Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước của phòng tài chính kế hoạch thành phố châu đốc đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.07 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta,
mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội đã được cải thiện vượt bậc, tạo cho Việt Nam
một bộ mặt với những thay đổi to lớn về diện mạo kinh tế mới trong mắt bạn bè
quốc tế. Cùng với sự thay đổi về cơ chế chính sách như vậy, nền kinh tế nước
nhà đã liên tục tăng trưởng qua các năm một cách ổn định và bền vững, tạo
nguồn lực tài chính để thúc đẩy sự phát triển lâu dài. Từ những thành tựu đã đạt
được Nhà nước ta đã không ngừng cải cách, đổi mới hệ thống Ngân sách Nhà
nước cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà
Đảng ta đã đề ra, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, giữ vững an ninh tài chính quốc gia, thúc đẩy hội nhập kinh tế,
quốc tế. Song song với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Ngân sách Nhà nước
là một trong những công cụ quan trọng. Sự tồn tại và phát triển của một Nhà
nước luôn luôn cần thiết phải có nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động chi
tiêu thường xuyên của những tổ chức, cơ quan đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà
nước. Để đáp ứng nguồn kinh phí để đảm bảo cho các hoạt động như; Các cơ
quan quản lý Nhà nước, quân đội, cảnh sát, sự ngiệp văn hoá, giáo dục, y tế,
phúc lợi xã hội, đầu tư phát triển kinh tế đất nước thì Nhà nước phải tạo ra các
nguồn thu để bảo đảm, đó là nguồn thu từ các loại thuế và các nguồn khác. Tất
cả quá trình thu nộp và sử dụng nguồn kinh phí đó của Nhà nước đều phải được
phản ánh qua NSNN
Ngân sách huyện với tư cách là một bộ phận hữu cơ của Ngân sách Nhà
nước cùng ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại phát triển của hệ thống
ngân sách Nhà nước. Nó có chức năng trung gian giữa cấp ngân sách Trung
ương, ngân sách cấp Tỉnh, thành phố và ngân sách cấp xã phường, thị trấn. Quản
lý và phân phối lại nguồn tài chính của địa phương nhận từ ngân sách cấp trên
Trang 1
hoặc từ nguồn thu được điều tiết theo quy định phát sinh trên địa bàn cho hoạt
động của bộ máy quản lý cấp huyện và bổ sung cân đối cho hoạt động của cấp
xã, phường, thị trấn. Ngân sách Nhà nước ta đã ra đời từ lâu, tuy nhiên nó chỉ
được thể chế thành Luật năm 1996 và có hiệu lực thi hành từ năm 1997. Trong


quá trình thực hiện đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, luật ngân sách
Nhà nước đã được hoàn thiện. Tại kỳ họp thứ 2 khoá XI của Quốc hội nước ta,
Luật ngân sách Nhà nước đã được sửa đổi nhằm để quản lý thống nhất nền Tài
chính Quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước, củng cố kỷ luật tài
chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tải sản của Nhà nước, tăng
tích luỹ nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Là một học viên đang học lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
B71, được trang bị kiến thức chính trị và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực,
trong đó có lĩnh vực kinh tế nên tôi nhận thấy mình cần phải vận dụng kiến thức
đã học vào thực tế. Vì vậy tôi xin chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý ngân sách nhà nước của Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố
Châu Đốc đến năm 2020”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu thêm những vấn đề lý luận
và thực tiễn về công tác quản lý điều hành NSNN nói chung và ngân sách cấp
huyện nói riêng. Trên cơ sở đó đánh giá lại thực trạng quản lý ngân sách ở thành
phố Châu Đốc thời gian qua và đề xuất những giải pháp có tính khả thi để bổ
sung kiến thức cá nhân và đóng góp vài ý kiến nhỏ bé của mình để góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý NSNN ở địa phương từ nay đến năm 2020.
Trang 2
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Ngân sách nhà nước tồn tại trong khoảng thời gian nhất định thường là
một năm.
Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát triển trong quá trình
nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.
Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn
với trách nhiệm.
1.1.2 Quản lý ngân sách nhà nước:
Quản lý NSNN là hoạt động của các chủ thể quản lý NSNN thông qua
việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác
động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Quản lý NSNN thực chất là quản lý thu, chi NSNN và cân đối hệ thống
NSNN. Quản lý thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập
trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành qũy NSNN nhằm thỏa mãn
các nhu cầu của nhà nước. Quản lý chi NSNN là việc nhà nước phân phối và sử
dụng qũy NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những
nguyên tắc đã xác lập.
Trang 3
1.2. Nội dung cơ bản của quản lý ngân sách nhà nước:
Quản lý ngân sách nhà nước là quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động
chủ yếu của ngân sách nhà nước như thu, chi ngân sách và quyết toán ngân sách
nhà nước. Quản lý ngân sách nhà nước bao gồm các nội dung cơ bản như: quản
lý thu ngân sách, quản lý chi ngân sách, quản lý và thực hiện các biện pháp cân
đối ngân sách, quản lý chu trình ngân sách nhà nước. Dưới đây là nội dung chủ
yếu của quản lý ngân sách nhà nước:
1.2.1.Quản lý thu ngân sách:
* Nguồn thu của NSNN được quy định bởi pháp luật. Các nguồn thu chủ
yếu của NSNN bao gồm:
- Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí;
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước;

- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
- Các khoản viện trợ;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
* Nguyên tắc quản lý thu NSNN:
- Các khoản thu ngân sách do pháp luật quy định, chính quyền các cấp
không được đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
- HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)
quyết định việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa
phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và
trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
- Việc phân chia các khoản thu giữa NS các cấp và bổ sung từ NS cấp
trên cho NS cấp dưới theo tỉ lệ (%) và được ổn định từ 3 đến 5 năm. Số bổ sung
từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới.
Trang 4
- Các khoản thu NSNN phải được hạch toán, quyết toán theo Mục lục
NSNN và chế độ kế toán của nhà nước. Mọi khoản thu, chi NSNN phải thực
hiện quản lý qua Kho bạc nhà nước theo quy định của Luật NSNN.
- Thu NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam; chứng từ thu
NSNN được phát hành, sử dụng và quản lý theo quy định của Bộ Tài chính.
1.2.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước:
* Nhiệm vụ chi NSNN các cấp được thực hiện theo quy định của pháp
luật, gồm:
- Chi thường xuyên bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm
quốc phòng, an ninh;
- Chi trả nợ của nhà nước;
- Chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
- Chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
- Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới…
* ViÖc chi NSNN cÇn tu©n thñ mét sè nguyªn t¾c sau:
- Qu¶n lý theo dù to¸n: Nguyên tắc này được quy định trong Luật ngân

sách và các văn bản pháp luật khác. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện
khi có các điều kiện sau đây:
+ Đã có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao.
+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định.
+ Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy
quyền quyết định chi.
- Bảo đảm tiết kiệm hiệu quả: Chi ngân sách tiết kiệm là nguyên tắc
hàng đầu trong quản lý kinh tế, tài chính. Chính vì thế, Luật ngân sách nhà nước
và các văn bản pháp luật khác của nước ta quy định: “Người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện
Trang 5
pháp chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm trong phạm vi được phân
công quản lý”.
- Chi trực tiếp qua kho bạc: Một trong những chức năng quan trọng của
kho bạc nhà nước là quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Kho bạc có trách nhiệm
kiểm soát mọi khoản chi ngân sách nhà nước, bảo đảm các khoản chi đúng mục
đích, đúng tiêu chuẩn, chế độ. Việc kiểm tra, kiểm soát được thực hiện trong tất
cả các khâu: trước, trong và sau quá trình cấp phát, kiểm tra hồ sơ, chứng từ,
điều kiện chi.
1.2.3. Quản lý và thực hiện các biện pháp cân đối ngân sách:
Cân đối NS lµ một cân đối lớn và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
- NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu thuờng xuyên từ
thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thờng xuyên và góp phần tích luỹ ngày
càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp bội chi, thì số bội chi phải nhỏ
hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi NS.
- Ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá
tổng số thu.
- Đối với cấp huyện và cấp xã, cân đối ngân sách xã phải bảo đảm
nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu quy định. Nghiêm cấm vay hoặc
chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã, huyện.

1.2.4. Quản lý chu trình ngân sách: gåm ba kh©u:
- Lập dự toán ngân sách: Dự toán ngân sách hay còn gọi là kế hoạch
thu - chi ngân sách là việc xác lập các chỉ tiêu thu, chi, dự trữ ngân sách một
cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng thời đưa ra các biện pháp
chủ yếu để thực hiện các chỉ tiêu đề ra.
- Chấp hành dự toán NSNN: Chấp hành ngân sách là quá trình sử dụng
tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu
thu, chi đã được duyệt trong dự toán ngân sách trở thành hiện thực. Trong quản
Trang 6
lý, điều hành ngân sách nói chung, chấp hành ngân sách là khâu cốt yếu, khâu
trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đối với một chu trình ngân sách.
- Quyết toán NSNN: Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình ngân
sách. Đó là việc tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình hoạt động thu, chi ngân
sách nhằm rút ra những kết luận, đúc rút những kinh nghiệm phục vụ quản lý và
điều hành ngân sách trong các chu trình ngân sách tiếp theo.
Trang 7
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA PHÒNG TÀI
CHÍNH - KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC HIỆN NAY
2.1. Khái quát về Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Châu Đốc:
Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Châu Đốc là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc, có chức năng tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính -
ngân sách, kế hoạch và đầu tư xây dựng phát triển của thành phố, gồm: tổng hợp
về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất
về cơ chế, chính sách quản lý ngân sách kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố;
đầu tư phát triển; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng
hợp và quản lý nhà nước các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân.
Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Châu Đốc gồm có: Ban lãnh đạo

Phòng, 03 bộ phận chuyên môn. Hiện có 15 biên chế:
- Ban lãnh đạo Phòng: 03 người; Trưởng phòng phụ trách chung kiêm
nhiệm lĩnh vực đầu tư xây dựng và đăng ký kinh doanh; một phó Trưởng phòng
phụ trách lĩnh vực ngân sách và một phó Trưởng phòng phụ trách lĩnh vực công
sản.
- Bộ phận ngân sách: 05 người
- Bộ phận đầu tư và đăng ký kinh doanh: 04 người
- Bộ phận công sản: 03 người
Phòng Tài chính - Kế hoạch làm việc theo chế độ Thủ trưởng, cấp dưới
chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh cấp trên theo quy định Luật cán bộ, công chức và
các văn bản quy định của Nhà nước hiện hành.
Trang 8
Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố ngoài chức năng tổng hợp xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương
còn có chức năng chủ yếu sau: Trình Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành các
văn bản triển khai thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài
chính ngân sách; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách thuộc địa
phương, Uỷ ban nhân dân các phường, xã lập phương án phân bổ ngân sách báo
cáo Uỷ ban nhân dân thành phố, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm.
2.2. Thực trạng công tác quản lý NSNN của Phòng Tài chính – Kế hoạch
thành phố Châu Đốc từ năm 2011 - 2013:
2.2.1. Tình hình thu, chi ngân sách qua các năm:
Dựa trên đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố cùng với
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về công tác quản lý điều hành Ngân sách địa
phương, Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc đã tập trung chỉ đạo, điều hành
về mọi mặt trong công tác quản lý Ngân sách huyện đảm bảo đúng chính sách,
chế độ và quy định của luật ngân sách Nhà nước.
Kể từ khi thực hiện Luật Ngân sách năm 2002. Công tác quản lý tài chính,
ngân sách của Phòng Tài chính – Kế hoạch đã đi vào nề nếp và phát huy hiệu
quả tích cực, các văn bản hướng dẫn dưới luật đã tạo ra điều kiện và hành lang

pháp lý trong quản lý nguồn thu, chi và kiểm soát vấn đề cấp phát ngân sách
ngày một hoàn thiện.
Kết quả thực hiện công tác thu, chi ngân sách từ năm 2011 – 2013 đều
vượt so với dự toán đề ra, cụ thể như sau:
- Năm 2011: Tổng thu: 368.051.157.107, đạt 165% dự toán.
Tổng chi: 358.920.123.822, đạt 184% dự toán.
- Năm 2012: Tổng thu: 421.712.873.408, đạt 172% dự toán.
Tổng chi: 409.113.401.867, đạt 166% dự toán.
- Năm 2013: Tổng thu: 418.495.000.000, đạt 150% dự toán.
Trang 9
Tổng chi: 417.219.000.000, đạt 147% dự toán.
Chi tiết một số khoản thu, chi lớn như sau:

BẢNG KẾT QUẢ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
ĐVT: triệu đồng
Nội dung 2011 2012 2013
Tổng thu ngân sách 368.051 421.712 418.495
I/ Thu cân đối NSNN trên địa bàn 198.020 263.144 270.409
1. Thu từ XN quốc doanh ĐP 1.370 2.008 6.300
2. Thuế CTN ngoài QD 46.049 59.748 68.000
3. Phí và lệ phí 15.475 15.744 17.464
4. Các khoản thu còn lại 135.126 185.644 178.645
II/ Thu kết dư NS 2.193 5.544 0
III/ Thu trợ cấp
167.838 153.024 148.086
Tổng chi ngân sách 358.920 409.113 417.219
I/ Chi XDCB 100.628 122.417 126.571
II/ Chi thường xuyên 258.292 286.696 290.648
1. Chi sự nghiệp kinh tế 27.387 29.112 23.590
2. Chi SN môi trường 5.104 6.520 7.555

3. Chi SN văn xã 78.914 108.764 119.664
+ Chi SN giáo dục và đào tạo 64.926 88.084 98.116
+ Chi sự nghiệp y tế 307 126 600
+ Chi sự nghiệp VHTT 1.820 2.155 2.368
+ Chi SN phát thanh, truyền hình 1.109 2.318 2.499
+ Chi sự nghiệp TDTT 1.574 1.905 2.526
+ Chi đảm bảo xã hội 9.178 14.476 13.555
4. Chi quản lý hành chính 41.242 55.287 56.024
5. Chi an ninh quốc phòng ĐP 11.544 10.774 3.030
6. Chi khác 54.522 31.871 37.455
7. Chi ngân sách xã 39.579 44.368 43.330

2.2.2 Những nhận xét, đánh giá chung về tình hình quản lý NSNN trên địa
bàn thời gian qua:
Trang 10
2.2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân:
a) Kết quả:
- Hàng năm Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố đều tiến hành xem xét
dự toán của các đợn vị thuộc ngân sách địa phương, dự toán thu do cơ quan thuế
lập, dự toán thu, chi Ngân sách của các phường, xã lập. Tổng hợp trình Ủy ban
nhân dân thành phố để báo cáo thường trực Hội đồng Nhân dân xem xét báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch thường xuyên tham mưu giúp cho Ủy ban
nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân ra Nghị quyết phê chuẩn dự toán
thu, chi Ngân sách thành phố. Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định về việc giao dự toán thu, chi Ngân
sách cho từng cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách địa phương và dự toán thu,
chi Ngân sách cho từng xã, phường. Do vậy, công tác quản lý, điều hành ngân
sách trên địa bàn được thuận lợi và đạt kết quả tích cực.
- Trong công tác lập dự toán ngân sách: Trong những năm qua hầu hết các

cơ quan, đơn vị, tổ chức thụ hưởng ngân sách địa phương đã ý thức được tầm
quan trọng của công tác lập dự toán ngân sách, trong đó đặc biệt là dự toán chi.
Từ năm 2002 Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 và các văn bản hướng
dẫn thực hiện được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI,
kỳ họp thứ 2 ngày 12 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 2002 phê chuẩn,thành
phố đã thực hiện được việc giao dự toán đến tận các đơn vị cơ sở đã làm tăng số
đơn vị dự toán. Những năm gần đây công tác lập dự toán của các tổ chức và các
đơn vị dự toán trên địa bàn cơ bản đã tiến hành tốt, cùng với sự hướng dẫn chỉ
đạo của các cơ quan Tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ
làm công tác tài chính ở các đơn vị này đã từng bước lập dự toán một cách khoa
học và hợp lý. Trên cơ sở đó, việc lập dự toán ngân sách thành phố hàng năm đã
thuận lợi hơn.
Trang 11
Hàng năm, căn cứ vào quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của
Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của Nhà nước, địa phương; hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh về lập dự toán
ngân sách, định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh
quy định, Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn nhiệm vụ thu và định mức
phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan đơn vị trực thuộc ngân sách địa phương
và Ủy ban nhân dân cấp dưới, các tổ chức thụ hưởng ngân sách và các đơn vị dự
toán có trách nhiệm lập dự toán theo mục lục Ngân sách Nhà nước và biểu mẫu
do Bộ Tài chính quy định, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và gửi Phòng Tài
chính - Kế hoạch. Để công tác quản lý ngân sách được tốt phòng Tài chính - Kế
hoạch đã làm tốt công tác lập dự toán ngân sách địa phương, cơ sở để xây dựng
dự toán thực hiện trên cơ sở thảo luận trực tiếp với đơn vị nên đã đảm bảo sát với
thực tế và tính hợp lý của dự toán, quán triệt việc tiết kiệm các khoản chi thường
xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chi cho
công tác đảm bảo an sinh xã hội. . .giảm chi hành chính, hạn chế mua sắm, sửa
chữa trang thiết bị khi chưa cần thiết. Hiện tại các đơn vị dự toán trong toàn
thành phố khi lập dự toán đều trích 10% tiết kiệm chi thường xuyên của đơn vị

(trừ các khoản có tính chất lương và các khoản mua sắm sửa chữa lớn) theo đúng
chủ trương của Nhà nước, để bổ sung nguồn kinh phí tăng lương.
- Chấp hành dự toán ngân sách: Hàng năm, thành phố đã chấp hành dự
toán ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và
các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, các văn bản cụ thể hoá của tỉnh. Công
tác quản lý điều hành ngân sách đã bám sát theo dự toán của Hội đồng nhân dân
đã phê duyệt.
Ngoài ra, khâu chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước trên địa bàn thời
gain qua đã tương đối sát với dự toán được lập hàng năm. Về thu ngân sách trên
Trang 12
địa bàn hầu hết các chỉ tỉêu thu đầu đạt và vượt mức kế hoạch tỉnh giao cũng như
kế hoạch Hội đồng nhân dân thành phố giao
Chỉ tính riêng trong năm 2013, thu từ các hoạt động kinh tế trên địa bàn
đạt được kết quả như sau:
+ Thuế Doanh nghiệp nhà nước số thu 6 tỷ 300 triệu đồng, đạt 101% so dự
toán và bằng 460% so cùng kỳ năm 2011. Khoản thu này tăng nhiều so với cùng
kỳ năm 2011 là do Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo quyết liệt từ
đầu năm và thành lập bản chỉ đạo thu hồi nợ trong đó Phòng Tài chính – kế
hoạch và Chi cục thuế là cơ quan thường trực.
+ Thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh số thu 68 tỷ đồng đạt 94%
so dự toán và bằng 148% so cùng kỳ năm 2011 và chiếm tỷ trọng 16% cơ cấu
các nguồn thu.
+ Phí lệ phí số thu 17 tỷ 464 triệu đồng đạt 106% so dự toán và bằng
113% so cùng kỳ năm 2011 và chiếm tỷ trọng 4% cơ cấu các nguồn thu. Đối với
khoản thu này tỷ lệ thực hiện qua các năm đều tăng so dự toán
+ Các khoản thu còn lại chủ yếu là các khoản thu về đất với tổng số thu
178 tỷ 645 triệu đồng đạt 140,6% so dự toán và bằng 132% so cùng kỳ năm
2011 và chiếm tỷ trọng 43% cơ cấu các nguồn thu. Đây là khoản thu mà địa
phương được sử dụng 100% và tập trung để chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội .

Thu từ trợ cấp ngân sách: 148 tỷ 086 triệu đồng đạt 135% so dự toán và
bằng 88% so cùng kỳ năm 2011 và chiếm tỷ trọng 35% cơ cấu các nguồn thu.
Về chi ngân sách, do được sự quan tâm giám sát chặt chẽ của Hội đồng
nhân dân thành phố, sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố cùng sự
hướng dẫn của sở Tài chính, vì thế các chỉ tiêu chi ngân sách đã bám sát dự toán
được duyệt, nội dung chi đã đảm bảo đúng theo qui định của Nhà nước, thực
hành tiết kiệm chống lãng phí, gắn nhiệm vụ chi với hiệu quả công việc. Năm
Trang 13
2013 tổng chi ngân sách thành phố 417 tỷ 219 triệu đồng, đạt 130 % so với dự
toán và bằng 116 % so với cùng kỳ cơ cấu các khoản chi như sau:
+ Chi đầu tư phát triển: 126 tỷ 571 triệu đồng đạt 103% so dự toán và
bằng 126% so cùng kỳ năm 2011 và chiếm tỷ trọng 30% tổng chi ngân sách.
+ Chi thường xuyên: 290 tỷ 648 triệu đồng đạt 115% so dự toán và bằng
113% so cùng kỳ năm 2011 và chiếm tỷ trọng 70 % tổng chi ngân sách.
Thực hiện tinh thần tiết kiệm, chi đúng chi đủ cho các nhu cầu cần thiết và
hạn chế tối đá phát sinh ngoài dự toán, Phòng thường xuyên kiểm tra, giám sát
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngăn chặn có hiệu qủa tình trạng tham
nhũng, lãng phí tài sản nhà nước nhất là lĩnh vực đầu tư xây dựng, thực hiện chế
độ công khai tài chính định kỳ hàng tháng, háng qúy các đơn vị gửi báo cáo và
quyết toán cho phòng thẩm tra khi xong sẽ cấp dự toán cho tháng hoặc quý tiếp
theo. Hằng quý phòng gửi thông báo dự toán cho Kho bạc thực hiện việc cấp
phát theo đúng trình tư thủ tục.
Hằng năm sau thời gian chỉnh lý quyết toán phòng Tài chính – Kế hoạch
ra văn bản hướng dẫn mẫu biểu quyết toán sau khi quyết toán xong các đơn vị
phải công khai số liệu quyết toán theo đúng trình tự thủ tục do phòng Tài chính –
Kế hoạch hướng dẫn.
Trong những năm qua phòng Tài chính – Kế hoạch đã thẩm định tiết kiêm
chi cho ngân sách thành phố số tiền 305 triệu đồng và cắt giảm một số công trình
không trình chưa cấp bách nhưng vẫn đảm bảo tăng thu nhập cho cán bộ công
hằng tháng từ nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị từ 200.000đồng đến

500.000đồng/tháng.
- Kế toán, quyết toán Ngân sách Nhà nước: Hàng năm phòng Tài chính -
Kế hoạch đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác lập
chứng từ, sổ sách, báo cáo quyết toán hàng quý nộp cho bộ phận chuyên môn
của phòng thẩm tra theo quý. Nhờ công tác thẩm tra thường xuyên do vậy khâu
Trang 14
kế toán, quyết toán Ngân sách Nhà nước trên địa bàn qua các năm đã đảm bảo
đúng quy định và thời gian cũng như các biểu mẫu do Bộ Tài chính ban
hành.Công tác kế toán, quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm đã cơ bản đáp
ứng đúng theo luật Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên do một số kế toán đơn vị, kế
toán ngân sách xã, phường còn kiêm nhiệm, chưa qua lớp đào tạo chuyên ngành
về kế toán, chỉ được tập huấn do phòng tổ chức vì thế trong khâu kế toán, quyết
toán cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Song với tinh thần trách
nhiệm, cán bộ công nhân viên phòng Tài chính - Kế hoạch đã thường xuyên
kiểm tra, uốn nắn, hướng dẫn kịp thời cho nên công tác này qua các năm đã dần
đi vào nề nếp và đã thực hiện đảm bảo theo quy định của Nhà nước.
Tóm lại, công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước ở thành phố Châu
Đốc những năm qua đã có những đóng góp tích cực, nâng cao hiệu quả sử dụng
ngân sách, chống thất thoát lãng phí. Trong công tác lập, chấp hành và quyết
toán ngân sách huyện đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
b) Nguyên nhân:
Việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu chi NSNN trên địa bàn trong những
năm qua đạt được những mặt tích cực nêu trên là do các nguyên nhân chủ yếu
sau:
- Có sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân thành
phố thông qua Nghị quyết đã đề ra và sự chỉ đạo của ngành tài chính cấp trên
nhằm khắc phục những mặt yếu kém trong việc thu và huy động thuế. Ủy ban
nhân nhân thành phố rất quan tâm đến công tác thu, chi ngân sách. Từ đó có sự
chỉ đạo quyết liệt, tập trung bằng những giải pháp kịp thời, đồng bộ.
- Công tác điều hành thu ngân sách được tập trung quyết liệt:

Trong những năm qua kinh tế của tỉnh nói chung và kinh tế của thành phố
nói riêng tiếp tục đối mặt với những bất lợi khó khăn như xuất khẩu lương thực,
thủy sản sụt giảm, nhiều rủi ro thiên tai dịch bệnh, giá cả không ổn định, lãi suất
Trang 15
tăng cao, giá xăng dầu biến động theo chiều hứơng tăng cao từ đó ảnh hưởng rất
lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Trước
những khó khăn của nền kinh tế tác động đến sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, Phòng Tài chính – Kế hoạch đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành
phố chủ trương, chính sách tài khóa phù hợp tình hình ổ định kinh tế vĩ mô. Mặt
khác trong quản lý các đơn vị thu đã phối hợp với nhau như Phòng Tài chính –
kế hoạch phối hợp tốt với chi cục thuế và Ủy ban nhân dân các phường, xã tăng
cừơng công tác kiểm tra; giám sát chống thất thu thuế, các khoản thu liên quan
đến đất đai, các khỏan gian lận, trốn thuế được xử lý kịp thời, nghiêm túc.
- Về điều hành chi ngân sách chặt chẽ, đúng quy định:
Thực hiện Nghị quyết số: 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về
những giải pháp trong công tác điều hành ngân sách. Với chức năng là cơ quan
tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong những năm qua Phòng Tài
chính – Kế hoạch đã thực hiện công tác điều hành chi ngân sách nhà nước các
đơn vị dự toán và xã, phường thực hiện nghiêm túc vừa bám sát dự toán, vừa
thực hiện tiết kiệm chi hội nghị, lễ tết theo đúng quy định và nâng cao hiệu qủa
sử dụng vốn ngân sách nhà nứơc vừa tăng thu nhập cho cán bộ công chức cơ
quan. Đồng thời triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách như phòng chống
khắc phục thiên tai, lũ lụt, tăng cường công tác an ninh, quốc phòng địa phương
được kịp thời.
Công tác quản lý chi ngân sách ngày càng chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc
dự tóan, thực hành tiết kiệm trong chi tiêu công, điều hành cân đối ngân sách địa
phương vững chắc, đảm bảo chi đúng, chi đủ theo chế độ, chính sách, tiêu chuẩn
định mức góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo tồn quỹ
ngân sách ở mức an toàn theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, đồng thời
thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết số:

11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ.
Trang 16
- Công tác kiểm soát chi ngân sách được triển khai đảm bảo đúng quy định
của Luật Ngân sách Nhà nước về chi ngân sách, phân định rõ trách nhiệm của
các cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước và đơn vị sử dụng ngân sách trong quá
trình chấp hành ngân sách.
- Thực hiện công khai hoá các thủ tục giao dịch về kiểm soát chi, thời gian
xử lý hồ sơ đảm bảo chính xác, nhanh gọn và đúng quy định. Các khỏan chi
không đúng chế độ đều được từ chối thanh toán. Việc xử lý các vấn đề vướng
mắc trong quá trình chấp hành ngân sách được giải quyết trên cơ sở đúng thẩm
quyền.
2.2.2.2.Những khó khan, hạn chế và nguyên nhân:
a) Khó khăn, hạn chế:
- Một số đơn vị do điều kiện khó khăn, trình độ hạn chế, công tác quản lý
còn bị buông lỏng nên việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách chưa được
chú ý đúng mức, từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng Ngân sách Nhà nước chưa đạt
hiệu quả cao.
- Công tác quản lý thu thiếu biểu hiện kiên quyết và đồng bộ, trong việc
kiểm tra, kiểm soát của từng cán bộ thu chưa thường xuyên, còn lỏng lẽo, xử lý
nợ tồn đọng còn dây dưa, chưa xử lý nghiêm đối với các hộ chây ỳ chống đối
chính sách thuế.
- Còn biểu hiện lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, công tác
quản lý chi ngân sách chưa thật sự chặt chẽ, đúng quy định.
- Sự phối hợp, hỗ trợ giữa ngành chuyên môn và các ngành có liên quan
chưa thường xuyên, chưa đồng bộ, chưa dấy lên phong trào thực hiện nghĩa vụ
giao nộp thuế của công dân.
- Một số nội dung chi thường xuyên đầu năm chưa ghi vào dự toán nên
trong quá trình thực hiện gặp nhiều trở ngại chưa kịp thời phải điều chỉnh, bổ
Trang 17
sung do đơn vị không lường hết được những nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của

cấp ủy.
- Công tác báo cáo, cập nhật và quyết toán ngân sách hàng năm còn chậm
chưa kịp thời do công việc của ngành đa dạng và công tác kế toán thường là
kiêm nhiệm phải đảm nhiệm công tác khác.
- Các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa phát huy
được tính tự chủ của mình mà còn trong chờ vào việc bổ sung kinh phí khi có
nhu cầu phát sinh.
b) Nguyên nhân:
- Luật Ngân sách Nhà nước mới và Luật sửa đổi bổ sung một số điều có
tính chất thay đổi toàn bộ phương thức về quản lý ngân sách Nhà nước so với
thời kỳ trước. Do đó công tác quản lý thu chi tài chính nói chung và quản lý thu -
chi ngân sách nói riêng còn nhiều tồn tại khó khăn.
- Chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến
việc tổ chức thu và bố trí chi hợp lý.
- Công chức ngành Tài chính kế toán ở phòng Tài chính - Kế hoạch thành
phố hiện nay khối lượng công việc khá nhiều, biên chế lại ít, tuổi đời đa số là cao
và chưa có chế độ phụ cấp để thu hút cán bộ trẻ có trình độ về công tác nên trong
thời gian tới công tác quản lý tài chính sẽ gặp khó khăn hơn.
- Đối với hộ ấn định thuế việc xem xét thuế theo định kỳ của đối tượng
nộp thuế ở thị trấn chưa đúng theo quy định, khâu kiểm tra khảo sát chỉ là qua
loa, chưa thật sự công bằng giữa các hộ kinh doanh cùng ngành nghề .
- Việc điều hành ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, thực tế còn phát sinh
nhiệm vụ chi bổ sung ngoài dự toán nhiều. Nguyên nhân do chưa dự báo hết
những phát sinh trong quá trình thực hiện vai trò tham mưu của các đơn vị chức
năng và khả năng ngân sách cũng có hạn.
Trang 18
Chương 3:
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC ĐẾN NĂM 2020
3.1. Mục tiêu:

3.1.1. Mục tiêu chung:
Phấn đấu duy trì tốc dộ tăng trưởng ở mức hợp lý để đảm bảo kinh tế - xã
hội phát triển đúng hướng và cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu đến năm
2015 và làm tiền đề cho kế hoạch 05 năm 2015 - 2020.
Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng kế hoạch,
đúng chế độ , định mức, tiết kiệm và có hiệu quả; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển
Trang 19
kinh tế - xã hội của địa phương; cân bằng thu, chi ngân sách, đảm bảo cân đối
chi thường xuyên và có tích lũy để chi đầu tư phát triển.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu hoàn thành dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm theo Nghị
quyết Hội đồng nhân dân thành phố. Trước hết hoàn thành chỉ tiêu thu chủ yếu
để cân đối ngân sách nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chi theo các mục tiêu đã đề
ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Thường xuyên đẩy mạnh các biện pháp quản lý tài chính ngân sách, công
sản.
- Đẩy mạnh các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống
tham nhũng trên các lĩnh vực đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
ngân sách Nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, giải quyết nhanh chóng không để
tồn đọng.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của
Phòng Tài chính – kế hoạch thành phố Châu Đốc đến năm 2020:
3.2.1. Khâu xây dựng, lập dự toán Ngân sách phải chính xác, sát thực tế.
Công tác lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý Ngân sách, Do
đó chất lượng công tác quản lý Ngân sách đều phụ thuộc vào khâu lập dự toán.
Lập dự toán Ngân sách là việc lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các chỉ tiêu thu
và các nội dung chi Ngân sách cho năm Ngân sách hàng năm, toàn bộ các dự
kiến về các khoản thu như (các loại thuế, phí, lệ phí, thu bổ sung . . .) và các nội
dung chi như (chi đầu tư phát triển, thường xuyên,. . .) đều được thể hiện rõ nét.

Đó là những yêu cầu cơ bản nhất mà khâu lập dự toán Ngân sách cần phải thực
hiện được. Với tư cách là khâu đầu tiên, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc quản lý Ngân sách Nhà nước cũng như làm cho Ngân sách Nhà
nước có tính ổn định, an toàn và hiệu quả. Thấy được tầm quan trọng của việc
Trang 20
xây dựng dự toán Ngân sách như vậy, Cấp chính quyền địa phương phải có các
biện pháp cụ thể trong chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân lên
kế hoạch cụ thể cho Ngân sách. Xây dựng dự toán Ngân sách huyện phải thực
hiện sớm, cần phải xem xét kỹ lưỡng, tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu, tính
thiếu chi phí cho các nhiệm vụ chi. Khi các trường hợp đó xảy ra sẽ làm cho
công tác quản lý Ngân sách bị động. Ủy ban nhân dân thành phố, hàng năm căn
cứ vào luật Ngân sách Nhà nước và các thông tư, văn bản hướng dẫn để giao số
kiểm tra của thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các cơ quan,
đơn vị, các phường, xã để các cơ quan, đơn vị, các xã, phường tiến hành lập dự
toán gửi phòng Tài chính - Kế hoạch xem xét, tổng hợp lập dự toán Ngân sách
Nhà nước được đảm bảo sát thực tế, đúng quy định của Nhà nước.
3.2.2. Tăng cường quản lý thu ngân sách:
- Thành lập Ban Chỉ đạo chống thất thu ngân sách và đôn đốc thu hồi nợ
đọng trên địa bàn thành phố Châu Đốc cơ quan thuế và Phòng Tài chính - Kế
hoạch là thành viên thường trực có nhiệm vụ hằng qúy báo cáo tình hình thu, chi
cho Ủy ban nhân dân thành phố một cách kịp thời.
- Tăng cường công tác chống thất thu thuế, kiểm tra, quản lý chặt chẽ đối
tượng thu; thực hiện tốt việc công khai, công bằng trong thu thuế, bảo đảm công
bằng bình đẳng trong công tác thu thuế;
- Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh để
mở rộng đối tượng thu, nhằm khai thác thêm nguồn thu mới; kịp thời xử lý các
đối tượng nợ thuế dây dưa kéo dài, nhằm tạo thói quen trong thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế đúng quy định, đúng thời gian;
- Thường xuyên cải tiến quy trình thu nộp, tạo điều kiện thuận lợi cho
người nộp thuế. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào

quy trình quản lý thu NSNN, đảm bảo xử lý dữ liệu thu NSNN theo thời gian
thực. Mở rộng phương thức thu nộp thuế bằng tiền mặt tại các điểm giao dịch
Trang 21
của ngân hàng, bưu điện. Thực hiện rộng rãi các phương thức thu nộp hiện đại
như thu nộp qua thẻ tín dụng.
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi công năng một số nhà, đất, trụ sở
cơ quan nhà nước nhằm tập trung nhanh nguồn vốn để thanh tóan vốn đầu tư xây
dựng cơ bản đạt yêu cầu kế họach dề ra.
- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế theo kế
hoạch đối với các ngành nghề trọng điểm.
- Tăng cường quản lý các khoản thu sự nghiệp, phí và lệ phí, thu quỹ đất
công và thu khác theo quy định.
- Bên cạnh các khoản thu về thuế cần quản lý tốt các khoản thu từ việc huy
động đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng chăm lo việc chung phải
có phương án cụ thể và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc quản lý sử dụng
các khoản đóng góp của nhân dân, phải được thực hiện đúng mục đích, công
khai, dân chủ.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ hành chính, cải tiến qui trình thủ tục nhằm rút
ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho công dân, cho tổ chức, doanh nghiệp.
3.2.3. Quản lý chi theo đúng các nguyên tắc, tiết kiệm, hiệu quả:
- Trước kỳ họp Hội đồng nhân dân cuối năm Ủy ban nhân dân thành phố
phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch làm việc với các đơn vị và Ủy ban
nhân dân các phường, xã về dự toán cho phủ hợp với tình hình kinh tế phát triển
của địa phương.
- Trên cơ sở dự toán ngân sách do Hội đồng nhân dân thành phố giao
Phòng tài chính kế hoạch tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết
định giao dự toán chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách và phường, xã đúng quy
định.
Trang 22
- Giảm các khoản chi không cần thiết trong dự toán và các khoản chi

không thường xuyên ngoài dự toán được xem xét và bổ sung dự toán theo quy
định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Hạn chế đến mức thấp nhất các khoản kinh phí mua sắm các phương tiện
đắt tiền không cần thiết, hội nghị, sử dụng công quỹ liên hoan chiêu đãi, quà cáp
gây lãng phí, giảm tối đa các cuộc họp bàn bạc kéo dài, tốn kém và không hiệu
quả.
- Thực hiện nghiêm chủ trương tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu
ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã
hội theo Nghị quyết số: 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ.
- Thực hiện nghiêm việc công khai dự toán, quyết toán hàng năm theo quy
định đối với các cấp ngân sách, nhằm tăng cường quyền giám sát của cơ quan
quản lý cấp trên, cán bộ công chức và của nhân dân đối với việc sử dụng vốn
ngân sách.
3.2.4. Làm tốt công tác công khai tài chính:
Quán triệt thực hiện Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của
Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với
các cấp ngân sách Nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài
chính. quán triệt nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc công khai tài chính.
Xem đây là một công việc thường xuyên, là một bộ phận thực hiện quy chế dân
chủ cơ sở. Theo đường lối của Đảng và Nhà nước. Mặt khác thực hiện tốt
phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Đối với dự toán, quyết toán ngân sách: thực hiện đầy đủ các công khai tài
chính.
Đối với các khoản đóng góp của nhân dân trên địa bàn các phường xã cần
tổ chức họp dân để bàn bạc, trao đổi và thống nhất về nội dung, mục đích mức
Trang 23
đóng góp, phương thức quản lý, sử dụng quỹ đóng góp và công bố công khai kết
quả thực hiện quỹ đóng góp của nhân dân.
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý, điều hành Ngân sách Nhà nước
theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước.

Để tăng cường quản lý Ngân sách Nhà nước theo đúng qui định của luật
Ngân sách Nhà nước, cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc Luật
Ngân sách Nhà nước tới toàn thể cán bộ và nhân dân. Đồng thời, trong quá trình
thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt toàn bộ nội dung quản lý Ngân sách Nhà
nước đúng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các Nghị định,
hto6ng tư hướng dẫn có liên quan. Đây là căn cứ quan trọng để quản lý Ngân
sách , vì vậy cần triển khai áp dụng một cách đồng bộ, thống nhất. Các tổ chức,
các cơ quan, đơn vị dự toán của thành phố trong quá trình thực hiện phải tuân
thủ nghiêm ngặt tất cả các khâu: lập, chấp hành và kế toán, quyết toán Ngân
sách. Ủy ban nhân dân thành phố ra Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách
cho các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố sau khi nhận được quyết định giao
nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Ủy ban nhân dân tỉnh, và Nghị quyết Hội đồng
nhân dân trước ngày 31/12 năm trước. Trong khi thực hiện dự toán Ngân sách:
Các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách, các tổ chức được nhà nước hỗ trợ kinh
phí phải tổ chức thực hiện dự toán đúng quy định của điều khoản về luật Ngân
sách Nhà nước và các Nghị định, thông tư của Chính phủ hướng dẫn chấp hành
dự toán ngân sách.
Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm thẩm tra quyết toán thu, chi
ngân sách các cơ quan đơn vị, các phường, xã. Tổng hợp quyết toán Ngân sách
địa phương, báo cáo gồm quyết toán thu, chi ngân sách và quyết toán thu, chi
ngân sách các xã, phường trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét phê duyệt.
3.2.6. Tăng cường Công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Trang 24
Công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ làm công tác tài chính, kế
toán của thành phố được xem là một trong những giải pháp tích cực, góp phần
nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác quản lý điều hành Ngân sách Nhà
nước địa phương. Để quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ thành phố đi vào nề
nếp, chính quy, hiện đại, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý cán
bộ của Đảng. Đội ngũ cán bộ phải ổn định, chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất,
năng lực thực hiện nhiệm vụ, trong sạch, tận tụy phục vụ, thực sự là cầu nối giữa

nhân dân với cơ quan Nhà nước. Muốn có được đội ngũ cán bộ như vậy thì cần
phải đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ trên cơ sở xác định rõ hơn chức năng,
nhiệm vụ của bộ máy chính quyền trong điều kiện và tình hình nhiệm vụ mới.
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý NSNN cần
phải tiến hành đồng bộ cả về xây dựng thể chế, tổ chức, quản lý, chế độ chính
sách đãi ngộ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Ngân sách cấp huyện, thị, thành phố là một bộ phận cấu thành của Ngân
sách Nhà nước. Thực hiện quản lý ngân sách theo Luật Ngân sách Nhà nước là
một nhiệm vụ mà ở đó các hoạt động thu, chi tài chính Ngân sách diễn ra được
quản lý công khai và chặt chẽ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức, đòi hỏi
một cách làm hợp lý đối với các đơn vị và các Cấp uỷ Đảng, Chính quyền các
cấp, ngành tài chính.
Trang 25

×