Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

thành phần hoá sinh và dược tính của cá ngựa đen (hippocampus kuda bleeker 1852) nuôi thương phẩm và khai thác tự nhiên tại nha trang, khánh hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 70 trang )













































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
    





HUỲNH KIM KHÁNH



THÀNH PHẦN HÓA SINH VÀ DƯỢC TÍNH CỦA CÁ
NGỰA ĐEN
Hippocampus kuda Bleeker, 1852 NUÔI
THƯƠNG PHẨM VÀ KHAI THÁC TỰ NHIÊN TẠI NHA
TRANG, KHÁNH HÒA







LUẬN VĂN THẠC SĨ








Nha Tran
g
– 2010













































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
    





Huỳnh Kim Khánh



THÀNH PHẦN HÓA SINH VÀ DƯỢC TÍNH CỦA CÁ
NGỰA ĐEN
Hippocampus kuda Bleeker, 1852 NUÔI
THƯƠNG PHẨM VÀ KHAI THÁC TỰ NHIÊN TẠI NHA
TRANG, KHÁNH HÒA



Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS – TS Hoàng Tùng






Nha Trang – 2010


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đâ
y là công trình nghiên cứu của chính bản thân. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là một phần của đề tài cấp Bộ
"Đánh giá thành phần sinh hóa và dược tính của cá ngựa đen có nguồn gốc nuôi và
xây dựng giải pháp bảo quản sau thu hoạch" của Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG
TPHCM do người hướng dẫn khoa học luận văn này làm chủ nhiệm.
Tôi xi
n cam đoan các kết quả, số liệu trình bày trong luận văn là kết quả
nghiên cứu và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nào.
Tác giả


Huỳnh Kim Khánh













ii
LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin gửi đến Ban Giám Hiệu nhà trường, khoa Nuôi trồng
Thuỷ sản - Trường đại học Nha Trang sự kính trọng và lòng tự hào đã được
học tập và nghiên cứu tại trường trong những năm qua.
Xin chân thành cám ơn đến PGS. TS. Hoàng Tùng đã giúp đỡ, động
viên và hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cám ơn PGS.TS. Nguyễn Đình Mão, PGS.TS. Lại văn
Hùng và cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy c
ô đã giảng dạy, truyền
đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu tại khoa Nuôi trồng thuỷ sản - Trường đại học nha Trang.
Xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT Khánh Hoà, Chi cục
Nuôi trồng thuỷ sản Khánh Hoà, Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hoà nay là
Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Khánh Hoà, Trại thực nghiệm Nuôi
trồng thuỷ sản Ninh Lộc - N
inh Hoà đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập cũng như hoàn thành cuốn luận văn này.
Cuối cùng, là lời cảm ơn đến gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất
nhiều trong suốt thời gian học tập cũng như nghiên cứu thực hiện đề tài.

Huỳnh Kim Khá
nh









iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

ARA:
Axít Arachidonic (C20:4n-6).
Bộ NN và PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
cs: cộng sự.
DHA: Axít Docosahexaenoic (C22:6n-3)
EPA: Axít Eicosapentaenoic (C20:5n-3).
HUFA: Highly Unsaturated Fatty Acid, các axít béo PUFA có mạch
cacbon dài hơn hoặc bằng C20 và có nhiều hơn hoặc bằng 3
nối đôi.
KLK: khối lượng khô.
KLT: khối lượng tươi.
MUFA Monounsaturated Fatty Acid, axít béo không no một nối đôi.
n-3 HUFA hàm lượng các axít béo HUFA có nối đôi bắt đầu từ vị trí thứ
ba tính từ gốc methyl.
PUFA: Polyunsaturated Fatty Acid, axít béo có mạch cacbon C16 (với
2 – 4 nối đôi); C
18 (với 2 – 5 nối đôi); C20 (với 2 – 5 nối đôi)
hoặc C22 (với 2 – 6 nối đôi).
SFA: Saturated Fatty Acid, axít béo no (mạch cacbon không có nối
đôi).

TFA Total Fatty Acid, tổng hàm lượng axít béo (mg/g KLK).
TL: Total lipid, hàm lượng lipít tổng số (mg/g KLK).








iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
Chương I. TỔNG LUẬN 3
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NUÔI CÁ NGỰA TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM 3
1.1.1 Đặc điểm phân bố 3
1.1.2 Đặc điểm hình thái. 4
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng 5
1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 8
1.1.5 Tình hình nuôi cá ngựa 9
1.2 SƠ LƯỢC VỀ VAI TRÒ VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÁ NGỰA 10
1.3 KINH DOANH CÁ NGỰA TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 14
1.4 KI
NH DOANH CÁ NGỰA Ở VIỆT NAM 15
1.4.1 Kích thước khai thác 15
1.4.2. Sản lượng khai thác 15
1.4.3 Kinh doanh cá ngựa ở Việt Nam 16
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 19
2.1.1. Thời gian nghiên cứu 19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 19
2.2. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2.1 Cá ngựa 19
2.2.2 Chuột bạch 19
2.3. C
ác phương pháp phân tích thành phần hoá sinh 21
2.4 Phương thức tiến hành thí nghiệm
23
2.4.1 So sánh thành phần hoá sinh của cá ngựa nuôi với cá ngựa tự
nhiên ở hai nhóm kích thước khác nhau 23

v
2.4.
2 Thử nghiệm ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung bột cá ngựa đến
một số chỉ tiêu sinh lý của chuột bạch 24
2.5 Phương pháp xử lý số liệu. 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1. T
hành phần sinh hóa của cá ngựa đen 29
3.1.
1. Các chỉ tiêu tổng quát 29
3.1.2. Hàm lượng protein và axít amin 29
3.1.3. Hàm lượng lipít và các axít béo 35
3.2. Thử nghiệm ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung bột cá ngựa đến một
số chỉ tiêu sinh lý của chuột bạch
38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC

















vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.
1. Danh mục một số loài cá Ngựa được nuôi trên thế giới 10
Bảng 1.2. Ước tính sản lượng khai thác cá Ngựa ở Việt Nam (1995) 16
Bảng 2.
1. Kích thước của 4 nhóm cá khác biệt về nguồn gốc và kích cỡ. 23
Bảng 2.
2. Thành phần dinh dưỡng của 3 loại thức ăn (dùng trong 10 ngày) 25
Bảng 3.
1. Thành phần sinh hóa cơ bản của cá Ngựa đen thu từ tự nhiên và bể

nuôi ở hai nhóm kích thước khác nhau 29
Bảng 3.2. Hàm lượng protein và axít am
in của cá Ngựa đen có nguồn gốc và
kích thước khác nhau 29
Bảng 3.3. Hàm lượng axít amin ở cá Ngựa đen có nguồn gốc khác nhau 32
Bảng 3.4. Hàm lượng axít amin ở cá Ngựa đen có kích thước khác nhau 33
Bảng 3.5. Các chỉ tiêu liên quan đến lipít ở cá Ngựa đen có nguồn gốc và kích
thước khác nhau 36
















vii
DANH MỤC HÌ
NH

Hình 1.1. Cá Ngựa Đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) 4
Hình 1.2. Phương pháp đo kích thước cá Ngựa 5

Hình 1.3. Cấu trúc ống tiêu hóa cá Ngựa 7
Hình 1.4. Phổ thức ăn của cá Ngựa đen 8
Hình 1.5. Cá Ngựa khô bán trên thị trường 13
Hình 1.6. Cá Ngựa nuôi cảnh 14
Hình 1.7. Cá Ngựa ngâm rượu dùng trong y học cổ truyền 14
Hình 2.1: Chuột 5 tuần tuổi dùng cho thí nghiệm 20
Hình 2.
2: Bố trí các lồng nuôi chuột 20
Hình 2.
3: Cá Ngựa được mổ bỏ nội tạng 21
Hình 2.4: Máy sắc kí khí HP 6890 23
Hình 2.
5: Lấy mẫu máu chuột 26
Hình 2.6: Thiết bị phân tích nội tiết tố Cobass E 411 26
Hình 2.7: Thiết bị phân tích huyết học Pentra 60C
+
. 27
Hình 2.8: Xác định độ khoẻ của cơ 28
Hình 3.1. Hàm lượng các axít amin ở cá Ngựa đen với các nhóm nguồn gốc
và kích thước khác nhau 31
Hình 3.2. Hàm lượng các axít béo ở cá Ngựa đen với các nhóm nguồn gốc và
kích thước khác nhau 37
Hình 3.3. Biến động một số chỉ tiêu huyết học ở chuột khi cho ăn thức ăn có
bổ sung bột cá Ngựa nuôi và cá Ngựa khai thác tự nhiên 39








viii
TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu này, so sánh thành phần hóa sinh của cá Ngựa đen
(Hippocampus kuda) nuôi thương phẩm với cá tự nhiên tại Nha Trang, Khánh Hoà
và ảnh hưởng của bột cá ngựa trong thức ăn lên sinh lí của chuột. Kết quả nghiên
cứu cho thấy Hàm lượng protein ở cá ngựa nuôi thấp hơn so với cá ngựa khai thác
tự nhiên (P<0,05). Tuy vậy, hàm lượng các axít amin như Alanin, Glyxin,
Methionin, Hydroxyprolin và Lysin ở cá nuôi lại cao hơn cá khai thác tự nhiên
(P<0,05). Hàm lượng lipít tổng số ở cá nuôi cao hơn so với cá tự nhiên. Các chỉ tiêu
k
hác TFA, SFA, MUFA, PUFA và HUFA không có sự khác biệt giữa 2 nhóm cá.
Xét về kích thước, cá ngựa thuộc nhóm kích thước 100 – 120 mm chiều dài thân có
hàm lượng protein cao hơn so với nhóm kích thước 60 – 80 mm (P<0,05). Nhóm
kích thước 100 – 120 mm có hàm lượng 6 axít amin gồm Alanin, Valin, Lơxin,
Prolin, Glutamin và Tyrosin cao hơn so với nhóm kích thước 60 – 80 mm, nhưng
hàm lượng Methionin là ngược lại. Chuột bạch được cho ăn thức ăn có bột cá ngựa
nuôi hay khai thác tự nhiên với mức 200 mg/cá thể/ngày có lượng hemoglobin cao
hơn so với chuột ăn t
hức ăn bình thường (P<0,05). Tuy nhiên, các chỉ tiêu huyết
học và sinh lý khác như độ khỏe của cơ, hàm lượng các hóc môn sinh dục estrogen
hoặc testoterone lại không có sự khác biệt giữa nhóm đối chứng và chuột ăn bột cá
ngựa. Kết quả nghiên cứu của đề tài này góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ
liệu về đặc điểm sinh học và phần nào dược tính hỗ trợ sinh sản của cá Ngựa đen,
đồng thời giúp mở hướng phát triển cho nghề nuôi cá Ngựa trong nước, tạo giá trị
gia tăng cho đối tượng nuôi và tiến đến khép kín qui trình sản xuất, phục vụ nhu cầu
tiêu dùng ngày càng cao của con người.

Từ khóa: cá Ngựa đen, Hippoc

ampus kuda, thành phần hóa sinh, sinh sản


-1-
MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới với bờ biển dài hơn 3.200 km
. Chính vì thế
nguồn lợi hải sản khai thác được hàng năm là rất đáng kể. Trong số nhiều loài sinh
vật biển có giá trị phải kể đến cá Ngựa. Các loài thuộc giống cá Ngựa ít có giá trị
thực phẩm nhưng từ lâu đã được dùng làm thuốc chữa bệnh ở các nước phương
Đông hoặc nuôi làm
cảnh trong thời gian gần đây ở các nước phương Tây. Do bị
khai thác nhiều, nguồn lợi cá Ngựa tự nhiên suy giảm nghiêm trọng thúc đẩy sự ra
đời của nghề nuôi cá Ngựa [
8]. Ở Việt Nam nghề nuôi cá Ngựa, trong đó có cá
Ngựa đen chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây, chủ yếu ở qui mô nhỏ tại thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Cá Ngựa được nuôi trong bể xi măng hoặc lồng và tiêu
thụ dưới dạng cá cảnh khi đạt kích cỡ khoảng 6 đến 8 cm chiều dài thân. Quy mô
sản xuất có thể mở rộng nhưng khả năng xuất khẩu còn nhiều hạn chế.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm
sinh học, sinh thái, định loại,
kỹ thuật sinh sản nhân tạo, xây dựng quĩ gen …của cá Ngựa. Các nghiên cứu ở
trong nước chủ yếu được thực hiện ở Viện Hải dương học Nha Trang hoặc Trường
Đại học Thủy sản và khá đa dạng về nội dung. Tuy vậy, hiện vẫn chưa có báo cáo
khoa học nào được c
ông bố về dược tính của cá Ngựa, đặc biệt là cá Ngựa nuôi.
Nghiên cứu có liên quan nhiều nhất là của Đỗ Tuyết Nga [
12] về thành phần hóa
sinh của cá Ngựa đen tự nhiên thu ở vùng biển Nha Trang. Kết quả cho thấy cá
Ngựa đen có thành phần lipít cao nhất ở phần nội quan, chiếm 14,67% ÷ 15,27%;

protein cao nhất ở phần đầu, da và xương. Những axít amin không thay thế đều có
trong cá Ngựa với hàm lượng cao.
Xu thế tương lai là dựa vào nuôi trồng thủy sản để đáp ứng nhu cầu hải sản
ngà
y càng tăng của con người. Cá Ngựa đen nuôi nhân tạo có điều kiện di
nh dưỡng
và môi trường sống khác biệt nhiều so với cá Ngựa đen ngoài tự nhiên. Vì thế chất
lượng cá, cụ thể là thành phần hóa sinh có thể không giống với cá Ngựa tự nhiên,
dẫn đến sự khác biệt có thể về dược tính. Ngoài ra, cá Ngựa đen có nguồn gốc nuôi
thường được thu ở cỡ 6 – 8 cm chiều dài thân, nhỏ hơn so với cỡ cá Ngựa đen tự
nhiên (10 – 12 cm) và vì thế có thể chưa có dược tính hoặc có nhưng thấp hơn s
o

-2-

với cá Ngựa tự nhiên. Trên thế giới hiện chỉ có duy nhất nghiên cứu của L
in và cs
[
34] so sánh thành phần hoá sinh của cá Ngựa đen tự nhiên với cá nuôi ở Trung
Quốc mặc dù chỉ là so sánh thuần túy về hoá sinh mà không có liên hệ nào đến tác
dụng của cá Ngựa.
Nếu s
uy luận theo logic thì dược tính hỗ trợ sinh sản ở động vật của cá Ngựa
nuôi không tốt bằng cá Ngựa tự nhiên. Nếu sự khác biệt về dược tính đó có liên
quan đến sự khác biệt về thành phần hóa sinh thì chúng ta sẽ có cơ sở để nhận định
liệu các thành phần di
nh dưỡng cơ bản trong cá Ngựa đen có khả năng hỗ trợ sinh
sản của động vật khi được sử dụng làm thuốc hoặc thức ăn hay không. Xuất phát từ
những lý do trên, đề tài “Thành phần hoá sinh và dược tính của cá Ngựa đen
(Hippocampus kuda Bleeker 1852) nuôi thương phẩm và khai thác tự nhiên tại

Nha Trang, Khánh Hoà” đã được thực hiện từ ngày 15/10/2009 đến ngày
15/5/2010 với mục tiêu và các nội dung cụ thể như sau:
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá được thành phần hoá sinh và dược
tính của cá
Ngựa đen có nguồn gốc nuôi theo qui trình hiện thời tại Khánh Hòa và cá Ngựa đen
có nguồn gốc từ tự nhiên.
Các nội dung nghiên cứu:
1. Xác định t
hành phần hoá sinh (protein, axít amin, lipít, axít béo) của cá
Ngựa nuôi và cá Ngựa thu từ tự nhiên ở hai nhóm kích thước 6 - 8 cm và
10 - 12 cm chiều dài thân.
2. Thử nghiệm ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung bột cá Ngựa đen đến một số
chỉ tiêu sinh lý của chuột bạch.
Ý n
ghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài này
vừa góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học và phần nào
dược tính của cá Ngựa đen, vừa giúp mở hướng phát triển cho nghề nuôi cá Ngựa
trong nước, tạo giá trị gia tăng cho đối tượng nuôi và tiến đến khé
p kín qui trình sản
xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người.

-3-
CHƯƠNG I
TỔNG LUẬN
1.1 TÌN
H HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NUÔI CÁ NGỰA TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VIỆT NAM
Hệ thống phân loại cá Ngựa đen:
Ngà
nh động vật có xương sống Vertebrata.

Lớp c
ó xương Osteichthyes.
Bộ cá gai Gasterosteiformes.
Họ cá chìa vôi S
yngnathidae.
Giống cá Ngựa Hippocampus.
Loài cá Ngựa đen Hippocampus kuda Bleeker, 1852.
Tên tiếng Anh: black seahorse, ocean seahor
se.
1.1.1 Đặc điểm phân bố

Ngựa phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Phạm vi phân bố của
chúng từ 45
o
vĩ Bắc đến 45
o
vĩ Nam [56]. Mặc dù phân bố rộng nhưng trong tự
nhiên số lượng cá Ngựa không nhiều. Ở Sydney (Australia) nơi có sinh cảnh thích
hợp nhất của cá Ngựa, chỉ có 1 con trên 6 m
2
[56]. Chúng thường sống ở vùng nước
có độ sâu trên 30 m, tuy nhiên cũng có một số loài như H. kelloggi, H. minotaur
sống ở độ sâu 90 – 100 m [
17], [26]. Cá Ngựa đen phân bố ở vùng biển Ấn Độ -
Thái Bình Dương; Pakistan và Ấn Độ, Australia, New Guinea, Indonesia, Malaysia,
Philippin, Thái Lan đến Nam Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hawaii. Ở Việt
Nam, cá Ngựa đen phân bố từ Bắc đến Nam ở vùng nước ven bờ, đặc biệt là ở
Khánh Hòa và Bình Thuận [
1], [8], [36]. Cá Ngựa đen có khả năng sống ở biển
nhưng đẻ ở cửa sông [

]. 54], [
Cá Ngựa chưa thành thục si
nh dục thường sống đơn độc, nhưng chúng lại kết
cặp khi trưởng thành, sống “chung thủy” với nhau ở một lãnh thổ nhất định. “Nhà”
của cá đực có diện tích khoảng vài m
2
, nhưng của cá cái có khi rộng đến 100 m
2
. Sự
sai khác về diện tích lãnh thổ giữa cá đực và cá cái làm giảm sự cạnh tranh về thức
ăn và không gian trong nội bộ loài. Chúng thường sống ở vùng biển có nhiều rạn

-4-
san hô, rong lá hẹ, rong mơ (Sargassum), bọt biển (Sponges) hoặc đáy bùn cát.

Theo tính toán của Perante [
43] thì loài H. comes ở Phi-lip-pin sống ở rạn san hô
chiếm 39,89%, ở bọt biển – 25,73%, ở rong Mơ (Sargassum) – 23,83%, phần còn
lại là ở những sinh cảnh khác. Một số loài cá Ngựa rộng muối và rộng nhiệt, giới
hạn chịu nhiệt bình thường của cá Ngựa như sau: loài cá Ngựa Nhật Bản (H.
japonicus) từ 5
o
C đến 36
o
C, loài cá Ngựa Ba chấm (H. trimaculatus): 10 - 30
o
C,
loài cá Ngựa Đen (H. kuda): 9 – 34
o
C [66].

Khả năng c
hịu mặn của cá Ngựa phụ thuộc vào giai đoạn sống của cá thể. Cá
càng lớn thì khoảng thích ứng với độ mặn càng rộng. Cá con có thể sống ở độ mặn
15 ppt, nhưng cá trưởng thành thường chỉ chịu được độ mặn thấp đến 5 ppt [
66].
1.1.
2 Đặc điểm hình thái

Hình 1.
1: Cá Ngựa Đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852).
Cá Ngựa có hình dạng đặc biệt, với cơ thể gồm nh
iều đốt xương vòng, các đốt
vòng có gai gồm: 1, 4, 7 và 11 ở thân; 1, 4, 8, 11, 14, 16, 18 và 20 ở đuôi. Đầu to có
dạng như đầu ngựa gập thẳng góc với trục thân. Không có vây đuôi, đuôi thường
được cuộn lại để bám vào giá thể. Chiều dài lớn nhất 30 cm, thường gặp 10 – 20

-5-
cm. Cá có màu đen hoặc nâu, đôi khi c
ó màu vàng và hiện tượng này chỉ xảy ra đối
với con cái.

36].
Hình 1.
2. Phương pháp đo kích thước cá Ngựa [

Cá Ngựa là loài lưỡng hình giới tính, có sự sai khác giữa con đực và con cái về
hình thái. Cá Ngựa đực trưởng t
hành có túi ấp trứng, nằm dưới phần bụng, cá cái
không có túi này. Đây là dấu hiệu sinh dục thứ cấp.
1.1.

3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Ngựa có ruột thẳng, ngắn, không có dạ dày [
50] (Hình 1.3). Cá con ăn các
loài giáp xác nhỏ như Paracalanus, Cyclop, Acartia, Oithona, Neomysis [
66]. Cá
trưởng thành ăn các loài sinh vật đáy như Amphipoda, tôm thuộc họ Palaemonidae

-6-
[
60]. Trong điều kiện nuôi nhốt, cá Ngựa có thể ăn Atemia đã làm giàu, Mysis đông
lạnh [
59]. Như vậy, cá Ngựa ở giai đoạn con giống ăn động vật nổi, nhưng khi
trưởng thành chuyển sang ăn đáy. Có nhiều ý kiến khác nhau về hoạt động bắt mồi
ngày đêm của cá Ngựa. Theo Perante và cộng sự [
43] thì cá Ngựa H. comes ở Phi-
lip-pin bắt mồi chủ yếu vào ban đêm, trong khi đó Vincent và Sadler [
55] và
Lockyear và cs [
35] cho rằng cá Ngựa chỉ bắt mồi vào ban ngày. Cá Ngựa là loài
bắt mồi khá nhiều, cá con có thể ăn 1.000 ấu thể Artemia trong một ngày, cá lớn ăn
từ 3.000 – 4.000 Artemia trưởng thành [
62].
Cá Ngựa bắt mồi sống và di động [
5]. Thức ăn của chúng là các loài giáp xác
nhỏ thuộc nhóm Bơi nghiêng (Amphipoda), cá con và một số động vật không xương
sống khác [
51], [52]. Cá Ngựa không ăn thực vật và tảo [8]. Một số loài trong họ cá
Chìa vôi (Sygnathidae), cá đực mang trứng ăn chủ yếu là con mồi nhỏ hơn cá cái
cùng kích thước, bởi vì cá đực mang trứng di chuyển chậm, nên khó bắt được con
mồi lớn. Trong khi đó D’Entremont [

22] cho rằng không có sự khác biệt về thành
phần thức ăn giữa cá đực mang trứng và cá cái.
Cá Ngựa thay đổi phổ thức ăn the
o kích thước [
6], [63]. Kết quả phân tích dạ
dày cá Ngựa H. abdominalis cho thấy cá nhỏ ăn thức ăn chủ yếu là giáp xác chân
chèo Copepoda, cá lớn ăn tôm Caridae [
63], [65]. Loài H. erectus khi còn nhỏ ăn
Amphipoda và Copepoda, trong khi cá lớn chỉ ăn Amphipoda [
51].
The
o một số tác giả, cá Ngựa thuộc nhóm bắt mồi ít chủ động. Chúng theo dõi
con mồi ở nhiều tư thế, vị trí khác nhau. Trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể ăn
nổi hoặc ăn đáy ngay cả khi con mồi bám vào thành bể [
58]. Khi phát hiện con mồi,
cá chọn vị trí thích hợp và đớp mồi nhanh. Tần suất bắt mồi trong 5 phút là 10 - 15
lần, nếu những thức ăn không thích hợp cá sẽ nhả ra [
]. 86], [[
Hầu hết các loài cá Ngựa có phổ thức ăn tương đối g
iống nhau: Artemia,
Mysis, Copepoda, Rotifer, Isopoda [
47], [50], [64], [67]. Chúng có thể tiêu hóa
các loại mồi khác như: Amphipoda, cá nhỏ hoặc động vật không xương khác. Theo
quan sát của Đỗ Hữu Hoàng và Trương Sỹ Kỳ [
3], ở ngoài tự nhiên một số loài cá
Ngựa không ăn thực vật như tảo và rong biển nhưng các mảnh cỏ biển được tìm

-7-
thấy tr
ong ruột của một số loài như: H. guttulatus có thể do chúng bám vào thức ăn

của cá Ngựa và theo vào trong ruột [
22].


Hình 1.3. Cấu t
rúc ống tiêu hóa cá Ngựa [
50].

Cá Ngựa đen bắt mồi vào ba
n ngày, từ 6 giờ đến 18 giờ. Hoạt động bắt mồi
mạnh nhất vào 8 giờ sáng và 14 giờ chiều, nhưng lúc 14 giờ cường độ bắt mồi thấp
hơn lúc 8 giờ, ban đêm chúng ngừng kiếm ăn [6], [8], [13], [14]. Trương Sĩ Kỳ [8]
và Trần Sương Ngọc [13] nhận thấy rằng cá Ngựa đen có thể bắt mồi vào ban đêm
với điều kiện chiếu sá
ng liên tục.
The
o Trương Sĩ Kỳ và cs [
4], thành phần thức ăn của cá con (H. kuda) chủ
yếu là lớp phụ Chân Mái Chèo (Copepoda), chiếm 93% lượng thức ăn. Trong đó họ
Cyclopoidae và giống Pseudodiaptomus chiếm ưu thế. Ngoài ra trong ống tiêu hoá
còn có ấu trùng của các nhóm giáp xác khác. Cá Ngựa con thuộc nhóm ăn động vật
nổi. Kết quả này cũng được sự khẳng định của các công trình nghiên cứu của các
tác giả Chen Jia Xin [
25]. 66] và [

-8-










Hình 1.
4: Phổ thức ăn của cá Ngựa đen.
Đối với cá có kích thước lớn hơn 45 m
m, phổ thức ăn của chúng hoàn toàn
thay đổi. Thức ăn chủ yếu là các giống thuộc họ Tôm Palaemonidae, chiếm 47%
lượng thức ăn. Kế đến là nhóm Bơi nghiêng (Amphipoda) – 38%. Ngoài ra trong
ống tiêu hóa của chúng còn có ấu trùng Giáp xác (Crustacea) và nhóm Thân mềm
(Mollusca), số lượng và tần số xuất hiện của chúng rất thấp. Nhóm Giáp xác chân
chèo C
opepoda không phải là thành phần quan trọng trong thức ăn của cá trưởng
thành vì tần số xuất hiện không cao và khối lượng quá nhỏ [
4] [31].
1.1.
4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Ngựa là loài sinh trưởng nha
nh, cá đạt kích thước thương phẩm sau 6 tháng
nuôi, vòng đời ngắn [
25] Hầu hết các loài cá Ngựa đánh bắt được có tuổi từ 1 – 2
năm, kích thước dao động 80 – 160 mm [
8]. Job và cs [33] cũng cho rằng cá Ngựa
đen có tốc độ sinh trưởng nhanh (0,9 – 1,53 mm/ngày).
Năm
2006, Hồ Thị Hoa [
2] đã nuôi thành công cá Ngựa đen thương phẩm
bằng lồng ở vịnh Nha Trang. Cá Ngựa đưa ra nuôi lồng có độ tuổi 45 ngày, 60 ngày

và 75 ngày, với kích thước trung bình ban đầu lần lượt là 45,6; 54,9 và 61,6 mm.
Sau 60 ngày nuôi cá đạt kích thước trung bình theo thứ tự trên là 84,0; 92,0 và 97,9
mm. Tỷ lệ sống tương ứng ở các kích thước là 60,3%; 77,5% và 89,4%. Cá Ngựa có
tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh, thời gian nuôi tương đương như những đối
tượng thủy sản khác nên là một đối tượng nuôi rất có triển vọng.
Copepoda Ấu trùng giáp xác
Cá con có chiều dài thân 5 - 15 mm
Palaemonidae Amphipoda
C
á có chiều dài thân lớn hơn 45m
m
Các nhóm khác

-9-
1.1.
5 Tình hình nuôi cá Ngựa
The
o Trương Sỹ Kỳ [
10], việc nuôi cá Ngựa với mục đích kinh tế có lẽ được
bắt đầu từ những năm 50 cho đến năm 1980. Tại Trung Quốc có 7 cơ sở nuôi qui
mô khá lớn ở vùng phía Nam biển Trung Hoa, 2 cơ sở ở Guangxi và 5 cơ sở ở
Guangdong. Có lẽ vì những khó khăn về mặt kỹ thuật và hiệu quả kinh tế cho nên
việc nuôi cá Ngựa bị ngừng lại. Ngày nay, do nhu cầu tiêu thụ cá Ngựa quá lớn nên
vấn đề nuôi
cá Ngựa ở Trung Quốc có thể được nghiên cứu tiếp trong thời gian tới.
Ở Phi-lip-pin, cá Ngựa được nuôi ở đảo Marrunggas vào năm
1988, nhưng bị
thất bại. Phương pháp nuôi như sau: cho cá đẻ trong phòng thí nghiệm và nuôi cá
con trong các lồng nổi đặt ở biển hoặc cửa sông, tỷ lệ sống sót của cá con là 12%
sau một tuần nuôi. Năm 1995 đề án nuôi cá Ngựa lại được lặp lại ở Trường Đại Học

Tổng hợp Mindana
o và hiện nay đề án này thực hiện tại SEADAC/AQD (Southeast
Asian Fisheries Development Center Aquaculture Department).
Những năm gần đây, ở Thái Lan bắt đầu nghiên cứu nuôi cá Ngựa thương
phẩm trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhưng kết quả chỉ dừng lại ở bước đầu. Tỷ
lệ sống không ca
o, không chủ động được khâu thức ăn, chưa cho cá Ngựa tái phát
dục trong điều kiện nuôi nhốt, cho nên chưa tạo đư
ợc thế hệ F2. Có lẽ đây là khó
khăn chung cho các nghiên cứu nuôi cá Ngựa. Hầu hết các nhà khoa học đều thống
nhất khó khăn này có thể vượt qua. Gần đây nhất, các nước Canada, Anh, Úc, Bỉ,
Ấn Độ, Nam Phi, New Zealand đang tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học, sản
xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này, nhưng kết quả đạt được còn rất hạn
chế, chỉ thành công ở qui mô thí nghiệm.
Việc thử nghiệm
cho sinh sản nhân tạo cá Ngựa đen ở Việt Nam đã được tiến
hành từ những năm 90 của thế kỷ trước [
5], [6], [8]. Đến nay qui trình nuôi tương
đối ổn định, con giống đã được sản xuất nhân tạo và nuôi thương phẩm ở qui mô
đại trà.
Các loài cá Ngựa đang đư
ợc nuôi chủ yếu ở Khánh Hòa là cá Ngựa đen (H.
kuda), cá Ngựa ba chấm (H. trimaculatus), cá Ngựa vằn (H. comes) [
37]. Mô hình
nuôi chủ yếu là trong các bể xi măng, bể composite. Kích thước cá thu hoạch

-10-
thường 6 – 12 cm
, và cá chủ yếu được bán dưới dạng cá cảnh. Năm 2006, Hồ Thị
Hoa đã nuôi thành công cá Ngựa bằng lồng ở vịnh Nha Trang, mở ra một nghề mới

rất có triển vọng.
Bảng 1.
1: Danh mục một số loài cá Ngựa được nuôi trên thế giới.
Loài
Vùng biển Tác giả
Hippocampus abdominalis
Woods [63]
Úc, New Zealand
H. kuda
Trương Sĩ Kỳ [5], [9];
Che
n Jia Xin [66]
Việt Nam, Trung Quốc,
Thái Lan, Indonesia,
H. trimacul
atus,
Việt Nam, Trung Quốc Trương Sĩ Kỳ [7];
H. spinosissimus
She
ng và cs [
48], [49]
H. subel
ongatus
Úc
Payne & Rippingale [42]
H. fuscus, H. kuda, H.
bar
bouri
Anh Wilson
& Vincent [

59]
H. whitei
Úc
Wong & Benzie [
61]
H. comes
Philipin, Việt Nam
Perante và cs [
43], [44];
Trương Sĩ Kỳ và cs [
53]
H. cape
nsis
27]
Nam Phi
Heather [
H. gutullatus
Tây Ban Nha
Planas và cộng sự [
45]
H. reidi
Ý
Olivotto và cs [41]

1.2 SƠ LƯỢC VỀ VAI TRÒ VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÁ NGỰA
T
heo ghi chép của sách Y học Trung Hoa, cá Ngựa đã được sử dụng làm thực
phẩm chức năng từ hơn 600 năm trước. Các công dụng chữa bệnh của cá Ngựa đã
được liệt kê rất đa dạng như chữa trị chứng mệt mỏi, cholesteron cao, suy nhược cơ
thể, viêm nhiễm hoặc áp xe cổ họng, đờm dãi, các bệnh về hô hấp, he

n suyễn, suy
giảm khả năng tình dục, các bệnh về tim và hệ tuần hoàn, thận, gan và thậm chí cá
Ngựa còn được dùng để trị chứng khó sinh ở phụ nữ. Công dụng của cá Ngựa chủ
yếu được rút tỉa từ kinh nghiệm dân gian. Trước năm 2000, người ta chưa phát hiện
được hợp chất có hoạt tính đặc biệt nào từ cá Ngựa. Ngoại trừ một vài nghiên cứu

-11-
về di truyền học,
hình thái ngoài hay sinh sản của cá Ngựa; cơ chế phân tử của sinh
lý học, dược lý học và miễn dịch học vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng.
Gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thành phần
phân tử của các hợp chất trong cá Ngựa ở cấp độ gen và protein. Đây là một hướng
nghiên cứu hiện đại, chứng minh về mặt cơ chế phâ
n tử công dụng y học của loài
sinh vật này trong y học Trung Hoa cổ truyền. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cá
Ngựa chứa các phân tử miễn dịch có hai nguồn gốc khác nhau: từ yếu tố di truyền
bẩm sinh và từ hệ miễn dịch do quá trình chọn lọc tự nhiên. Dạng miễn dịch từ quá
trình tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên bao gồm các peptide kháng lại các vi sinh vật,
các nhân tố làm tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ngoại lai, các protein chống
oxy hoá, các phân tử có khả năng giải độc, các lectin và protei
n có liên quan đến
quá trình tạo máu… Các phân tử miễn dịch được di truyền ở cá Ngựa xây dựng hệ
thống chống oxy hóa là một trong những hệ thống tự bảo vệ quan trọng nhất của
sinh vật, bao gồm hàng loạt các enzyme glutathione S-transferase, protein chống
ôxy hóa, enzyme chống ôxy hóa B16, metallothionine A và nhiều hợp chất có hoạt
tính sinh học khác. Các chất này có thể cùng tác dụng trong quá trình chống oxy
hóa và chống lã
o hóa. Điều thú vị là đã phát hiện được rằng cá Ngựa có chứa ít nhất
5 gene kháng khối u, điều này đã mở ra một cách nhìn mới trong lĩnh vực nghiên
cứu cơ chế của khả năng chống ung thư từ cá Ngựa cũng như khả năng sử dụng

nguồn dược liệu quý giá này.
Người ta còn tìm thấy tất cả các thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử
trong tế bào như Cytochrome C oxidas
e, Nicotinamide adenine dinucleotide
dehydrogenase, ferritin subunits… Đây là các phân tử có chứa hàm lượng nguyên tố
sắt cao, sự có mặt của chúng giải thích công dụng chống mệt mỏi, tái tạo hồng cầu
của cá Ngựa khi sử dụng chúng phối hợp với một số dược liệu cổ truyền khác.
Một điều đáng nói nữa là cá Ngựa có
chứa enzyme sinh tổng hợp
prostaglandin – chất đóng vai trò điều hoà thần ki
nh, hormone và hệ miễn dịch.
Prostaglandin và tiền chất của nó (Arachidonic acid – AA) có khả năng kích thích
sự tiết hormone oxytocin và sự cường dương bằng cách tác động đến vùng điều

-12-
khiển tình dục của tuyến yên trong não người. Ngoài ra, tiền chất của Arachidonic
acid - Docosahexaenoic acid (DHA) là vật liệu cơ bản để sản sinh tinh trùng và do
đó có liên qua
n chặt chẽ đến khả năng sản sinh tinh trùng ở nam giới. Chính hàm
lượng DHA cao được tìm thấy trong cá Ngựa đã giải thích và chứng minh tác dụng
tăng cường sinh lý ở nam giới của cá Ngựa. Nói cách khác, nghiên cứu này xác
nhận sự hiện diện của các thành phần hoạt tính cần thiết nhằm tăng cường khả năng
sinh lý của nam
giới ở cá Ngựa.
Khi nghiê
n cứu về thành phần các chất trong cá Ngựa, Đỗ Tuyết Nga và cộng
sự [
12] cho thấy cá Ngựa đen có thành phần lipít cao nhất ở phần nội quan, chiếm
14,7% ÷ 15,3%; thành phần protein cao nhất ở phần đầu, da và xương. Những axít
amin không thay thế rất cần thiết cho con người như: Lysin, Histidin, Arginin,

Threonin, Phenylalanin, Valin, Methionin, Lơxin, Isolơxin đều có trong cá Ngựa.
Hàm lượng các axít amin cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ em như Histidin,
Arginin và Methionin đều cao ở cá Ngựa đen.
Các nghiên cứu khoa học về sinh lý, sinh t
hái học cùng với nghiên cứu hoá
sinh học, tác động dược lý học của cá Ngựa giúp con người có được hiểu biết đúng
đắn về cách sử dụng l
oài sinh vật này. Ở Trung Quốc cá Ngựa được dùng làm thuốc
và ghi nhận lần đầu tiên ỏ bộ sách Bản Thảo Cương mục Thập Di của Triệu Học
Mẫn (1765). Ở Việt Nam, Đỗ Tất Lợi [
11] đã ghi nhận cá Ngựa là một vị thuốc bổ
có tác dụng kích thích về sinh dục. Thường dùng cho người già yếu, phụ nữ vô sinh
hoặc thai ra khó. Trong nhiều trường hợp có thể chữa được bệnh hen suyển, hói
đầu.
Chế biến cá Ngựa có thể theo nhiều cách như ngâm
cá (3 cặp gồm 3 cá cái và
3 cá đực) vào rượu có hồi, quế và một số dược liệu có tinh dầu; sấy cá Ngựa rồi
đem tán nhỏ, uống dưới dạng bột hoặc viên,
ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 3 gam.
Trên thị trường cá Ngựa thường được tiêu thụ ở dạng khô. Cá được rửa sạch bằng
nước ngọt, phơi khô 2 – 3 ngày là có thể đem bán hoặc sử dụng.

-13-

Hình 1.
5: Cá Ngựa khô bán trên thị trường
Chí
nh vì công dụng chữa bệnh hữu hiệu nên hiện nay nguồn lợi cá Ngựa đang
bị suy giảm nghiêm trọng do bị đánh bắt quá nhiều cho mục đích thương mại.
Ngoài ra cá Ngựa có hình dạng kỳ lạ nên còn được nuôi làm cảnh ở nhiều nước trên

thế giới. Như vậy cá Ngựa là một mặt hàng quí, rất cần thiết cho nhu cầu con người
và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Ở Việt Nam các biện pháp bảo vệ nguồn lợi cá
Ngựa được tiến hành theo hướng chủ động hơn nhờ những thành công trong việc
sản xuất giống nhân tạo. Trong nhiều năm
qua, Viện Hải Dương Học đã thả hàng
chục ngàn cá giống, hàng trăm cá trưởng thành từ các bể nuôi ra biển, nơi có sinh
cảnh thích hợp cho cá Ngựa phát triển. Địa điểm được chọn để thả cá Ngựa là kh
u
vực cảng Nha Trang, đảo Hòn Mun… Cần lưu ý là nơi này trước đây đều không có
loài cá Ngựa Đen sinh sống. Theo Trương Sỹ Kỳ tại địa điểm Nha Trang sau một
thời gian thả cá, tiến hành lặn kiểm tra, kết quả cho thấy trong phạm vi khoảng
30m
2
, 11 con cá Ngựa đã được phát hiện. Mật độ này là rất cao so với các vùng biển
khác. Gần đây, viện Hải Dương Học đã thử nghiệm nuôi cá Ngựa trong lồng đặt ở
biển, kết quả cá phát dục trong lồng và sinh sản, tạo ra rất nhiều thế hệ cá con để bổ
sung cho nguồn lợi cá Ngựa ngoài tự nhiên. Đến nay Việt Nam có lẽ đang đi đúng
hướng trong việc phát triển nghề nuôi cá Ngựa kết hợp với bảo vệ nguồn lợi một
cách hiệu quả và ít tốn kém
. Khép kín chu kỳ nuôi và tiến đến không cần sử dụng cá
bố mẹ khai thác từ tự nhiên.


-14-
1.3 KI
NH DOANH CÁ NGỰA TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Trong số các loài cá cảnh biển,
cá Ngựa được xem là loài có giá trị khá cao.
Hiện nay có khoảng 36 quốc gia trên thế giới như Úc, Ý, Mỹ, Canada, Anh, Na Uy,
Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc… kinh doanh xuất nhập khẩu cá

Ngựa với các mục đích khác nhau. Nhu cầu sử dụng cá Ngựa ước tính tăng 5% mỗi
năm (Cawthron Report, 2002).

Hình 1.
6. Cá Ngựa nuôi cảnh.

Hình 1.
7. Cá Ngựa ngâm rượu dùng trong y học cổ truyền.

-15-
1.4 KINH DOANH CÁ NGỰA Ở VIỆT NAM
1.4.
1 Kích thước khai thác
Trước đây kích thước thương phẩm của cá Ngựa thường lớn hơn 120 mm,
nhưng hiện nay do số lượng cá khai thác có kích thước lớn càng ngày càng giảm
nên cá có chiều dài trên 60 mm đã được mua bán trên thị trường. Do nhu cầu tiêu
thụ cá Ngựa ngày càng lớn, nên dẫn đến tình trạng nguồn lợi một số loài cá Ngựa
ngoài tự nhiên ngày càng giảm, thể hiện qua việc giảm cả về kích thước cá khai thác
lẫn sản lượng đánh bắt trên đơn vị cường lực theo thời gian (CP
UE: catch per unit
effort). Cho nên cá Ngựa là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu Bảo tồn thiên
nhiên quan tâm chú ý và thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm phục hồi nguồn lợi loài
cá quí hiếm này.
Cá Ngựa đen là loài cá có kích thước khai thác khá nhỏ, chúng chỉ dao động từ
58mm đến 166mm và không có sự biến động lớn về các nhóm chiều dài qua các
tháng. Kích thước trung bình của cá Ngựa khai thác năm 1991 là 112,8  23 mm,
năm
1995 là 117  20,5 mm.
1.4.2 Sản lượng khai thác
Meeuwig và cộng sự [

40] đã đánh giá sản lượng khai thác cá Ngựa ở một số
tỉnh của Việt Nam. Mặc dù số liệu còn ít và tài liệu công bố chưa nhiều nhưng có
thể khẳng định sản lượng khai thác và trữ lượng cá Ngựa ở trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam đều rất thấp, nhiều nơi nguồn lợi này còn giảm sút nghiêm trọng
[
56].
Dựa trên số liệu thống kê sản lượng khai thác cá Ngựa của tàu đán
h lưới giã
cào (n = 1.495 tàu) của 3 tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận và Kiên Giang, Trương Sĩ
Kỳ [
8] ước tính sản lượng khai thác của các tỉnh trên (Bảng 1.2). Kết quả ở bảng 1.2
cho thấy sản lượng khai thác cá Ngựa bình quân trên mỗi tàu trong một ngày đêm ở
vùng biển Kiên Giang là cao nhất – 2,13 con/tàu/ngày. Ở vùng biển Phan Thiết sản
lượng cá Ngựa trên đơn vị tàu thấp nhất, chỉ đạt 0,35 con/tàu/ngày. Bình quân 1 kg
cá Ngựa khô cần 300 – 400 con cá Ngựa tươi, tùy theo kích thước, từ đây tính được
sản lượng khai thác theo đơn vị trọng lượng. Kết quả tính toán cho thấy ở 3 vùng

×