LỰA CHỌN LOẠI MÓNG HỢP LÝ
CHO ÁO ĐƯỜNG MỀM ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC
PGS. TS. BÙI XUÂN CẬY
Bộ môn Đường bộ - Khoa Công trình
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Bài báo so sánh về mặt kỹ thuật và kinh tế của hai loại móng mềm và cứng áo
đường mềm của đường ôtô cao tốc từ đó khuyến cáo nên lựa chọn loại móng hợp lý.
Summary: The article is on comparison of technical and economical factors of
expressway asphalt pavement’s flexible and rigid foundation and, from then, are
recommendations for choosing reasonable foundation.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ công trình thực tế thiết kế áo đường của đường ôtô cao tốc mà tác giả được giao thẩm
tra thấy rằng chúng ta cần phải bàn bạc để đưa ra khuyến cáo về việc lựa chọn loại móng hợp lý
cho áo đường mềm đường ôtô cao tốc.
II. NỘI DUNG
Với một công trình đường ôtô cao tốc có thiết kế kết cấu áo đường như ở kết cấu I, chúng
tôi thấy rằng kết cấu dày, đặc biệt là hai lớp móng cấp phối đá dăm tới 63 cm. Kinh nghiệm tính
toán cho thấy rằng: tăng chiều dày các lớp cấp phối đá dăm thì không ảnh hưởng nhiều tới
cường độ chung của kết cấu (E
chung
). Muốn tăng cường độ phải sử dụng lớp móng có gia cố xi
măng. Qua thực tế khai thác các tuyến đường có sử dụng móng gia cố xi măng như: Bắc Thăng
Long - Nội Bài, QL 32 (đoạn trước Đại học sư phạm Hà Nội), QL 5 (đoạn qua khu vực Hải
Dương), mặt đường bê tông nhựa lớp trên chịu lực rất tốt. Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài
sau 15 năm đưa vào sử dụng chỉ cần rải thêm lớp bê tông nhựa tạo nhám và cho tiếp tục khai
thác tốt (trừ đoạn phía bắc cầu do lún nền phải sửa chữa rải thêm lớp bê tông nhựa).
CT 1
Líp BTN t¹o nh¸m
Bªt«ng nhùa líp trªn
Bªt«ng nhùa líp duíi
Líp ®¸ d¨m ®en
CP§D lo¹i I
CP§D lo¹i II
Líp K98
Kết cấu I Kết cấu II
30
33 30 10 8
7
3
91
BTN t¹o nh¸m 3cm
Bªt«ng nhùa líp trªn
Bªt«ng nhùa líp duíi
Líp ®¸ d¨m ®en
CPĐD gia cè xim¨ng 6%
CPĐD
lo¹i I
Lí p K98
7
89163030
74
Với những lý do trên chúng tôi kiến nghị sử dụng loại kết cấu II, so với kết cấu I các lớp
bê tông nhựa được giữ nguyên, hai lớp móng cấp phối đá dăm được thay bằng : lớp trên là lớp
cấp phối đá dăm gia cố 6% xi măng dày 16 cm và lớp dưới là cấp phối đá dăm loại 2 dày 30 cm,
như vậy giảm chiều dày hai lớp móng là 17 cm.
So sánh 2 lớp kết cấu về các mặt sau:
a, Cường độ của kết cấu: Với các đặc trưng của các lớp vật liệu lấy trong quy trình 22TCN-
211-06 (xem bảng dưới).
STT Lớp vật liệu
E (MPa)
Tính theo độ võng
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
Lớp BTN tạo nhám
Lớp BTN trên (mịn)
Lớp BTN dưới (trung)
Đá dăm đen
Cấp phối đá dăm gia cố ximăng
Cấp phối đá dăm loại 1
Cấp phối đá dăm loại 2
Đất nền
420
420
350
350
600
300
250
40
Không tính vào E
ch
Chúng tôi đã xác định được: - Ech của kết cấu I là 268,7 MPa
- Ech của kết cấu II là 267,5 MPa
Như vậy 2 kết cấu trên có cùng cường độ
b, Về giá thành xây dựng: Vì các lớp bê tông nhựa phía trên hoàn toàn giống nhau do vậy
chúng tôi chỉ so sánh giá thành xây dựng của phần móng. Tính với đơn giá khu vực Hà Nội,
thời giá hiện nay thì giá thành sau thuế của 1 m
2
móng như sau:
TCT1
- Móng kết cấu I: 202300 đ/1 m
2
- Móng kết cấu II: 189000 đ/1 m
2
So sánh hai kết cấu thấy rằng về mặt cường độ giống nhau, nhưng thực tế khai thác như
trên đã nêu kết cấu móng có sử dụng cấp phối đá dăm gia cố ximăng khai thác tốt hơn. Giá
thành xây dựng lại rẻ hơn tới 5%. Một điều quan trọng khác là chiều dày giảm tới 17cm, với
đường ôtô cao tốc 6 làn xe (mặt cắt 33 m) mỗi mét đường sẽ giảm 5,44 m
2
cấp phối đá dăm và
như vậy mỗi 1 km đường giảm 5440 m
3
. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các vùng không có
hoặc phải chuyển cấp phối đá dăm từ xa tới. Ví dụ như vùng đồng bằng Sông Hồng, Sông Cửu
Long.
III. KẾT LUẬN
Với những ưu điểm đã phân tích ở trên và với công nghệ trộn rải năng suất cao hiện nay,
chúng tôi kiến nghị mạnh dạn áp dụng móng cấp phối đá dăm gia cố ximăng trong xây dựng
đường ôtô cao tốc.
Tài liệu tham khảo
[1]. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
[2]. Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22TCN 211-06
♦