỉ IX - X các quốc gia Đông Nam Á được xác lập
và phát triển thịnh đạt vào thế kỉ X - XV. Để hiểu điều kiện nào
dẫn đến sự ra đời của các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á? Sự hình
thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được
biểu hiện như thế nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp


Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần
nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 1. Thiên nhiên và con
người
- Trước hết, GV treo lược đồ các quốc gia
Đông Nam Á lên bảng và yêu cầu HS chỉ
trên lược đồ khu vực Đông Nam Á hiện
nay gồm những nước nào.

- HS lên bảng chỉ tên các nước.
- GV nhận xét, và giới thiệu vị trí trên
lược đồ 11 quốc gia Đông Nam Á hiện
nay.

- GV nêu câu hỏi: Nêu những nét chính về
thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á?


- HS dựa vào SGK và vốn kiến thức hiểu
biết của mình để trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, trình bày và phân tích
Đông Nam Á hiện có 11 nước, chịu ảnh
hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai
mùa rõ rệt: Mùa khô lạnh mát và mùa mưa
tương đối nóng ẩm.
- Đông Nam Á hiện có 11
nước chịu ảnh hưởng của
gió mùa. Mùa khô và mùa
mưa.
Thiên nhiên thuận lợi cho trồng trọt, nhất
là những cây gia vị, hương liệu nổi tiếng
- Thuận lợi cho sinh hoạt
và sản xuất nông nghiệp,
như hồ tiêu, hồi, quế, trầm hương điều
kiện địa lí vừa có núi rừng, vừa có biển và
đồng bằng.
có động thực vật phong
phú: Cây hương liệu và
gia vị.
- GV hỏi: Điều kiện tự nhiên nhiều thuận
lợi như vậy có ảnh hưởng gì đến đời sống
con người?

- HS suy nghĩ tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Thuận lợi cho
đời sống con người trong bước đi đầu tiên,
đó là sự phong phú về nguồn thức ăn  từ

xưa con người đã có mặt ở khu vực này.
- Thuận lợi cho bước đi
đầu tiên của con người,
phong phú về nguồn thức
ăn.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK nói về
những bằng chứng khoa học thể hiện qúa
trình chuyển biến từ vượn thành người ở
khu vực Đông Nam Á.

- GV chỉ trên lược đồ Đông Nam Á những
địa điểm phát hiện ra dấu vết của người.

Người vượn: Ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xia,
Người tối cổ ở: Gia va (In-đô-nê-xia),
Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ (Việt
Nam), A-ny-át (Mi-an-ma), Thái Lan,
Malaixia
Đông Nam Á đã tìm thấy
dấu vết của sự chuyển
biến từ vượn thành người
tinh khôn.
- GV nhấn mạnh: Sự xuất hiện người tinh
khôn ở thời kì đá cũ gắn liền với sự hình
thành các chủng tộc.
- Sự xuất hiện người tinh
khôn gắn liên với sự hình
thành các chủng tộc.
Hoạt động 1: Nhóm 2. Sự xuất hiện các
vương quốc cổ ở Đông

Nam Á
- GV chia lớp thành 4 nhóm, nhiệm vụ cụ
thể của các nhóm là.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu sự phát triển của dân
cư Đông Nam Á ở sơ kì đá mới.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu sự phát triển ở Đông
Nam Á ở hậu kì đá mới.

+ Nhóm 3: Sự phát triển của Đông Nam Á
thời kì đồ đồng.
+ Nhóm 4: Sự phát triển của Đông Nam Á
thời kỳ đồ sắt.

- HS làm việc theo nhóm, trao đổi, thảo
luận và cử đại diện trình bày kết quả nhóm
mình.

- GV nhận xét, chốt ý:
+ Nhóm 1: Điển hình ở giai đoạn sơ kì đá
mới của khu vực là văn hoá Hòa Bình, kĩ
thuật đá Hòa Bình có mặt ở nhiều địa
điểm ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái
Lan

+ Nhóm 2: Giai đoạn hậu kì đá mới, ở
Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ
từ nông nghiệp trồng rau củ sang nông
nghiệp trồng lúa nước, từ thuần dưỡng

sang chăn nuôi gia súc, kết hợp với sự
phát triển của nghề gốm, nghề dệt.
- Sau giai đoạn đá cũ, ở
Đông Nam Á vẫn có sự
phát triển liên t
ục từ đá
mới đến đồ sắt.
+ Nhóm 3: Đầu thiên niên kỉ II TCN, các
công cụ bằng đồng thau có mặt ở đồng
bằng sông Hồng và Thái Lan, có sự kết
hợp với các công cụ đá và tre gỗ

+ Nhóm 4: Những thế kỉ giáp công
nguyên đồ sắt bắt đầu sử dụng rộng rãi.

Hoạt động 2 : Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Đồ sắt ra đời có tác
động gì đến kinh tế, xã hội?

- HS tự suy nghĩ trả lời:
- GV nhận xét và chốt ý: Công cụ sắt ra
đời, năng suất lao động và khối lượng sản
phẩm tăng, có sự tư hữu, hình thành các
giai cấp, các tộc người Đông Nam Á đứng
trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp
và Nhà nước.
- Công cụ sắt ra đời dẫn
đến năng suất lao động
cao, khối lượng sản phẩm

lớn, xuất hiện tư hữu, giai
cấp.
- GV nêu câu hỏi: Sự ra đời của các
vương quốc cổ ỏ Đông Nam Á còn chịu
ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

- HS đọc SGK trả lời.
- GV kết luận: Sự ra đời của các quốc gia
Đông Nam Á còn gắn liền với tiếp thu,
ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung
Quốc và việc các nước phát triển bản sắc
văn hóa riêng của mình.
- Sự tiếp thu văn hoá Ấn
Độ và Trung Quốc, đồng
thời với việc phát triển
bản sắc văn hoá riêng của
mình.
GV nhấn mạnh: Ngoài ra các tiểu quốc
còn thường xuyên trao đổi buôn bán với
nhau.
- Các tiểu quốc thường
xuyên có sự trao đổi buôn
bán và giao lưu với nhau.
 GV kết luận: Điều kiện ra đời các
vương quốc cổ ở Đông Nam Á là: Sự phát
triển của sản xuất nông nghiệp (nhờ công
cụ sắt ra đời), sự trao đổi, giao lưu buôn
bán và ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và
Trung Quốc.
 Điều kiện ra đời các

vương quốc Đông Nam Á

GV trình bày: Từ khoảng đầu công
nguyên đến thế kỷ VII, hàng loạt các quốc
gia sơ kì được hình thành và phát triển ở
Đông Nam Á, GV chỉ trên lược đồ tên và
vị trí các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Thế kỷ VII, hàng loạt
các quốc gia sơ kì Đông
Nam Á ra đời; Cham pa ở
Nam Trung Bộ (Việt
Nam ngày nay) Phù Nam
ở hạ lưu sông Mê Công
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân 3. Sự hình thành và
- GV trình bày: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
là thời kì hình thành các quốc gia phong
kiến ở Đông Nam Á. Đây là giai đoạn các
nước nhỏ hình thành theo địa vực tự nhiên
hợp nhất lại theo tộc người, hình thành các
quốc gia phong kiến và bước phát triển
trong những thế kỉ X - XIII.
bước đầu phát triển của
các quốc gia phong kiến
Đông Nam Á
- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ
X là thời kỳ hình thành
các quốc gia phong kiến
Đông Nam Á, phát triển ở
thế kỉ X đến thề kỉ XIII.


- GV chỉ trên lược đồ sự hình thành và
phát triển của các quốc gia phong kiến
Đông Nam Á về vị trí thời gian. Cụ thể
như sau:

+ Từ thế kỉ IX, Cam-pu-chia bắt đầu bước
vào thời kỳ Ăng-co huy hoàng đặc biệt
dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181-
1201) đã xâm chiếm Cham-pa, thu phục
trung và hạ lưu Mê Nam tiến gần Viêng
Chăn ngày nay, phía Tây đánh chiếm
vương quốc của người Môn, chiếm toàn
bộ Bắc bán đảo Mã Lai.
- Vương quốc Ăng-co của
người Cam-pu-chia ở
vùng Kho-rạt (Đông Bắc
Thái Lan) thế kỉ IX mở
rộng trung hạ lưu sông
Mê Nam, Đông Bắc bán
đảo Mã Lai.
+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, từ thế kỉ
IX người Miến lập nên vương quốc Pa-
gan song chỉ tồn tại đến năm 1283 khi
quân Nguyên xâm lược.
- Vương quốc Pa-gan của
người Miến ở lưu vực
sông I-ra-oa-đi (1057 -
1283)
+ Ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, năm
907, Ma-ta-ram dưới thời vương triều Ê-

rơ-lan-gan phát triển cực thịnh thống nhất
hai đảo Giava và Xu-ma-tơ-ra.
- Vương quốc Ma-ta-ram
ở Đông Nam Á hải đảo
bắt đầu từ năm 907, mở
rộng và thống nhất hai
đảo Giava và Xu-ma-tơ-
ra.
GV nhấn mạnh: Trong quá trình xác lập
vương quốc dân tộc, mỗi tộc người đều cố
gắng khẳng định chỗ đứng của mình, song
cuối cùng mỗi vương quốc được xác lập
đều là một quốc gia có một dân tộc đa số
làm nòng cốt, ví như Đại Việt, người Việt
làm nòng cốt, Ăng-co, người Khơme làm
nòng cốt.
- Đặc điểm: Mỗi vương
quốc đều lấy dân tộc đa
số làm nòng cốt.

4. Thời kì phát triển
thịnh đạt của các quốc
gia phong kiến Đông
Nam Á.
Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp

- GV nêu câu hỏi: Cho biết tình hình Đông
Nam Á ở thế kỉ XIII?

- HS tự đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
Thế kỉ XIII các vương quốc phong kiến
Đông Nam Á luôn bị quân Mông-Nguyên
liên tiếp mở các cuộc tấn công, quân
Nguyên ba lần tấn công Đại Việt, năm lần
đánh vào Mi-an-ma, đánh xuống Cham-
pa, Cam-pu-chia và Giava.
- Thế kỉ XIII, các quốc
gia phong kiến Đông
Nam Á luôn bị quân
Mông - Nguyên mở các
cuộc xâm lược: Đại Việt
(3 lần), Mi-an-ma,
Chămpa
- GV nêu câu hỏi: Quân Mông Cổ xâm
lược Đông Nam Á có tác động thế nào đến
tình hình chính trị - xã hội của khu vực?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích.
Sự xâm lăng của quân Mông - Nguyên
khu vực Đông Nam Á đã gây ra những
xáo động nhất định trong khu vực cụ thể
là:

+ Một bộ phận người Thái vốn sinh sống
ở thượng nguồn sông Mê Công do bị dồn
đẩy đã di cư ồ ạt xuống phía Nam, lập nên
vương quốc Xu-khô-thay-a và A-út-thay-
a. Năm 1349 vương quốc A-út-thay-a bắt

Xu-khô-thay-a phải thuần phục, đây là
giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất của
chế độ phong kiến Thái đến năm 1767 đổi
tên là Xiêm.
- Quân Mông Nguyên
xâm lược làm cho chính
trị - xã hội Đông Nam Á
có sự xáo trộn.
- Sự di cư của người Thái
và hình thành vương quốc
phong kiến Thái thống
nhất và phát triển thịnh
vượng (1349 - 1767)
+ Một bộ phận người Thái đến trung lưu
sông Mê Công hòa nhập với cư dân bản
địa lập nên vương quốc Lan Xang (1353),
đặt cơ sở cho sự phát triển thịnh đạt về
sau.
- Vương quốc A-út-thay-
a.
- Vương quốc Lan Xang
(1353) hình thành và
trung lưu sông Mê Công
và phát triển thịnh đạt ở
các thế kỉ sau.
+ Thế kỉ XVI, Mi-an-ma cũng được thống
nhất dưới vương triều Tôn-gu và tiếp tục
phát triển trở thành một trong những
vương quốc hùng mạnh nhất Đông Nam
Á.

- Thế kỉ XVI Mianma
thống nhất, phát triển trở
thành vương quốc hùng
mạnh ở Đông Nam Á.
+ Ở In-đô-nê-xi-a, Vương triều Mô-giô-
pa-hít đã không ngừng lớn mạnh có sản
phẩm quý đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Ả
Rập.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Nêu những biểu hiện
phát triển của các quốc gia phong kiến
Đông Nam Á?
- Những biểu hiện phát
triển:
+ Kinh tế:
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi. + Chính trị:
- GV nhận xét và chốt ý. + Văn hoá:

5. Thời kì suy thóai của
các quốc gia phong kiến
Đông Nam Á.
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân

- Trước hết GV trình bày: Từ nửa sau thế
kỉ XVIII, Đông Nam Á bước vào giai
đoạn suy thoái. Tuy nhiên, sự suy thóai
diễn ra không đều về mặt thời gian.
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII,

các quốc gia phong kiến
Đông Nam Á bước vào
giai đoạn suy thoái. Cam-
pu-chia thế kỷ XIII,
Cham-pa thế kỷ XV.
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân của sự
suy thoái của các quốc gia phong kiến ở
Đông Nam Á?

- HS tự trả lời câu hỏi.
GV nhận xét và chốt ý:
+ Nền kinh tế phong kiến lỗi thời, không
còn tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu
càng cao của xã hội.
- Nguyên nhân:
+ Nền kinh tế phong kiến
lỗi thời.
+ Chính quyền chuyên chế không chăm lo
tới sự phát triển kinh tế của đất nước,
+ Chính quyền phong
kiến không chăm lo sự
trong đó nổi bật là công tác thủy lợi. phát triển kinh tế.
+ Hao người tốn của lao và các cuộc
chiến tranh nhằm mở rộng lãnh thổ và
quyền lực.
+ Lao vào những cuộc
chiến tranh hao người tốn
của.
- GV nhấn mạnh: Từ những nguyên nhân
đó, chế độ phong kiến trở nên trì trệ và

dần suy thoái.
 Chế độ phong kiến trì
trệ và dần sụp đổ.
- Tiếp theo HS đọc đoạn chữ nhỏ trong
SGK để thấy được những biểu hiện của sự
tranh chấp biên giới giữa các dân tộc. Mâu
thuẫn trong xã hội từng nước và nhiều
cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.

Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết GV trình bày: Sau khi tìm
đường sang phương Đông các thương
nhân châu Âu lần lượt đến vùng Đông
Nam Á, lúc đầu là hoạt động buôn bán và
truyền giáo, sau đó các nước phương Tây
chuyển sang chính sách xâm lược biến
những nước này thành thuộc địa.
6. Sự xâm nhập của chủ
nghĩa thực dân phương
Tây và Đông Nam Á
- Các nước phương Tây
chuyển từ buôn bán,
truyền giáo sang xâm
lược các nước Đông Nam
Á
- GV nhấn mạnh thêm: Chính sách truyền
giáo là bước thăm dò để các nước phương
Tây xâm lược vào các nước Đông Nam Á,
chính các giáo sĩ là những gián điệp thăm
dò, mở đường cho cuộc xâm lăng bằng vũ

lực về sau.

GV nêu câu hỏi: Tại sao các nước tư bản
phương Tây lại xâm lược các nước Đông
Nam Á?

- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Các nước tư bản phương Tây phát triển
cần nhiều thị trường, nguyên liệu, nhiên
liệu, nhân công.
- Nguyên nhân: Các nước
tư bản phương Tây cần
nhiều thị trường, nguyên
liệu, nhiên liệu, nhân
công.
- GV nêu câu hỏi: Quá trình xâm lược của
các nước phương Tây vào khu vực Đông
Nam Á như thế nào?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích: - Quá trình xâm lược:
+ Năm 1511 khi người Bồ Đào Nha chiếm
Ma-lắc-ca, cửa ngõ vùng biển Đông Nam
Á, mở đầu quá trình xâm lược các nước
thực dân phương Tây vào khu vực này.
+ Năm 1511 Bồ Đào Nha
chiếm Ma-lắc-ca, mở đầu
quá trình xâm lược của
các nước thực dân

phương Tây vào khu vực
này.
+ Tiếp theo GV giới thiệu trên lược đồ
quá trình các nước phương Tây xâm
chiếm từng nước Đông Nam Á, cụ thể là:
Hà Lan lập các thương điếm ở Gia-các-ta,
Anh chinh phục Mi-an-ma và dần xâm
nhập Xiêm.
+ Hà Lan lập các thương
điếm ở Gia-các-ta, Anh
chinh phục Mi-an-ma và
dần xâm nhập Xiêm.
Cuối thề kỉ XIX Pháp
xâm lược Việt Nam, Lào

Từ thế kỉ XVIII Pháp nhòm ngó Việt
Nam, Lào và Cam-pu-chia đến cuối thế kỉ
XIX xâm lược. Tây Ban Nha xâm lược
Phi-líp-pin và sau đó là Mĩ.
Cam-pu-chia. Tây Ban
Nha xâm lược Phi-líp-pin
và sau đó là Mĩ.

- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về
tình hình các nước Đông Nam Á đến cuối
thế kỉ XIX?
- HS dựa vào kiến thức đã học trả lời câu
hỏi.
- Kết luận: Cuối thế kỉ
XIX hầu hết các nước

Đông Nam Á lần lượt rơi
vào tay thực dân phương
Tây.
- GV chốt ý: Cuối thế kỉ XIX hầu hết các
nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay
thực dân phương Tây. Chỉ có Xiêm vẫn
duy trì được độc lập, song phải kí các hiệp
ước nhượng bộ với Anh, Pháp, Hà Lan,
Mĩ.





4. Sơ kết bài học
- Kiểm tra sự nhận thức của HS đối với các bài học bằng việc
yêu cầu HS trả lời các câu hỏi đưa ra ngay từ đầu giờ học để hiểu
điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông
Nam Á? Sự hình thành phát triển của các quốc gia phong kiến
Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?
5. Dặn dò, bài tập về nhà
* Dặn dò:
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Sưu tầm tranh ảnh về đất nước và con người Lào, Cam-pu-
chia thời phong kiến.
* Bài tập:
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
- Vẽ lược đồ Lào, Cam-pu-chia.











×