Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.29 KB, 102 trang )

1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, cũng như trong thời gian thực tập ñể hoàn thành bài
khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc ñến các thầy cô
trong khoa Kinh tế - Trường ðại Học Nha Trang ñã truyền ñạt những kiến thức hữu ích
làm cơ sở lý thuyết cho bài báo cáo này của em.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Kinh tế và quản lý thủy sản,
ñặc biệt là thầy Trần Công Tài ñã tận tình giúp ñỡ và hướng dẫn em trong thời gian
thực tập vừa qua.
Xin cảm ơn Ban giám ñốc, cùng tập thể Ban lãnh ñạo, cán bộ công nhân viên Xí
Nghiệp Khai Thác và Dịch Vụ Thủy Sản Khánh Hòa, ñặc biệt là bác Hoàng Thái Tôn
và các cô (chị) phòng kế toán tài vụ ñã tạo ñiều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các
tài liệu cần thiết, các thông tin thực tế về Xí nghiệp và hướng dẫn tận tình ñể em hoàn
thành ñợt thực tập tốt nghiệp này.

Nha Trang, Tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thanh Phương





1

LỜI MỞ ðẦU
1. Sự cần thiết của ñề tài
Nguyên liệu nói chung và nguyên liệu thủy sản nói riêng là một trong ba yếu tố


của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Thiếu nguyên liệu
thì quá trình sản xuất bị gián ñoạn hoặc không thể tiến hành ñược. ðể tạo ra sản phẩm
có chất lượng tốt ñáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng thì nguyên liệu
thu mua phải ñược ñảm bảo chất lượng ngay từ ñầu. ðiều này ñòi hỏi các doanh
nghiệp chế biến cần có sự chú trọng trong việc ñẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu
nhằm cung ứng ñúng tiến ñộ, số lượng, chủng loại và quy cách nguyên liệu cho quá
trình sản xuất sản phẩm.
Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm thủy sản ngày càng gia tăng dẫn ñến số lượng
các doanh nghiệp hoạt ñộng trên lĩnh vực chế biến thủy sản ngày càng nhiều. Trong
khi nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, lợi thế về nguyên liệu từ nuôi trồng
thủy sản không còn do chịu ảnh hưởng nặng nề của ñiều kiện thời tiết, khí hậu, môi
trường ô nhiễm và dịch bệnh tràn lan. ðiều này dẫn ñến tình trạng cạnh tranh gay gắt
giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên thị trường nguyên liệu. ðể ñối phó với
khó khăn về nguyên liệu, các doanh nghiệp ñã tổ chức mạng lưới ñại lý thu mua
nguyên liệu khắp cả nước. Tuy nhiên, việc thu mua ñó chẳng thấm vào ñâu so với công
suất hoạt ñộng của các nhà máy. Thậm chí, trong những năm gần ñây nhiều doanh
nghiệp chế biến trong nước phải tiến hành nhập khẩu nguyên liệu thủy sản ñể sản xuất.
Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa là một trong những doanh
nghiệp hoạt ñộng trên lĩnh vực chế biến thủy sản. Trong thời gian qua, Xí nghiệp cũng
gặp không ít khó khăn trong công tác thu mua nguyên liệu thủy sản phục vụ sản xuất.
Nhận thức ñược sự cần thiết và tầm quan trọng của vấn ñề này, nên em ñã chọn ñề tài:
“Một số biện pháp nhằm ñẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại Xí
nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa” làm ñề tài cho bài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2

2. Mục ñích nghiên cứu
− Tập vận dụng lý thuyết vào thực tiễn nhằm củng cố bổ sung và nâng cao kiến
thức ñã học.
− Hệ thống hoá những vấn ñề lý luận chung về việc ñẩy mạnh công tác thu mua

nguyên liệu thủy sản.
− Phân tích ñánh giá thực trạng công tác thu mua nguyên liệu thủy sản của Xí
nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
trên cơ sở ñó ñưa ra biện pháp giải quyết nhằm ñẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu
của Xí nghiệp.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
 ðối tượng nghiên cứu: ðề tài nghiên cứu thực trạng công tác thu mua nguyên
liệu và các nhân tố ảnh hưởng ñến công tác thu mua nguyên liệu của Xí nghiệp khai
thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa giai ñoạn 2005 – 2007.
 Phạm vi nghiên cứu: Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa.
4. Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp phân tích, ñánh giá.
− Phương pháp so sánh.
− Phương pháp thống kê.
5. ðóng góp của ñề tài
Về mặt lý thuyết: ðề tài góp phần hoàn thiện những lý luận cơ bản về việc ñẩy
mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản.
Về mặt thực tiễn: ðề tài phân tích, ñánh giá thực trạng công tác thu mua nguyên
liệu thủy sản của Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa trong thời gian
qua, từ ñó ñưa ra một số biện pháp nhằm ñẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy
sản của Xí Nghiệp.
6. Kết cấu của ñề tài
3

Ngoài phần mở ñầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của ñề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc ñẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy
sản.
Chương 2: Thực trạng công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại Xí nghiệp khai
thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa.

Chương 3: Một số biện pháp nhằm ñẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy
sản tại Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa.


















4





























Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ðẨY MẠNH
CÔNG TÁC THU MUA NGUYÊN LIỆU
THỦY SẢN
5

1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN
1.1.1. Khái niệm nguyên liệu thủy sản
Nguyên liệu là những ñối tượng lao ñộng do con người sản xuất hoặc khai thác
từ tự nhiên và tiếp tục ñược ñưa vào quá trình sản xuất tiếp theo. Nguyên liệu là một
trong ba yếu tố của quá trình sản xuất (ñó là sức lao ñộng, ñối tượng lao ñộng và tư liệu

lao ñộng), trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Theo C.Mác: “ðối tượng ñã
qua một lần lao ñộng trước kia rồi… thì gọi là nguyên liệu”. Như vậy tất cả nguyên
liệu ñều là ñối tượng lao ñộng, nhưng không phải mọi ñối tượng lao ñộng ñã trải qua
sự tác ñộng của con người.
Theo ñó, nguyên liệu thủy sản là các ñộng thực vật sống trong môi trường nước
ñược khai thác, sản xuất ra và tiếp tục ñưa vào quá trình sản xuất, chế biến tiếp theo.
Nguồn hình thành và tạo nên nguyên liệu thủy sản gọi là cơ sở nguyên liệu thủy sản.
Như vậy cơ sở nguyên liệu thủy sản chính là các tài nguyên nguồn lợi thủy sản sinh
trưởng và phát triển trong tất cả các vùng nước nội ñịa, nội thủy, lãnh hải và vùng ñặc
quyền kinh tế của quốc gia.
Cơ sở nguyên liệu thủy sản gồm có 3 ñặc trưng, ñó là nguồn tài nguyên ñộng
thực vật sống dưới nước có khả năng to lớn, có giá trị kinh tế và có thể khai thác mà
không làm tổn hại ñến tái sản xuất tự nhiên của chúng.
1.1.2. ðặc ñiểm nguyên liệu thủy sản
1.1.2.1. Khả năng phục hồi tự nhiên của nguyên liệu thủy sản
Nguyên liệu thủy sản là những cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát sinh, phát
triển và phát dục theo các quy luật sinh học. Như vậy các loài ñộng thực vật thủy sản
có khả năng tái sinh tự nhiên, khả năng này phụ thuộc vào ñặc ñiểm sinh học của các
giống loài thủy sản, ñiều kiện khí hậu thủy văn, môi trường sinh thái, cường ñộ khai
thác và biện pháp chủ quan của con người trong việc bảo vệ nguồn lợi. Vì vậy, ñể có
ñược nguồn nguyên liệu ổn ñịnh từ cả khai thác và nuôi trồng thì con người cần áp
6

dụng các biện pháp sao cho phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản
của ñộng thực vật thủy sản.
ðể có khả năng khai thác là vô tận thì con người cần áp dụng tốt các biện pháp
về bảo vệ và phát triển nguồn lợi, tổ chức khai thác một cách chặt chẽ và hợp lý. Trong
thực tế, người ta thường ñiều chỉnh cường ñộ khai thác hợp lý bằng cách:
 ðiều tra thăm dò, xác ñịnh trữ lượng chủng loại nguồn lợi.
 Trong từng vùng khai thác, dựa vào kích thước cá trưởng thành mà quy ñịnh

kích thước mắt lưới ñể khai thác ñối với từng loại.
 Nghiêm cấm ñánh bắt bằng chất nổ, rà ñiện, hóa chất,… có tính chất hủy diệt.
 Cấm khai thác các ñối tượng thủy sản trong mùa sinh sản của chúng.
Trong quá trình sản xuất các ñối tượng nuôi cũng luôn luôn ñòi hỏi sự tác ñộng
thích hợp của con người và tự nhiên ñể sinh trưởng và phát triển. Vì thế có hàng loạt
các vấn ñề cần nghiên cứu, giải quyết ñể nâng cao năng suất các ñối tượng nuôi trồng
thủy sản như: Nâng cao chất lượng con giống, quản lý tốt các yếu tố môi trường và xây
dựng các quy trình sản xuất tiên tiến cho năng suất cao.
1.1.2.2. Tính mùa vụ
Tính mùa vụ là sự thay ñổi các yếu tố tự nhiên - xã hội có tính chất chu kỳ trong
một năm. ðối với nguồn lợi thủy sản do các ñặc ñiểm về tự nhiên, khí hậu, thời tiết
cũng như ñặc tính sinh học của các loài thủy sản mà sự phân bố của nguồn lợi thủy sản
mang tính chất mùa vụ rõ rệt. Tính mùa vụ này hạn chế khả năng sản xuất liên tục của
ngành thủy sản.
Trong nuôi trồng thủy sản, tính mùa vụ của nguyên liệu thủy sản cũng thể hiện
rõ rệt. ðối với mỗi ñối tượng nuôi trồng, các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển diễn ra
trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất ñòi hỏi thời gian, hình thức
và mức ñộ tác ñộng trực tiếp của con người tới chúng khác nhau. Có thời gian ñòi hỏi
lao ñộng căng thẳng, có thời gian ít căng thẳng. Cùng một ñối tượng nuôi trồng thủy
sản nhưng ở những vùng có ñiều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau thường có mùa vụ
7

sản xuất khác nhau. Tính mùa vụ của ñối tượng nuôi có xu hướng dẫn tới tính mùa vụ
trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là sức lao ñộng, công cụ lao ñộng và ñất
ñai diện tích mặt nước. Do ñiều kiện lao ñộng thủ công, ñiều kiện tự nhiên, thời tiết
diễn biến thất thường nên tính mùa vụ trong nuôi trồng thủy sản cũng gây nên nhiều
vấn ñề phức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh.
Do ñó việc nghiên cứu, ñánh giá ñúng tính mùa vụ sẽ có ý nghĩa lớn trong việc
tổ chức khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. ðồng
thời có những biện pháp tích cực ñể hạn chế tới mức tối ña ảnh hưởng của tính mùa vụ

nhằm ñảm bảo cho sản xuất ñược tiến hành quanh năm.
ðối với khai thác thủy sản cần có các biện pháp khắc phục tính mùa vụ như sau:
 Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi thủy sản ở các ngư trường, các vùng khai thác
vào từng thời ñiểm khác nhau trong năm nhằm tổ chức khai thác hợp lý. Trong những
mùa cao ñiểm cần tiến hành ñẩy mạnh khai thác nhưng vẫn ñảm bảo tính bền vững của
nguồn lợi.
ðối với nuôi trồng thủy sản ñể giảm bớt tính chất mùa vụ cần phải lưu ý các vấn
ñề sau:
 Nghiên cứu ñặc ñiểm ñịa hình, thời tiết, khí hậu từng vùng ñể bố trí sắp xếp các
ñối tượng nuôi trồng cho phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả ñất ñai diện tích mặt
nước, lao ñộng, cơ sở vật chất kỹ thuật…
 Mở mang thêm ngành nghề, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao ñộng ñể
thực hiện việc chuyên môn hóa sản xuất ñi ñôi với việc phát triển tổng hợp các ngành
sản xuất.
 Vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, ñặc biệt các thành tựu trong lĩnh vực
sinh học như: Vận dụng quy luật tổng nhiệt cho cá ñể tái phát dục, kỹ thuật nuôi tôm
cắt mắt, kỹ thuật cấy ghép tinh cho tôm mẹ,… ñể tăng thời gian sản xuất trong năm.
Mặt khác, tính mùa vụ nguyên liệu thủy sản ñòi hỏi các doanh nghiệp chế biến
thủy sản cần có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác thu mua nguyên liệu thủy
8

sản, ñồng thời chú trọng ña dạng hóa các mặt hàng trong chế biến, tận dụng khả năng
sản xuất bằng cách kết hợp chuyên môn hóa sản xuất với kinh doanh tổng hợp.
1.1.2.3. Tính biến ñộng của nguồn nguyên liệu
Do ñặc tính của mùa vụ mà nguồn nguyên liệu thủy sản luôn có sự biến ñộng
theo ñiều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, theo từng mùa khác nhau thậm chí ngay
từng ñộ sâu mặt nước khác nhau cũng như theo quy luật sinh trưởng và các quy luật
sống của các loài thủy sản.
Các loài cá biển thường có tốc ñộ di chuyển khá nhanh, có quy luật sinh trưởng
và tập quán sinh sống khác nhau. Chúng quần tụ thành từng ñàn và thích nghi với từng

ñiều kiện môi trường nhất ñịnh. ðiều này làm cho trữ lượng nguồn lợi thủy sản luôn có
sự biến ñộng, khó xác ñịnh chính xác làm ảnh hưởng ñến kết quả hoạt ñộng khai thác,
làm cho ngành thủy sản mang nhiều yếu tố rủi ro.
Do ñó, việc khai thác và tổ chức chế biến phải tùy theo ñối tượng ñể hình thành
lên nhiều ngành nghề thích hợp nhằm tổng hợp khai thác và tổng hợp sử dụng tới mức
cao nhất nguồn lợi hiện có. Trong nghành khai thác thủy sản cần tăng cường ñiều tra,
ñánh giá nguồn lợi ở các vùng biển, ngư trường khác nhau, ñặc biệt là việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong thống kê nghề cá ñể tiến hành tổ chức khai thác ở các ngư
trường một cách hợp lý. ðối với doanh nghiệp chế biến thủy sản, cần ứng dụng các tiến
bộ khoa học công nghệ từ khâu bảo quản nguyên liệu ñến các quy trình, phương pháp
chế biến nhằm tận dụng tối ña nguồn nguyên liệu thủy sản ñã thu mua.
1.1.2.4. Sự phân bố không ñồng ñều của nguồn nguyên liệu thủy sản
Do các ñối tượng khai thác có khả năng di chuyển tự do từ vùng này sang vùng
khác theo mùa, thời tiết, dòng chảy, nguồn thức ăn. Từ ñó, phân bố nguồn lợi thủy sản
trên các vùng không ñồng ñều dẫn ñến sản lượng khai thác và nguyên liệu cung cấp
cho ngành chế biến thủy sản cũng không ñồng ñều theo các vùng.
9

Việc nghiên cứu, nắm bắt ñặc ñiểm này cho phép phân bố công nghiệp thủy sản
một cách hợp lý trên các vùng ñể khai thác và chế biến một cách triệt ñể nguồn nguyên
liệu thủy sản.
1.1.2.5. ðặc tính mau hư hỏng và ươn thối của nguyên liệu thủy sản
Nguyên liệu thủy sản là những ñộng thực vật sống ở dưới nước cho nên khi khai
thác, thu hoạch tách chúng khỏi môi trường nước sẽ làm chúng dễ bị biến chất, ươn
thối trong quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến. ðiều này ảnh hưởng lớn ñến kết
quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh bởi nó ảnh hưởng ñến chất lượng sản phẩm từ ñó
ảnh hưởng ñến giá thành sản phẩm và giá trị xuất khẩu; hạn chế khả năng mở rộng
phạm vi hoạt ñộng của các ngành khai thác thủy sản (chẳng hạn như ở các ngư trường
ñánh bắt xa bờ).
ðể khắc phục nhược ñiểm này ñòi hỏi trong tổ chức sản xuất phải ñảm bảo tính

liên hoàn, gắn kết giữa các khâu khai thác, thu mua, vận chuyển và bảo quản chế biến.
ðồng thời phải có phương pháp bảo quản và chế biến nhanh chóng, kịp thời ngay sau
khi thu hoạch ñể giảm những tổn thất do ñặc tính mau hư hỏng của nguyên liệu gây ra.
Muốn vậy thì cần phải ñầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện ñại cho các tàu ñánh cá như
các công nghệ sơ chế, bảo quản và chế biến ngay trên tàu; ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ trong việc nghiên cứu bảo quản và vận chuyển các nguyên liệu sau khai
thác, thu hoạch nhằm duy trì ñến mức cao nhất chất lượng ban ñầu của nguyên liệu
thủy sản vốn rất nhanh bị biến chất, giảm ñộ tươi và giá trị dinh dưỡng. ðặc ñiểm này
cũng ñòi hỏi công tác thu mua nguyên liệu thủy sản phải ñược tổ chức tốt nhằm thu
mua nhanh chóng, ñảm bảo chất lượng các loài thủy sản tươi sống.
1.1.3. Phân loại nguyên liệu thủy sản
Căn cứ vào tính chất tác ñộng của lao ñộng vào các loài ñộng thực vật thủy sản,
có thể chia ra 2 loại:
10

- Nguyên liệu nguyên thủy: hay còn gọi là nguyên liệu ban ñầu, nguyên liệu thô.
Là các ñộng thực vật vừa mới cắt ñứt khỏi môi trường tự nhiên (như mực vừa mới khai
thác, cá vừa mới thu hoạch,…). Nguyên liệu này có lượng lao ñộng kết tinh vào nó ít.
- Nguyên liệu bán thành phẩm: hay còn gọi là vật liệu. Là những nguyên liệu
thủy sản ñã trải qua một hoặc một số khâu chế biến, tiếp tục ñưa vào quá trình chế biến
tiếp theo (như cá, tôm ñã qua sơ chế sau khi khai thác,…). Nguyên liệu này có ñộ tinh
chế tăng lên.
Mục ñích của việc phân loại trên là nhằm xem xét sự phát triển của ngành khai
thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Từ ñó phản ánh trình ñộ phát triển của Ngành
cũng như sự phát triển nền kinh tế thông qua khối lượng nguyên liệu thô và nguyên
liệu tinh chế.
Căn cứ vào nguồn hình thành, có thể chia ra 3 loại:
- Nguyên liệu từ công nghiệp khai thác thủy sản: Nguồn này thường bị giới hạn
bởi trữ lượng tự nhiên của các loài ñộng thực vật thủy sản. Tuy nhiên, tài nguyên thủy
sản là những sinh vật sống nên chúng có khả năng tái sinh tự nhiên. Do ñó, nếu biết tổ

chức khai thác một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, nguồn lợi
thì nguồn này sẽ ñược khai thác lâu dài và ngược lại.
- Nguyên liệu từ nuôi trồng thủy sản: Nguồn này phụ thuộc vào trình ñộ phát
triển trong lĩnh vực nuôi trồng. Hiện nay nuôi trồng thủy sản ñang ñược chú trọng phát
triển ñể tạo ra nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất chế biến.
- Nguyên liệu từ nhập khẩu: Áp dụng chủ yếu ở một số doanh nghiệp chế biến
thủy sản có quy mô lớn. Nguồn nguyên liệu này chiếm một tỷ trọng nhỏ.
Cách phân loại trên có ý nghĩa quan trọng nhất ñối với việc tổ chức, phát triển
ngành thủy sản. ðặc biệt, trong những năm gần ñây nguyên liệu từ nguồn khai thác
thủy sản ngày càng giảm thì việc ñịnh hướng phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra
nguồn nguyên liệu vô tận ñáp ứng cho nhu cầu lâu dài của sản xuất kinh doanh ngành
thủy sản là rất cần thiết.
11

Căn cứ vào cấu thành thực thể của sản phẩm, có thể chia ra 2 loại:
- Nguyên liệu và vật liệu chính: Là ñối tượng lao ñộng chủ yếu, cấu thành nên
thực thể của sản phẩm. Nguyên liệu thủy sản chủ yếu là nguyên liệu chính.
- Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình sản xuất,
ñược sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản
phẩm hoặc ñược sử dụng ñể bảo ñảm cho công cụ lao ñộng hoạt ñộng bình thường
hoặc dùng ñể phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý.
Cách phân loại trên thường ñược sử dụng trong việc quản lý các doanh nghiệp
sản xuất, chế biến thủy sản.
1.1.4. Vai trò và vị trí của nguyên liệu thủy sản
Nguyên liệu nói chung và nguyên liệu thủy sản nói riêng là một trong ba yếu tố
của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Thiếu nguyên liệu
thì quá trình sản xuất bị gián ñoạn hoặc không thể tiến hành ñược. Chất lượng của
nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp ñến chất lượng sản phẩm, ñến việc sử dụng hợp lý và
tiết kiệm nguyên vật liệu, ñến hiệu quả của việc sử dụng vốn. Vấn ñề ñặt ra ñối với yếu
tố này trong công tác quản lý là phải cung ứng ñúng tiến ñộ, số lượng, chủng loại và

quy cách. Chỉ trên cơ sở ñó mới ñảm bảo nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, sản
xuất kinh doanh có lãi, chu kỳ sống của sản phẩm ñược kéo dài.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận ñã trở thành mục ñích cuối
cùng của sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày
càng ñược quan tâm. Vì thế các doanh nghiệp ñều ra sức tìm con ñường giảm chi phí
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do vậy với tỷ trọng chiếm khoảng 80 - 90% giá thành
sản phẩm, nguyên liệu thủy sản cần ñược quản lý thật tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử
dụng nguyên liệu một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt
mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường.
Quản lý nguyên liệu càng khoa học thì cơ hội ñạt hiệu quả kinh tế càng cao. Với vai trò
12

như vậy nên yêu cầu quản lý nguyên liệu cần chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khâu thu
mua, dự trữ và bảo quản ñến khâu sử dụng.
 Trong khâu thu mua: Các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua
nguyên liệu ñể ñáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm và các nhu cầu
khác của doanh nghiệp. Tại ñây ñòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, quy cách,
chủng loại và giá cả.
 Trong khâu dự trữ và bảo quản: ðể quá trình sản xuất ñược liên tục phải dự trữ
nguyên liệu ñầy ñủ, không gây gián ñoạn sản xuất nhưng cũng không ñược dự trữ quá
lượng cần thiết gây ứ ñọng vốn, tốn diện tích. ðồng thời phải thực hiện ñầy ñủ chế ñộ
bảo quản giữ cho nguyên liệu duy trì ñến mức cao nhất chất lượng ban ñầu.
 Trong khâu sử dụng: Doanh nghiệp cần tính toán ñầy ñủ, chính xác, kịp thời giá
nguyên liệu có trong giá vốn của thành phẩm. Do vậy trong khâu sử dụng phải tổ chức
tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên liệu trong sản xuất
kinh doanh ñảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Như vậy, nguyên liệu thủy sản không những giữ vai trò quan trọng trong quá trình
sản xuất, nó còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính
trong các doanh nghiệp.
1.1.5. Sự vận ñộng của nguyên liệu thủy sản trong quá trình sản xuất kinh doanh

Nguyên liệu là ñối tượng của quá trình sản xuất kinh doanh ñược vận ñộng theo
một quá trình liên tục qua nhiều khâu. Nguyên liệu thủy sản sau khi ñược khai thác, thu
hoạch sẽ ñược ñưa vào quá trình sản xuất, chế biến ñể tạo ra sản phẩm cuối cùng nhằm
phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Trong quá trình chế biến tạo ra phế phẩm
(như ñầu, xương, da, vây, vẩy, nội tạng….) có thể dùng ñể bán cho các ñơn vị khác
hoặc ñưa vào quá trình sản xuất ñể tạo ra các sản phẩm khác như thức ăn thủy sản,
dược phẩm, mỹ phẩm…


13











Sơ ñồ 1: Sơ ñồ biểu diễn quá trình vận ñộng của nguyên liệu thủy sản
1.2. NHỮNG VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC THU MUA NGUYÊN LIỆU
1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác thu mua nguyên liệu
1.2.1.1. Khái niệm
Công tác thu mua là giai ñoạn ñầu của quá trình sản xuất nhằm phân phối
nguyên liệu cho quá trình sản xuất ñược diễn ra liên tục. Vấn ñề ñặt ra với công tác này
là phải thu mua nguyên liệu ñúng tiến ñộ, số lượng, chủng loại và quy cách nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Quá trình vận chuyển và bảo quản
nguyên liệu phải ñược diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng và có kế hoạch, không phá

vỡ tính liên tục của quá trình sản xuất.
Thực chất, thu mua nguyên liệu của một doanh nghiệp là tiến trình quyết ñịnh
theo ñó doanh nghiệp chính thức hình thành nhu cầu ñối với nguyên liệu ñược mua và
ñịnh dạng, ñánh giá, lựa chọn trong số các loại nguyên liệu và các nhà cung ứng khác
nhau. ðể tiến hành mua sắm nguyên liệu cần quan tâm ñến một số vấn ñề như chọn
nguyên liệu, chọn nhà cung cấp, khối lượng ñặt hàng, thời gian và ñiều kiện giao hàng,
ñiều kiện dịch vụ và ñiều kiện thanh toán,…

Nguyên liệu thủy sản
Sản xuất, chế biến

Sản phẩm cuối Tiêu dùng
Phế phẩm
Bán
Sản xuất
14

1.2.1.2. Vai trò
Công tác thu mua nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp ñến quá trình sản xuất của
một doanh nghiệp. Việc thu mua nguyên liệu ñủ, ñúng tiến ñộ sẽ ñảm bảo cho quá trình
sản xuất ñược tiến hành một cách liên tục, nhịp nhàng và ngược lại. Nguyên liệu ñược
thu mua mà ñảm bảo về chất lượng thì sản phẩm sản xuất ra cũng ñược ñảm bảo chất
lượng. Từ ñó mới ñảm bảo nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, sản xuất kinh doanh
có lãi.
Công tác thu mua nguyên liệu còn ảnh hưởng lớn ñến việc sử dụng một cách có
hiệu quả các yếu tố khác của sản xuất như: sức lao ñộng, công cụ, máy móc thiết bị và
tiền vốn của doanh nghiệp.
Như vậy, công tác thu mua nguyên liệu ñóng vai trò quan trọng ñối với sự thành
bại của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng ñến năng suất lao ñộng, năng lực sản xuất và hiệu
quả sản xuất của doanh nghiệp. Do ñó ñòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có kế hoạch,

phương hướng thu mua nguyên liệu cụ thể cho từng thời ñiểm. Hoạt ñộng hiệu quả
trong khâu này là bước ñầu nắm ñược sự thành công trong chu kỳ sản xuất, tạo thuận
lợi cho những khâu tiếp theo của quá trình sản xuất.
1.2.2. Nội dung công tác thu mua nguyên liệu
1.2.2.1. ðặc ñiểm thị trường nguyên liệu
Xét theo những phương diện nào ñó thì thị trường nguyên liệu cũng giống như
thị trường tiêu dùng, cả hai thị trường ñều bao gồm những người ñóng vai trò mua và
ñưa ra những quyết ñịnh mua ñể thỏa mãn các nhu cầu. Nhưng trên nhiều phương diện
khác, thị trường nguyên liệu khác hẳn với thị trường tiêu dùng. Những khác biệt chủ
yếu nằm trong cấu trúc thị trường và các ñặc tính về nhu cầu, bản chất của doanh
nghiệp mua và các loại quyết ñịnh mua cũng như tiến trình quyết ñịnh mua.
Kết cấu thị trường và ñặc ñiểm của nhu cầu:
- Trong thị trường nguyên liệu số lượng người mua ít hơn, nhưng khối lượng
mua lớn hơn so với thị trường người tiêu dùng.
15

- Có tính tập trung về mặt ñịa lý hơn.
- Nhu cầu của thị trường nguyên liệu là nhu cầu có tính phát sinh, về cơ bản nó
bắt nguồn từ nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng cho người tiêu dùng cuối cùng. Nếu nhu
cầu của những người tiêu dùng cuối cùng giảm xuống thì nhu cầu về nguyên liệu cần
thiết ñể làm ra chúng cũng giảm theo.
- Trong thị trường nguyên liệu, nhu cầu có tính biến ñộng mạnh. Nhu cầu ñối
với nguyên liệu có xu hướng dễ biến ñộng hơn so với nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng. Một tỷ lệ phần trăm nhỏ của sự gia tăng nhu cầu người tiêu dùng có thể dẫn
ñến một tỷ lệ gia tăng lớn trong nhu cầu nguyên liệu.
Bản chất của khách hàng trong thị trường nguyên liệu:
- Người mua ở thị trường nguyên liệu có tính chuyên nghiệp hơn so với người
tiêu dùng, quyết ñịnh của họ liên quan ñến nhiều bên tham gia hơn.
- Quyết ñịnh mua hàng thường phức tạp, quá trình quyết ñịnh lâu hơn.
- Trong tiến trình mua của khách hàng, người mua và người bán thường phụ

thuộc khá nhiều vào nhau.
- Số người có ảnh hưởng ñến quyết ñịnh mua nguyên liệu nhiều hơn so với
trường hợp quyết ñịnh mua sắm của người tiêu dùng.
1.2.2.2. Hành vi mua của doanh nghiệp sản xuất, chế biến
 Các tình huống mua của doanh nghiệp sản xuất
Mua lại không có thay ñổi
Trường hợp này người mua ñặt hàng lại những gì mà họ ñã mua và không có bất
kỳ sự ñiều chỉnh nào. Người mua lựa chọn các nhà cung cấp dựa trên mức ñộ hài lòng
về họ trong những lần mua trước ñây.
Mua lại có thay ñổi
Trường hợp này người mua muốn thay ñổi chất lượng, quy cách, chủng loại, số
lượng của nguyên liệu, giá cả và các ñiều kiện khác, hoặc thay ñổi các nhà cung cấp.
Việc mua lại có thay ñổi thường có nhiều người tham gia hơn vào quyết ñịnh mua.
16

Mua mới
Mua mới của mội doanh nghiệp là việc mua một loại nguyên liệu mới ñể chế
biến ra một sản phẩm mới. Trong trường hợp này, người mua phải xử lý thông tin về
nguyên liệu mới ñó và các nhà cung cấp khác nhau. Họ phải xác ñịnh những chi tiết kỹ
thuật của nguyên liệu, các mức giá cả, ñiều kiện và thời gian giao hàng, ñiều kiện thanh
toán, khối lượng ñặt hàng và nhà cung cấp ñược chọn.
 Những người tham gia tiến trình mua của doanh nghiệp
Những người tham gia tiến trình mua bao gồm các cá nhân và các nhóm có
tham dự vào tiến trình quyết ñịnh mua, cùng chia sẻ một số mục tiêu chung và những
rủi ro phát sinh từ các quyết ñịnh mua.
a/ Người sử dụng: là những công nhân của doanh nghiệp sẽ trực tiếp sử dụng nguyên
liệu ñược mua về. Trong nhiều trường hợp, những người sử dụng ñề nghị mua và giúp
xác ñịnh các chi tiết kỹ thuật của nguyên liệu.
b/ Người ảnh hưởng: là những người tác ñộng ñến quyết ñịnh mua. Họ thường giúp
xác ñịnh các chi tiết kỹ thuật và cung cấp thông tin ñể ñánh giá, lựa chọn các phương

án. Những nhân viên kỹ thuật là những người ảnh hưởng ñặc biệt quan trọng.
c/ Người mua: là những người có thẩm quyền chính thức trong việc lựa chọn nhà cung
cấp và dàn xếp các ñiều kiện mua bán. Những người mua có thể giúp ñịnh hình các chi
tiết kỹ thuật nhưng vai trò chính của họ là lựa chọn những người bán và tiến hành
thương lượng. Trong những quyết ñịnh mua phức tạp hơn, có thể gồm cả những nhà
quản trị cấp cao tham gia thương lượng.
d/ Người quyết ñịnh: là những người có quyền hành chính thức hoặc bán chính thức ñể
chọn hoặc chấp nhận chọn các nhà cung cấp. Trong việc mua theo lệ thường, họ
thường là những người quyết ñịnh, hoặc ít ra cũng là người chấp thuận.
Những người tham gia tiến trình mua là tập hợp các vai trò mua do những người
khác nhau ñảm nhận cho những công việc mua khác nhau. Trong các doanh nghiệp,
quy mô và thành phần của những người này sẽ thay ñổi tùy theo những loại nguyên
17

liệu khác nhau và tình huống mua khác nhau. ðối với một số trường hợp mua theo
thường lệ, một người có thể ñảm nhiệm tất cả các vai trò mua trên và là người duy nhất
có liên quan ñến quyết ñịnh mua. ðối với một số trường hợp phức tạp thì có sự tham
gia của nhiều người từ các cấp và các phòng ban khác nhau của doanh nghiệp.
 Tiến trình quyết ñịnh mua của doanh nghiệp sản xuất
Việc mua nguyên liệu của các doanh nghiệp thường phải trải qua một số giai
ñoạn cần thiết. Có thể phân chia tiến trình quyết ñịnh mua ñể thực hiện yêu cầu mới
của doanh nghiệp sản xuất thành tám giai ñoạn. Một số giai ñoạn có thể bỏ qua khi
mua sắm trong những tình huống mua khác.
Bảng 1: Các giai ñoạn của tiến trình mua của doanh nghiệp sản xuất trong các
tình huống mua khác nhau

Tình huống mua
GIAI ðOẠN MUA
Mua mới
Mua lại có

thay ñổi
Mua lại không
thay ñổi
1. Nhận thức vấn ñề
2. Phác họa tổng quát nhu cầu
3. Xác ñịnh quy cách của sản phẩm
4. Tìm kiếm nhà cung cấp
5. Yêu cầu chào hàng
6. Lựa chọn nhà cung cấp
7. Làm thủ tục ñặt hàng
8. ðánh giá kết quả thực hiện ñược








Có thể
Có thể

Có thể
Có thể
Có thể
Có thể

Không
Không


Không
Không
Không
Không


a/ Nhận thức vấn ñề
Tiến hành mua khởi ñầu khi có ai ñó trong doanh nghiệp nhận ra một vấn ñề
hoặc một nhu cầu có thể giải quyết ñược bằng cách mua một loại nguyên liệu. Các vấn
ñề có thể xảy ra như là kết quả của những tác nhân kích thích bên trong hay bên ngoài
18

doanh nghiệp. Các vấn ñề bên trong doanh nghiệp như: quyết ñịnh sản xuất một sản
phẩm mới và cần ñến nguyên liệu mới, thay ñổi nguyên liệu cung cấp… Có thể vấn ñề
xảy ra do các tác nhân kích thích bên ngoài như một ñơn chào hàng nào ñó.
b/ Phác họa tổng quát nhu cầu
Từ việc ñã nhận biết một nhu cầu, người mua tiến tới việc xác ñịnh khối lượng
và ñặc ñiểm về nguyên liệu cần mua. ðối với nguyên liệu thông thường, giai ñoạn này
không gặp phải trở ngại gì nhiều. ðối với những nguyên liệu phức tạp, người mua phải
làm việc với các kỹ sư, người sử dụng, cố vấn chuyên môn ñể ñịnh ra những ñặc ñiểm
cho những nguyên liệu cần mua, căn cứ vào tầm quan trọng, chất lượng, giá cả và
những ñặc ñiểm khác cần phải có ở nguyên liệu.
c/ Xác ñịnh quy cách của nguyên liệu
Sau khi phác họa tổng quát nhu cầu, doanh nghiệp bắt ñầu xác ñịnh quy cách
của nguyên liệu, tức là các chi tiết kỹ thuật của nguyên liệu như chất lượng, chủng loại,
khối lượng,… nhằm tạo ra sản phẩm mới ñã ñược nghiên cứu trước.
d/ Tìm kiếm nhà cung cấp
Sau khi ñã xác ñịnh quy cách của sản phẩm, người mua cần tìm chọn ra những
nhà cung cấp phù hợp nhất. Người mua có thể xem xét các chỉ dẫn về doanh nghiệp,
tham khảo thông tin qua mạng Internet hoặc ñiện thoại ñến các doanh nghiệp khác ñể

tham khảo. Một số nhà cung cấp qua xem xét sẽ bị loại khỏi danh sách lựa chọn này vì
họ không ñủ lớn ñể cung cấp ñược khối lượng cần thiết, hoặc vì họ phục vụ và giao
hàng chưa tốt. Cuối cùng, người mua sẽ lựa chọn ra ñược một danh sách các nhà cung
cấp có khả năng cung ứng theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp.
e/ Yêu cầu chào hàng
ðến ñây, người mua sẽ ñề nghị các nhà cung cấp có khả năng cung ứng theo
tiêu chuẩn của mình ñưa ra các bản chào hàng. Người mua sẽ xét duyệt những nhà
cung cấp khi những người này ñưa ra các giới thiệu chính thức của họ.

19

g/ Lựa chọn nhà cung cấp
Trong giai ñoạn này, các thành viên tham gia tiến trình quyết ñịnh mua sẽ xem
xét các bản chào hàng, phân tích ñặc ñiểm và khả năng của người bán và cuối cùng ñi
ñến việc lựa chọn nhà cung cấp. Họ không chỉ xem xét những khả năng kỹ thuật của
các nhà cung cấp khác nhau mà còn cả khả năng giao hàng ñúng hẹn và cung cấp các
dịch vụ cần thiết. Trên cơ sở ñánh giá các nhà cung cấp theo những tiêu chuẩn mà
doanh nghiệp ñặt ra mà lựa chọn nhà cung cấp chính thức cho doanh nghiệp.
h/ Làm thủ tục ñặt hàng
Sau khi chọn ñược các nhà cung cấp tốt nhất, người mua sẽ tiến hành thương
lượng với các nhà cung cấp ñược chọn ñó về ñơn ñặt hàng cuối cùng, ñưa ra các chi
tiết kỹ thuật, khối lượng cần dùng, thời hạn giao hàng, các chính sách về trả lại hàng,…
i/ ðánh giá kết quả thực hiện
Trong giai ñoạn này, người mua xem xét lại kết quả ñã thực hiện của nhà cung
cấp. Người mua có thể tiếp xúc với người sử dụng ñể hỏi về sự ñánh giá mức ñộ hài
lòng của họ. Việc ñánh giá kết quả thực hiện giúp cho người mua cân nhắc ñến việc
mua tiếp theo, mua lại có thay ñổi, hoặc từ chối người bán.
Trên ñây là các giai ñoạn mua sẽ ñược tiến hành trong tình huống mua mới.
Trong tình huống mua lại không thay ñổi hoặc mua lại có thay ñổi, một số những giai
ñoạn trong số những giai ñoạn trên sẽ ñược bỏ qua. Qua mỗi giai ñoạn, số lượng các

nhà cung cấp ñược xem xét ñể lựa chọn sẽ giảm dần. Cuối cùng doanh nghiệp sẽ lựa
chọn cho mình ñược nhà cung cấp tốt nhất.
1.2.2.3. Lập kế hoạch thu mua nguyên liệu
Toàn bộ lượng nguyên liệu cần mua trong năm ñể phục vụ cho sản xuất ñược
thể hiện thông qua kế hoạch mua sắm nguyên liệu của các doanh nghiệp. Việc xây
dựng kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp ñảm bảo lượng nguyên liệu thu mua, dự trữ hợp
lý, tránh tình trạng thiếu nguyên liệu hoặc nguyên liệu tồn kho quá nhiều gây ứ ñọng
vốn.
20

ðể xác ñịnh ñược lượng nguyên liệu cần mua thì cần phải tính toán lượng
nguyên liệu chính cần dùng. Có nhiều phương pháp khác nhau ñược sử dụng ñể tính
lượng nguyên liệu chính cần dùng. Trong ñó, phương pháp tính căn cứ vào ñịnh mức
tiêu dùng nguyên liệu cho một sản phẩm là phương pháp ñược sử dụng phổ biến trong
các doanh nghiệp.
 Khái niệm và ý nghĩa của ñịnh mức tiêu dùng nguyên liệu
ðịnh mức tiêu dùng nguyên liệu là lượng nguyên liệu tiêu dùng lớn nhất cho
phép ñể sản xuất một ñơn vị sản phẩm trong những ñiều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất
ñịnh của thời kỳ kế hoạch.
Mặt khác, cũng có thể hiểu, ñịnh mức tiêu dùng nguyên liệu là lượng nguyên
liệu cần thiết tối thiểu ñể sản xuất ra một ñơn vị sản phẩm trong ñiều kiện tổ chức, kỹ
thuật nhất ñịnh của kỳ kế hoạch. Ví dụ ñể chế biến ra 1kg cá phi lê cần 1,54 kg nguyên
liệu cá.
Trong doanh nghiệp, công tác ñịnh mức tiêu dùng nguyên liệu là một nội dung
quan trọng của công tác quản lý, nó có các tác dụng sau:
• ðịnh mức tiêu dùng nguyên liệu là cơ sở ñể xây dựng kế hoạch mua nguyên
liệu, ñiều hòa, cân ñối lượng nguyên liệu cần dùng trong doanh nghiệp. Từ ñó xác ñịnh
ñúng ñắn các mối quan hệ mua bán và ký kết hợp ñồng giữa các doanh nghiệp với
nhau và giữa các doanh nghiệp với nhà cung cấp.
• ðịnh mức tiêu dùng nguyên liệu là căn cứ trực tiếp ñể tổ chức cấp phát

nguyên liệu hợp lý, kịp thời cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất và nơi làm việc,
ñảm bảo cho quá trình sản xuất ñược tiến hành cân ñối, nhịp nhàng và liên tục.
• ðịnh mức tiêu dùng nguyên liệu là cơ sở ñể tiến hành hoạch toán kinh tế nội
bộ, là cơ sở ñể tính toán giá thành chính xác, ñồng thời là cơ sở ñể tính toán nhu cầu về
vốn lưu ñộng và huy ñộng các nguồn vốn một cách hợp lý. Nó là mục tiêu cụ thể ñể
thúc ñẩy cán bộ công nhân viên sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu và là thước ño
21

ñánh giá trình ñộ tiến bộ khoa học, kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật mới, công nghệ mới
vào sản xuất.
ðịnh mức tiêu dùng nguyên liệu là một chỉ tiêu ñộng, nó ñòi hỏi phải thường
xuyên ñược ñổi mới và hoàn thiện theo sự tiến bộ của kỹ thuật, sự ñổi mới và hoàn
thiện của các mặt quản lý, sự ñổi mới công tác tổ chức sản xuất và trình ñộ lành nghề
của công nhân không ngừng ñược nâng cao.
 Xác ñịnh lượng nguyên liệu cần dùng
Lượng nguyên liệu cần dùng là lượng nguyên liệu ñược sử dụng một cách hợp
lý và tiết kiệm trong kỳ kế hoạch. Lượng nguyên liệu này ñược tính toán cụ thể cho
từng loại, từng thứ theo quy cách, cỡ loại của nó ở từng bộ phận sử dụng, sau ñó tổng
hợp lại cho toàn doanh nghiệp.
Phương pháp phổ biến nhất ñược sử dụng trong các doanh nghiệp là phương
pháp căn cứ vào ñịnh mức tiêu dùng nguyên liệu cho một sản phẩm với công thức tính
như sau:
( ) ( )
[ ]

=
×+×=
n
i
iiiicd

DPDSNL
1

Trong ñó:
NL
cd
: Lượng nguyên liệu cần dùng.
S
i
: Số lượng sản phẩm loại i kỳ kế hoạch.
D
i
: ðịnh mức tiêu dùng nguyên liệu cho 1 ñơn vị sản phẩm loại i.
P
i
: Số lượng phế phẩm cho phép của loại sản phẩm i kỳ kế hoạch.
 Kế hoạch tiến ñộ thu mua nguyên liệu
a/ Nguyên tắc và những căn cứ ñể xây dựng kế hoạch
Kế hoạch tiến ñộ thu mua nguyên liệu có vị trí rất quan trọng trong quá trình sản
xuất và kinh doanh. Do ñó, khi xây dựng phải xuất phát từ các nguyên tắc sau:
- Không bị ứ ñọng vốn ở khâu dự trữ.
- Luôn luôn ñảm bảo lượng dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng và quy cách.
22

- Góp phần nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
- Khi tính toán phải tính riêng cho từng loại, mỗi loại tính riêng cho từng thứ.
Xuất phát từ các nguyên tắc trên, khi xây dựng tiến ñộ kế hoạch mua phải dựa
vào căn cứ sau:
- Kế hoạch tiến ñộ sản xuất nội bộ.
- Hệ thống ñịnh mức tiêu hao nguyên liệu cho một ñơn vị sản phẩm.

- Các hợp ñồng mua nguyên liệu và hợp ñồng giao nộp sản phẩm cho khách hàng.
- Mức ñộ thuận tiện và khó khăn của thị trường nguyên liệu.
- Các chỉ tiêu của kế hoạch mua nguyên liệu trong năm.
- Phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán.
- Hệ thống kho tàng hiện có của ñơn vị.
b/ Nội dung của kế hoạch tiến ñộ thu mua nguyên liệu
Mua nguyên liệu ñể phục vụ cho sản xuất là một công việc vô cùng phức tạp.
Trong ñiều kiện vốn có hạn phải mua nhiều loại nguyên liệu khác nhau và ở nhiều thị
trường khác nhau. Các vấn ñề trên ñược ñặt ra trong ñiều kiện: sản xuất tiến hành liên
tục và ñạt hiệu quả cao. Do ñó, về mặt nội dung, kế hoạch tiến ñộ phải phản ánh rõ các
vấn ñề sau:
- Nêu rõ chủng loại và quy cách các loại nguyên liệu cần dùng trong từng thời
ñiểm.
- Xác ñịnh chính xác số lượng từng loại nguyên liệu cần mua trong thời gian ngắn
(10 ngày hoặc 20 ngày).
- Xác ñịnh rõ thời gian ñi mua, thời gian giao hàng và thời gian sử dụng loại
nguyên liệu ñó.
c/ Phương pháp xây dựng kế hoạch tiến ñộ thu mua nguyên liệu
Với nội dung kế hoạch tiến ñộ ở trên, việc tính toán các chỉ tiêu kế hoạch ñược
thực hiện theo 2 phương pháp:
23

- ðối với các loại nguyên liệu ñã có ñịnh mức tiêu hao thì tính trực tiếp: Lấy số
lượng sản phẩm nhân với ñịnh mức tiêu hao nguyên liệu cho một ñơn vị sản
phẩm ñó.
- ðối với những loại nguyên liệu chưa xây dựng ñược ñịnh mức thì dùng phương
pháp gián tiếp: Lấy mức tiêu hao kỳ trước làm gốc nhân với tỷ lệ tăng sản lượng
của kỳ cần mua sắm.
1.2.2.4. Phương thức thu mua nguyên liệu
Phương thức thu mua nguyên liệu là cách thức mà doanh nghiệp chế biến thủy

sản tiến hành thu mua nguyên liệu từ các nguồn khác nhau nhằm ñảm bảo cho quá
trình sản xuất ñược diễn ra theo ñúng kế hoạch. Hiện nay, các doanh nghiệp thường áp
dụng các hình thức thu mua nguyên liệu sau:
Thu mua trực tiếp:
Theo phương thức này, doanh nghiệp trực tiếp thu mua nguyên liệu từ ngư dân
khai thác và nuôi trồng thủy sản bằng nhiều cách khác nhau. Doanh nghiệp có thể liên
lạc với ngư dân và họ sẽ vận chuyển nguyên liệu ñến tận doanh nghiệp hoặc doanh
nghiệp cử cán bộ thu mua ñến ngư dân. Nếu có ñiều kiện, doanh nghiệp có thể tổ chức
các ñội tàu thu mua. Hình thức này ñược diễn ra ở ngoài khơi nên ñòi hỏi vốn ñầu tư
lớn và chỉ có các doanh nghiệp có quy mô lớn, tài chính mạnh mới áp dụng. ðối với
các thị trường nguyên liệu lớn và ở ngoại tỉnh thì các doanh nghiệp thường tổ chức các
trạm thu mua và cán bộ thu mua tại ñịa bàn ñó.
Ưu ñiểm của phương thức trên là doanh nghiệp có thể thu mua nguyên liệu thủy
sản với giá cả thấp hơn. Tuy nhiên, nhược ñiểm của phương thức này là số lượng thu
mua không ñược nhiều, nguồn nguyên liệu phân bố rải rác không tập trung và có thể
tốn nhiều chi phí liên quan ñến việc thu mua.
Thu mua nguyên liệu thông qua trung gian:
Theo phương thức này, doanh nghiệp phải mua lại nguyên liệu từ các chủ nậu,
vựa - những người ñã thu mua nguyên liệu từ nhiều ngư dân.
24

Ưu ñiểm của phương thức trên là doanh nghiệp có thể thu mua nguyên liệu với
số lượng lớn, nguồn hàng cung cấp ổn ñịnh thuờng xuyên, chất lượng ñược ñảm bảo.
Nhưng nhược ñiểm của phương thức này là giá nguyên liệu có thể cao hơn so với
phương thức thu mua trực tiếp.
1.2.2.5. Mạng lưới thu mua
Mạng lưới thu mua là việc tổ chức lựa chọn ñịa ñiểm thu mua khác nhau của
doanh nghiệp. Với ñặc thù của nguyên liệu thủy sản là mang tính mùa vụ và phân bố
rộng khắp nên việc xác ñịnh các ñịa ñiểm thu mua trọng yếu là rất quan trọng. Do ñó,
khi xây dựng mạng lưới thu mua cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Mang tính khoa học.
- Cân ñối và hợp lý.
- ðơn giản và hiệu quả.
- Phù hợp với ñiều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
- Phát huy tính năng ñộng, nhạy bén và tinh thần trách nhiệm của cán bộ thu mua.
1.2.2.6. Vốn dùng cho công tác thu mua
Vốn dùng cho công tác thu mua thường chiếm một tỷ lệ tương ñối lớn trong
tổng vốn lưu ñộng của doanh nghiệp (từ 40% ñến 60%).
Vốn dùng cho công tác thu mua ñược xác ñịnh bằng công thức sau:
V = ∑ Q
i
× P
i

Trong ñó:
V : Vốn dùng cho thu mua nguyên liệu
Q
i
: Sản lượng nguyên liệu loại i
P
i
: Giá thu mua nguyên liệu loại i
Vốn dùng cho công tác thu mua là một bộ phận của vốn lưu ñộng. Do ñó, việc
nâng cao hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu ñộng nói riêng và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung.
1.2.2.7. Giá thu mua nguyên liệu

×