Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Kỹ năng tạo lập tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.91 KB, 30 trang )

HỌC VIỆN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
*************************
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
o0o
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: Kỹ Năng Tạo Lập Văn Bản Tiếng Việt


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TRẦN THANH MAI
SINH VIÊN THỰ HIỆN : ĐỖ THỊ NGUYỆT
LỚP : L14CQCN
NHÓM : 8
Hà Nội, Năm 2014
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn



























SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh/chị về môn học Kỹ năng tạo lập văn
bản. Theo anh/chị, sinh viên cần tiếp thu những gì để có thể phát huy được tốt
nhất kỹ năng tạo lập văn bản trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp ?
I. Hiểu biết về môn học Kỹ năng tạo lập văn bản:
Máy tính từ lâu đã trở thanh một công cụ trợ thủ đắc lực trong công việc với nhiều
người. Đổi với các bạn sinh viên thì nhiều người được tiếp xúc với máy tính từ khi
còn là học sinh, ở gia đình hay trong các giờ học về tin học, việc soạn thảo một văn
bản hay sử dụng các công cụ trong ứng dụng Microsoft Office Word không còn gì là
xa lạ. Tuy nhiên, để soạn thảo một văn bản đúng chuẩn về quy tắc các thể thức thì hẳn
hầu như sẽ có rất ít sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu này
Hiểu được những hạn chết còn tồn tại đó, môn học Kỹ năng tạo lập văn bản được
soạn thảo giáo trình, đưa vào giảng dạy trong Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn
Thông nói riêng và các trường Đại học khác nói chung, nhằm giúp sinh viên có thể
hoàn thiện được kỹ năng này, đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lại
a) Nội dung môn học:
Môn học này cung cấp những kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt qua quy trình từng bước cụ thể. Kỹ năng sử dụng tiếng Việt giới thiệu cho sinh
viên những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định chủ đề, dựng cấu trúc đoạn, soạn

văn bản và biên tập văn bản, tập trung vào những văn bản thường gặp trong đời sống
và kinh doanh như đơn từ, báo và tạp chí
Môn học sẽ giúp chúng ta hiểu và nắm rõ các quy tắc, kỹ năng soạn thảo một văn
bản, giúp chúng ta soạn thảo một văn bản đúng về cả hình thức lẫn nội dung. Khi đã
nắm rõ các quy tắc này rồi, chúng ta sẽ hạn chế được tối đa các lỗi gặp phải khi soạn
thảo một văn bản, thậm chí là không gặp bất kì trở ngại nào.
b) Mục tiêu môn học:
Môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt cung cấp kiến thức để sinh viên có thể:
- Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách sang rõ, lưu loát, thuyết
phục trong cuộc sống cũng như trong công việc
- Tôn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sang của ngôn ngữ mẹ đẻ.
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
II. Để Phát huy tốt kỹ năng tạo lập văn bản trong quá trình học tập và sau khi ra
trường ?
a. Phương thức tiến hành môn học
Mỗi buổi học đề có một lượng bài tập nhất định để làm rõ những khái niệm mới và
giúp sinh viên vận dụng khái niệm đó đê tự mình tạo lập văn bản.
- Giờ lý thuyết và bài tập: có thể theo một trong hai quy trình sau:
+ Làm việc cá nhân: Sinh viên làm bài tập riêng và chuyển chon hay để
biên tập, phân tích và sửa chữa.
+ Làm việc nhóm: tưng nhóm thực tập soạn thảo, sau đó cử ra đại diện để
trình bày và các nhóm khác góp ý.
- Giờ tự học: Đọc sách tham khảo, ứng dụng các khái niệm và nguyên tắc đã
học để phân tíc đánh giá các văn bản trong đời sống.
b. Kết quả đạt được sau khi học môn này
Sau khi học xong môn này, sinh viên có thể làm được những việc sau đây:
+ Hạn chết tối đa lỗi chính ta, ngữ pháp và phong cánh khi viết, nhận ra và sửa được
lỗi chính tả, ngữ pháp và phong cách trong một văn bản bất kỳ.
+ Nắm bắt được luận điểm chính và phân tích được cánh lập luận trong văn bản bất

kỳ. nêu được nguyên nhân tại sao một văn bản chưa thực hiện được nhiệm vị truyền
tải thông và thuyết phục người đọc, chỉ ra được phương án biên tập, liên hệ được với
các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
+ Có ý thức tổ chứ chủ đề và cấu trúc văn bản trước và sau khi viết
+ Ghi nhớ những nguyên tắc và yêu cầu cụ thể đối với một số dạng văn bản thường
dùng (đơn, email, báo cáo…) và biết cách tạo lập văn bản một cách hiệu quả, lưu loát.
Câu 2: Trình bày thể thức và kỹ thuật trình bày nội dung văn bản hành chính. Tại
sao phải soạn thảo văn bản đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản ?
I. Thể thức và kỹ thuật trình bày nội dung văn bản hành chính:
+ Quốc hiệu:
1. Thể thức
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
2. Kỹ thuật trình bày
Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở
phía trên, bên phải.
Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày
bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
Dòng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ
chữ từ 13 đến 14 (nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dòng thứ hai cỡ chữ 13; nếu dòng
thứ nhất cỡ chữ 13, thì dòng thứ hai cỡ chữ 14), kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh
giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ
có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ
dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline)
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản:
1. Thể thức
Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Quốc hội;
Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân

dân các cấp; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập
đoàn Kinh tế nhà nước
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức chủ quản
trực tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty mẹ) và tên của cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản.
a) Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc được viết tắt
theo quy định tại văn bản thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp
nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
b) Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ thông
dụng như Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), Việt Nam (VN)
2. Kỹ thuật trình bày
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2; chiếm khoảng 1/2
trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên trái.
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ
như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng. Nếu tên cơ quan, tổ chức chủ quản dài, có
thể trình bày thành nhiều dòng.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như
cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ
chức chủ quản; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2
độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức
ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng
+ Số, ký hiệu của văn bản:
1. Thể thức
a) Số của văn bản
Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổ chức. Số của
văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc
vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

b) Ký hiệu của văn bản
- Ký hiệu của văn bản có tên loại bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản theo bảng chữ
viết tắt tên loại văn bản và bản sao kèm theo Thông tư này (Phụ lục I) và chữ viết tắt
tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước (áp dụng đối với chức danh Chủ tịch
nước và Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản
- Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà
nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị (vụ, phòng, ban, bộ phận) soạn
thảo hoặc chủ trì soạn thảo công văn đó (nếu có)
2. Kỹ thuật trình bày
Số, ký hiệu của văn bản được trình bày tại ô số 3, được đặt canh giữa dưới tên cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản.
Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu
chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm; với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
phía trước; giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết
tắt ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-) không cách chữ
+ Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản:
1. Thể thức
a) Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng
của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở; đối với những đơn vị hành
chính được đặt tên theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên
gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó, cụ thể như sau:
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức Trung ương là tên của tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở
b) Ngày, tháng, năm ban hành văn bản
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban hành.
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số chỉ ngày, tháng,
năm dùng chữ số Ả-rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi

thêm số 0 ở trước, cụ thể:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 2009
Quận 1, ngày 10 tháng 02 năm 2010
2. Kỹ thuật trình bày
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng
với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ
nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy; địa
danh và ngày, tháng, năm được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu.
+ Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản:
1. Thể thức
Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Khi ban
hành văn bản đều phải ghi tên loại, trừ công văn.
Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái
quát nội dung chủ yếu của văn bản.
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
2. Kỹ thuật trình bày
Tên loại và trích yếu nội dung của các loại văn bản có ghi tên loại được trình bày tại ô
số 5a; tên loại văn bản (nghị quyết, quyết định, kế hoạch, báo cáo, tờ trình và các loại
văn bản khác) được đặt canh giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm;
trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản, bằng chữ
in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét
liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ
+ Nội dung văn bản:
1. Thể thức
a) Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản.
Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau:
- Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;
- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định của
pháp luật;

- Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;
- Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ
nước ngoài nếu không thực sự cần thiết). Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định
rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản;
- Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn ngữ tiếng Việt
dễ hiểu. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể
viết tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong dấu ngoặc
đơn ngay sau từ, cụm từ đó;
- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu văn
bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, trích
yếu nội dung văn bản (đối với luật và pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của luật, pháp
lệnh)
- Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo Phụ lục VI - Quy định viết
hoa trong văn bản hành chính.
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
b) Bố cục của văn bản
Tùy theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban hành,
phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc
được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định
Đối với các hình thức văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều thì phần,
chương, mục, điều phải có tiêu đề.
2. Kỹ thuật trình bày
Phần nội dung (bản văn) được trình bày bằng chữ in thường (được dàn đều cả hai lề),
kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14 (phần lời văn trong một văn bản phải dùng cùng
một cỡ chữ); khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải phải lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1
default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt; khoảng
cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn
(single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên; khoảng cách tối đa

giữa các dòng là 1,5 dòng (1,5 lines).
Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải
xuống dòng, cuối dòng có dấu “chấm phẩy”, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu
“phẩy”.
Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản,
điểm thì trình bày như sau:
- Phần, chương: Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày
trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ
đứng, đậm. Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề (tên) của phần,
chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14,
kiểu chữ đứng, đậm;
- Mục: Từ “Mục” và số thứ tự của mục được trình bày trên một dòng riêng, canh
giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của
mục dùng chữ số Ả - rập. Tiêu đề của mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng
chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
- Điều: Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường,
cách lề trái 1 default tab, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu
chấm; cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng, đậm;
- Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu
chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng; nếu khoản có
tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ
in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng;
- Điểm: Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự abc,
sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn
(13-14), kiểu chữ đứng.
Trường hợp nội dung văn bản được phân chia thành các phần, mục, khoản, điểm thì
trình bày như sau:
- Phần (nếu có): Từ “Phần” và số thứ tự của phần được trình bày trên một dòng riêng,

canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; số thứ tự
của phần dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của phần được trình bày ngay dưới, canh giữa,
bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Mục: Số thứ tự các mục dùng chữ số La Mã, sau có dấu chấm và được trình bày
cách lề trái 1 default tab; tiêu đề của mục được trình bày cùng một hàng với số thứ tự,
bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu
chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng; nếu khoản có
tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ
in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng, đậm;
- Điểm trình bày như trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương,
mục, điều, khoản, điểm.
+ Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền:
1. Thể thức
a) Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
- Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước
tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức
b) Chức vụ của người ký
Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong
cơ quan, tổ chức; chỉ ghi chức vụ như Bộ trưởng (Bộ trưởng, Chủ nhiệm), Thứ
trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc, Q. Giám đốc (Quyền Giám
đốc) v.v…, không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định như: cấp phó
thường trực, cấp phó phụ trách, v.v…; không ghi lại tên cơ quan, tổ chức, trừ các văn
bản liên tịch, văn bản do hai hay nhiều cơ quan, tổ chức ban hành; việc ký thừa lệnh,
ký thừa ủy quyền do các cơ quan, tổ chức quy định cụ thể bằng văn bản.
Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn (không thuộc cơ cấu tổ chức của cơ
quan được quy định tại quyết định thành lập; quyết định quy định chức năng, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan) ban hành là chức danh lãnh đạo của người ký văn bản

trong ban hoặc hội đồng. Đối với những ban, hội đồng không được phép sử dụng con
dấu của cơ quan, tổ chức thì chỉ ghi chức danh của người ký văn bản trong ban hoặc
hội đồng, không được ghi chức vụ trong cơ quan, tổ chức.
Chức vụ (Chức danh) của người ký văn bản do hội đồng hoặc ban chỉ đạo của Nhà
nước ban hành mà lãnh đạo Bộ Xây dựng làm Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban, Chủ
tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng
c) Họ tên bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản
Đối với văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và
các danh hiệu danh dự khác. Đối với văn bản giao dịch; văn bản của các tổ chức sự
nghiệp giáo dục, y tế, khoa học hoặc lực lượng vũ trang được ghi thêm học hàm, học
vị, quân hàm.
2. Kỹ thuật trình bày
Quyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày tại ô số 7a; chức vụ khác của người
ký được trình bày tại ô số 7b; các chữ viết tắt quyền hạn như: “TM.”, “KT.”, “TL.”,
“TUQ.” hoặc quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày chữ in hoa, cỡ chữ
từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
Họ tên của người ký văn bản được trình bày tại ô số 7b; bằng chữ in thường, cỡ chữ
từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa so với quyền hạn, chức vụ của
người ký.
Chữ ký của người có thẩm quyền được trình bày tại ô số 7c.
+ Dấu của cơ quan, tổ chức:
1. Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3
Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về
công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan; việc đóng dấu giáp lai đối
với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định
tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.
2. Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào
khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ

giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.
+ Nơi nhận:
1. Thể thức
Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản và có
trách nhiệm như để xem xét, giải quyết; để thi hành; để kiểm tra, giám sát; để báo
cáo; để trao đổi công việc; để biết và để lưu.
Nơi nhận phải được xác định cụ thể trong văn bản. Căn cứ quy định của pháp luật;
căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và quan hệ công tác; căn
cứ yêu cầu giải quyết công việc, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo
có trách nhiệm đề xuất những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản trình
người ký văn bản quyết định.
Đối với văn bản chỉ gửi cho một số đối tượng cụ thể thì phải ghi tên từng cơ quan, tổ
chức, cá nhân nhận văn bản; đối với văn bản được gửi cho một hoặc một số nhóm đối
tượng nhất định thì nơi nhận được ghi chung
Đối với công văn hành chính, nơi nhận bao gồm hai phần:
- Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn
vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
- Phần thứ hai bao gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các
cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.
2. Kỹ thuật trình bày
- Từ “Kính gửi” và tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bản được trình
bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng;
- Sau từ “Kính gửi” có dấu hai chấm; nếu công văn gửi cho một cơ quan, tổ chức
hoặc một cá nhân thì từ “Kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được trình
bày trên cùng một dòng; trường hợp công văn gửi cho hai cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân trở lên thì xuống dòng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ
quan, tổ chức, cá nhân được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu
dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy, cuối dòng cuối cùng có dấu chấm; các gạch đầu

dòng được trình bày thẳng hàng với nhau dưới dấu hai chấm.
+ Các thành phần khác:
1. Thể thức
a) Dấu chỉ mức độ mật
Việc xác định và đóng dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật), dấu thu hồi đối với
văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 5, 6, 7, 8
của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000.
b) Dấu chỉ mức độ khẩn
Tùy theo mức độ cần được chuyển phát nhanh, văn bản được xác định độ khẩn theo
bốn mức sau: khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc, hỏa tốc hẹn giờ; khi soạn thảo văn bản có
tính chất khẩn, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đề xuất mức độ khẩn trình
người ký văn bản quyết định.
c) Đối với những văn bản có phạm vi, đối tượng được phổ biến, sử dụng hạn chế, sử
dụng các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành như “TRẢ LẠI SAU KHI HỌP (HỘI NGHỊ)”,
“XEM XONG TRẢ LẠI”, “LƯU HÀNH NỘI BỘ”.
d) Đối với công văn, ngoài các thành phần được quy định có thể bổ sung địa chỉ cơ
quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-Mail); số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ
trang thông tin điện tử (Website).
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
đ) Đối với những văn bản cần được quản lý chặt chẽ về số lượng bản phát hành phải
có ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành.
e) Trường hợp văn bản có phụ lục kèm theo thì trong văn bản phải có chỉ dẫn về phụ
lục đó. Phụ lục văn bản phải có tiêu đề; văn bản có từ hai phụ lục trở lên thì các phụ
lục phải được đánh số thứ tự bằng chữ số La Mã.
g) Văn bản có hai trang trở lên thì phải đánh số trang bằng chữ số Ả-rập.
2. Kỹ thuật trình bày
a) Dấu chỉ mức độ mật
Con dấu các độ mật (TUYỆT MẬT, TỐI MẬT hoặc MẬT) và dấu thu hồi được khắc
sẵn theo quy định tại Mục 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9 năm 2002

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000. Dấu độ mật được đóng vào ô
số 10a, dấu thu hồi được đóng vào ô số 11.
b) Dấu chỉ mức độ khẩn
Con dấu các độ khẩn được khắc sẵn hình chữ nhật có kích thước 30mm x 8mm,
40mm x 8mm và 20mm x 8mm, trên đó các từ “KHẨN”, “THƯỢNG KHẨN”, “HỎA
TỐC” và “HỎA TỐC HẸN GIỜ” trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ Times New
Roman cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và đặt cân đối trong khung hình chữ
nhật viền đơn. Dấu độ khẩn được đóng vào ô số 10b. Mực để đóng dấu độ khẩn dùng
màu đỏ tươi.
c) Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành trình bày tại ô số 11; các cụm từ “TRẢ LẠI SAU
KHI HỌP (HỘI NGHỊ)”, “XEM XONG TRẢ LẠI”, “LƯU HÀNH NỘI BỘ” trình
bày cân đối trong một khung hình chữ nhật viền đơn, bằng chữ in hoa, phông chữ
Times New Roman, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-Mail); số điện thoại, số Telex, số
Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website). Các thành phần này được trình bày tại
ô số 14 trang thứ nhất của văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 11 đến 12, kiểu chữ
đứng, dưới một đường kẻ nét liền kéo dài hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản.
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
đ) Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành
Được trình bày tại ô số 13; ký hiệu bằng chữ in hoa, số lượng bản bằng chữ số Ả-rập,
cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng.
e) Phụ lục văn bản
Phụ lục văn bản được trình bày trên các trang riêng; từ “Phụ lục” và số thứ tự của phụ
lục được trình bày thành một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14,
kiểu chữ đứng, đậm; tên phụ lục được trình bày canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ
13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
g) Số trang văn bản

Số trang được trình bày tại góc phải ở cuối trang giấy (phần footer) bằng chữ số Ả-
rập, cỡ chữ 13-14, kiểu chữ đứng, không đánh số trang thứ nhất. Số trang của phụ lục
được đánh số riêng theo từng phụ lục.
II. Phải soạn thảo văn bản đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản vì :
+ Đảm bảo tính chuẩn mực của văn bản ở các hình thức và nội dung: thể thức là
những quy định chung về cách trình bày bố cục văn bản áp dụng cho tất cả văn bản
hành chính. Vì vậy việc tiaan thủ theo thể thức là bắt buộc, ngoài ra khi tuân thủ đúng
thể thức lại có tác động đến tính chuẩn mực của văn bản ở các hình thức và nội dung
+ Đảm bảo tính pháp lý của văn bản: việc tuân thủ thể thức sẽ góp phần khẳng định
giá trị pháp ly và tính hiệu lực của văn bản đã được ban hành
+ Đảm bảo sự trang trọng, nghiêm túc: một văn bản bắt buộc được soạn thảo theo
và được chứng thực theo đúng hình thức quy phạm, thei đúng mẫu nhất định. Các từ
ngũ được dùng trong văn bản phải lịch sự, lễ độ. Sự lịch sự, lễ độ cũng tạo ra sự trang
trọng, nghiêm túc….
+ Việc soạn thảo văn bản đúng thể thức cũng thể hiện năng lực vào trình độ quản lý
của người soản thảo và cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
Câu 3: Soạn thảo báo cáo tổng kết công tác Đoàn của một chi đoàn thuộc Học
viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG HỌC VIỆN BƯU CHÍNH
VIỄN THÔNG
Số: 28 BC/ĐTN
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014
BÁO CÁO
Tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên Học Viện
năm 2014
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Tình hình tư tưởng đoàn viên, học sinh sinh viên trường.

Trong năm học 2014 Tuổi trẻ trường Học Viện Bưu Chính Viễn Thông đã nhận được
sự quan tâm chăm lo của Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội để được học
tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
Tuổi trẻ trường Học Viện Bưu Chính Viễn Thông đã đoàn kết, chung sức cùng toàn
trường phát huy truyền thống yêu nước, đóng góp nhiều công sức xây dựng nhà
trường ngày càng phát triển. Đại bộ phận thanh niên trong trường giác ngộ lý tưởng,
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có ước mơ, hoài bão để khắc phục những khó
khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Hầu hết Đoàn viên thanh niên nhà trường có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên
môn; có khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy,
học tập và trong sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật.Thanh niên có nguyện vọng
chính đáng mong được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện giảng dạy, học tập
nâng cao trình độ, mong được làm công tác theo đúng chuyên ngành được đào tạo sau
khi ra trường, được giao lưu, vui chơi, giải trí, tham quan, đi thực tế…
Tư tưởng trong thanh niên toàn trường ổn định, tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của
Đảng và nhà nước, không bị dao động trước khó khăn thử thách, không bị kẻ thù lung
lay ý chí; Đặc biệt tinh thần tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, tích cực, ý thức
cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái, cần cù chịu khó; tích cực học tập nghiên cứu
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Tuy nhiên đoàn viên thanh niên nhà trường còn gặp nhiều khó khăn như: Một số sinh
viên hệ tại chức, hệ liên thông chủ yếu vừa học vừa làm và học vào các ngày cuỗi
tuần nên còn hiện tượng ỷ nại, tự ty, lười học tập, rèn luyện, thiếu tích cực trong các
hoạt động tập thể; Một số sinh viên ngại tham gia hoạt động, chậm cập nhật với tiến
bộ khoa học kỹ thuật, tình hình kinh tế xã hội. Ở một số chuyên ngành sinh viên ra
trường gặp nhiều khó khăn trong xin việc tạo tâm lý lo lắng, thiếu an tâm trong học
tập, rèn luyện và các hoạt động.
2. Công tác cán bộ.
- Ban Chấp hành Trường HV Bưu Chính Viễn Thông hiện nay có 27 đồng chí.

- Ban Thường vụ Đoàn trường có 09 đồng chí, tuổi trung bình là 29 tuổi.
- Cán bộ giáo viên có 08 đồng chí, tuổi bình quân là 30 tuổi.
Các đồng chí cán bộ Đoàn trường HV Bưu Chính Viễn Thông đã cơ bản có trình độ
chuyên môn về đại học và sau đại học còn một số đồng chí đang theo học các lớp
ngắn hạn và dài hạn đào tạo tại các trường đại học nên có một phần ảnh hưởng đến
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện công tác Đoàn và phong
trào thanh niên trong thời gian qua.
II. TÓM TẮT NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT TRÊN CÁC MẶT CÔNG TÁC CỦA
ĐOÀN TRƯỜNG VÀ HỘI SINH VIÊN NĂM 2014.
1. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức - lối sống, giáo dục văn hóa, truyền
thống cho đoàn viên, học sinh, sinh viên
Xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn, Hội ở trường đại học nên
Đoàn trường, Hội sinh viên luôn coi trọng và thực hiện tốt công tác này. Để công tác
Đoàn và phong trào thanh niên đạt hiệu quả cao, Đoàn trường, Hội sinh viên đã tập
trung tìm ra nhiều hình thức phong phú, thiết thực, đồng thời đã chủ động đề xuất với
Nhà trường, phối hợp cùng các bộ phận chức năng trong trường kịp thời nắm bắt và
cung cấp những thông tin cần thiết đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục chính trị tư
tưởng cho học sinh, sinh viên.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
Công tác tuyên truyền được chú trọng gắn với việc xây dựng các kế hoạch, hướng
dẫn, đề cương và phối hợp với các phòng ban tuyên truyền nhân các ngày lễ lớn, sự
kiện chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật của đất nước, địa phương, với các phong trào thi
đua yêu nước nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn. Nhiều nội dung tuyên truyền được chú
trọng như tuyên truyền về các thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn; về
gương người tốt việc tốt, các điển hình làm theo đạo đức Bác Hồ, tuyên truyền về
phòng, chống dịch bệnh v.v Nội dung thông tin đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ. Công tác thông tin truyền thông cổ động trực quan đạt kết quả tốt.
+ Duy trì thường xuyên hoạt động của Đoàn, Hội trên website của trường nhằm tuyên

truyền và phổ biến các kế hoạch hoạt động cũng như đưa tin tức về hoạt động của tổ
chức Đoàn, Hội và các cơ sở đoàn trực thuộc.
+ 100% sinh viên tham gia học giáo dục công dân đầu và cuối năm học.
+ 100% sinh viên tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu an toàn giao thông".
+ Chỉ đạo các Liên chi đoàn tổ chức giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm học tập,
nghiên cứu khoa học.
+ Tổ chức các chương trình phát thanh nhân các ngày lễ lớn, chào mừng ngày Nhà
giáo Việt Nam (20 - 11), ngày thành lập Đảng (3-2) ngày Quốc tế Phụ nữ (8 - 3),
ngày Thành lập Đoàn (26 - 3), ngày sinh nhật Bác (19-5)
+ Triển khai sâu rộng và hiệu quả Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”.
+ Tổ chức cho đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt Đoàn trường và các đơn vị, Bí thư, Lớp
trưởng toàn Trường học tập các Nghị quyết, Hội nghị của Đảng, của Đoàn và chính
sách pháp luật của Nhà nước.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở đoàn tổ chức sinh hoạt chi đoàn định kỳ đầy đủ
theo các chủ đề đa dạng, phong phú và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể
thao từ cấp chi đoàn, liên chi đoàn, Đoàn trường. Tăng cường tổ chức các diễn đàn về
lối sống sinh viên, thảo luận các biện pháp nâng cao chất lượng học tập. Chú trọng
giáo dục về ý thức pháp luật, kỷ cương của Nhà trường như: thực hiện an toàn giao
thông, xây dựng môi trường sư phạm văn hoá lành mạnh.
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
- Tổ chức các sự kiện sinh hoạt chính trị, giáo dục lịch sử, truyền thống:
+ Đoàn trường quán triệt trong đoàn viên thanh niên những kiến thức cơ bản về chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội XI của trung ương Đảng. Các chủ trương công tác
của Đoàn đã được cấp bộ đoàn tập trung thực hiện có hiệu quả với nhiều nội dung và
cách làm sáng tạo, thông qua các đợt sinh hoạt chính trị: “tuần sinh hoạt công dân
HSSV” đầu năm học, cuộc vận động “Tuổi trẻ Bắc Giang học tập và làm theo lời
Bác”, học tập 6 bài lý luận chính trị…các Đoàn cơ sở đã tổ chức các cuộc thi viết….

+ Công tác giáo dục truyền thống được tăng cường thông qua việc phối hợp với các
phòng, khoa, tổ chức Đoàn thể trong trường tổ chức nhiều hoạt động cấp trường, Liên
chi đoàn, chi đoàn nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn của Đảng, dân tộc, của Nhà
trường, của Đoàn, Hội. Đáng chú ý là việc tổ chức có hiệu quả các cuộc thi tìm hiểu,
các cuộc vận động, các cuộc trao đổi, tọa đàm, nghe nói chuyện chuyên đề, các hoạt
động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao với nhiều hình thức phong phú, thiết thực từ
chi đoàn thu hút đông đảo cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên tham gia.
+ Tổ chức mít tinh, ôn lại truyền thống, lịch sử hào hùng của dân tộc qua các ngày lễ
lớn từ đó giáo dục cho đoàn viên thanh niên học tập, noi gương thế hệ cha ông trong
công cuộc xay dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Đoàn trường tổ chức long trọng "Lễ kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh".
- Tổ chức chương trình phát thanh số 5 với chủ đề kỷ niệm 31 năm ngày nhà giáo
Việt Nam 20.11 với các chuyên mục hấp dẫn, có ý nghĩa.
- Tổ chức sinh hoạt chi đoàn và tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
gắn với chương trình "Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam"; tiếp tục thực hiện kế
hoạch tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tập thể, thanh niên tiên tiến làm theo lời
Bác. Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các phong trào hành động cách
mạnh, các hoạt động có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng
11; trong đó tập trung chỉ đạo các chi đoàn sinh hoạt theo chủ đề “Con đường cách
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
mạng của thanh niên”; tăng cường công tác hướng dẫn học tập 6 bài học lý luận
chính trị cho đoàn viên, thanh niên. Tổ chức các hoạt động thi đua trong đội ngũ đoàn
viên cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên trong nhà trường thực hiện các cuộc vận
động lớn, các phong trào thi đua mà ngành GD phát động như: , Cuộc vận động "Hai
không", cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng
tạo" Thực hiện tốt Quy định về đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo,Các phong trào thi

đua như: Dạy tốt - học tốt, "Xây dựng trường học thân thiện HS tích cực".
- Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật Giao
thông đường bộ tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh. Cuối tháng 9, đầu tháng 10, các
cấp bộ Đoàn trong trường đã tham gia tích cực vào Giải thi đấu bóng đá “Sinh viên
sống lành mạnh” lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền bên lề như: Tuyên truyền
bằng Pano, tranh, ảnh, tổ chức các trò chơi liên quan đến vấn đề uống rượu bia khi
tham gia giao thông, phát hơn 100 bộ quần áo cầu thủ có in các biểu tượng tuyên
truyền về ATGT miễn phí; giao lưu, tọa đàm với khoảng 10 đại biểu người nước
ngoài về tình hình ATGT của trường. tổ chức được 2 buổi tuyên truyền trên hệ thống
loa truyền thanh, tổ chức phát sổ miễn phí tuyên truyền về các quy định của pháp luật
khi tham gia giao thông ;
- Tổ chức chương trình phát thanh số 4 với chủ đề “Phụ nữ” nhân kỷ niệm 83 năm
thành lập Hội lien hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10 với các chuyên mục hấp dẫn, có ý
nghĩa.
- Định hướng sinh hoạt chi đoàn tháng 10/2014 với nhiều nội dung thiết thực trên
wepsite nhà trường.
- Tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật:
+ Chỉ đạo các Liên chi Đoàn, Đoàn trực thuộc tổ chức "Hội thi Tiếng hát học đường
lần thứ I" và tổ chức thành công Hội thi cấp Trường. Đêm Chung khảo gây ấn tượng
sâu sắc cho hơn hàng ngìn khán giả với sự tham dự của lãnh đạo Nhà trường. Hội thi
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
được tổ chức công phu với nội dung, chất lượng tốt, được dư luận đánh giá cao.
+ Tham gia và đạt thành tích cao trong Hội thi Văn nghệ khối các trường chuyên
nghiệp Tỉnh Bắc Giang và đã đạt Giải nhì toàn đoàn .
+ Các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm sinh viên ngày càng được mở rộng và hoạt động
thường xuyên như: Đội tình nguyện tại chỗ, Đội tuyên truyền vận động hiến máu, đội
phát thanh, đội văn nghệ xung kích, câu lạc bộ tiếng hát học đường, câu lạc bộ vũ
điệu trẻ, nhóm an toàn giao thong Handicap các đội hình chuyên, đội hình tình
nguyện chiến dịch tình nguyện hè…. Đoàn trường xác định đây là môi trường giáo

dục lành mạnh trang bị các "kỹ năng mềm" cho sinh viên.
+ Duy trì việc tổ chức học hát các bài hát truyền thống cho các cán bộ đoàn, hạt nhân
văn nghệ của các chi Đoàn
+ Đoàn viên, sinh viên nhà trường tích cực tham gia cuộc thi "Lái xe moto an toàn"
cấp trường.
- Trong tháng 5 và tháng 11 đoàn trường, Hội sinh viên trường phối hợp với Hội chữ
thập đỏ Tỉnh Bắc Giang, Viện huyết học và truyền máu trung ương tổ chức "Hiến
máu tình nguyện", kết quả đạt được gần 250 đơn vị máu
- Đội sinh viên tình nguyện của nhà trường duy trì tổ chức vui chơi thường xuyên cho
các cháu thiếu niên, nhi đồng là con em cán bộ trong trường vào các dịp lễ tết như:
Rằm Trung thu, Tết Thiếu nhi 1/6
- Thiết thực hưởng ứng phong trào "5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội”, trong
"Chiến dịch Mùa hè thanh niên tình nguyện năm 2013 - 2014", Đoàn trường tổ chức
các đội TNTN như: thành lập 01 đội TNTN tiếp sức mùa thi, 01 đội TNTN làm công
tác xã hội tại xã Tuấn Đạo – huyện Sơn Động, 01 đội TNTN làm công tác xã hội tại
xã Việt Tiến huyện Việt Yên, 01 đội TNTN làm công tác đảm bảo trật tự ATGT tại
trường. Trong đợt tình nguyện tại địa phương, các đội TNTN đã để lại ấn tượng tốt
đẹp về hình ảnh sinh viên trường Đại học Nông lâm Bắc Giang. Ngoài việc hoàn
thành tốt các công việc do Đoàn trường, địa phương giao, đội SVTN cũng đã tặng 10
suất quà (200.000đ/suất) cho các gia đình chính sách tại địa phương; tặng 5 suất
quà(200.000đ/suất) cho các gia đình chính sách trong nhà trường, cùng với các tổ
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
chức chính trị trong nhà trường bàn giao trao tặng nhiều nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn
kết cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Huyện Việt Yên
và Sơn Động.
Như vậy, với các hoạt động nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục tinh
thần đoàn kết, chia sẻ cộng đồng và trách nhiệm xã hội cho học sinh, sinh viên
Trường ĐH Nông lâm Bắc Giang. Các hoạt động này được Đảng uỷ, Ban Giám hiệu
Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí và các điều kiện vật chất khác, được

các địa phương có SVTN Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang về công tác đánh giá cao.
Thông qua hoạt động tình nguyện, đoàn viên thanh niên Nhà trường có cơ hội khẳng
định mình trong cộng đồng xã hội và khẳng định công tác giáo dục toàn diện của
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang.
* Xung kích bảo vệ Tổ quốc, an ninh chính trị và trật tự an toàn XH
Hàng năm đoàn trường tích cực tham gia vào các phong trào xây dựng môi trường
học đường, phòng chống các tệ nạn xã hội.
Tuổi trẻ Ban quản lý Khu nội trú đảm bảo trật tự an ninh trong Nhà trường; duy trì
hoạt động của đội TNXK. Nhìn chung, các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự, phòng
chống các tệ nạn xã hội trong nhà trường đã đi vào chiều sâu, góp phần tích cực vào
việc xây dựng, bảo vệ môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh cho đoàn viên và
cũng là sự khẳng định về việc phát triển ý thức, trách nhiệm của mình trước xã hội
của ĐVTN.
* Xung kích thực hiện cải cách hành chính
Chủ động chỉ đạo các LCĐ, đoàn trực thuộc và các chi đoàn tổ chức các buổi tọa
đàm, hội thảo bàn về “văn minh học đường”, “bảo vệ của công”, “sử dụng điện nước
tiết kiệm”, xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong môi trường sư phạm. Thực hiện
tốt Quy chế chuyên môn, quy chế HSSV trong các trường chuyên nghiệp. Thực hiện
tốt nếp sống văn hóa công sở.
Đoàn TN đã tổ chức tuyên truyền tới toàn thể ĐVTN tích cực tham gia thực hiện
“Tháng vệ sinh an toàn thực phẩm”, “nếp sống văn hóa”, “Thanh niên sống đẹp”,
“Thanh niên với văn hóa giao thông”, “Thi sinh viên thanh lịch và tài năng”, Qua đó
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
góp phần định hướng giá trị thẩm mỹ cho ĐVTN, từng bước xây dựng tác phong làm
việc khoa học của người công dân trong thời kỳ mới.
* Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế
Đoàn trường đã tổ chức các Diễn đàn, hội nghị, về đề tài hội nhập quốc tế, nghiên cứu
khoa học và chia sẻ tài liệu trong học sinh, sinh viên, đề nghị khen thưởng cho các
sinh viên có thành tích cao trong học tập như giải thưởng Sao tháng giêng, sinh viên 5

tốt…
3.2. Phong trào 4 đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp
* Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn
nghiệp vụ
Đoàn trường đã xác định rõ đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn trong
Nhà trường. Tiêu biểu là các hoạt động sau:
- Tuyên truyền rộng rãi phong trào học tập, thi cử nghiêm túc, có hiệu quả; chỉ đạo
các Liên chi đoàn tổ chức cho 100% sinh viên cam kết thực hiện Mùa thi nghiêm túc -
Chất lượng cao.
- Đoàn viên, sinh viên tích cực tham gia công tác nghiên cứu Khoa học cấp Khoa và
cấp Trường.
- Tiếp tục phát động và đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ học tập trong đoàn viên, thanh
niên. Trong đó kêu gọi các nhà tài trợ, các tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ nhiều
suất học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó.
Nhìn chung, với nội dung công tác đặc biệt quan trọng này, Đoàn trường đã chỉ đạo
và tổ chức triển khai thực hiện được nhiều hoạt động hỗ trợ đoàn viên, học sinh, sinh
viên học tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và nghiên cứu khoa học, góp phần đáng kể
vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý giáo dục học sinh, sinh viên của Nhà
trường, đẩy mạnh công tác phát triển cán bộ trẻ.
Đoàn trường đã phối hợp với các khoa, phòng duy trì tốt các biện pháp hỗ trợ, khuyến
khích giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giáo viên, sinh viên thông qua
các hoạt động ngoại khoá. Các bạn sinh viên giỏi rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn sinh
viên yếu hơn mình tạo không khí đoàn kết gắn bó. Các cuộc ngoại khoá lớn thu hút
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
được đông đảo sinh viên hưởng ứng. Đoàn TN đã phối hợp với các khoa tổ chức và
vận động đông đảo sinh viên tham gia các phong trào học tập với tinh thần thi đua
học tốt nhằm nâng cao chất lượng. Cụ thể như: “Thi sinh viên giỏi”,“Olympic tin
học”…
Tổ chức thành công ngày Hội văn hóa nhân kỷ niệm 82 năm thành lập Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh.
Nhân dịp các ngày lễ lớn, đoàn trường tổ chức giải thể dục thể thao cho giáo viên và
sinh viên nhà trường; hội thi tiếng hát HSSV; Sinh viên thanh lịch và tài năng được
đông đảo giáo viên và sinh viên quan tâm.
* Kết quả học tập năm học 2013 - 2014
Tổng số sinh viên trong trường hiện có 617 sinh viên hệ chính qui chưa tính Khóa 11
hệ Cao đẳng, hệ Liên thông Cao đẳng, Đại học và hệ Trung cấp.
- Về kết quả học tập:
+ Xếp loại bình thường: 298 SV, chiếm 48.3%
+ Xếp loại yếu: 282 SV, chiếm 45.7%
+ Cảnh báo học tập 37 SV, chiếm 6.0%
- Hệ Trung cấp: toàn trường có 68 học sinh
Xếp loại XS: 0, loại giỏi: 0, loại khá: 11 HS chiếm 16%, loại TBK: 37HS chiếm 54%,
loại TB 16 HS chiếm 24%, loại yếu: 4 HS chiếm 5.9%.
- Về rèn luyện:
TT XL Số SV % Sinh viên VPKL Số SV Nghỉ học và vi phạm q.chế
1 XS 23 2.7 Buộc thôi học 17 Nghỉ học CP (tiết) 346
2 Tốt 277 32.8 Đình chỉ học tập 0 Nghỉ học KP (tiết) 820
3 Khá 410 48.5 Xin thôi học 3 Đi học muộn (tiết) 180
4 TBK 113 13.4 Bảo lưu 1 Bỏ giờ học (tiết) 388
5 TB 9 1.1 Khiển trách 0 VP thi, KT (lần) 11
6 Yếu 5 0.6 Cảnh cáo 0
7 Kém 8 0.9
- Kết quả tốt nghiệp Khóa 11
+ Tổng số 250 SV:
+ Số sinh viên được tốt nghiệp là: 169 SV
SV: Đỗ Thị Nguyệt
Tiểu Luận: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt GVHD: Trần Thanh Mai
Xếp loại Giỏi: 5 SV, chiếm 2.0%
Xếp loại Khá: 7 SV, chiếm 31.6%

Xếp loại TB: 85 SV, chiếm 34%
+ Số SV chưa đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp là: 81 SV, chiếm 32.4%
* Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm
Duy trì tốt Kế hoạch đổi mới PPGD trong toàn thể ĐVTN; hoạt động tư vấn hướng
nghiệp và giới thiệu việc làm cho ĐVTN.
Tổ chức các hoạt động tư vấn, truyền thông về nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho
200 đoàn viên thanh niên với sự tham gia tuyển dụng và tư vấn hướng nghiệp của 13
doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội , Tỉnh Hải Dương, Tỉnh Hưng Yên và Tỉnh Bắc
giang. Tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, sản
xuất cho thanh niên, đưa các đề tài có giá trị kinh tế cao, phù hợp với tình hình môi
trường, địa lý, tự nhiên xã Tuấn Đạo để triển khai.
*Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh
thần
Đoàn thanh niên và Hội SV trường đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thường
xuyên các hoạt động VH-VN-TDTT gắn với các ngày lễ lớn trong năm. Các hoạt
động diễn ra rất phong phú và hấp dẫn, thu hút sinh viên tham gia tự nguyện, nhiệt
tình tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, thông qua đó hạn chế được các hiện tượng tiêu
cực, góp phần nâng cao thể lực và định hướng giá trị thẩm mĩ cho sinh viên .
Phong trào Văn hoá - Văn nghệ cũng phát triển rất mạnh mẽ và rộng khắp trong toàn
trường với nhiều hoạt động: Câu lạc bộ Vũ quốc tế, Nhóm sở thích, “Hội thi tiếng hát
HSSV”, “Vũ điệu trẻ”,… Chỉ đạo các chi đoàn, LCĐ tổ chức nhiều hình thức sinh
hoạt hấp dẫn như hội thảo, diễn đàn thanh niên với các chủ đề về tình bạn, tình yêu,
kiến thức cơ bản về giới tính, sức khỏe sinh sản, giao tiếp ứng xử trong cuộc sống
thường ngày; Đoàn trường còn tham mưu với Nhà trường tạo điều kiện để mở cửa
cho sinh viên vào tập luyện TDTT, văn hoá, văn nghệ trong hội trường của trường.
* Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kiến thức kĩ năng xã hội
SV: Đỗ Thị Nguyệt

×