Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Báo cáo khoa học: "NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC BẰNG PHƯƠNG THỨC HẠCH TOÁN NỘI BỘ" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.58 KB, 3 trang )


NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
BẰNG PHƯƠNG THỨC HẠCH TOÁN NỘI BỘ


NCS. LÊ ĐĂNG BẮC
Cục Hàng không Việt nam

Tóm tắt: Trong nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện
nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Một trong những giải pháp chủ
động, hiệu quả nhất đó là giải pháp hợp lý hoá sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý doanh
nghiệp. Hạch toán nội bộ là một phương thức tổ chức quản lý và điều hành sản xuất kinh
doanh trong nội bộ doanh nghiệp, đây là một trong những giải pháp quản lý hữu hiệu đối với
tất cả các doanh nghiệp nói chung và đối với các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Vậy hạch
toán nội bộ quan trọng như thế nào trong việc quản lý doanh nghiệp? Bài báo này sẽ lý giải
cho chúng ta biết điều đó.
Summarry: In a market economy with the trend of depth international economic
integration now, enterprises have to face many problems related to production and business
for the purpose of improving efficiency and maximize benefits profit. One of the initiative
solutions, the most effective solution that is reasonable and production, improve the efficiency
of business management. Recorded internally as a method of managing and operating
manufacturing business within the enterprise. This is one of the solutions to manage effective
for all businesses in general and for the state-owned enterprises in particular. So how
important is recorded internally in the management of enterprises? This article explains to us
know it.

VTKT
NỘI DUNG
Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và nền kinh tế còn nhiều khó khăn,
doanh nghiệp nhà nước nói chung và các Tổng công ty nhà nước nói riêng đã góp phần quan


trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Doanh nghiệp nhà
nước đã thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, chiếm tỉ trọng lớn
trong tổng sản phẩm trong nước, trong tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và công trình
hợp tác đầu tư với nước ngoài. Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng quan trọng trong thực hiện
các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo đảm cung ứng nhiều sản phẩm, dịch
vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, đánh giá thực tế kết quả hoạt
động của các Tổng công ty (TCT) những năm qua cho thấy năng lực cạnh tranh trong nền kinh
tế chưa cao, dù đã được Nhà nước đầu tư và hỗ trợ rất nhiều so với các thành phần kinh tế khác.
Đặc biệt, nếu xét về tính hiệu quả thì thua khá xa doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân
trong nước và nhất là so với các Tập đoàn kinh tế nước ngoài.


Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến hiệu quả kinh doanh của các TCT kém chính
là do nguyên nhân nội tại trong nó. Một số TCT chỉ mang tính hình thức, là sự kết hợp cơ học
giữa các công ty thành viên, TCT không có thực quyền trên cơ sở sự phối kết, gắn bó chặt chẽ
giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau, hiệu quả quản lý yếu kém, chậm đổi mới, không
phát huy được tính năng động, tự chủ của các doanh nghiệp, đơn vị thành viên của TCT. Để
nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp có rất nhiều các giải pháp khác nhau, giải pháp liên
quan đến quản lý vĩ mô chung của Nhà nước, giải pháp liên quan đến quản lý vi mô trong từng
doanh nghiệp.
Nhiều giải pháp lớn của Nhà nước đã được áp dụng với các chính sách vĩ mô như: Định
hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích;
Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp
hoạt động công ích; Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước,
hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh; Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; Thực
hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước.
Trong bài viết này, tác giả không có mục đích bàn luận về các giải pháp mang tính vĩ mô trong
quản lý doanh nghiệp mà chỉ muốn bàn tới giải pháp quản lý mang tính vi mô trong từng doanh
nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Một trong những giải pháp mang tính vi mô có hiệu
quả đó là việc áp dụng phương thức hạch toán nội bộ để quản lý doanh nghiệp.

rong cơ chế thị trường việc tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng doanh thu và
Bởi vì t
tối đa hóa
lợi nhuận
là mục đích cuối cùng của bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào. Với một chu
trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ kín bao gồm 3 công đoạn chính: công đoạn chuẩn
bị các yếu tố đầu vào quá trình sản xuất, công đoạn sản xuất sản phẩm và công đoạn tiêu thụ sản
phẩm.
VTKT
Quyết định mua Quyết định bán


Các Y.tố SX S.phẩm, H.hoá

Tiền Tiền
(T) (T’)


Khả năng cung cấp Khả năng tiêu thụ

Hoạt động sản xu

t nội
bộ xí nghiệp
Thị trường các
yếu tố sản xuất
Thị trường tiêu
thụ sản phẩm,
hàng hoá
Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn 3

Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp


Qua sơ đồ chu trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên, ta thấy muốn nâng cao
mức lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải hoặc thực hiện tổng hợp các biện pháp để tăng doanh thu
hoặc giảm các chi phí sản xuất kinh doanh. Việc tăng doanh thu bằng cách tăng lượng sản
phẩm, dịch vụ hoặc tăng đơn giá sản phẩm, dịch vụ cung ứng. Việc giảm chi phí sản xuất kinh
doanh được tiến hành bằng cách giảm giá các yếu tố đầu vào, giảm các khoản chi phí trong quá
trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Trong 3 công đoạn sản xuất kinh doanh, 2 công đoạn 1 và 3 phần lớn phụ thuộc vào yếu tố
khách quan: thị trường các yếu tố đầu vào, thị trường các yếu tố đầu ra mà doanh nghiệp khó có
thể can thiệp được. Chỉ duy nhất công đoạn 2 của chu trình sản xuất kinh doanh phần lớn lại
phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của doanh nghiệp: quy trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, phương thức và hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
Từ phân tích đó cho thấy để tăng được doanh thu, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, một
giải pháp quan trọng hàng đầu trong các biện pháp áp dụng đó là việc dùng các biện pháp quản
lý để tác động vào công đoạn 2 để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phát huy
tối đa khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả quản lý, khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý và trong sản
xuất kinh doanh, việc áp dụng phương thức hạch toán nội bộ vào trong quản lý doanh nghiệp là
vô cùng cần thiết để tạo ra sự minh bạch, kịp thời trong việc cung cấp thông tin để ra những
quyết định trong quản trị doanh nghiệp. Việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu hạch toán
nội bộ doanh nghiệp đảm bảo cho người quản lý lượng hóa được hiệu quả quyết định quản lý
của mình, vẽ lên được bức tranh về sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp, kịp thời
nhận biết ngay được những sự trục trặc trong hệ thống quản lý, hệ thống sản xuất kinh doanh để
đưa ra được các quyết định quản lý phù hợp.
VTKT
Ngoài lợi ích chung đối với toàn doanh nghiệp, việc áp dụng hạch toán nội bộ còn đem lại
lợi ích lớn đối với từng bộ phận sản xuất, đơn vị hạch toán nội bộ thể hiện ở việc được giao
quyền tự chủ, quyền lợi vật chất gắn liền với trách nhiệm được giao, tạo được sự công bằng

minh bạch trong sản xuất và phân chia lợi nhuận, từ đó kích thích được người lao động hăng hái
làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tài liệu tham khảo
[1] Phan Văn Thuận 1988. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu hạch toán kinh tế nội bộ xí nghiệp công
nghiệp Luận án phó tiến sĩ
.
[2] D.Kpuk. Hạch toán kinh tế nội bộ, NXB Tài chính (1964).
[3] K.B. Gavrilova, I.M Graserschei, A.G Skurski. Hạch toán kinh tế nội bộ trong ngành luyện kim màu,
1970
.
[4] B. vokresenki, A.G Palamasuki. Hạch toán kinh tế nội bộ trong tuyển tập dùng cho các nhà kinh tế
chế tạo máy, 1971, 1977.
[5] Lê Như Bách. Tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ, Nhà xuất bản lao động xuất bản năm 1979♦

×