Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài tập về quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.33 KB, 4 trang )

BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA QUY PHẠM
PHÁP LUẬT
1, “ Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để giám sát, kiểm tra” (Điều 10, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2008).
* Đáp án: - QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.
-Giả định: “văn bản quy phạm pháp luật”.
-Quy định: “phải được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám
sát, kiểm tra”.
2, “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo
quyền và cơ hội bình đẳng giới” (Điều 26 Hiến pháp 1992, sửa đổi 2013).
*Đáp án: -QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.
-Giả định: “Công dân nam, nữ”; “Nhà nước”.
-Quy định: “bình đẳng về mọi mặt”; “có chính sách đảm bảo quyền và cơ
hội bình đẳng giới”.
3, “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc
phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc
bắt, giam, giữ người do luật định” (Điều 20, Hiến pháp 1992, sửa đổi 2013).
*Đáp án: -QPPL trên gồm 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài.
-Giả định: “Không ai”; “Việc bắt, giam, giữ người”.
-Quy định: “nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc
phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”; “do
luật định”.
-Chế tài: “bị bắt”.
4, “Việc cầm cố bị hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”. (Điều 304 Bộ luật
Dân sự).
*Đáp án: -QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.
-Giả định: “Việc cầm cố”.
-Quy định: “hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”.
5, “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về hộ tịch”. (Điều 65 Bộ luật Dân sự).


*Đáp án: -QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.
-Giả định: “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch”.
-Quy định: “phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hộ
tịch”.
6, “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng,
thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng
đến ba năm” (Điều 102 Bộ luật Hình sự 1992).
*Đáp án: -QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.
-Giả định: “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng”
-Chế tài: “thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt
tù từ ba tháng đến ba năm”.
7, “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có hành vi
đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định
chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư” (Khoản 1, điều 23 nghị định
53/2007/NĐ-CP).
*Đáp án: -QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.
-Giả định: “đối với nhà đầu tư có hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa
được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu
tư”.
-Chế tài: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000”.
8, “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người
ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài đúng
quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ” (Điều 9, Nghị định 71/2012/NĐ-
CP sửa đổi bổ sung Nghị định 34/2010/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ).
*Đáp án: -QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.
-Giả định: “đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo
hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên
đường bộ”.

-Chế tài: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng”.
9, “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” (Điều 194, Bộ luật Hình sự).
*Đáp án: -QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.
-Giả định: “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy”.
-Chế tài: “thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
10, “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể
tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn
của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” (Điều 111, Bộ luật Hình sự).
*Đáp án: -QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.
-Giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái
với ý muốn của họ”.
-Chế tài: “thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
11, “Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài
sản chuyển giao, sau khi đã thanh toán chi phí quản lý” (Điều 90, Bộ luật Dân sự
2005).
* Đáp án: - QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.
-Giả định: “Người bị tuyên bố mất tích trở về”; “sau khi đã thanh toán chi phí quản
lý”.
-Quy định: “được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao”.

×