Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

thẩm định tài chính dự án khai thác và nghiền sàng đá di động của công ty cổ phần vật tư thiết bị và xây dựng giao thông khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 119 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ 4
1. Khái niệm đầu tư và dự án đầu tư 4
1.1. Đầu tư 4
1.2. Dự án đầu tư 4
1.2.1 Khái niệm 4
1.2.2 Vai trò của dự án đầu tư 5
1.2.3 Phân loại dự án đầu tư 5
1.2.3.1 Theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư 5
1.2.3.2 Theo hình thức thực hiện 6
1.2.3.3 Theo nguồn vốn 6
1.2.3.4 Theo lĩnh vực đầu tư 6
1.3Các giai đoạn hình thành và thực hiện dự án 6
1.3.1 Chuẩn bị đầu tư 6
1.3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư 6
1.3.1.2 Nghiên cứu tiền khả thi 7
1.3.1.3 Nghiên cứu khả thi 7
1.3.1.4 Thẩm định và phê duyệt dự án 8
1.3.2 Thực hiện đầu tư 8
1.3.2.1 Thiết kế chi tiết 8
1.3.2.2 Thực hiện dự án 8
1.3.3 Giai đoạn đưa dự án vào hoạt động 9
1.3.4 Giai đoạn đánh giá dự án sau hoạt động 9
1.3.5 Giai đoạn thanh lý dự án 9
1.4Thẩm định dự án đầu tư 9
1.4.1 Định nghĩa thẩm định dự án đầu tư 9
1.4.2 Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư 10
1.4.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư 10


1.4.3.1 Định nghĩa 10
ii
1.4.3.2 Mục tiêu, ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án đầu tư 10
1.5Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư 12
1.5.1 Dự trù tổng vốn đầu tư – nguồn vốn 12
1.5.1.1 Nhu cầu vốn cố định 12
1.5.1.2 Nhu cầu vốn lưu động 12
1.5.1.3 Tổng vốn đầu tư 13
1.5.1.4 Nguồn vốn 14
1.5.2 Dự kiến chi phí, doanh thu hàng năm và báo cáo thu nhập 14
1.5.2.1 Dự tính chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm (hoặc tổng giá
thành) 14
1.5.2.2 Tính toán doanh thu hàng năm 15
1.5.2.3 Bảng kế hoạch lãi – lỗ của dự án 16
1.5.3 Ước lượng ngân lưu (dòng tiền) 16
1.5.3.1 Xử lý các biến số ngân lưu 17
1.5.3.2 Xử lý lạm phát 20
1.5.4 Suất chiết khấu 20
1.5.4.1 Định nghĩa suất chiết khấu 20
1.5.4.2 Chi phí vốn trung bình trọng số (WACC) 21
1.5.5 Khấu hao tài sản cố định 22
1.5.5.1 Phương pháp khấu hao theo đường thẳng 22
1.5.5.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 23
1.5.5.3 Phương pháp khấu hao theo số lương, khối lượng sản phẩm 23
1.6 Các chỉ tiêu cơ bản dùng thẩm định dự án đầu tư 23
1.6.1 Hiện giá thuần (NPV – Net Present Value) 23
1.6.2 Suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return) 25
1.6.3 Chỉ số sinh lời (PI – Profit Index) 27
1.6.4 Thời gian hoàn vốn (PP – Pay-Back Period) 28
1.7 Phân tích rủi ro tài chính của dự án 30

1.7.1 Phân tích độ nhạy dự án: 30
1.7.1.1 Phân tích độ nhạy một chiều 31
1.7.1.3 Nhược điểm của phân tích độ nhạy 31
iii
1.7.2 Phân tích tình huống 31
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP – DỰ ÁN KHAI THÁC VÀ
NGHIỀN SÀNG ĐÁ DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG KHÁNH HÒA 32
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty 32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty 32
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tình hình hoạt động của Công ty 33
2.1.2.1 Chức năng 33
2.1.2.2 Nhiệm vụ 33
2.1.2.3 Nguyên tắc hoạt động 34
2.1.3 Tình hình tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty 34
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 34
2.1.3.2 Công tác tổ chức sản xuất 39
2.1.4 Tình hình tài chính của Công ty qua 3 năm gần nhất 43
2.1.4.1 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 43
2.1.4.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua tỷ số tài chính 46
2.1.4.3 Phân tích cơ cấu tài chính 49
2.1.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty
trong thời gian tới 52
2.1.5.1 Thuận lợi 52
2.1.5.2 Khó khăn 52
2.1.5.3 Căn cứ xây dựng phương án 52
2.1.5.4 Phương án sản xuất kinh doanh năm 2012 52
2.1.5.5 Biện pháp thực hiện phương án 53
2.1.6 Môi trường kinh doanh của Công ty 54

2.1.6.1 Môi trường vĩ mô 54
2.1.6.2 Môi trường vi mô 55
2.1.6.3 Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty 56
2.1.6.4 Tình hình các hoạt động chủ yếu của Công ty 58
iv
2.2 Thẩm định tài chính cho dự án Khai thác và nghiền sàng đá di động của
công ty Cổ phần vật tư thiết bị và xây dựng giao thông Khánh Hòa 59
2.2.1 Giới thiệu về dự án 59
2.2.1.1 Sự cần thiết về đầu tư vào dự án 59
2.2.1.2 Địa điểm đầu tư dự án: 59
2.2.1.2 Quy mô đầu tư, sản phẩm và phương án của dự án 60
2.2.2 Vốn đầu tư, phương án xây dựng, phương án hoạt động 65
A/ PHƯƠNG ÁN 1: Dây chuyền nghiền sàng CMD 186 – 187. 65
2.2.2.1 Vốn đầu tư: 65
2.2.2.2 Vốn ngắn hạn của dự án 66
2.2.2.3 Chi phí hoạt động của dự án (ngoài khấu hao) 67
2.2.2.4 Khấu hao tài sản cố định của dự án 70
2.2.2.5 Kế hoạch trả nợ 71
2.2.2.6 Doanh thu dự kiến 72
2.2.2.7 Giá trị thanh lý tài sản cố định 73
2.2.2.8 Nhu cầu vốn lưu động 74
2.2.2.7 Bảng kế hoạch lãi lỗ của dự án 75
2.2.2.8 Xây dựng kế hoạch ngân lưu của dự án đầu tư 76
2.2.3 Thẩm định tài chính dự án 77
2.2.3.1 Xác định chi phí sử dụng vốn của dự án 77
2.2.3.2 Phương pháp đánh giá theo hiện giá thuần (NPV) 77
2.2.3.3 Phương pháp đánh giá dự án theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 77
2.2.3.4 Phương pháp đánh giá dự án theo chỉ số sinh lời (PI) 77
2.2.3.5 Phương pháp đánh giá dự án theo thời gian hoàn vốn (PP) 78
2.2.3.6 Phương pháp đánh giá dự án theo thời gian hoàn vốn có chiết

khấu (DPP) 78
2.2.4 Phân tích rủi ro của dự án 80
2.2.4.1 Rủi ro 1 biến 80
2.2.4.2 Rủi ro 2 biến 80
2.2.5 Phân tích kịch bản rủi ro 81
B/ PHƯƠNG ÁN 2: TỔ HỢP NGHIỀN SÀNG KD 195 82
v
2.2.2.1 Vốn đầu tư: 82
2.2.2.2 Vốn ngắn hạn của dự án 83
2.2.2.3 Chi phí hoạt động của dự án (ngoài khấu hao) 83
2.2.4 Khấu hao tài sản cố định của dự án 87
2.2.2.5 Kế hoạch trả nợ 88
2.2.2.6 Doanh thu dự kiến 89
2.2.2.8 Nhu cầu vốn lưu động 91
2.2.2.7 Bảng kế hoạch lãi lỗ của dự án 92
2.2.2.8 Xây dựng kế hoạch ngân lưu của dự án đầu tư 93
2.2.3 Thẩm định tài chính dự án 94
2.2.3.1 Xác định chi phí sử dụng vốn của dự án 94
2.2.3.2 Phương pháp đánh giá theo hiện giá thuần (NPV) 94
2.2.3.3 Phương pháp đánh giá dự án theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 94
2.2.3.4 Phương pháp đánh giá dự án theo chỉ số sinh lời (PI) 94
2.2.3.5 Phương pháp đánh giá dự án theo thời gian hoàn vốn (PP) 95
2.2.3.6 Phương pháp đánh giá dự án theo thời gian hoàn vốn có chiết
khấu (DPP) 95
2.2.4 Phân tích rủi ro của dự án 97
2.2.4.1 Rủi ro 1 biến 97
2.2.4.2 Rủi ro 2 biến 97
2.2.5 Phân tích kịch bản rủi ro 98
2.3 Đánh giá kết quả thẩm định tài chính giữa hai dây chuyền sản xuất 1 và
2 98

2.3.1 So sánh các chỉ tiêu đánh giá kết quả tài chính giữa 2 dây chuyền 98
2.4 Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án 99
CHƯƠNG III. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DỰ ÁN
XÂY DỰNG XƯỞNG KHAI THÁC VÀ NGHIỀN SÀNG ĐÁ DI ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG GIAO
THÔNG KHÁNH HÒA 100
3.1 Nhận xét về hiệu quả tài chính của hai dây chuyền 100
3.1.1 Nhận xét chung về hiệu quả tài chính của dự án 100
vi
3.1.2 Nhận xét về hiệu quả tài chính của 2 dây chuyền thông qua các chỉ
tiêu đánh giá 101
3.1 Một số yếu tố bên ngoài tác đến việc đầu tư dự án xây dựng xưởng khai
thác và nghiền sàng đá di động 102
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và thực hiện dự án xây
dựng xưởng khai thác và nghiền sàng đá di động 103
3.2.1 Kiến nghị 1: Nâng cao khả năng thu hồi nợ 103
3.2.1.1 Lý do 103
3.2.1.2 Nội dung 103
3.2.1.3 Dự kiến kết quả 105
3.2.2 Kiến nghị 2: Tiết kiệm chi phí 105
3.2.2.1 Lý do 105
3.2.2.2 Nội dung 105
3.2.2.3 Dự kiến kết quả 106
3.2.3 Kiến nghị 3: Cải thiện và giảm thiểu tai nạn lao động trong lĩnh vực
khai thác khoáng sản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. 106
3.2.4 Kiến nghị 4: Khai thác khoáng sản gắn liền với bảo vệ môi trường 107
3.2.5 Kiến nghị 5: Công tác huy động vốn cho dự án 108
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm
2009-2010-2011 43
Bảng 2.2: Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho trong 3 năm
2009-2010-2011 46
Bảng 2.3: Bảng phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu trong 3
năm 2009-2010-2011 47
Bảng 2.5: Bảng phân tích tỷ suất đầu tư tài sản trong 3 năm 2009-2010-2011 49
Bảng 2.6: Phân tích tỷ số nợ, tỷ số tự tài trợ và tỷ số đảm bảo nợ trong 3 năm
2009-2010-2011 50
PHƯƠNG ÁN 1
Bảng 1: Tổng Vốn Đầu Tư Dự Án Xây Dựng Xưởng Khai Thác Và Nghiền
Sàng Đá Di Động 66
BẢNG 2: Bảng tổng hợp chi phí hoạt động (ngoài khấu hao) của dự án: 69
BẢNG 3: Khấu Hao TSCĐ Theo Phương Pháp Tuyến Tính Cố Định 70
BẢNG 4: Kế Hoạch Trả Nợ Của Công Ty 71
BẢNG: Số Lượng Và Giá Bán Sản Phẩm 72
BẢNG 5: Bảng Dự Tính Doanh Thu 73
BẢNG 6: Nhu Cầu Vốn Lưu Động 74
BẢNG 7: Bảng Kế Hoạch Lãi – Lỗ Của Dự Án 75
BẢNG 8: Kế Hoạch Ngân Lưu 76
PHƯƠNG ÁN 2
Bảng 1: Tổng Vốn Đầu Tư Dự Án Xây Dựng Xưởng Khai Thác Và Nghiền
Sàng Đá Di Động 82
BẢNG 2: Bảng tổng hợp chi phí hoạt động (ngoài khấu hao) của dự án: 86
BẢNG 3: Khấu Hao TSCĐ Theo Phương Pháp Tuyến Tính Cố Định 87
BẢNG 4: Kế Hoạch Trả Nợ Của Công Ty 88
BẢNG: Số Lượng Và Giá Bán Sản Phẩm 89
viii

BẢNG 5: Bảng Dự Tính Doanh Thu 90
BẢNG 6: Nhu Cầu Vốn Lưu Động 91
BẢNG 7: Bảng Kế Hoạch Lãi – Lỗ Của Dự Án 92
BẢNG 8: Kế Hoạch Ngân Lưu 93
Bảng: So Sánh Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Kết Quả Tài Chính Giữa 2
Dây Chuyền 98
Bảng: So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính giữa 2 dây chuyền
nghiền sàng 101

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Cấu trúc vốn 51

DANH MỤC SƠ ĐỒ

ĐỒ THỊ NPV VÀ IRR 26
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 35
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT 40

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
TSCĐ: Tài sản cố định
1

LI M U
1/ Lý do chn ti

Nn kinh t nc ta ang trong tin trỡnh hi nhp ton din vi nn kinh t
khu vc v th gii, nht l khi nc ta tr thnh thnh viờn ca T chc thng
mi th gii WTO. Trong cụng cuc ci cỏch nn kinh t ó mang li cho t
nc ta nhiu chuyn bin sõu sc. Nhng nm gn õy, hng húa ngy cng gia
tng, th trng ngy cng a dng phong phỳ, hng lot cỏc Doanh nghip ra i
v ng thi cng khụng ớt Doanh nghip li phỏ sn. Cnh tranh l bn cht vn cú
ca nn kinh t th trng, kinh t th trng cng phỏt trin, cnh tranh cng khc
lit. Cỏc Doanh nghip Vit Nam ang ng trc nhiu c hi song cng khụng ớt
th thỏch. nõng cao kh nng cnh tranh ca Doanh nghip, giỳp Doanh nghip
cú th tn ti v phỏt trin bn vng trong nn kinh t th trng, cỏc Doanh nghip
cn n lc khụng ngng, phỏt huy ni lc, bit tn dng nhng c hi v tim nng
són cú ca n v, ng thi phi nm chc v hiu rừ ni lc ca mỡnh nh: C s
vt cht k thut, vn, ngun nhõn lcng thi phi hiu rừ tỡnh hỡnh ti chớnh
ca Doanh nghip mỡnh. Mun ng vng v phỏt trin trong iu kin cnh tranh
khc nghit ca vũng xoỏy ton cu húa v hi nhp kinh t, Doanh nghip cn phi
luụn luụn chỳ ý vic nghiờn cu phỏt trin cỏc d ỏn u t vo sn phm mi, cú
tớnh cnh tranh cao, to s khỏc bit v cht lng v giỏ tr so vi cỏc sn phm
khỏc ang cú sn trờn th trng, hoc tng cng u t mỏy múc thit b mi,
hin i sn xut ra sn phm c hon thin hn v nng sut s tng cao hn,
t ú cỏc sn phm s c khỏch hng tin dựng hn.
Cỏc d ỏn duy trỡ, m rng quy mụ sn xut ca Doanh nghip phi t c
mc tiờu l to ra li th cnh tranh v nõng cao hiu qu hot ng sn xut kinh
doanh ca Doanh nghip mỡnh.
Bt c mt d ỏn ln, nh no cng tim n nhng ri ro trong ú. hn
ch nhng ri ro, bt k d ỏn no cng cn phi c thm nh, ỏnh giỏ ton
din trờn cỏc khớa cnh nh: Thm nh cỏc iu kin phỏp lý; thm nh mc tiờu
d ỏn; thm nh th trng d ỏn; thm nh cụng ngh v k thut d ỏn; thm
nh tỏc ng ca d ỏn n mụi trng sinh thỏi; thm nh hiu qu kinh t xó hi
ca d ỏn; thm nh ti chớnh ca d ỏn.
Cỏc d ỏn chớnh l nhp cu ni hot ng u t n vi hin thc. Thụng

qua d ỏn m cỏc ý tng u t s c thc hin. Tuy nhiờn ý tng u t s tr
nờn mộo mú, khụng c phn ỏnh trung thc nu nh cỏc d ỏn lp ra khụng chớnh
xỏc, khụng c kim tra cn thn. Vỡ vy, thm nh d ỏn u t l khõu quan
trng trong quỏ trỡnh chun b d ỏn u t m trong ú quan trng nht xuyờn sut
d ỏn u t l thm nh ti chớnh d ỏn u t. Thẩm định tài chính dự án là công
việc mà không có một dự án nào bỏ qua vì tài chính là một vấn đề sống còn đối với
2

dự án, nú nh hng trc tip n vic ỏnh giỏ hiu qu v quyt nh u t d
ỏn.
Qua thi gian thc tp ti Cụng ty c phn vt t thit b v giao thụng
Khỏnh Hũa, em ó c tip xỳc vi d ỏn u t xõy dng xng khai thỏc v
nghin sng ỏ di ng, thấy đợc tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính
dự án nên em ó quyt nh chn ti:Thm nh ti chớnh d ỏn khai thỏc v
nghin sng ỏ di ng ca Cụng ty c phn vt t thit b v xõy dng giao
thụng Khỏnh Hũa nghiờn cu v hc hi v lm ỏn tt nghip cho mỡnh.
2/ i tng nghiờn cu ca ỏn:
i tng nghiờn cu ca ỏn l D ỏn khai thỏc v nghin sng ỏ di
ng ca Cụng ty c phn vt t thit b v xõy dng giao thụng Khỏnh Hũa.
3/ Phng phỏp nghiờn cu
Tng hp s liu
Lp cỏc bng k hoch ca d ỏn
Xõy dng k hoch ngõn lu ca d ỏn
Xỏc nh chi phớ s dng vn ca d ỏn
Phng phỏp ỏnh giỏ theo hin giỏ thun (NPV)
Phng phỏp ỏnh giỏ theo t sut hon vn ni b (IRR)
Phng phỏp ỏnh giỏ theo ch s sinh li (PI)
Phng phỏp dỏnh giỏ theo thi gian hon vn (PP)
Phng phỏp ỏnh giỏ theo thi gian hon vn cú chit khu (DPP)
Cụng c h tr nghiờn cu: Phn mm Excel, Word.

4/ Ni dung nghiờn cu
Ngoi phn m u v phn kt lun, ni dung nghiờn cu ca ti gm 3
chng:
Chng I: TNG QUAN CHUNG V THM NH TI CHNH D N U
T
Chng II: Thc trng cụng tỏc thm nh ti chớnh d ỏn u t trong doanh
nghip D ỏn khai thỏc v nghin sng ỏ di ng ca Cụng ty c phn vt t
thit b v xõy dng giao thụng Khỏnh Hũa
Chng III: Mt s bin phỏp h tr v kin ngh nhm nõng cao hiu qu ti
chớnh d ỏn xõy dng xng khai thỏc v nghin sng ỏ di ng ca Cụng ty c
phn vt t thit b v xõy dng giao thụng Khỏnh Hũa
5/ Nhng úng gúp ca ti
Vi lun vn ny, em ó cng c, b sung v m rng thờm v mt lý lun
thm nh ti chớnh cho mt d ỏn.
3

Thấy được hiệu quả dự án đạt được thông qua các chỉ tiêu đánh giá từ việc
thẩm định tài chính cho dự án khai thác và nghiền sàng đá di động của Công ty cổ
phần vật tư thiết bị và xây dựng giao thông Khánh Hòa, cùng với một số tác động từ
tình hình kinh tế hiện nay từ đó đưa ra một số cơ sở để ban lãnh đạo của Công ty có
thể dựa vào để đưa ra quyết định lựa chọn dây chuyền sản xuất thích hợp nhất.
Bên cạnh đó đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm góp phần làm tăng
tính hiệu quả tài chính cho dự án, dự án có tính khả thi hơn và việc đầu tư dự án của
Công ty sẽ có hiệu quả và chính xác hơn.
Được sự giảng dạy, giúp đỡ của các Thầy Cô khoa Kế Toán – Tài Chính
trường Đại Học Nha Trang cùng với sự quan tâm hướng dẫn tận tình của thầy Trần
Công Tài, và cùng với sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong Công ty đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập tại
Công ty và kiến thức còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được những kiến nghị đóng góp của Thầy Cô, các bạn và cô

chú trong Công ty để đồ án được hoàn thiện hơn.
Do trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên
bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ
của quý thầy cô, ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị ở Công ty cổ phần vật tư thiết
bị và giao thông Khánh Hòa.














4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Khái niệm đầu tư và dự án đầu tư
1.1 Đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm mong thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực có thể
là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có
thể là tăng thêm các tài sản chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.

Đầu tư theo nghĩa hẹp là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực
vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian
tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
1.2 Dự án đầu tư
1.2.1 Khái niệm
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để
tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng
trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ
nào đó trong một khoản thời gian xác định (dự án đầu tư trực tiếp).
Có thể xem xét dự án đầu tư từ nhiều góc độ khác nhau:
Về mặt hình thức, nó là hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ
thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những mục tiêu nhất
định trong tương lai.
Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn vật tư,
lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết
của hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho
các quyết định đầu tư và tài trợ.
Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với
nhau được kế hoạch hóa đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể
trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Như vậy một dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần chính:
- Mục tiêu của dự án: mục tiêu của dự án được thể hiện ở 2 mức:
+ Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án
mang lại.
+ Mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực
hiện dự án.
5

- Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ

các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các
mục tiêu của dự án.
- Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong
dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động cùng với
một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện tạo thành kế hoạch
làm việc của dự án.
- Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành
các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn
đầu tư cần cho dự án.
1.2.2 Vai trò của dự án đầu tư
 Vai trò của dự án đầu tư:
- Dự án đầu tư là phương tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế.
- Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung và cầu vốn trong sự phát triển.
- Dự án đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực mới
cho phát triển, tăng hiệu quả và giảm rủi ro cho hoạt động đầu tư vốn, cải tiến bộ
mặt kinh tế xã hội của đất nước góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
- Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hóa trên thị
trường, cần đối mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.
 Yêu cầu của dự án đầu tư:
Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có quá trình
nghiên cứu tỉ mỉ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác, khoa học từng nội dung
của dự án, nhất là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật.
- Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác
định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh
cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
- Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp
với chính sách và pháp luật của Nhà nước. Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ chủ
trương chính sách của nhà nước, các văn bản pháp qui liên quan đến hoạt động đầu
tư.

- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các qui định chung của các
cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả những qui định về thủ tục đầu tư. Với
các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ các qui định chung mang tính quốc tế.
1.2.3 Phân loại dự án đầu tư
1.2.3.1 Theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư
- Nhóm A: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Bộ kế hoạch đầu tư
quyết định.
6

- Nhóm B: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Bộ, Cơ quan ngang Bộ
quyết định.
- Nhóm C: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Sở kế hoạch và đầu tư
quyết định.
1.2.3.2 Theo hình thức thực hiện
- Dự án BOT: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng –
Kinh doanh – Chuyển giao.
- Dự án BTO: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng –
Chuyển giao – Kinh doanh.
- Dự án BT: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng –
Chuyển giao.
1.2.3.3 Theo nguồn vốn
- Dự án đầu tư có nguồn vốn trong nước
- Dự án đầu tư có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- Dự án đầu tư có viện trợ phát triển của nước ngoài.
1.2.3.4 Theo lĩnh vực đầu tư
- Dự án đầu tư cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Dự án đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ.
- Dự án đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
- Dự án đầu tư cho lĩnh vực văn hóa xã hội.
1.3 Các giai đoạn hình thành và thực hiện dự án

1.3.1 Chuẩn bị đầu tư
1.3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Cơ hội đầu tư là thời cơ và vận hội đầu tư. Nghiên cứu cơ hội đầu tư nhằm
mục đích tìm kiếm các khả năng đầu tư phù hợp với chủ đầu tư. Trong một nền
kinh tế thường có nhiều cơ hội đầu tư. Có cơ hội phù hợp với chủ đầu tư, có cơ hội
lại không. Bởi vậy, chủ đầu tư cần xem xét, lựa chọn cơ hội đầu tư phù hợp.
Để lựa chọn đúng đắn cơ hội, chủ đầu tư cần phải có căn cứ vào các thế
mạnh vào tiền vốn, trình độ chuyên môn và trình độ quản lý của mình; các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của vùng, sự ưu đãi và khuyến khích
của Nhà nước, của địa phương; nhu cầu của thị trường và tình hình cung ứng sản
phẩm, dịch vụ. Đặc biệt quan trọng là phải xem xét đến khả năng sinh lời của từng
cơ hội, cũng như cảm giác về sự hứng thú của chủ đầu tư đối với cơ hội đó.
Kết quả của bước nghiên cứu cơ hội đầu tư là báo cáo kinh tế - kỹ thuật về
các cơ hội đầu tư, gồm các nội dung chính sau:
 Mục tiêu và sự cần thiết đầu tư:
 Tên dự án đầu tư
 Sự cần thiết đầu tư
7

 Mục tiêu và nhiệm vụ của đầu tư
 Vị trí ưu tiên của hoạt động đầu tư
 Vốn đầu tư dự tính:
 Vốn đầu tư vào tài sản cố định
 Vốn đầu tư vào tài sản lưu động
 Nguồn vốn dự tính:
 Vốn chủ sở hữu
 Vốn vay
 Vốn khác
 Ước tính hiệu quả kinh tế:
 Lợi nhuận hàng năm

 Doanh lợi
 Thời gian hoàn vốn
 Kết luận về cơ hội đầu tư:
Việc nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư phải được tiến hành thường
xuyên, từ đó xác định danh mục các dự án đầu tư cần thực hiện để thông tin đến các
nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
1.3.1.2 Nghiên cứu tiền khả thi
Là nỗ lực đầu tiên cần đánh giá, lựa chọn những cơ hội đầu tư có triển
vọng và phù hợp nhất với chủ đầu tư.
 Tiêu chuẩn lựa chọn cơ hồi đầu tư:
 Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước
 Còn những khoảng trống thị trường và cạnh tranh không thật gay gắt
 Đạt hiệu quả kinh tế có thể chấp nhận được
 Phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư
 Khả thi
Kết quả của bước nghiên cứu tiền khả thi là dự án tiền khả thi hoàn toàn
giống với dự án khả thi về bố cục, chỉ khác về độ tin cậy của các dữ liệu sử dụng
khi nghiên cứu và thường dùng dữ liệu thứ cấp, dữ liệu có xu hướng “lạc quan”.
Dự án tiền khả thi cũng được thẩm định theo những quy định hiện hành.
Nếu không đạt, phải loại bỏ; nếu đạt, sẽ chuyển sang bước nghiên cứu khả thi.
1.3.1.3 Nghiên cứu khả thi
Nghiên cứu khả thi là nhằm để xem xét liệu dự án có triển vọng đáp ứng
được các tiêu chuẩn về kinh tế, tài chính và xã hội mà chủ đầu tư và chính quyền đã
đưa ra cho các khoản đầu tư hay không? Chúng ta cần phân tích độ nhạy cảm của
dự án để xác định các biến số chủ yếu của vai trò quyết định đối với kết quả dự án.
Chức năng của giai đoạn nghiên cứu khả thi trong việc thẩm định dự án là
nhằm tăng cường mức độ chính xác của việc tính toán các biến số chủ yếu nếu như
8

dự án có triển vọng thành công. Để tăng cường mức độ chính xác cho giai đoạn

nghiên cứu này, thì việc sử dụng thông tin sơ cấp là cần thiết khi tính toán các biến
số chủ yếu của dự án. Nhưng câu hỏi chủ yếu đặt ra trong giai đoạn thẩm định này:
- Liệu dự án có hấp dẫn về mặt tài chính đối với các đối tác có quyền lợi
trong dự án hay không? Các đối tác có những động cơ như thế nào để thúc đẩy dự
án?
- Mức độ không chắc chắn của các biến số như thế nào?
- Quyết định đầu tư vào các dự án có được đưa ra hay không? Đây là mục
tiêu cuối cùng quan trọng nhất ở giai đoạn nghiên cứu khả thi.
1.3.1.4 Thẩm định và phê duyệt dự án
Thẩm định dự án khả thi không đạt, phải loại bỏ. Có thể nói đây là một sự
loại bỏ rất khó khăn, vì đã phải tiêu tốn một phần công sức và tiền của cho nghiên
cứu khả thi. Ngược lại, nếu đạt, dự án sẽ được cấp giấy phép, chủ đầu tư ra quyết
định đầu tư.
1.3.2 Thực hiện đầu tư
1.3.2.1 Thiết kế chi tiết
Sau khi thẩm định dự án ở giai đoạn nghiên cứu khả thi và dẫn đến quyết
định phê duyệt dự án, thì công việc tiếp theo là thực hiện thiết kế chi tiết. Giai đoạn
này bao gồm các công việc chủ yếu sau:
- Xác định các hoạt động cơ bản, phân chia nhiệm vụ, xác định nguồn lực
dùng cho dự án để thực hiện các công việc đó.
- Xác định rõ các yêu cầu về kỹ thuật: nhu cầu lao động kỹ thuật, hoàn tất
hồ sơ, bản vẽ thiết kế chi tiết và qui cách kỹ thuật cho việc xây dựng nhà xưởng,
trang thiết bị.
- Lên kế hoạch và thời gian biểu thực hiện dự án và kế hoạch đề phòng bất
trắc….tổng hợp thành kế hoạch chính thức.
Giai đoạn thiết kế chi tiết của việc thẩm định dự án nhằm tăng cường độ
chính xác của mọi dữ kiện đã được sử dụng trong các phần phân tích trước đó để
sao cho kế hoạch thực hiện dự án chính thức có thể được xây dựng. Trong giai đoạn
này, không những hoàn tất về mặt thiết kế vật chất mà còn lên kế hoạch quản lý
hành chính, vận hành sản xuất và tiếp thị cho dự án… Việc thẩm định dự án ở giai

đoạn này nhằm xem xét lại một lần nữa dự án còn đáp ứng được các tiêu chuẩn đề
ra đã được phê chuẩn và thực hiện hay không. Nếu thực hiện được thì chuyển sang
giai đoạn thực hiện dự án.
1.3.2.2 Thực hiện dự án
Nếu giai đoạn thẩm định và thiết kế được thực hiện tốt. Việc lựa chọn dự
án để thực hiện chỉ còn lại là kết thúc thương thảo để xác định các điều kiện của
việc tài trợ và chính thức phê duyệt dự án. Thực hiện dự án bao gồm:
9

- Điều phối và phân bổ nguồn lực để thực hiện dự án.
- Thành lập nhóm thực hiện dự án bao gồm các nhà chuyên môn và kỹ
thuật gia để tiến hành điều phối các chuyên gia tư vấn, các nhà thầu, các nhà cung
cấp thiết bị, vật tư…
- Bổ nhiệm quản trị gia dự án gắn với việc giao trách nhiệm và quyền hạn
quản lý dự án một cách rõ ràng.
- Lập thời gian biểu thực hiện dự án cũng như xây dựng quy chế kiểm tra
và báo cáo để nắm thông tin cũng cấp cho các cấp quản lý để ra quyết định liên
quan đến quá trình thực hiện dự án.
Khi dự án sắp hoàn tất, chúng ta cần tiến hành việc giảm dần công tác xây
dựng, khi dự án hoàn thành thì chuyển giao nhân sự và thiết bị sang giai đoạn vận
hành. Khi chuyển sang vận hành việc xây dựng một bộ máy quản lý hoàn chỉnh để
tiếp tục thực hiện các chức năng của dự án.
1.3.3 Giai đoạn đưa dự án vào hoạt động
Giai đoạn này còn được gọi là vòng đời của dự án, đó là khoản thời gian
được tính khi dự án hoàn thành xong việc xây dựng cơ bản, đưa vào hoạt động đến
khi chấm dứt hoạt động. (Vòng đời dự án là thời gian mà dự án đi vào hoạt động và
phát huy hiệu quả của tài sản đã được đầu tư trước đó)
1.3.4 Giai đoạn đánh giá dự án sau hoạt động
Đây là giai đoạn kiểm kê đánh giá và xác định giá trị còn lại của tài sản sau
một thời gian sử dụng.

1.3.5 Giai đoạn thanh lý dự án
Đây là giai đoạn thu hồi phần giá trị còn lại của tài sản, là giai đoạn ghi nhận
những giá trị thanh lý tài sản ở năm cuối cùng trong vòng đời dự án và là điểm khởi
đầu của một chu trình dự án mới.
1.4 Thẩm định dự án đầu tư
1.4.1 Định nghĩa thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình áp dụng kỹ thuật phân tích toàn diện
nội dung dự án đã được thiết lập theo một trình tự hợp lý và theo những tiêu chuẩn
kinh tế kỹ thuật để đi đến kết luận chính xác về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế
xã hội, môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển của chủ đầu tư và của
quốc gia.
Như vậy thẩm định dự án đầu tư là một quá trình giải quyết các công việc
sau:
- Rà soát lại toàn bộ nội dung dự án đã được lập có đầy đủ hay không? Nếu
còn thiếu thì yêu cầu chủ đầu tư bổ sung theo đúng quy định.
- So sánh một cách có hệ thống các chỉ tiêu của dự án với các tiêu chuẩn mà
nhà đầu tư kỳ vọng.
10

- Kết luận dự án có được đầu tư hay không?
1.4.2 Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư
Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là xác định giá trị thực của dự án trên
cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn chấp nhận hoặc với các dự án thay thế khác.
Giá trị thực của một dự án đầu tư được thể hiện ở các mặt sau:
- Sự phù hợp giữa mục tiêu dự án với các mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của địa phương, của quốc gia hay mục tiêu của nhà đầu tư đã xác
định.
- Về kỹ thuật công nghệ của dự án có phù hợp với trình độ và yêu cầu sử
dụng của ngành trong thời kỳ triển khai thực hiện dự án hay không? Mức độ chấp
nhận được về môi trường, xã hội để đảm bảo sự an toàn cho con người và các hoạt

động khác trong khu vực có dự án. Sự phù hợp về yêu cầu sản xuất sản phẩm của
nhà đầu tư.
- Khả năng tài chính, nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào, khả năng và trình
độ quản lý để vận hành các trang thiết bị…của nhà đầu tư.
- Lợi ích mà dự án mang lại cho nhà đầu tư và cho quốc gia.
Tóm lại giá trị đích thực của một dự ánđược thể hiện ở các tính chất sau: tính
pháp lý, tính hợp lý, tính thực tiễn và tính hiệu quả.
1.4.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư
1.4.3.1 Định nghĩa
Thẩm định tài chính dự án đầu tư và việc xem xét đánh giá và đưa ra những
con số cụ thể về khả năng sinh lời của vốn đầu tư. Thẩm định tài chính dự án cho
phép nhà đầu tư đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án. Do đó, có thể đưa
ra được kết luận cuối cùng về tính khả thi của dự án đầu tư phải xem xét khả năng
sinh lời của vốn đầu tư, tính toán các giá trị biểu hiện khả năng này được dựa trên
dòng tiền ròng của dự án. Cụ thể hơn, nhà đầu tư phải tiến hành thẩm định các khía
cạnh liên quan đến giá trị dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án.
Điều quan trọng trong thẩm định tài chính dự án là phải xây dựng được một
hệ thống định mức tiêu chuẩn các chỉ tiêu thông qua việc nghiên cứu kĩ thị trường
cũng như mặt bằng hàng hóa, dịch vụ cung ứng ở thời điểm tiến hành triển khai dự
án.
1.4.3.2 Mục tiêu, ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án đầu tư
 Mục tiêu của thẩm định tài chính dự án đầu tư:
 Nhằm khẳng định tiềm lực tài chính cho việc thực hiện dự án.
 Phân tích những kết quả hạch toán kinh tế của dự án.
 Thẩm định tài chính dự án nhằm xác định chi phí và lợi ích của dự án,
từ đó xây dựng và xem xét các tiêu chuẩn đánh giá dự án. Thông qua phân tích, ta
xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ cho dự án, tính toán
11

thu chi lãi lỗ, những lợi ích thiết thực mang lại cho nhà đầu tư và cho cả cộng đồng.

Đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư nhằm quyết định có nên
đầu tư hay không? Nhà nước cũng căn cứ vào đây để xem xét lợi ích tài cính có hợp
lý hay không? Dự án có đạt được các lợi ích tài chính hay không và dự án có an
toàn về mặt tài chính hay không? Thẩm định tài chính là cơ sở để tiến hành phân
tích kinh tế xã hội.
 Thẩm định tài chính dự án đầu tư giúp cho bảo vệ dự án tốt khỏi bị
bác bỏ, ngăn chặn những dự án xấu, góp phần đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu
quả vốn đầu tư.
 Ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án đầu tư :
 Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất.
 Giúp cho cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước đánh giá được tính phù
hợp của dự án với quy hoạch phát triển chung của ngành, vùng, lãnh thổ và của cả
nước trên các mặt mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả.
 Giúp cho việc xác định được mặt lợi, mặt hại của dự án trên các mặt
khi đi vào hoạt động, từ đó có biện pháp khai thác các khía cạnh có lợi và hạn chế
các mặt có hại.
 Giúp đỡ các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài
trợ cho dự án đầu tư.
 Qua thẩm định giúp cho việc xác định rõ tư cách pháp nhân của các
bên tham gia đầu tư.
Ta có thể thấy sự cần thiết của thẩm định tài chính dự án còn bắt đầu từ
vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư. Nhà nước với
chức năng công quyền của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn dự án đầu tư.
Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải đóng
góp vào lợi ích chung của đất nước. Bởi vậy trước khi ra quyết định đầu tư hay cho
phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần biết xem dự án đó góp
phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không? Nếu có thì bằng cách nào và đến
mức độ nào.
Một dự án đầu tư dù có tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng mang
tính chủ quan của người soạn thảo. Vì vậy để đảm bảo tính khách quan của dự án,

cần thiết phải thẩm định. Người soạn thảo thường đứng trên góc độ hẹp để nhìn
nhận các vấn đề của dự án. Các nhà thẩm định thường có cách nhìn rộng hơn trong
việc đánh giá dự án. Họ xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội, của cả cộng
đồng để xem xét các lợi ích kinh tế mà dự án đem lại.
Mặt khác, khi soạn thảo dự án có thể có những sai sót, các ý kiến có thể
mâu thuẫn không logic, thậm chí có thể có nhiều câu văn, những chữ dùng cơ sở có
12

thể gây ra những tranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư. Thẩm định dự án sẽ
phát hiện và sửa chữa được những sai sót đó.
1.5 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư
1.5.1 Dự trù tổng vốn đầu tư – nguồn vốn
1.5.1.1 Nhu cầu vốn cố định
Nhu cầu vốn cố định của dự án là những khoản chi đầu tư ban đầu và những
khoản chi đầu tư vào tài sản cố định. Các khoản chi này được phân bổ vào giá thành
sản phẩm hàng năm thông qua hình thức khấu hao, bao gồm những khoản sau:
- Chi trong giai đoạn chuẩn bị: là những khoản chi phát sinh trước khi thực thi
dự án như chi thành lập, nghiên cứu dự án, lập hồ sơ, trình duyệt. Chi quản lý ban
đầu (hội họp, thủ tục…), quan hệ dàn xếp cung ứng, tiếp thị (quảng cáo trước)…
Chi trong giai đoạn chuẩn bị là một khoản khó có thể tính chính xác được,
chủ yếu không bỏ sót các hạng mục chi tiết và dự trù kinh phí cho các hạng mục đó.
Những khoản chi này cần có sự nhất trí thông qua thỏa thuận của các bên tham gia
đầu tư.
- Chi đầu tư ban đầu về mặt đất, mặt nước (kể cả trị giá quyền sử dụng trong
trường hợp bên Việt Nam góp vốn và chi phí san lấp, đền bù, giải phóng mặt bằng,
mua đất). Khoản chi này cần lập thành văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền và phải phù hợp với các qui định của Bộ Tài Chính về tiền thuê đất, mặt
nước, mặt biển kể cả khi bên Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất, mặt nước,
mặt biển.
- Giá trị nhà cửa và kết cấu hạ tầng có sẵn (cũng phải có xác nhận như trên).

- Chi đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo.
- Chi đầu tư về máy móc thiết bị, dụng cụ.
- Chi chuyển giao công nghệ (nếu có).
- Chi cho hoạt động đào tạo.
- Chi khác…
Nhu cầu vốn cố định tính cho từng năm cho đến khi hết đầu tư tài sản cố
định.
1.5.1.2 Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động cũng tương ứng như một khoản vốn đầu tư. Các
chuyên gia kỹ thuật của dự án thường tính toán chính xác các khoản đầu tư liên
quan đến tài sản cố định nhưng lại thường xuyên quên tính toán các nhu cầu tài trợ
mà chu kỳ kinh doanh đòi hỏi, đó là xác định nhu cầu vốn lưu động. Chẳng hạn như
những nguyền vật liệu tuy không được chế biến ngay cũng không phải luôn luôn có
sẵn. Vì vậy kho phải được thiết lập và nó cần được tài trợ (tồn kho nguyên vật liệu).
Các thành phẩm có thể không được tiêu thụ tức thì (tồn kho thành phẩm); ngay cả
khi được tiêu thụ, nó cũng không được thanh toán ngay lập tức (khoản phải thu –
13

AR: Account Receivable). Do đó cần phải tài trợ không chỉ hàng tồn kho (AI:
Account Inventory) mà cả cho khoản phải thu của khách hàng. Ngược lại, nhà cung
cấp có thể giao hàng và chấp nhận thanh toán chậm (khoản phải trả - AP: Account
Payable) sau một thời hạn, nó cho phép giảm bớt nhu cầu tài trợ. Cuối cùng, một
khoản tiền ở quỹ (tồn quỹ tiền mặt – CB: Cash Balance) cũng cần thiết để cho trả
lương và các khoản nhu cầu tức thời khác.
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động là số vốn cần thiết được chi cho những
khoản đầu tư nhất định vào một số hạng mục để tạo sự thuận lợi cho công việc kinh
doanh của dự án. Xác định nhu cầu vốn lưu động của dự án là cần thiết để đảm bảo
nguồn tài trợ. Nó đòi hỏi sự phân tích tốc độ luân chuyển sự kiến của hàng tồn kho
trong những doanh nghiệp hay những đơn vị sản xuất tương tự với dự án, dự đoán
số tiền và tính chất các khoản tín dụng khách hàng, dự đoán khả năng chiết khấu và

tín dụng của nhà cung cấp và dự đoán nhu cầu của những khoản thanh toán tức thời.
Nhu cầu vốn lưu động của dự án thường được xác định theo công thức sau:
Nhu cầu vốn lưu động = CB + AI + AR – AP
Khi lập dự án, xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho là khoản khó tính chính
xác mà chỉ có thể dự trù một cách tương đối. Đối với nhu cầu vốn nguyên vật liệu
phụ thuộc vào công suất của dự án (số lượng sản phẩm sản xuất, định mức tiêu hao,
đơn giá). Khi tính toán cần dự kiến số ngày dự trữ tối thiểu của các yếu tố và hệ số
chu chuyển trong 1 năm.
Hệ số chu chuyển =
Số ngày dự trữ tối thiểu đối với các loại nguyên vật liệu nhập khẩu cần đủ để
tiến hành các thủ tục nhập khẩu.
Tồn kho bán thành phẩm và thành phẩm là một khoản khó tính chính xác, khi
lập dự án thường chỉ dự trù một cách tương đối theo một tỷ lệ % so với nguyên vật
liệu cần dùng hay % so với sản lượng sản phẩm sản xuất trong năm.
Vốn bằng tiền thường được tính dựa theo tỷ lệ % chi phí hoạt động trong
năm.
Các khoản phải thu được tính toán dựa trên chính sách tiêu thụ của doanh
nghiệp (bán chịu hay thu tiền ngay…), thường được tính theo tỷ lệ % trên doanh
thu.
Các khoản phải trả thông thường có thể tính theo tỷ lệ % giá trị mua nhập
lượng.
Nhu cầu vốn lưu động cũng tính cho từng năm cho đến năm sản xuất ổn
định.
1.5.1.3 Tổng vốn đầu tư
Vốn đầu tư (VĐT) = Nhu cầu vốn cố định + Nhu cầu vốn lưu động
14

Sau khi xác định được tổng vốn đầu tư cần thiết cho dự án cần phải tính toán
nguồn vốn huy động để đáp ứng.
1.5.1.4 Nguồn vốn

Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cần thiết ở trên, nhà phân tích dự án phải
xem xét khả năng huy động vốn từ những nguồn ngân quỹ khác nhau để tài trợ cho
việc đầu tư. Nguồn vốn đầu tư vào dự án có thể từ hai nguồn cơ bản như sau:
- Vốn chủ sở hữu: có thể là vốn tự có hay vốn góp (nếu là vốn góp của các bên
phải lập thành bảng nêu rõ giá trị phần vốn góp của các bên, tỷ lệ, hình thức góp của
các bên).
- Vốn vay, bao gồm:
+ Vay ngân hàng: cần xác định rõ giá trị vốn vay, lãi suất, (người) bên bảo
lãnh, thế chấp (vay ngắn hạng, trung hạn, dài hạn).
+ Vay trả chậm mua thiết bị của nước ngoài: cần cụ thể giá trị phần vốn
vay, lãi suất, (người) bên bảo lãnh.
+ Vay cán bộ công nhân viên…
Trong dự án cũng cần nêu rõ tiến độ huy động vốn cụ thể qua từng thời kỳ
của từng nguồn vốn, đặc biệt trong năm đầu tiên (chia ra tùng quý hoặc từng tháng).
1.5.2 Dự kiến chi phí, doanh thu hàng năm và báo cáo thu nhập
1.5.2.1 Dự tính chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm (hoặc tổng giá thành)
Để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của dự án và tạo ra doanh thu
tương ứng, dự án phải tiêu hao những chi phí nhất định. Các khoản chi phí có liên
quan đến sản xuất kinh doanh của dự án bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí quản
lý và chi phí bán hàng.
Chi phí trực tiếp là cơ sở tính giá thành sản xuất sản phẩm và giá vốn hàng
bán. Chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Căn cứ vào công suất thiết kế để xác định sản lượng sản xuất tối đa (tại năm
ổn định) trong thực tế. Tùy theo khả năng phát huy công suất dự kiến trong các năm
sẽ xác định được sản lượng sản xuất tương ứng của các năm.
Chi phí quản lý bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính
và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động của dự án như tiền
lương và các khoản phụ cấp cho Ban giám đốc và nhân viên quản lý dự án, khấu
hao tài sản thiết bị văn phòng dự án, tiếp khách và một phần chi phí quản lý doanh

nghiệp phân bổ cho dự án theo tỷ lệ thích hợp.
Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí dự kiến phát sinh trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của dự án bao gồm tiền lương, các
khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí tiếp thị, quảng cáo, bao bì
15

đóng gói… Thường chi phí này được dự tính một tỷ lệ thích hợp theo doanh thu
hoặc chi phí của dự án.
Có hai phương pháp thường được sử dụng để ước tính chi phí của dự án:
Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu và phương pháp chi tiêu theo định mức kế
hoạch.
a. Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu
Phương pháp này khá đơn giản. Về cơ bản nó dựa trên giả thiết cho rằng tất
cả chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh số bán tương lai. Các
số liệu quá khứ được sử dụng là tỷ lệ trung bình của những năm gần nhất.
b. Phương pháp chỉ tiêu theo định mức kế hoạch
Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu tuy khá đơn giản nhưng kém linh
hoạt. Còn phương pháp chi tiêu theo định mức kế hoạch được xây dựng dựa trên
thông tin đến thời kỳ tương lai mà dự án sẽ hoạt động. Tính hợp lý của những khoản
mục không phụ thuộc vào doanh thu kỳ này được kỳ vọng sẽ thay đổi tùy theo từng
dự án cụ thể: định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, mức sản
lượng sản xuất và công nghệ sử dụng trong dự án cụ thể…. Do đó nhà phân tích cần
phải quyết định dành bao nhiêu nguồn lực để tạo ra các mức sản lượng nhất định
trong suốt thời gian hoạt động của dự án.
c. Phương pháp kết hợp
Hai phương pháp ước tính trên đều có những bất lợi, do đó một phương pháp
dự kiến chi phí dựa trên sự kết hợp cả hai phương pháp có thể đạt được một số kết
quả tốt hơn. Bởi vì khi ước tính chi phí dự án có những khoản mục có khuynh
hướng tỷ lệ thuận với doanh thu mà không tốn nhiều công sức để dự đoán giá trị
tương lai của chúng. Trong khi đó có những khoản mục khác có những biến động

rất lớn so với tỷ lệ doanh thu của chúng trong quá khứ. Những khoản chi phí thược
loại ít biến động là những chi phí như khấu hao, trả tiền thuê tài sản và trả lương
quản lý.
1.5.2.2 Tính toán doanh thu hàng năm
a. Xác định giá bán của sản phẩm dự án
Thông thường giá bán được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm, tuy
nhiên trong nền kinh tế thị trường lại phải tùy thuộc vào cung cầu sản phẩm trên thị
trường. Vì vậy vấn đề xác định giá bán cho sản phẩm dự án lại vô cùng quan trọng
và phức tạp. Khi xác định giá bán sản phẩm của dự án cầu tuân theo những nguyên
tắc:
+ Có thể cạnh tranh được trên thị trường (về giá cả và chất lượng).
+ Vừa sức mua của người tiêu thụ để họ có khả năng chi trả.
+ Cân đối với giá các mặt hàng khác trên thị trương (sản phẩm cùng loại hoặc
sản phẩm thay thế).
16

+ Đảm bảo một tỷ suất lợi nhuận cho người sản xuất.
b. Về tiêu thụ sản phẩm
Trong dự án cần nêu rõ các phương thức tiêu thụ sản phẩm như mở cửa hàng
giới thiệu, bán sản phẩm; bán qua đại lý; bán theo hợp đồng….
Các phương thức này được lựa chọn tùy theo từng vùng thị trường. Cần nêu
rõ phương thức vận tải được lựa chọn, chi phí vận chuyển sẽ được áp dụng để tính
vào giá bán tương ứng.
c. Tính toán doanh thu
Doanh thu có thể tính theo khu vực thị trường căn cứ vào giá bán dự kiến tại
từng thị trường và khối lượng sản phẩm dự tính tiêu thụ tại thị trường đó.
Có thể tính doanh thu theo doanh số bán dự kiến cửa từng mặt hàng bao gồm
sản phẩm chính, sản phẩm phụ, hoạt động dịch vụ, phế liệu…
Doanh số tiêu thụ sản
phẩm hàng năm của dự án

=
Giá bán dự
kiến của dự án
x
Khối lượng sản phẩm dự tính
tiêu thụ hàng năm của dự án
1.5.2.3 Bảng kế hoạch lãi – lỗ của dự án
Bảng kế hoạch lãi – lỗ của dự án được xây dựng để phản ánh một cách tổng
quát những thành quả hoạt động dự kiến hàng kỳ (năm) trong suốt vòng đời của dự
án. Bảng kế hoạch dự án liên quan đến 2 thuật ngữ tổng quát: doanh thu và chi phí.
Doanh thu phản ánh mức hoàn thành đạt được từ hoạt động của dự án, trong khi chi
phí cho thấy mức nổ lực đã tiêu hao (sự hao phí các yếu tố đầu vào và chi phí tài
chính) để tạo ra mức doanh thu tương ứng. Cuối cùng, hai chỉ tiêu quan trọng phải
được xác định trong bảng kế hoạch lãi – lỗ của dự án là lợi nhuận (EBIT và lợi
nhuận ròng) và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.
1.5.3 Ước lượng ngân lưu (dòng tiền)
Ngân lưu hay dòng tiền tệ là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi
thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu (dòng tiền vào) và các khoản thực
chi (dòng tiền ra) của dự án tính theo từng năm. Qui ước ghi nhận dòng tiền vào và
dòng tiền ra của dự án đều được xác định ở thời điểm cuối năm. Trong phân tích tài
chính dự án, chúng ta sử dụng ngân lưu chứ không sử dụng lợi nhuận để đánh giá
dự án vì lợi nhuận không phản ánh chính xác thời điểm thu và chi tiền của dự án, vì
vậy không phản ánh một cách chính xác tổng lợi ích của dự án theo thời giá tiền tệ.
Xác định tuổi thọ của dự án để ước lượng các giá trị của dòng ngân lưu
tương lai. Người ta thường căn cứ vào tuổi thọ của công nghệ, tuổi thọ thiết bị chính
được chọn đầu tư hoặc căn cứ vào vòng đời của sản phẩm để xác định tuổi thọ của
dự án. Tuy nhiên, có một số dự án như dự án xây dựng cầu đường hay công trình
kiến trúc thủy lợi…có tuổi thọ rất dài, thì việc ước lượng các khoản lợi ích và chi
phí gắn liền với hoạt động tương lai của các dự án này sẽ không còn chính xác nữa,
do đó để đánh giá hiệu quả của những dự án như vậy ta chỉ tính tuổi thọ của dự án

17

giới hạn trong một số năm cụ thể gắn liền với khả năng dự báo của chúng ta trong
tương lai. Vì vậy, năm thanh lý dự án chưa hẳn là năm kết thúc hoạt động của nó,
và giá trị tài sản đầu tư chưa khấu hao hết sẽ được tính vào dự án như một khoản
ngân lưu vào ở năm thanh lý dự án.
Năm thanh lý dự án: sau khi kết thúc dự án, cần có thời gian bán tài sản và
ghi nhận giá trị thanh lý. Cho nên dự án giải định kết thúc vào năm thứ n thì giá trị
thanh lý của dự án sẽ được ghi nhận vào năm thứ n+1.
1.5.3.1 Xử lý các biến số ngân lưu
 Ảnh hưởng của khấu hao đến ngân lưu dự án
Khấu hao không phải là chi phí bằng tiền mặt, mà chỉ là một hình thức bút
toán của kế toán mà thôi, vì vậy không ảnh hưởng trực tiếp đến ngân lưu dự án.
Khấu hao không phải là một hạng mục ngân lưu. Khấu hao chỉ ảnh hưởng đến ngân
lưu dự án một cách gián tiếp thông qua thuế và giá trị thanh lý đối với tài sản cố
định.
Đối với thuế: Do khấu hao là một yếu tố chi phí nên nó ảnh hưởng đến lợi
nhuận trước thuế và làm thay đổi số thuế thu nhập mà dự án phải nộp. Khi mức
khấu hao cao thì lợi nhuận trước thuế giảm, số tiền chi nộp thuế giảm, từ đó làm
ngân lưu dự án tăng lên và ngược lại. Tác động gián tiếp của khấu hao đến ngân lưu
dự án còn được gọi là lá chắn thuế của khấu hao (Tax shied of depreciation).
 Đối với giá trị thanh lý tài sản:
Thường dựa vào phần giá trị máy móc thiết bị chưa khấu hao hết hoặc dựa
vào giá trị thường (giá thực tế) của tài sản ở thời điểm thanh lý. Thường người ta
dựa vào giá trị còn lại chưa khấu hao hết của tài sản cố định thức giá trị còn lại trên
sổ sách của tài sản đó. Giá trị thanh lý tài sản là một khoản ngân lưu vào của dự án.
Giá trị
thanh lý =
Nguyên giá ban đầu
của tài sản x

(Mức giá năm thanh
lý/Mức giá năm
mua)
x
Tỷ lệ % giá
trị còn lại
 Xác định giá trị còn lại năm cuối cùng khi kết thúc dự án
Thông thường két thúc dự án không có nghĩa là kết thúc hoạt động kinh
doanh và đời sống của dự án kéo dài vượt quá khả năng dự báo tương lai của chúng
ta. Vì vậy để giải quyết cả hai vấn đề trên, chúng ta nên dự tính giá trị cho tài sản
vào năm cuối của phân tích thu – chi. Giá trị còn lại này bao gồm: tài sản chưa khấu
hao hết, đất đai thu hồi và giá trị thanh lý vốn lưu động. Trong trường hợp giá trị tài
sản chưa khấu hao hết, ta nên ghi nhận nó như một giá trị của dòng ngân lưu vào.
Sử dụng trình tự tính toán giống như đã được áp dụng cho việc tính toán các giá trị
ban đầu của tài sản lịch sử. Riêng đối với đất, do không có hao mòn nên không tính
khấu hao. Do đó khi kết thúc dự án, chúng ta sẽ ghi nhận giá trị của đất như một
dòng ngân lưu vào ở năm thanh lý dự án, sử dụng giá trị ở giai đoạn đầu tư ban đầu.

×