Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

phân tích hoạt động hiệu quả của công ty nước mắm 584 nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.22 KB, 90 trang )

- 1 -
Lời mở đầu

Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, các
thành phần kinh tế bình đẳng trong kinhdoanh trên thị trường. Sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp đã tạo ra sự phát triển sôi động của thị trường. Hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành thước đo, điều kiện cho sự sống còn
của các doanh nghiệp.
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh
tế Việt Nam đã có sự hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu. Các công ty nước
ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư đã đặt các doanh nghiệp
Việt Nam vào tình thế là phải luôn tìm ra những giải pháp nâng cao sức cạnh
tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tìm ra cho
mình một chỗ đứng trên thị trường.
Với sự phát triển kinh tế đã làm sản sinh ra những hình thức cạnh tranh
mới (như là: cạnh tranh nhau về thương hiệu ), tuy nhiên những phương thức
cạnh tranh cổ điển vẫn tồn tại: cạnh tranh giá. Các công ty không ngừng cải
tiến kỹ thuật, cải tiến quá trình sản xuất, nâng cao số vòng quay vốn, nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản cố định,… Cùng với những suy nghĩ trên nên êm đã
chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty “
cho khóa luận tốt nghiệp.
Bố cục của khóa luận gồm 3 chương:
-Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Chương II: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang.
-Chương III: Một số biện pháp nâng cao hhiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh
Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về công ty cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang
- Nghiên cứu thực trạng về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang trong thời gian qua.


- 2 -
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin.
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Phân tích tình hình hoạt động hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên số liệu
thống kê thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
+ Sử dụng phương pháp so sánh.
Trong thời gian thực tập em đã được sự giúp đỡ của công ty, các bạn và sự
hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Trâm Anh. Nhân đây em cũng xin trân
trọng gửi lời cảm ơn đến công ty, các bạn và cô đã hướng dẫn đã giúp em hoàn
thành khóa luận này.
Nha Trang, ngày 08 tháng 12 năm 2007.
Sinh viên thực hiện
Phạm Công Vương

















- 3 -
Mục lục

Trang

Chương I: Cơ sở lý luận hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1 Bảng chất hiệu quả kinh tế và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh
tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh 7
1.1.1 Một số quan điểm về hiệu quả kinh tế 7
1.1.2 Khái niệm và bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh 8
1.1.2.1 Khái niệm 8
1.1.2.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 9
1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế 9
1.1.3.1 Dựa vào phạm vi tính toán 9
1.1.3.2 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh 10
1.1.3.3 Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp 10
1.1.4 Những nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh 11
1.1.4.1 Trình độ tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong doanh nghiệp 11
1.1.4.2 Trình độ hoàn thiện của tổ chức sản xuất 11
1.1.4.3 Trình độ khai thác các nguồn lực sản xuất trong doanh
nghiệp 12
1.1.4.4 Trình độ hoàn thiện quản lý trong doanh nghiệp 12
1.2 Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh 12
1.2.1 Các quan điểm đánh giá 12
1.2.2 Phương pháp đánh giá 13
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong một doanh
nghiệp 14

1.3.1 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế 14
1.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 14
1.3.2.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong
doanh nghiệp 14
1.3.2.2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và
VCĐ 15
1.3.2.3 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn và vốn lưu động 17
1.3.2.4 Nhóm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận 18
1.3.2.5 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá về tình hình tài chính của doanh
nghiệp 19
1.3.2.6 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội 21
Chương II: Phân tích hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh của công ty
584 Nha Trang 23
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động chính của công ty 26
2.1.2.1 Chức năng của công ty 26
- 4 -
2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty 26
2.1.2.3 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu 27
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 27
2.1.4 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công y 30
2.1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian
tới của công ty 31
2.1.5.1 Thuận lợi 31
2.1.5.2 Khó khăn 32
2.1.5.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới 32
2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
thời gian qua 33

2.2.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 33
2.2.1.1 Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân 35
2.2.1.2 Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho một lao động 35
2.2.1.3 Doanh thu trên 1 đồng chi phí tiền lương 35
2.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 36
2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng TSCĐ 38
2.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 39
2.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 40
2.2.3.1 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ 42
2.2.3.2 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ 43
2.2.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 44
2.2.4.1 Chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động 46
2.2.4.2 Chỉ tiêu số ngày luân chuyển của 1 vòng vốn lưu động 47
2.2.4.3 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 48
2.2.4.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động 48
2.2.5 Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 49
2.2.5.1 Doanh lợi trên tổng vốn 51
2.2.5.2 Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu 52
2.2.5.3 Doanh lợi trên doanh thu 53
2.2.5.4 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 54
2.2.6 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty 55
2.2.6.1 Tỉ số thanh toán hiện hành 56
2.2.6.2 Tỉ số thanh toán nhanh 56
2.2.6.3 Tỉ số thanh toán bằng tiền 57
2.2.6.4 Hệ số thanh toán lãi vay 57
2.2.6.5 Tỉ số nợ 57
2.2.6.6 Vòng quay vốn 57
2.2.6.7 Vòng quay hàng tồn kho 58
2.2.6.8 Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân 58
2.2.7 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội 59

2.2.7.1 Tình hình nộp ngân sách 61
2.2.7.2 Tiền lương bình quân 61
2.3 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty 61
2.3.1 Môi trường vĩ mô 61
- 5 -
2.3.1.1 Môi trường kinh tế 62
2.3.1.2 Yếu tố chính trị và pháp luật 62
2.3.1.3 Điều kiện tự nhiên 63
2.3.1.4 Yếu tố công nghệ 64
2.3.1.5 Yếu tố về thuế 65
2.3.1.6 Môi trường văn hóa xã hội 65
2.3.2 Môi trường vi mô 65
2.3.2.1 Khách hàng 66
2.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh 68
2.3.2.3 Đối thủ tiểm ẩn 69
2.3.2.4 Sản phẩm thay thế 69
2.3.2.5 Nhà cung cấp 69
2.3.2.6 Yếu tố nguyên vật liệu 70
2.3.3 Phân tích một số họat động xúc tiến thương mại của công ty 74
2.3.3.1 Quảng cáo 74
2.3.3.2 Khuyến mãi 75
2.3.3.3 Tham gia hội chợ 75
2.3.3.4 Quan hệ công chúng 76
2.4 Những thành tựu mà công ty đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại 76
2.4.1 Những thành tựu 76
2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại 76
Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh 80
3.1 Tăng cường công tác quảng cáo 81

3.1.1 Lý do quảng cáo 81
3.1.2 Kết quả điều tra thị trường 81
3.1.3 Phương tiện quảng cáo 83
3.1.4 Kế họach quảng cáo của công ty năm 2007 83
3.1.5 Nội dung của biện pháp 84
3.1.5.1 Đối với hiện tại 84
3.1.5.2 Quảng caó trong dài hạn 85
3.2 Tăng cường công tác khuyến mãi 86
3.2.1 Lý do khuyến mãi 86
3.2.2 Kế hoạch khuyến mãi của công ty năm 2007 86
3.2.3 Đối với người tiêu dùng 87
3.2.4 Đối với các đại lý 88
4. Kiến nghị đối với công ty 90







- 6 -


































Chương I
Cơ sở lý luận hiệu
quả hoạt động sản
xuất kinh doanh
- 7 -
1.1.Bản chất hiệu quả kinh tế và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh tế

trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.1 Một số quan điểm về hiệu quả kinh tế.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) hiệu quả kinh tế luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các dơn vị kinh tế. Bởi vì nó là một chỉ tiêu tổng quát và
cũng là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh
tế, một đơn vị sản xuất kinh doanh hay một tổ chức xã hội nào đó.
Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả có thể đứng trên các góc độ khác nhau để
xem xét. Nếu hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết
quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Trên góc độ này thì phạm trù
hiệu quả có thể đồng nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh cao hay
thấp là phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý trong doanh
nghiệp.
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ sử
dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn
liền với sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ vào
hiệu quả cao hay thấp. Và vấn đề cơ bản trong lĩnh vực quản lý là phải kết hợp lợi
ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích trung ương và lợic ích địa phương,
giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích đất nước.
Hiệu quả kinh tế có thể tính theo công thức sau :
hiệu quả sản xuất kinh doanh đã đạt được
Hiệu quả kinh tế =
chí phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải tạo ra được các hệ số hiệu
quả sản xuất kinh doanh >1. Muốn vậy các hoạt động sản xuất kinh doanh phải
thực hiện tốt ba nhiệm vụ cơ bản sau đây :
- Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cả về mặt hiện vật lẫn giá trị.
- Giảm chi phí đã chi ra cả về giá trị lẫn hiện vật để đạt được kết quả đó.
- Giảm độ dài thời gian trong việc đạt được kết quả đó của sản xuất kinh
doanh trong một đơn vị chi phí hay tạo ra một tốc độ tăng hiệu quả nhanh hơn tốc
độ tăng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

- 8 -
Trong thực tế, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đạt được trong
các trường hợp sau:
- Kết quả tăng, chi phí giảm.
- Kết quả tăng, chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn so với
tốc độ tăng của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông thường trường hợp 2 diễn ra phổ biến hơn và trong sản xuất kinh
doanh có những lúc ta phải chấp nhận thời gian đầu là tốc độ tăng của chi phí cao
hơn tốc độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh, đây là điều kiện tồn tại doanh
nghiệp phát triển. Trường hợp này thường diễn ra trong thời gian khi doanh nghiệp
đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng hoặc là phát triển thị trường mới… đây
chính là công việc cần tính toán khi kết hợp lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Thường thì mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện tối thiểu nhất
là các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tạo ra thu nhập đủ để
bù đắp chi phí đã bỏ ra phục vụ cho sản xuất.Còn mục tiêu phát triển của doanh
nghiệp đòi hỏi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa bảo đảm chi
phí bỏ ra vừa có tích luỹ để tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Sự phát triển
đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là mục tiêu của
doanh nghiệp.
1.1.2 Khái niệm và bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.2.1 Khái niệm
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Quan điểm 1: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản
phẩm sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó
Quan điểm 2: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng về kinh tế
phản ánh sự tăng truởng của các mục tiêu kinh tế.
Quan điểm 3: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và
mức độ tăng kết quả.
Quan điểm 4 : Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ

lệ so sánh giữa kết quả và chi phí.
- 9 -
Quan điểm 5 : Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất
kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh .
Quan điểm 6 : Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện
sự tập trung phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn
lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục kinh doanh. Nó là thước đo
ngày càng trở nên quan trọng của sự phát triển kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh
giá việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Như vậy, hiệu quả kinh tế đạt được khi kết quả đạt được tăng và chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó giảm hơn khi kết quả tăng và chi phí tăng nhưng tốc độ tăng
của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của kết quả đạt đựơc.
1.1.2.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và
tiết kiệm lao động xã hội. Đây là 2 mặt có quan hệ mật thiết của hiệu quả kinh tế gắn
liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, đó là quy luật tăng năng suất lao
động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm các nguồn lực đã đặt ra
yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để cá nguồn lực, hiệu năng của các yếu tố sản
xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt
hịêu quả tối đa với chi phí tối thiểu.
1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế
1.1.3.1 Dựa vào phạm vi tính toán
Hiệu quả kinh tế trong nề kinh tế quốc dân có thể chia làm hai loại: hiệu quả
kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân.
a. Hiệu quả kinh tế cá biệt
Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu đựơc của từng hoạt động sản
xuất công nghiệp, biểu hiện của kinh tế cá biệt là lợi nhuận đạt được của từng doanh
nghiệp.
b.Hiệu quả kinh tế quốc dân

Hiệu quả kinh tế quốc dân là sản phẩm thặng dư mà toàn xã hội thu được
trong một thời kỳ nhất định so với toàn bộ số vốn của toàn xã hội.
- 10 -
Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân có mối quan hệ mật
thiết với nhau, tác động qua lại nhau.
1.1.3.2 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
a.Hiệu quả tuyệt đối
Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng
cách xác định lợi ích thu được hoặc so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thu
được kết quả ấy. Từ đó mới ra quyết định có nên bỏ ra lượng chí phí đó không. Tuy
nhiên để ra quyết định đầu tư hay không thì không chỉ căn cứ vào hiệu quả tuyệt đối,
chúng ta còn phải kết hợp với hiệu quả so sánh thì quyết định đó mới chính xác hơn.
b.Hiệu quả so sánh
Khi tiến hành hai hay nhiều phương án đầu tư ta thường so sánh các chỉ tiêu
hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh nhằm tìm ra phương án đầu tư hiệu quả nhất.
Tác dụng của nó là để so sánh mức độ hiểu quả của các phương án, từ đó cho phép ta
lựa chọn được phương án mang lại hiệu quả cao nhất.
Vì vậy hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau song chúng lại có tính độc lập tương đối.
1.1.3.3 Hiệu quả chí phí bộ phận và hiệu quả chí phí tổng hợp
a.Hiệu quả kinh tế tổng hợp
Hiệu quả kinh tế tổng hợp tạo nên từ cơ sở sử dụng hiệu quả các yếu tố của quá
trình sản xuất. Nhìn chung việc nâng cao hiệu quả kinh tế từng yếu tố của quá trình
sản xuất nhằm để nâng cao hiệu quả kinh tế tổng hợp.Có thể không nhất thiết phải
đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí song nó vẫn là việc thường làm trong thực tế
giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh đúng hướng, có khả năng tạo ra được sự biến
đổi giúp tăng đáng kể hiệu quả kinh tế. Với lý do đó, ngoài việc tính toán hiệu quả chi
phí tổng hợp người ta cón tính toán hiệu quả chí chí bộ phận.
b. Hiệu quả chi phí bộ phận
Hiệu quả của chi phí bộ phận là biểu hiện của sự so sánh giữa kết quả chung

của hoạt động đang được xem xét tương ứng cấu thành chi phí lao động xã hội. Tuỳ
theo cách phân loại của chi phí ta có hiệu quả mỗi loại chi phí tương ứng với cách
phân loại đó như: Hiệu quả của vốn cố định, hiệu quả của vốn lưu động, hiệu quả sử
- 11 -
dụng nguyên vật liệu, của lao động… hiệu quả tổng hợp được tạo thành trên cơ sở sử
dụng hiệu quả các chi phí bộ phận.
Như vậy nghĩa là hiệu qủa tổng hợp và hiệu quả chi phí bộ phận có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau và nói chung chỉ có thể thu được hiệu quả tổng hợp với điều kiện
các yếu tố của quá trình sản xuất được sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế
có trường hợp một số yếu nào đó sử dụng lãng phí nhưng những yếu tố khác lại bảo
đảm sử dụng có hhiệu quả cao và người ta vẫn thu được hiệu quả tổng hợp.
1.4 Những nhân tố tác động tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.4.1 Trình độ tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong doanh nghiệp
Trong nền sản xuất kinh tế hiện nay thì trình độ tiến bộ công nghệ là một trong
những nhân tố quan trọng tác động tới việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong các doanh
nghiệp. Trình độ tiến bộ kỹ thuật công nghệ càng cao thì khả năng tăng năng suất lao
động càng lớn. Đây là sẽ là điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế. Năng suất lao động
tăng nhanh sẽ làm sản lượng sản phẩm sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian càng lớn, đây là điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành của sản
phẩm dựa trên cơ sở giảm các loại chi chí cố định trên một đơn vị sản phẩm. Trình độ
tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao cũng là điều kiện giảm lượng tiêu hao
nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất. Do đó nâng cao trình độ tiến bộ khoa
học kỹ thuật công nghệ sẽ dẫn tới việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất và sử dụng sản
phẩm. Vì vậy, ta có thể khẳng định rằng: trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ
là một nhân tố quyết định cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên cũng phải
nhấn mạnh rằng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ chỉ có thể phát huy hiệu quả tối
đa với việc sử dụng nó một cách hợp lý và đồng bộ.
1.1.4.2 Trình độ hoàn thiện của tổ chức sản xuất
Trình độ hoàn thiện tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp càng được nâng
cao sẽ tạo ra khả năng bảo đảm cho sự kết hợp giữa các yếu tố trong quá trình sản

xuất ngày càng chặt chẽ hơn, bảo đảm cho sự kết hợp nhịp nhàng cân đối và liên tục.
Đó chính là điều kiện rút ngắn thời gian sản xuất, đặc biệt là thời gian lao động để
tăng năng suất lao động, rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm tổn thất về lao động, về máy
móc thiết bị và nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Theo đó thì công tác tổ chức
sản xuất càng được hoàn thiện phù hợp với trình độ tiến bộ kỹ thuật công nghệ sẽ tạo
- 12 -
ra khả năng lớn hơn để nâng cao hiệu quả kinh tế và là điều kiện cơ bản để phát huy
sức mạnh của tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong sản xuất
1.1.4.3 Trình độ khai thác sử dụng các nguồn lực sản xuất trong doanh nghiệp.
Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực sản xuất một cách hợp lý và tiết kiệm
các chi phí trong sản xuất thì doanh nghiệp càng có khả năng tăng nhanh hiệu quả
kinh tế, tăng nhanh tích luỹ và cải thiện đời sống. Sự tác động của các nhân tố này đến
việc nâng cao hiệu quả kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ nhấn mạnh
tới nhân tố này mà không chú trọng tới nhân tố khác sẽ không tạo ra đựơc sự tác động
có lợi cùng phương và như vậy sẽ dẫn tới triệt tiêu kết quả thậm chí là gây bất lợi cho
doanh nghiệp.
1.1.4.4 Trình độ hoàn thiện quản lý trong doanh nghiệp
Các nhân tố về tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ
khai thác và sử dụng các nguồn sản xuất là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến từng
mặt, từng lĩnh vực của vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế. Những nhân tố này không
phát huy được đầy đủ và có hiệu quả đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nếu không có sự tác động của quản lý. Có thể nói trình độ quản lý là một nhân tố tổng
hợp có ý nghĩa đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp
Quản lý doanh nghiệp suy cho cùng thực chất của nó là quản lý con người một
cách sáng tạo để họ tác động lại các yếu tố về kỹ thuật công nghệ, tiền vốn nhằm
mang lại hiệu quả kinh tế cao sau một quá trình sản xuất kinh doanh. Trình độ quản lý
càng cao thì hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh đạt được càng lớn và ngược lại.
1.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Các quan điểm đánh giá
Để thực hiện việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ các phương pháp đánh giá hiệu quả, muốn vậy phải
bảo đảm các chỉ tiêu :
- Bảo đảm sự thống nhất giữa các nhiệm vụ kinh doanh trong việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
- Bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích
người lao động trong doanh nghiệp.
- Bảo đảm tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- 13 -
- Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị để đánh giá hiệu
quả kinh doanh, tức là phaỉ căn cứ vào sản lượng hàng hoá đó theo giá cả của thị
trường.
1.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Để đánh giá thực sự hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần
nghiên cứu các phương phá khoa học. Có nhiều phương pháp đánh giá, ở đây chúng
ta xem xét phương pháp so sánh
a. So sánh tuyệt đối
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu
kinh tế nào đó trong một thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể được tính bằng thước
đo hiện vật, giá trị, giờ công.
So sánh tuyệt đối giữa các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực tế giữa
những khoảng thời gian khác nhau để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, tốc độ
hay quy mô phát triển cuả các chỉ tiêu kinh tế đó.
b. So sánh tương đối.
Số tương đối là số biểu hiện dưới dạng số phần trăm, số tỷ lệ. Số tương đối có
thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu hiện tượng kinh tế. Số tương đối động thái
là biểu hiện biến động về mức độ của chỉ tiêu kinh tế qua một thời gian nào đó. Nó
được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm.
Số tương đối động thái có thể tính theo kỳ gốc, liên hoàn hoặc cố định tuỳ theo
mục tiêu nghiên cứu và thường dùng dưới hai dạng sau :
Y

i

+ Cố định kỳ gốc = ( i = 1,n )
Y
0
Y
i
+ Thay đổi kỳ gốc liên hoàn = ( i = 1,n )
Y
i-1

Trong đó :
Y
0
: giá trị kỳ gốc
Y
n
: giá trị kỳ cần so sánh
n : số kỳ cần thống kê, nghiên cứu
- 14 -
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp
1.3.1 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế.
Khi xem xét hiệu quả kinh tế của mỗi doanh nghiệp cần phải dựa vào hệ thống
các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi hệ thống các tiêu chuẩn là mục tiêu cần
phấn đấu của mình.
- Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế định rõ bản chất và chất lượng của một quá trình
hay một mặt nào đó của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế cần phải giúp cho chúng ta có thể đánh
giá đựơc trình độ tiến bộ về mặt kinh tế xã hội của nền kinh tế trong từng ngành, từng
doanh nghiệp.

- Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải bảo đảm thoả mãn nhu cầu xã hội và đời
sống của mỗi thành viên phải đựơc nâng cao.
Vì vậy phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích nhà
nước. Tuyệt đối không phải vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích tập thể và lợi
ích nhà nước. Lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt đựơc phải dựa trên cơ sở vận dụng linh
hoạt sáng tạo các quy luật của nền kinh tế hàng hoá.
1.3.2 Hệ thống đánh giá hiệu quả kinh tế
1.3.2.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao
động và đối tượng lao động. Nếu không có lao động thì mọi hoạt động sản xuất đều bị
ngừng trệ, nó có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Yếu tố lao động
phải được chú trọng đến hai mặt số lượng và chất lượng, đó là số lượng lao động và
trình độ lao động.
a.Chỉ tiêu năng suất lao động
Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh trong một đơn vị thời gian một lao động
sản xuất ra được bao nhiêu đồng doanh thu.Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng
tổng hợp biểu hiện kết quả của hoạt động kinh doanh.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
NSLĐ
bq
=
Số công nhân bình quân trong kỳ
b. Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí tiền lương
- 15 -
Tiền lương là một phần thu nhập của người lao động. Nếu tiền lương đảm bảo
đủ trang trải và tích luỹ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm làm
việc.
Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí tiền lương bỏ ra với kết quả
đạt được trong kỳ. Nó phản ánh kết quả của chi phí lợi nhuận sống so với doanh thu
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp bởi vì

doanh thu cao chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội, được xã hội thừa nhận. Có doanh thu chứng tỏ
doanh nghiệp có được nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản
xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho nhà nước, tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình sản xuất tiếp theo.
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Kết quả sản xuất =
trên 1 đồng chí phí tiền lương Tổng chi phí tiền lương trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí tiền lương sẽ thu được bao nhiêu đồng
doanh thu. Hiệu quả sử dụng chi phí sức lao động càng lớn khi doanh thu càng tăng
hoặc chi phí tiền lương giảm hay cả doanh thu và chi phí cung tăng nhưng tốc độ tăng
doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.
c. Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân trên một lao động
Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do sản xuất kinh
doanh mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết của các mặt
về số lượng và chất lượng của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là
nguồn quan trọng để tái sản xuất mở rộng. Lợi nhuận còn là đòn bẩy kinh tế quan
trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản
xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Lợi nhuận trong kỳ
Lợi nhuận bình quân =
cho một lao động Số lao động bình quân trong kỳ
1.3.2.2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ
a. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và hiệu suất sử dụng tài sản cố định
☻Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
- 16 -
Tài sản cố định là cơ sở vật chất của doanh nghiệp để phục vụ cho sản xuất
kinh doanh. Sử dụng hết công suất và có hiệu quả tài sản cố định hiện có là một trong
những biện pháp quan trọng để thực hiện tốt kế hoach sản xuất.
Lợi nhuận trong kỳ

H
q
TSCĐ
=
Nguyên giá bình quân TSCĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tham gia vào
quá trình sản xuất thì tạo ra đựơc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
☻Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
H
s
TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá tài sản cố địng bình quân tham
gia vào quá trình sản xuất thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng
lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định ngày càng tăng.
b. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và hiệu suất sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản sử dụng trong doanh
nghiệp. Nó có đặc điểm là tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất kinh doanh và
hoàn thành một vòng luân chuyển khi hết thời hạn sử dụng. Vốn cố định trong doanh
nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng chúng là rất
quan trọng để từ đó có thể đề ra phương pháp quản lý và sử dụng chúng một cách có
hiệu quả.
☻Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
H
s
VCĐ
=

Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu càng nhiều chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn cố định càng cao.
☻Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
- 17 -
H
s
VCĐ
=
Vốn dài hạn bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào quá
trình sản xuất thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao thì hiệu
quả sử dụng vốn cố định càng cao
1.3.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá sử dụng tài sản ngắn hạn và vốn lưu động
a. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng trước về đối tượng lao động và
tiền lương tồn tại trong hình thái nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm,…
Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị 1 lần và hoàn thành một lấn luân chuyển
trong chu kỳ sản xuất.
Vốn lưu động là công cụ phản ánh kiểm tra quá trình cung cấp và tiêu thụ của
doanh nghiệp. Vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư ở các khâu của
quá trình sản xuất. Ngoài ra, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh
số lượng vật tư có tiết kiệm ha không. Thời gian vốn lưu động nằm ở các khâu sản
xuất và lưu thông có hợp lý hay không. Do đó thông qua việc đánh giá tình hình luân
chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra toàn diện đối với mặt tiêu thụ và cung cấp của
doanh nghiệp.
☻Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng vốn lưu động
☻ Số vòng luân chuyển vốn lưu động

M
L =
Vốn lưu động bình quân
Trong đó :
M: là doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay đựơc bao nhiêu vòng trong một kỳ
☻Số ngày của một vòng luân chuyển vốn lưu động
360* Vốn lưu động bình quân
K =
M
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để hoàn thành một vòng luân chuyển.
- 18 -
☻Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân
H =
M
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn
lưu động bình quân.
☻Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Lợi nhuận thực hiện trong kỳ
H
q
=
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ bỏ vào hoạt động sản
xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.3.2.4 Nhóm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận
a. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận =

trên chi phí Tổng chi phí
(Trong đó: Tổng chi phí = giá vốn hàng bán + CPQLDN + CP bán hàng + CP khác )
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ hoạt động sản xuất kinh
doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
b. Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng vốn
Lợi nhuận
ROI =
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ thì sẽ thu đựơc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
doanh nghiệp làm ăn càng có hiệu quả.
c. Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận
R
e
=
Vốn chủ sở hữu bình quân
- 19 -
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ đã
mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ
việc sử vốn càng có hiệu quả.
d. Chỉ tiêu doanh lợi trên doanh thu
Lợi nhuận
R
P
=
Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu được từ hoạt động sản xuất kinh
doanh thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh
kết quả cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao

chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
1.3.2.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp
a. Tỷ số thanh toán hiện thời
Tổng tài sản
Tỷ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng toàn bộ tài sản hiện có của mình để
trang trải các khoản nợ của mình như thế nào.
b. Tỷ số thanh toán ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng toàn bộ tài sản ngắn hạn để trang
trải các khoản nợ ngắn hạn như thế nào.
c. Tỷ số thanh toán nhanh
Tiền và các khoản quy đổi nhanh thành tiền
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng tiền và các khoản quy đổi nhanh
thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn như thế nào.
d. Tỷ số thanh toán bằng tiền
- 20 -
Vốn bằng tiền
Tỷ số thanh toán bằng tiền =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể sử tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn như thế nào.
e. Hệ số thanh toán lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay =
Lãi vay phải trả
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận trước thuế và lãi vay để
trang trải các khoản lãi vay như thế nào. Hệ số nay đồng thời cũng đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao có nghĩa doanh nghiệp đã sử
dụng hiệu quả vốn vay.
f. Tỷ số nợ
Tổng nợ phải trả
Tỷ số nợ = * 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ số này cho biết trong toàn bộ nguồn vốn mà doanh nghiệp mà doanh nghiệp huy
động trong kỳ thì có bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả. Nếu chỉ số này càng tăng có
nghĩa là thì đây là dấu hiệu cho thấy tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp
đang giảm dần, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
g. Vòng quay vốn
Doanh thu
Vòng quay vốn =
Tổng tài sản bình quân
Tỷ số này cho biết bình quân một đồng vốn sử dụng trong kỳ đã mang lại cho doanh
nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu tỷ số này càng lớn thì khả năng hoạt động của
đồng vốn trong doanh nghiệp càng tốt, chứng tỏ đồng vốn trong doanh nghiệp sử
dụng có hiệu quả.
h. Vòng quay hàng tồn kho
- 21 -
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Trị giá hàng tồn kho
Số ngày cho một vòng quay hàng tồn kho là
360
N =

Vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số này cho biết bình quân trong một năm hàng hoá được xuất nhập bao nhiêu lần.
Vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì số ngày cho một vòng quay hàng tồn kho càng
nhỏ làm cho khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp càng tốt.
i. Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Trị giá các khoản phải thu bình quân
360
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay các khoản phải thu
Tỷ số vòng quay các khoản phải thu bình quân cho biết doanh nghiệp trong
năm có bao nhiêu lần thu được các khoản tiền của khách hàng và tỷ số kỳ thu tiền
bình quân cho biết mỗi lần thu tiền phải mất bao nhiêu ngày.
Tỷ số vòng quay các khoản phải thu càng tăng thì kỳ thu tiền bình quân càng
nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp thực hiên công tác thu tiền tốt, không để cho khách hàng
chiếm dụng vốn của doanh nghiệp lâu. Đây là dấu hiệu cho biết khả năng quản trị các
khoản phải thu của doanh nghiệp.
1.3.2.6 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
a. Tăng thu ngân sách nhà nước
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa
vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, đó là các loại thuế : thuế môn bài, thuế giá trị
gia tăng, thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp… nhà nước sẽ dùng các khoản này để
đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
b. Tạo công ăn việc làm cho người lao động
- 22 -
Nước ta là nước đang phát triển, thất nghiệp còn khá phỏ biến. Để tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động và thoát khỏi tình trạng lạc hậu về mặt sản xuất đòi hỏi
các doanh nghiệp phải tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.





























- 23 -
































Chương II


Phân tích hiệu quả
hoạt động sản xuất
kinh doanh c
ủa công
ty 584 Nha Trang
- 24 -
2.1 Giới thiệu khaí quát về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Sau khi đất nước giải phóng năm 1975, để đảm bảo cho việc tiêu thụ sản
phẩm thuỷ sản cuả ngư dân và các tổ chức đánh bắt cũng như phục vụ nhu cầu đời
sống đánh bắt của nhân dân, nhà nước đã thành lập trạm thu mua sản phẩm. Do
nhu cầu sản phẩm ngày càng cao và lượng nguyên liệu đánh bắt ngày càng nhiều,
năm 1977, Bộ Thuỷ Sản thành lập trạm thu mua thuỷ sản tại Nha Trang. Chức
năng của hai trạm lúc này chỉ là thu mua sản phẩm thuỷ sản của địa phương như
là: cá khô, nước mắm,… để giao lại cho nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước đối lưu
lại xăng dầu và ngư cụ để phục vụ đánh bắt.
Năm 1986, theo quyết định cảu chủ tịch hội đồng bộ trưởng hai trạm này
sát nhập thành một trực thuộc bộ thuỷ sản.
Năm 1987, Uỷ Ban Kế Hoạch nhà nước quyết định lấy tên trạm là Xí
nghiệp thuỷ sản Nha Trang. Lúc này, xí nghiệp thuỷ sản Nha Trang được thành
lập và trực thuộc công thuỷ sản khu vực II - Bộ Thuỷ Sản Việt Nam. Với chức
năng thu mua sản phẩm thuỷ sản để phân phối lại cho một số tỉnh không có nguồn
lợi thuỷ sản như : Lâm Đồng, Nam Định,…
Năm 1991, xí nghiệp bắt đầu sản xuất các loại sản phẩm như : cá khô, mắm
nêm, mắm ruốt , nước mắm,… Nhưng do nhu cầu thị trường đối với các loại sản
phẩm mắm nêm, mắm ruốt, nước mắm còn hạn chế thêm vào đó là sự hữu hạn về
năng lực sản xuất cũng như quy mô nên xí nghiệp không đủ kkhả năng để tiếp tục
các loại sản phẩm này. Do đó, để phù hợp với năng löïc sản xuất và nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh, xí nghiệp đã tiến hành chuyên môn hoá sản xuất, cắt

giảm, loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả. Đến nay, nhiệm chính của xí
nghiệp là sản xuất và kinh doanh mặt hàng duy nhất là nước mắm. Nhờ xác định
đúng hướng đi nên xí nghiệp ngày càng lớn mạnh, quy mô sản xuất không ngừng
được mở rộng từ chỗ sức chứa chỉ 100 tấn đến nay sức chứa đã là 1500 tấn. Từ
chỗ chỉ sản xuất nước mắm đóng can thấp đạm, đến năm 2003, xí nghiệp đã sản
xuất được 1.200.000 lít nước mắm đóng can và 1.200.000 chai nước mắm các
loại. Doanh thu của xí nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm, lúc đầu chỉ vài
chục triệu đến năm 2003 đã là 10 tỷ đồng năm.
- 25 -
Đi đôi với việc tập trung vào hoạt động sản xuất king doanh bảo đảm chất
lượng của sản phẩm thì xí nghiệp cũng đã không quên chú trọng công tác
marketing : nghiên cứu nhu cầu thị trường, mở rộng thêm mạng lưới tiêu thụ sản
phẩm thông qua việc không cải tiến về chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, gia
tăng sự tiện ích cho khách hàng bằng cách sử dụng các loại túi xốp, thùng giấy
xách tay. Sự nỗ lực của xí nghiệp đã được đền bù một cách xứng đáng. Sản phẩm
của xí nghiệp đã được người tiêu dùng yêu thích, tin tưởng thể hiện qua việc thị
trường không ngừng được mở rộng. Sản phẩm của xí nghiệp đã có mặt trên 20
tỉnh thành của cả nước như: Thái Nguyên, Nam Định, Long Xuyên, Tp Hồ Chí
Minh, Khánh Hoà, Hà Nội, bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng,
Đaklak, Thái Bình, Ninh Bình,… nhưng tập trung chủ yếu là ở các thành phố lớn :
Tp Hồ Chi Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nha Trang. Đặc
biệt là trong 5 năm ( từ năm 1999 đến năm 2003 ) sản phẩm của xí nghiệp được
người tiêu dùng bình chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao “ do báo Sài Gòn
Tiếp Thị tổ chức.
Đến năm 2004 nhà nước đã chủ trương “Rao bán, khoán, cho thuê, giải thể,
sáp nhập” các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả, thua lỗ kéo dài.
Công ty thuỷ sản khu vực II không còn phù hợp với điều kiện kinh tế mới nên đã
bị phá sản. Tuy nhiên trong công ty có một số thành viên còn làm ăn hiệu quả và
xí nghiệp Thuỷ sản là một trong số đó nên nhà nước đã chuyển xí nghiệp Thuỷ
sản Nha Trang sang tổng công ty XNK Thuỷ sản miền Trung và lấy tên là công ty

cổ phần Thuỷ sản 584 Nha Trang.
Tháng 3/2006 xí nghiệp được chính thức cổ phần hoá và đổi tên là công ty
cổ phần Thuỷ Sản 584 Nha Trang
Tên công ty : Công ty cổ phần Thuỷ sản 584 Nha Trang.
Địa chỉ : 584 Lê Hồng Phong – Nha Trang – Khánh Hoà
Điện thoại : 058.881176
Fax: 0258.884442
Tài khoản tiền gưỉ :421101000009
Tài khoản tiền vay: 211103_000009
Mã số thuế : 4200636551

×