Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.17 KB, 5 trang )


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

ThS. PHẠM THỊ XUÂN
Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của CNMLN
Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Chuyển giao công nghệ là một khái niệm mới xuất hiện trong mấy thập niên
gần đây, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là
đối với những nước đang tiến hành CNH - HĐH như Việt Nam. Việc nghiên cứu, hoạch định
chính sách, chiến lược làm như thế nào để nâng cao hiệu quả trong việc tiếp nhận và ứng
dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất trong nước cũng như việc triển khai đưa công nghệ
trong nước vào thực tiễn sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực được coi là khâu then chốt bảo
đảm phát triển nhanh và bền vững.
Summary: Technology transfer, a term used in recent decades, however, plays an
important part of economic development in all over the world, especially in countries in
progress of industrialization and modernization like Vietnam. Studying and planning policies,
strategies to enhance results of receiving and applying local technology to practical
production activities of each sector, each field are considered as prinmary factor to ensure
fast and sustainable development.

MLN-
KTVT
2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại tiếp tục phát
triển với nhịp độ cao, tạo ra những thành tựu


mang tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng
sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người. Vì
vậy, đối với những nước đang phát triển như
Việt Nam, muốn tiến kịp những bước phát
triển phải nhanh chóng nâng cao năng lực
khoa học và trình độ công nghệ, nắm bắt và
làm chủ các tri thức mới để rút ngắn quá trình
CNH-HĐH đi tắt vào kinh tế tri thức. Một
trong biện pháp hiện thực hoá mục tiêu trên là
không ngừng thúc đẩy hoạt động chuyển giao
công nghệ.
II. NỘI DUNG
1. Lý luận về chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ được xem là một
lĩnh vực hoạt động nhằm đưa những công
nghệ từ nơi có nhu cầu chuyển giao công nghệ
đến nơi có nhu cầu tiếp nhận công nghệ một
cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các bên
tham gia.
Thực tế, trong nhiều thập kỷ qua, những
hoạt động chuyển giao công nghệ ở các mức


khác nhau đã xuất hiện. Nó đã phát triển theo
thời gian cả về chiều rộng lẫn chiều sâu bao
gồm chuyển giao phần cứng sản xuất, chuyển
giao phần cứng tổ chức, chuyển giao tài liệu
sản xuất, chuyển giao tài liệu tổ chức và
chuyển giao các kỹ năng sản xuất.
Trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ

việc đánh giá công nghệ là một trong những
hoạt động quan trọng được mọi quốc gia
doanh nghiệp, đặc biệt các bên nhận có nhu
cầu nhập công nghệ rất quan tâm. Hoạt động
này được tiến hành trong mọi giai đoạn từ khi
công nghệ xuất hiện, được giới thiệu, từ lập kế
hoạch hoặc chiến lược phát triển công nghệ
(đánh giá tại thời điểm lựa chọn) khi tiếp nhận
cũng như trong quá trình sử dụng công nghệ
(đánh giá định kỳ) cho mãi tới tận khi nó bị
thay thế bằng một công nghệ khác. Một hoạt
động chuyển giao công nghệ được đánh giá
trên 4 nội dung cơ bản như năng lực hoạt
động của công nghệ, trình độ kỹ thuật và công
nghệ, hiệu quả công nghệ, tác động môi
trường và các ảnh hưởng kinh tế - xã hội khác.
CT MLN-
KTVT2
Cũng như mọi hoạt động khác, hoạt động
chuyển giao công nghệ cũng có tác dụng 2
mặt tích cực và rủi ro cho các bên liên quan.
Đặc biệt đối với bên tiếp nhận công nghệ - là
các nước đang phát triển như Việt Nam. Tác
động tích cực thể hiện ở việc tiết kiệm được
chi phí cho việc nghiên cứu và triển khai, đạt
được sự tiến bộ về thương mại & kỹ thuật.
Tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho người
lao động, sử dụng nguồn nguyên liệu địa
phương, tăng cường các hoạt động sản xuất
thay thế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu,

tăng thu nhập ngoại tệ…
Bên cạnh những mặt tích cực trên đây,
hoạt động chuyển giao công nghệ thường gây
ra những rủi ro cho nước tiếp nhận như tiếp
nhận công nghệ gây ô nhiễm môi trường,
công nghệ đòi hỏi nhiều vốn, đòi hỏi trang bị
và nguyên vật liệu nước ngoài, tiêu thụ nhiều
năng lượng, nhập khẩu trùng lặp và không
tránh khỏi các điều khoản bất lợi cho việc tiếp
nhận công nghệ. Ngoài ra còn có tình trạng
bên tiếp nhận công nghệ lệ thuộc vào bên
chuyển giao công nghệ, không làm chủ được
công nghệ, có thể gặp những thất bại về kỹ
thuật thương mại, đánh giá công nghệ sai thực
tế, cao hơn giá trị thực của công nghệ, các
điều khoản của hợp đồng có nhiều sơ hở…
2. Hoạt động chuyển giao công nghệ ở
Việt Nam thời gian qua
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng
của hoạt động chuyển giao công nghệ nói trên
với quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam đã
và đang tìm mọi cách thúc đẩy hoạt động
chuyển giao công nghệ có thể khẳng định, sự
thành công của quá trình tăng trưởng kinh tế
tại Việt Nam vừa qua phải kể đến yếu tố đầu
tư, chủ động đổi mới công nghệ trên cơ sở đầu
tư mua công nghệ, trang thiết bị mới hoặc
thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ
đang sử dụng bằng một công nghệ khác, tiên

tiến và có hiệu quả hơn nhằm nâng cao năng
suất chất lượng sản phẩm hoặc tạo ra sản
phẩm mới có tính cạnh tranh cao, đáp ứng
được nhu cầu của thị trường trong nước và
xuất khẩu.
Trong những năm qua hoạt động chuyển
giao công nghệ ở Việt Nam được thực hiện
chủ yếu theo luồng sau:
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài
vào Việt Nam:
Đây được coi là luồng chính và có số
lượng lớn. Theo thống kê của Bộ Khoa học và


Công nghệ tính từ năm 1998 đến nay, theo
thẩm quyền được phân cấp, Bộ Khoa học và
Công nghệ đã thẩm định trên 3.500 công nghệ
thuộc các dự án đầu tư và hợp đồng chuyển
giao công nghệ. Trong đó có 3 hình thức:
chuyển giao công nghệ thông qua dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài, thông qua hoạt động
đầu tư trong nước và thông qua hoạt động đầu
tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Chuyển giao công nghệ trong nước:
Ở nước ta hiện nay nhìn chung hoạt động
chuyển giao công nghệ giữa các Viện, Trường
và cơ sở nghiên cứu cho doanh nghiệp hạn
chế mang tính cục bộ, phạm vi hẹp, tự phát,
thiếu các cơ quan dịch vụ trung gian môi giới
hợp đồng chuyển giao công nghệ, liên kết

giữa người mua và người bán công nghệ. Có
nhiều nguyên nhân, nhưng xét về góc độ
chuyển giao công nghệ thì các công nghệ
được tạo ra chưa thực sự ổn định, chưa có khả
năng thương mại hoá. Việc chuyển giao công
nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước còn ít,
quy mô nhỏ, hình thức còn đơn giản.
Nhìn chung hoạt động chuyển giao công
nghệ ở Việt Nam thời gian qua đã thu được
nhiều kết quả khích lệ. Các công nghệ được
chuyển giao có nhiều công nghệ cải tiến phù
hợp với điều kiện Việt Nam, với những thông
số kỹ thuật đáp ứng được các tiêu chuẩn của
quốc tế, sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên
nhiên liệu. Các sản phẩm sản xuất ra đáp ứng
được nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu
dùng. Nhờ có hoạt động chuyển giao công
nghệ mà trình độ quản lý, điều hành của cán
bộ Việt Nam được nâng lên rõ rệt. Trình độ
người lao động ngày càng được nâng lên đạt
mức chuẩn của khu vực góp phần không nhỏ
vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Cũng
nhờ các hoạt động chuyển giao công nghệ mà
cơ cấu kinh tế của nước ta cũng có sự thay đổi
tỷ trọng theo hướng tích cực, trình độ công
nghệ của một số ngành sản xuất, dịch vụ đã
được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng
hoá có sức cạnh tranh cao như da giày, điện
tử, thuỷ sản… Bên cạnh đó chuyển giao công
nghệ có tác động mạnh mẽ đến việc giải quyết

việc làm tạo thu nhập và tăng thu nhập cho
người lao động, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế
như hoạt động nhập khẩu công nghệ không có
chiến lược, quy hoạch. Nhiều công nghệ nhập
không phải là công nghệ nguồn (cá biệt còn
có “rác thải”) thế hệ thứ 2 và thứ 3 là chủ yếu.
Lĩnh vực nhập máy móc, thiết bị về sản xuất
sản phẩm lại không có lợi thế, thậm chí không
có nguyên, nhiên liệu tại chỗ để sản xuất…
Nhiều dây chuyền máy móc, thiết bị nhập về
chưa phát huy hết công suất, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ cộng đồng. Các hoạt động nghiên cứu và
ứng dụng trong nước chưa tạo được thế chủ
động trong sản xuất, kinh doanh. Chất lượng
nghiên cứu thấp, khả năng ứng dụng còn hạn
chế. Tình trạng vi phạm bản quyền sở hữu
công nghiệp đặc biệt là kiểu dáng, mẫu mã
sản phẩm ở Việt Nam còn lớn. Ý thức thực
hiện luật pháp trong chuyển giao công nghệ
kém.
MLN-
KTVT
2
Để khắc phục hạn chế nêu trên góp phần
đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thúc
đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trong
thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ

các giải pháp chủ yếu sau.
- Về phía Nhà nước:
Trước hết phải đổi mới cơ chế hoạt động
chuyển giao công nghệ theo hướng hình thành
cơ chế mới phù hợp với cơ chế thị trường định


hướng XHCN với đặc thù của chuyển giao
công nghệ và yêu cầu chủ động hội nhập,
nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các tổ chức và cá nhân hoạt động chuyển giao
công nghệ. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản
lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ. Xây
dựng các định hướng chuyển giao công nghệ
trọng điểm, xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển
giao công nghệ quốc gia, đồng thời xây dựng
các cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức,
cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và
ngoài nước đầu tư và tham gia hoạt động
chuyển giao công nghệ . Xây dựng cơ chế liên
kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục
và đào tạo.
Bên cạnh đó, phải không ngừng xây dựng
và phát triển thị trường công nghệ thông qua
kích thích cả cung lẫn cầu trên thị trường này.
Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của
thị trường công nghệ. Không ngừng cải thiện
môi trường đầu tư nước ngoài, thu hút công
nghệ mới.
Ngoài ra, đòi hỏi nhà nước phải phát

triển các nguồn lực cho việc chuyển giao công
nghệ như phát triển nguồn nhân lực cho việc
chuyển giao công nghệ nâng cao nhận thức
vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ khoa học và
công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý nhân lực
khoa học và công nghệ nhằm giải phóng tiềm
năng phát huy tính chủ động, sáng tạo xây
dựng các chính sách tạo động lực vật chất và
tinh thần mạnh mẽ cho các cá nhân hoạt động
chuyển giao công nghệ. Đổi mới chính sách
đào tạo cán bộ khoa học - công nghệ. Phát
triển hệ thống thông tin quốc gia về hoạt động
chuyển giao công nghệ. Huy động và nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính cho
hoạt động chuyển giao công nghệ. Không
ngừng đẩy mạnh hội nhập quốc tế về chuyển
giao công nghệ.
- Về phía doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều
có quy mô vừa và nhỏ so với thế giới, do vậy
những biện pháp để thúc đẩy hoạt động
chuyển giao công nghệ phải có sự tương hợp
với những đặc điểm vốn có của nó. Rõ ràng
trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập như
hiện nay thì việc đổi mới công nghệ, nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ… là điều kiện
sống còn của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy đòi
hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng chiến
lược phát triển và chiến lược kinh doanh khoa
học, khả thi thích hợp làm cơ sở để xác định

chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ
mới, từ đó có chính sách, phương thức thực
hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học -
công nghệ và chuyển giao công nghệ. Chiến
lược phát triển và kinh doanh của doanh
nghiệp phải mang tính thời hạn, có tính chất
linh hoạt. Để có được chiến lược đó, các
doanh nghiệp phải thực hiện một loạt các biện
pháp phối hợp như:
CT MLN-
KTVT2
+ Tăng cường các biện pháp thu hút tài
chính và hoạt động các nguồn vốn khác nhau
trong xã hội.
+ Tăng cường các hoạt động nghiên cứu
thị trường, đặc biệt là thị trường công nghệ.
+ Tạo dựng một môi trường lành mạnh
gắn kết các thành viên, các phòng ban trong
doanh nghiệp, cũng như tạo mối liên kết chặt
chẽ giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ
chức nghiên cứu khoa học và công nghệ và
các trường đại học.
+ Tăng cường mở rộng quan hệ với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước đặc biệt là
các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia.


Thứ hai, các doanh nghiệp cần phải nâng
cao tính tự lực trong việc phát triển tiềm lực
khoa học và công nghệ. Trên thực tế, không

một doanh nghiệp nào dù có khả năng lớn đến
đâu, có thể tự đảm bảo toàn bộ các công nghệ
cho mình. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay,
khi tiến bộ khoa học và công nghệ diễn ra với
tốc độ ngày càng nhanh việc phát triển công
nghệ cực đoan theo một con đường có thể gây
ra sự tụt hậu hoặc lạc hậu, phụ thuộc về mặt
công nghệ. Chính vì vậy các doanh nghiệp
luôn phải biết cách kết hợp nhiều cách khác
để nâng cao năng lực công nghệ, phát triển
tiềm lực khoa học và công nghệ của doanh
nghiệp.
+ Tạo dựng môi trường kinh doanh, thị
trường sản phẩm ổn định để khai thác các hoạt
động liên kết khoa học và công nghệ.
+ Nâng cao nhận thức trong hoạt động
chuyển giao công nghệ để thực hiện tốt các
hoạt động nhập khẩu công nghệ và tiếp nhận
công nghệ chuyển giao.
MLN-
KTVT
2
+ Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo
lại dưới mọi hình thức và tuyển dụng nhân lực
công nghệ.
+ Tăng cường liên kết với các doanh
nghiệp, các tổ hợp công nghiệp và tạo dựng
các mạng lưới vệ tinh.
+ Chuyển giao công nghệ và đầu tư sang
các vùng khác chậm phát triển hơn từ đó làm

tăng quá trình “luân chuyển công nghệ” tạo
điều kiện đổi mới công nghệ.
+ Tạo sự gắn kết trong mối quan hệ giữa
Nhà nước (nhà tài trợ), nhà khoa học (người
có nghiên cứu, giải pháp công nghệ) và doanh
nghiệp (người triển khai thực hiện và thương
mại hoá công nghiệp).
III. KẾT LUẬN
Sau hơn 20 năm đổi mới, với sự chuyển
đổi của cơ chế kinh tế theo hướng thị trường,
nước ta đã đạt được những thành tựu kinh tế -
xã hội, khoa học và công nghệ rất đáng khích
lệ. Tuy nhiên thách thức đặt ra đối với Việt
Nam trong thời gian tới cũng rất lớn. Để tăng
trưởng kinh tế vững chắc thì việc thúc đẩy các
hoạt động chuyển giao công nghệ một cách
hiệu quả cũng là một chiến lược phát triển
kinh tế cần được coi trọng. Muốn thúc đẩy
hoạt động chuyển giao công nghệ thì phải có
một môi trường vĩ mô ổn định, hệ thống luật
pháp hoàn thiện, cơ sở hạ tầng kinh tế tốt.
Nhưng đó là những chiến lược lâu dài, trước
mắt chúng ta cần phải xây dựng môi trường
chuyển giao công nghệ thích ứng với xu thế
toàn cầu hoá và hội nhập như hiện nay, tạo
dựng được cơ sở hạ tầng cho nền khoa học và
công nghệ, thay đổi nhận thức về đổi mới và
chuyển giao công nghệ. Do vậy, cần thiết phải
có những chính sách định hướng, chỉ đạo của
nhà nước trên cơ sở có sự phối hợp của các

ban ngành và tính tự lực phát triển tiềm năng
khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Từ
đó có thể tranh thủ mọi nguồn lực sẵn có, phát
huy những lợi thế để tăng cường các hoạt
động chuyển giao công nghệ có hiệu quả hơn.
Tài liệu tham khảo
[1]. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2006.
[2]. Đỗ Đức Định: Một số vấn đề chiến lược công
nghiệp hoá và lý thuyết phát triển. NXB Thế giới,
Hà Nội, 1999.
[3]. Nguyễn Đăng Dâu, Nguyễn Xuân Tài: Quản lý
công nghệ. NXB Thống kê, Hà Nội, 2002.
[4]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Khoa học và
Công nghệ năm 2007♦


×