Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thái độ của sinh viên đối với tình dục đồng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.05 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ
NẴNG ĐỐI VỚI TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI
THE ATTITUDE OF STUDENTS PEDAGOGIC UNIVERSITY – DA NANG
UNIVERSITY FOR HOMOSEXUALITY
SVTH: Đặng Kim Hoàn, Nguyễn Thị Thanh Phượng, Đinh Thị Huyền Trang
Lớp 09CTL, khoa Tâm lý - Giáo dục, Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Bùi Văn Vân
Khoa Tâm lý - Giáo dục, Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Theo các nhà khoa học trên thế giới, người đồng tính là một bộ phận của xã hội, tuy nhiên
họ không được đối xử công bằng ở cả xã hội tiến bộ và lạc hậu, nhất là ở các nước Trung Đông.
Ở Việt Nam, đây là một vấn đề nóng bỏng và những người đồng tính chịu nhiều sự kỳ thi, xa lành
của mọi người. Tính đến thời điểm này vẫn chưa có nhiều tổ chức, phong trào nhằm giáo dục,
định hướng cho người đồng tính. Nhóm sinh viên là nhóm xã hội có trình độ tri thức cao, đồng thời
cũng là lớp người kế cận của đất nước. Do vậy, đòi hỏi họ phải luôn có những hiểu biết và cách
nhìn đúng đắn với các hiện tượng xã hội xảy ra xung quanh mình. Hiện tượng đồng tính luyến ái
có thể xảy ra ở bất kỳ giới nào, nghề nghiệp nào. Tình dục đồng giới là một mặt biểu hiện của hiện
tượng đồng tính luyến ái. Xuất phát từ nhận định như vậy, tôi đã chọn đề tài “Thái độ của sinh viên
trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng đối với tình dục đồng giới” nhằm tìm hiểu phần nào
hiểu biết cũng như thái độ của họ về hiện tượng này. Mong muốn góp phần xây dựng những thái
độ đúng đắn để tạo dựng một xã hội công bằng – dân chủ và văn minh.
ABSTRACT
According to scientists around the world, gay people are part of society, but they are not
treated equally in both social progress and backwardness, especially in the Middle East. In
Vietnam, this is a hot issue and many homosexuals take the exam, far from everyone's healthy. Up
to this point is many organizations, the movement for the education and orientation for
homosexuals. Groups of students, social groups have a high knowledge level, as well as the


adjacent layers of the country. Therefore requires them to always have the knowledge and proper
perspective with the social phenomenon going on around her. Homosexual phenomenon can occur
in any gender any, any career. Homosexuality is a manifestation of the phenomenon of
homosexuality. Comes from to do so, I have chosen the theme "The attitude of students Pedagogic
University – Da Nang University for homosexuality" to understand somewhat understanding as well
as their attitudes about this phenomenon. Desiring to contribute to building the right attitude to build
a fair society - democracy and civilization.

1. Đặt vấn đề
Ngày nay, các nghiên cứu xã hội học đã khẳng định xã hội nào cũng có hiện tượng
đồng tính. Tuy không thể thống kê một cách chính xác, nhưng các nhà khoa học trên thế
giới ước tính người đồng tính chiếm khoảng 3% dân số của mỗi quốc gia. Mặc dù những
người đồng tính là một bộ phận hợp thành nên nhân loại nhưng ở nhiều nơi trên thế giới
họ vẫn là nạn nhân của tình trạng kỳ thị, thậm chí là ngược đãi.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
Ở Việt Nam hiện tượng đồng tính luyến ái đã xuất hiện từ rất lâu đến nay càng
phát triển rộng hơn. Đây là một vấn đề rất nóng bỏng và được xã hội quan tâm, nhất là
giới trẻ như chúng ta – những sinh viên của nền tri thức có nhận thức và suy nghĩ như thế
nào về họ. Thế giới thứ ba ra đời như một sự kỳ thị xa lánh của tất cả mọi người. Thái độ
kỳ thị của cộng đồng không chỉ làm cho cuộc sống của những người đồng tính rất khó
khăn mà còn có thể làm ảnh hưởng đến những người không phải là đồng tính và cả xã hội
nói chung.
Nhóm sinh viên là nhóm xã hội có trình độ tri thức cao, đồng thời đây cũng là lớp
người kế cận của đất nước. Do vậy đòi hỏi họ phải luôn có những hiểu biết và cách nhìn
đúng đắn với các hiện tượng xã hội xảy ra xung quanh mình. Thêm nữa họ cũng là một bộ
phận của thanh niên, những người rất dễ bị ảnh hưởng, bị cuốn theo những điều mới lạ.
Hiện tượng đồng tính luyến ái có thể xảy ra ở bất kỳ giới nào, nghề nghiệp nào. Tình dục
đồng giới là một mặt biểu hiện của hiện tượng đồng tính luyến ái.Vì vậy nghiên cứu thái
độ của sinh viên trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đối với tình dục đồng giới

nhằm tìm hiểu phần nào hiểu biết cũng như thái độ của họ về hiện tượng này là hết sức cần
thiết.
2. Thái độ của sinh viên trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đối với tình dục
đồng giới
2.1. Cơ sở lí luận về thái độ của sinh viên đối với tình dục đồng giới
Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân, sẵn sàng phản ứng theo một
khuynh hướng nhất định (tích cực hay tiêu cực) đối với một đối tượng nào đó, được thể
hiện thông qua nhận thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình
huống, những điều kiện cụ thể.
“Thái độ của sinh viên đối với tình dục đồng giới là trạng thái tâm lý chủ quan
của họ sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định (tích cực hay tiêu cực) đối với
tình dục đồng giới. Thái độ của sinh viên đối với tình dục đồng giới được thể hiện thông
qua nhận thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi của họ trong những tình huống, những điều
kiện nhất định có liên quan đến tình dục và tình dục đồng giới”.
Đây là khái niệm then chốt của đề tài, từ khái niệm này chúng tôi tiến hành tổ chức
nghiên cứu tìm hiểu thái độ đối với tình dục đồng giới của sinh viên trường ĐHSP –
ĐHĐN.
2.2. Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Vài nét về khách thể khảo sát.
Trường ĐHSP – ĐHĐN nằm trong khu vực của phường Hòa Khánh Nam – quận
Liên Chiểu – TP Đà Nẵng là một trong những trường đại học có thành tích trong học tập
cao. Trường có tổng số hơn 6000 sinh viên theo học mỗi năm. Thành phần sinh viên rất đa
dạng từ nhiều vùng miền và theo học nhiều ngành nghề khác nhau như: Toán học, Tin học,
Sinh học, Văn hóa học, Việt Nam học, Tâm lý học…
2.2.2. Quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về thái độ của sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN đối
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
với tình dục đồng giới, trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2012 với mẫu khảo sát
là 200 đối tượng.

Quá trình nghiên cứu được thực hiện một cách khách quan thông qua việc sử dụng
phối hợp các hệ thống các phương pháp, đó là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,
phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp xử lý bằng thống kê thông
thường.
Để đánh giá sinh viên về mặt thái độ chúng tôi dựa trên việc đánh giá từng mặt
trong cấu trúc thái độ, từ đó tổng hợp, nhằm đưa ra các kết luận chính xác và khách quan.
3. Kết quả nghiên cứu
Đa số sinh viên trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã có những hiểu biết,
nhận thức đúng về tình dục đồng giới, chiếm 75.9%, tuy nhiên nhận thức chưa đầy đủ và
tiêu cực vẫn còn một tỉ lệ khá cao, chiếm 24.1%. Nhóm sinh viên được học về GDGT &
SKSS có nhận thức đúng và sâu sắc hơn nhóm sinh viên chưa được học về GDGT &
SKSS; nam sinh viên có nhận thức chưa đúng thậm chí còn có nhận thức lệch lạc về vấn đề
này.
Xúc cảm tích cực của sinh viên thuộc mức độ cao chiếm 66.9%, điều này phù hợp
với nhận thức của sinh viên, nhưng vẫn còn một số đông sinh viên mang xúc cảm tiêu cực
đối với tình dục đồng giới.
Mặc dù có nhận thức tốt, xúc cảm tích cực nhưng hành vi của sinh viên trường
ĐHSP – ĐHĐN đối với tình dục đồng giới chưa thể hiện điều này, chỉ có 47% sinh viên có
hành vi tích cực trong khi có đến 53% sinh viên có hành vi còn tiêu cực đối với tình dục
đồng giới. Điều đó cho thấy sinh viên đã có nhận thức và xúc cảm tốt nhưng chưa chuyển
hóa thành hành vi tích cực trong thái độ đối với tình dục đồng giới.
Xét theo góc độ giới tính, có sự chênh lệch trong thái độ của hai giới nam và nữ
như sau: nữ sinh viên có nhận thức tốt nam sinh viên. Tuy nhiên, nam sinh viên có xúc
cảm tình cảm và hành vi tốt hơn nữ sinh viên.
Bên cạnh đó còn có sự chênh lệch trong thái độ của những sinh viên đã được học về
Giáo dục Giới tính và Sức khỏe Sinh Sản với những sinh viên chưa được học: Sinh viên đã
được học có thái độ tích cực hơn những sinh viên chưa được học. Có sự khác biệt này là do
những sinh viên chưa được học chưa có nhận thức đầy đủ về thiên hướng tình dục đồng
giới, họ chưa được trang bị về kiến thức một cách khoa học nên có cách nhìn phiến diện,
phân biệt đối với những người đồng tính. Họ ít có sự quan tâm, thông cảm hay có sự gần

gũi, động viên đối với những người đồng tính.
Tóm lại sinh viên trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng nhìn chung là có
thái độ tích cực đối với tình dục đồng giới, tuy nhiên một số sinh viên vẫn mang thái độ
tiêu cực đối với vấn đề này. Nguyên nhân của thực trạng này là do nhận thức của một số
sinh viên còn hạn chế và chưa tiếp cận được những thông tin khoa học về tình dục đồng
giới. Kết quả nghiên cứu trên là phù hợp với giả thiết khoa học mà chúng tôi đã đề ra ban
đầu trong đề tài.

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4

4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
- Thái độ của sinh viên đối với tình dục đồng giới được hiểu là trạng thái tâm lý chủ quan
của họ sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định (tích cực hay tiêu cực) đối với
vấn đề tình dục đồng giới. Thái độ của sinh viên đối với tình dục đồng giới được thể hiện
thông qua nhận thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi của họ trong những tình huống, những
điều kiện nhất định có liên quan đến tình dục và tình dục đồng giới.
- - .
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số sinh viên vẫn còn có thái độ chưa tích cực đối với
vấn đề này. Trong ba mặt của thái độ thì mặt nhận thức biểu hiện tốt nhất, thứ hai là mặt
xúc cảm tình cảm, thứ ba là mặt hành vi.
- h cực hơn nam sinh viên nhưng mặt xúc
cảm – tình cảm và hành vi trong thái độ của nam sinh viên lại tốt hơn nữ sinh viên.
- Thái độ của những sinh viên đã được học về GDGT & SKSS với những sinh viên chưa
được học: Sinh viên đã được học có thái độ tích cực hơn những sinh viên chưa được học.
- Nhìn chung sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN có thái độ tích cực đối với tình dục đồng
giới, tuy nhiên một số sinh viên vẫn mang thái độ tiêu cực đối với vấn đề này. Kết quả
nghiên cứu trên là phù hợp với giả thiết khoa học mà chúng tôi đã đề ra ban đầu trong đề
tài.

4.2. Kiến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất những kiến nghị sau:
- Đưa chương trình GDGT & SKSS vào giảng dạy ở tất cả các khoa, ngành nhằm thực hiện
giáo dục đồng đẳng để tất cả sinh viên được hưởng lợi từ học phần này, đáp ứng nhu cầu
của sinh viên về GDGT & SKSS.
- Nhà trường cần thiết lập mối quan hệ với các dịch vụ Sức khỏe – Giới tính hiện có để
cung cấp địa chỉ dịch vụ thích hợp cho sinh viên trong trường, đặc biệt là các địa chỉ thân
thiện.
- Xây dựng các dịch vụ tư vấn về Sức khỏe sinh sản – Tình dục hoặc liên hệ với các tổ
chức đưa hoạt động tư vấn để giới thiệu cho sinh viên giải quyết tốt hơn các vấn đề của họ
về Sức khỏe sinh sản – Tình dục và tâm lý tình cảm.
- Tìm kiếm khả năng dưa nội dung về các vấn đề GDGT & SKSS lên trang web của Đại
học Đà Nẵng để tận dụng các nội dung thông tin, các câu hỏi/trả lời, các trò chơi để cung
cấp kiến thức cho sinh viên của trường ĐHSP - ĐHĐN nói riêng và Đại học Đà Nẵng nói
chung
- Các tổ chức, đoàn thể cần giúp đỡ, quan tâm hơn tới những người đồng tính luyến ái để
giúp họ vượt qua mặc cảm, hòa đồng hơn trong cuộc sống.
- Tổ chức các cuộc triển lãm về người đồng tính đề họ có thể chia sẻ những câu chuyện về
tình yêu, tình dục và đời sống của mình đề mọi người hiểu và có cái nhìn đúng đắn, bao
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
dung hơn với họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ph.Lomov (2000), Những vấn đề lý luận và Phương pháp Tâm lý học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội (Bản dịch từ tiếng Nga - Nguyễn Đức Hưởng, Phan Trọng Ngọ,
Dương Diệu Hoa).
[2] Hipho và Phovec.M (1984), Nhập môn Tâm lý học xã hội, NXB Khoa học xã hội Hà
Nội (Đức Huy dịch).
[3] Lê Thị Duyên (2009), Thái độ của người dân phường Hoà Khánh Nam, quận Liên

Chiểu - TP Đà Nẵng về vấn đề bạo lực gia đình đối với người phụ nữ, Khoá luận tốt
nghiệp.
[4] Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
[5] Phạm Minh Hạc (2001), Tuyển tập Tâm lý học, NXB Giáo dục Hà Nội.
[6] Triệu Thị Hải (2009), Thái độ của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng đối với hoạt động
phòng chống ma tuý, Khoá luận tốt nghiệp.
[7] Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận, NXB Khoa học xã hội
Hà Nội.
[8] Trần Hiệp, Đỗ Long (1991), Sổ tay Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.
[9] [9] Lê Văn Hồng (2007), Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
[10] (2003), Tâm lý học Xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[11] Nguyễn Thị Thuý Hường (2007), Thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
của sinh viên cao đẳng sư phạm, Luận văn tiến sĩ Tâm lý học, Bộ GD & ĐT, Viện
chiến lược và Chương trình giáo dục.
[12] Nguyễn Văn Lê (2004), Giáo dục giới tính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[13] Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (2009), Từ điển Tâm lý học, NXB Giáo Dục Việt
Nam.
[14] Nguyễn Quang Mai (2002), Giới tính và đời sống gia đình, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
[15] Vũ Thị Nho (2005), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[16] Hoàng Phê (2001), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[17] Trần Trọng Thủy (2006), Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB Giáo dục Hà Nội.
[18] Nguyễn Quang Uẩn (2003), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[19] Giáo trình điện tử về Sức khỏe Sinh sản – Tình dục và quyền cho Thanh thiếu niên
Việt Nam.
[20] Trò chuyện về Giáo dục Giới tính và Sức khỏe Sinh sản, Quỹ dân số Thế giới WPF.

×