Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng bệnh viện đa khoa nhân tâm tại phường nghĩa chánh, tp. quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 68 trang )


i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo , các Bộ
môn, các Phòng, các Khoa của Trường Đại học Nha Trang đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học.

Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ông Thiều Sinh Hạnh – Giám đốc Trung tâm Trắc địa và Quan trắc Môi trường
tỉnh Quảng Ngãi. Xin cảm ơn các anh chị phòng Quan Trắc Môi Trường đã giúp đỡ
tôi tận tình trong quá trình thực tập tại Trung tâm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
ThS. Nguyễn Đắc Kiên người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè trong lớp đã động viện, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn

Nha Trang, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Đinh Thanh Tuân







ii



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC THUẬT NGỮ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Tình hình nghiên cứu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trên thế giới và ở
Việt Nam 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ĐTM trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ĐTM ở Việt Nam 3
1.2. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới 4
1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế 4
1.2.2. Phân loại chất thải y tế 4
1.2.3. Quản lý chất thải y tế 5
1.3. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam 6
1.3.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế 6
1.3.2. Quản lý chất thải y tế 6
1.3.3. Biện pháp xử lý chất thải y tế 8
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
2.1.1 Thời gian nghiên cứu 11
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 11
2.2. Phương pháp nghiên cứu 11
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 11
2.2.2 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 11
2.2.2.1. Phương pháp thống kê 11


iii

2.2.2.2. Phương pháp phân tích 11
2.2.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh 11
2.2.2.4. Phương pháp liệt kê số liệu 12
2.2.2.5. Phương pháp so sánh 12
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12
3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên khu vực dự án 13
3.1.1. Điều kiện khí tượng,thủy văn 13
3.1.1.1. Chế độ mưa 13
3.1.1.2. Nhiệt độ không khí 14
3.1.1.3. Độ ẩm không khí 15
3.1.1.4. Chế độ gió 16
3.1.2. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý 16
3.1.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 16
3.1.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước 17
3.2. Đánh giá các tác động môi trường của dự án 18
3.2.1. Mô tả sơ lược dự án 18
3.2.1.1. Mục tiêu của dự án 19
3.2.1.2. Nội dung các hạng mục chính công trình 19
3.2.2. Đánh giá các tác động môi trường 20
3.2.2.1. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn thi công xây dựng 20
3.2.2.2. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn hoạt động 29
3.2.3 Tác động do rủi ro, sự cố môi trường 38
3.2.3.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng 38
3.2.3.2. Trong giai đoạn hoạt động 39
3.3. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực và
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 40

3.3.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực do dự án gây ra 40
3.3.1.1. Trong giai đoạn xây dựng 40

iv

3.3.1.2 Trong giai đoạn hoạt động 42
3.3.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố môi trường 53
3.3.2.1 Trong giai đoạn xây dựng 53
3.3.2.2 Trong giai đoạn hoạt động 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 56
Kết luận 56
Đề xuất ý kiến 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




















v

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới 4
Bảng 1.2: Chất thải y tế phát sinh theo giường bệnh tại Việt Nam 6
Bảng 1.3: Đánh giá chất lượng khí môi trường xung quanh khi thiêu đốt chất
thải y tế 10
Bảng 1.4: Đánh giá chất lượng nước đầu ra của các phương pháp xử lý nước
thải y tế 10
Bảng 2.1: Phương pháp phân tích các thông số môi trường 11
Bảng 3.1: Chế độ mưa hàng tháng trong 5 năm gần đây đo tại Trung tâm dự báo
khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi. 13
Bảng 3.2: Nhiệt độ không khí hàng tháng trong 5 năm gần đây tại Trung tâm dự báo
khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi. 14
Bảng 3.3: Độ ẩm không khí hàng tháng trong 5 năm gần đây tại Trung tâm dự báo khí
tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi. 15
Bảng 3.4: Tần suất xuất hiện các hướng gió trong năm (%). 16
Bảng 3.5: Kết quả phân tích môi trường không khí 17
Bảng 3.6: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm 18
Bảng 3.7: Các hạng mục công trình trong khối nhà chính 19
Bảng 3.8: Tải lượng các chất ô nhiễm đối với xe có tải trọng từ 3,5 – 16 tấn 21
Bảng 3.9: Kết quả tính toán khối lượng các chất ô nhiễm do xe tải phát sinh 21
Bảng 3.10: Mức ồn gây ra do các thiết bị, máy móc thi công 24
Bảng 3.11: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và
thiết bị thi công cơ giới 224

Bảng 3.12: Tác động của tiếng ồn ở các dãy tầng số 25
Bảng 3.13: Mức gia tốc dung của các phương tiện thi công (dB) 26
Bảng 3.14: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo mức độ tiện nghi các nhà ở 27
Bảng 3.15: Khối lượng các chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt 27
Bảng 3.16: Thành phần và tính chất nước thải y tế 31

vi

Bảng 3.17: Thành phần nước thải sinh hoạt trước và sau qua bể tự hoại 32
Bảng 3.18: Thành phần cơ lý của rác sinh hoạt 35
Bảng 3.19: Định mức lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các bệnh
viện. 36
Bảng 3.20: Thông số đầu vào và đầu ra bể Aerotank 47
Bảng 3.21: Bảng tổng hợp kích thước của các bể của hệ thống xử lý nước thải
tập trung 50
Bảng 3.22: Thông số kỹ thuật của lò đốt 52



















vii

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1: Sơ đồ thu gom nước thải và nước mưa tại bệnh
viện
43
Hình 3.2: Sơ đồ thoát nước mưa tại bệnh viện
44
Hình 3.3: Bản vẽ chi tiết bể tự hoại
45
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện
46
Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn của bệnh
viện
51























viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC THUẬT NGỮ

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
CTYT : Chất thải y tế
CTR : Chất thải rắn
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
o
C : Nhiệt độ
% : Phần trăm
DO : Oxy hoà tan
QCVN : Qui chuẩn Việt Nam
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
COD : Nhu cầu oxy hoá học
TS : Tổng hàm lượng chất rắn
BOD

5
20
: Nhu cầu oxy sinh học ở nhiệt độ 20
o
C trong 5 ngày
KLON : Khối lượng ô nhiễm
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
SS : Chất rắn lơ lửng
VOC : Chất hữu cơ bay hơi






1

MỞ ĐẦU

Cùng với quá trình đô thị hóa, tốc độ phát triển công nghiệp nhanh chóng đã
kéo theo sự ô nhiễm môi trường,…ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người
dân chưa cao, dẫn đến các nguy cơ phát sinh bệnh dịch, bệnh xã hội. Chính vì vậy
nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân là vô cùng lớn.
Hiện nay nhu cầu chữa trị, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được
quan tâm và đòi hỏi cao. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho người dân là một trong
những nội dung của công cuộc phát triển kinh tế. Với mục tiêu đề ra là điều trị chữa
bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân cũng như nghiên cứu y học, việc
thành lập bệnh viện đa khoa Nhân Tâm là việc làm thiết thực phù hợp với xu hướng
chung của toàn xã hội cũng như đáp ứng các mong muốn và nguyện vọng chung

của người dân trong khu vực.
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế nước ta ngày càng cao,
có rất nhiều dự án mới như nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp, bệnh viện,…được
xây dựng. Hoạt động của các dự án này đã đóng góp lớn về mặt kinh tế và xã hội
cho đất nước. Bên cạnh đó cũng tác động tiêu cực tới môi trường, các chất thải do
quá trình sản xuất, hoạt động của các dự án này gây ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí và ảnh hưởng đến cả sức khỏe người dân. Để dự án đầu tư xây dựng
Bệnh Viện Đa khoa Nhân Tâm đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người
dân, đồng thời bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững. Đề tài “ Đánh giá
tác động môi trường của dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm tại phường
Nghĩa Chánh - Tp.Quảng Ngãi - tỉnh Quảng Ngãi” được thực hiện nhằm xem xét,
đánh giá tất cả các tác động có hại đến môi trường của dự án và đề xuất những biện
pháp xử lý chất thải đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
Được sự đồng ý của khoa Nuôi trồng Thủy sản- trường Đại học Nha Trang,
tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng
2

bệnh viện đa khoa Nhân Tâm tại phường Nghĩa Chánh - Tp. Quảng Ngãi - tỉnh
Quảng Ngãi” với các nội dung chính sau:
-

Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên tại khu vực dự án.
-

Phân tích các tác động môi trường (tích cực, tiêu cực) của dự án xây dựng
Bệnh viện Đa khoa Nhâm Tâm.
-

Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong quá trình xây dựng và
khi dự án đi vào hoạt động.


Nha Trang, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Đinh Thanh Tuân

















3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Tình hình nghiên cứu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trên thế giới và
ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ĐTM trên thế giới
Năm 1969, Hoa kỳ thông qua đạo luật chính sách quốc gia về môi trường gọi
tắt là NEPA. Luật này quy định rằng tất cả các dự án phát triển kinh tế xã hội quan

trọng ở cấp liên bang muốn được xét duyệt và thông qua bắt buộc phải có báo cáo
ĐTM . Sau Hoa Kỳ, năm 1972 ĐTM đã được áp dụng ở Nhật, singapo, Hồng
Kông, tiếp đến là Canada (1973), Australia (1974), Đức (1975), Pháp (1976),
Philippin (1977), Trung Quốc (1979) [6], [11].

Vào những năm 1980- 1990 một số nước đang phát triển ở Châu Á Thái
Bình Dương cũng đã ban hành các qui định chính thức hoặc tạm thời về ĐTM như
Thái Lan (1984), Hàn Quốc (1981), Indonesia (1982), Malaysia (1985) [6], [11].
Như vậy , không chỉ có các nước lớn có nền công nghiệp phát triển mà ngay
cả các nước nhỏ, đang phát triển cũng đã nhận thức rất sớm về vai trò ĐTM trong
việc quản lý môi trường để phát triển kinh tế bền vững.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ĐTM ở Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề ĐTM ra đời vào giữa năm 1984, báo cáo ĐTM đầu tiên
được thực hiện là dự án xây dựng nhà máy thủy điện Trị An năm 1985. Khi chính
phủ ban hành quyết định về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chúng ta tiến hành ĐTM nhà máy hóa dầu ở
thành phố Hồ Chí Minh do công ty ESSA, Canada thực hiện với sự cộng tác của các
chuyên viên Việt Nam và hệ thống tưới tiêu Quản Lộ, Phụng Hiệp ở đồng bằng
sông Cửu Long do trung tâm môi trường thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Đối với
một số nhà máy xí nghiệp cũ được xây dựng trước năm 1984, cũng đã tiến hành
ĐTM như nhà máy giấy Bãi Bằng Vĩnh Phú, nhà máy phân lân Hà Bắc,…và các dự
án phát triển kinh tế xã hội mới như hệ thống thủy nông Thạch Nham ở Quảng
Ngãi, dự án khai hoang lấn mặn ở Nam Uông Bí [11].
4

Sau khi có luật Bảo vệ môi trường (1994) thì ĐTM được triễn khai có hệ
thống từ Trung ương đến địa phương và đến khắp các bộ ngành. Tính đến cuối năm
2004, số báo cáo ĐTM cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội đã có 26.800 báo
cáo, trong đó có 800 báo cáo ĐTM thuộc cấp Trung ương quản lý và 26.000 thuộc

cấp địa phương quản lý [6], [11].
1.2. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới
1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế

Khối lượng chất thải y tế (CTYT) phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý,
theo mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh,
loại, quy mô bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc
khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân và thải rác của bệnh nhân ở các khoa
phòng [14].
Bảng 1.1: Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới
Tuyến bệnh viện

Đơn vị

Tổng lượng CTYT

CTYT nguy hại

Bệnh viện trung ương (kg/GB) 4,1 - 8,7 0,4 - 1,6
Bệnh viện tỉnh (kg/GB) 2,1 - 4,2 0,2 - 1,1
Bệnh viện huyện (kg/GB) 0,5 - 1,8 0,1 - 0,4

Nguồn: Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007), Giáo trình sau đại học môn
Vệ sinh môi trường, Thái Nguyên
.
1.2.2. Phân loại chất thải y tế
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (1992), ở các nước đang phát
triển có thể phân loại CTYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải
sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại). Chất thải sắc nhọn
(truyền nhiễm hay không truyền nhiễm). Chất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật

sắc nhọn nhiễm khuẩn). Chất thải hoá học và dược phẩm (không kể các loại thuốc
độc đối với tế bào); chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế
bào, các bình chứa khí có áp suất cao) [2], [25].
5

Ở Mỹ phân loại chất thải y tế thành 8 loại: Chất thải cách ly (chất thải có khả
năng truyền nhiễm mạnh). Những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền nhiễm và
chế phẩm sinh học liên quan. Những vật sắc nhọn được dùng trong điều trị, nghiên
cứu Máu và các sản phẩm của máu. Chất thải động vật (xác động vật, các phần của
cơ thể ). Các vật sắc nhọn không sử dụng. Các chất thải gây độc tế bào. Chất thải
phóng xạ [25].
1.2.3. Quản lý chất thải y tế

Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện
pháp xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý chất thải
bị tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn thương này cũng
là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng hai tay
tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh viện trong
diện điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu vực bệnh nhân và không đựng trong xe
thùng có nắp đậy [26].
Theo H.Ô-ga-oa, cố vấn Tổ chức Y tế thế giới về sức khoẻ, môi trường khu
vực Châu Á, phần lớn các nước đang phát triển không kiểm soát tốt CTYT, chưa có
khả năng phân loại CTYT mà xử lý cùng với tất cả các loại chất thải. Từ những
năm 90, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapo, Australia, Newziland đã đi đầu
trong công tác xử lí CTYT, Malaixia có phương tiện xử lý rác thải tập trung trên
bán đảo và các hệ thống xử lý rác thải thải riêng biệt cho các bệnh viện ở xa tại Boocneo
[26].
Ở các nước phát triển đã có công nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy như đốt rác
bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu được áp dụng ở
các nước đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở các nước Châu Á đã tìm ra

một số phương pháp xử lý chất thải khác để thay thế như Philippin đã áp dụng
phương pháp xử lý rác bằng các thùng rác có nắp đậy. Nhật Bản đã khắc phục vấn
đề khí thải độc hại thoát ra từ các thùng đựng rác có nắp kín bằng việc gắn vào các
thùng có những thiết bị cọ rửa. Indonexia chủ trương nâng cao nhận thức trước hết
6

cho các bệnh viện về mối nguy hại của CTYT gây ra để bệnh viện có biện pháp lựa
chọn phù hợp [22].
1.3. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam

1.3.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Theo kết quả khảo sát của Vụ Điều trị - Bộ Y tế tại 24 bệnh viện năm 2008,
cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất
khác nhau. Trong cùng một bệnh viện, các khoa khác nhau sẽ có lượng chất thải rắn
y tế phát sinh khác nhau, trong một bệnh viện đa khoa, khoa hồi sức cấp cứu, khoa
sản, khoa ngoại có lượng chất thải y tế (CTYT) phát sinh lớn nhất [2], [17].
Bảng 1.2: Chất thải y tế phát sinh theo giường bệnh tại Việt Nam
Tuyến bệnh viện

Đơn vị

Tổng lượng CTYT

CTYT nguy hại

Bệnh viện trung ương (kg/GB) 0,97 0,16
Bệnh viện tỉnh (kg/GB) 0,88 0,14
Bệnh viện huyện (kg/GB) 0,73 0,11
Chung (kg/GB) 0,86 0,14
Nguồn : Bộ Y tế (2008), "Tăng cường triển khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải

y tế" , Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế (2009) tại 280 bệnh viện lượng CTYT
phát sinh mỗi ngày khoảng 529 tấn/ngày, trong đó lượng CTYT nguy hại khoảng 64
tấn/ngày, ước tính tổng lượng khoảng 14.5 triệu tấn/năm, trong đó có khoảng
22.000 tấn/năm CTYT nguy hại. Dự báo đến năm 2010, lượng CTYT nguy hại sẽ
có khoảng 25.000 tấn/năm [2], [9].
1.3.2. Quản lý chất thải y tế

Ở nước ta chất thải y tế (CTYT) đã được quản lý bằng hệ thống các văn bản
pháp luật, nhưng việc thực hiện chưa nghiêm túc theo quy định, hầu hết CTYT ở
các bệnh viện chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Nhiều
bệnh viện không có hệ thống thu xử lý nước thải, hoặc có thì nhiều hệ thống cống
rãnh đã bị hư hỏng, xử lý xuống cấp; rác thải không được phân loại, chôn lấp thủ
công hoặc đốt thủ công tại chỗ. Thực trạng như sau [4], [5], [8], [17]:
• Về quản lý rác thải:
7

Kết quả điều tra năm 2008 của Bộ Y tế tại 294 bệnh viện trong cả nước cho
thấy 94,2% bệnh viện phân loại CTYT tại nguồn phát sinh, chỉ có 5,8% bệnh viện
chưa thực hiện. Các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện tư nhân thực
hiện phân loại CTYT ngay tại nguồn tốt hơn các bệnh viện tuyến huyện và bệnh
viện ngành. Có 93,9% bệnh viện thực hiện tách riêng vật sắc nhọn ra khỏi CTYT,
hầu hết các bệnh viện sử dụng chai nhựa, lọ truyền đã dùng để đựng kim tiêm.
Nhưng qua kiểm tra thực tế, việc phân loại CTYT ở một số bệnh viện chưa chính
xác, làm giảm hiệu quả của việc phân loại chất thải. 85% bệnh viện sử dụng mã
màu trong việc phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải.
Kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh của Đinh Hữu Dung (2009)
cho thấy: cả 6 bệnh viện đều phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh nhưng
chưa có bệnh viện nào phân loại rác đúng theo Quy chế của Bộ Y tế và việc phân
loại phụ thuộc vào hình thức xử lý hiện có của bệnh viện.

Kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế (2009) về CTYT ở 175 bệnh viện tại
14 tỉnh, thành phố, cho thấy số bệnh viện có thùng chứa chất thải chiếm 76%, có bể
chứa rác chiếm 9,6%, có nắp đậy thùng rác hoặc mái che bể chứa rác chiếm 43%,
rác được để riêng biệt chiếm 19,3% trong tổng số bệnh viện, nơi chứa rác thải đảm
bảo vệ sinh chiếm 35,5%; 29% bệnh viện chôn chất thải rắn (CTR) trong bệnh viện;
có 3,2% bệnh viện vừa chôn, vừa đốt trong bệnh viện. Hầu hết các CTR trong bệnh
viện đều không được xử lý trước khi đem đốt hoặc chôn. Một số ít bệnh viện có lò
đốt CTYT nhưng lại quá cũ kỹ và gây ô nhiễm môi trường.
Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009) tỷ lệ bệnh viện thực hiện phân loại CTYT
là 95,6% và thu gom hàng ngày là 90,9%. Phương tiện thu gom CTYT như túi,
thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết
chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của quy chế quản lý CTYT. Chỉ có khoảng 50%
các bệnh viện trên phân loại, thu gom đạt yêu cầu theo quy chế [4].
• Về nước thải:
Kết quả kiểm tra của Bộ Y tế (2009) tại 175 bệnh viện ở 14 tỉnh, thành phố
thì có đến 31,5% bệnh viện không có hệ thống thoát nước thải, chủ yếu ở các bệnh
viện tuyến huyện. Trong số bệnh viện có hệ thống thoát nước thì có tới 47,4% bệnh
8

viện sử dụng hệ thống thoát nước chung gồm cả nước mưa, nước thải sinh hoạt,
nước thải y tế; chỉ có 21,1% bệnh viện có hệ thống thoát nước thải riêng biệt; 26,3%
bệnh viện có hệ thống thoát nước thải kín; 31,4% hở và 42,3% vừa kín vừa hở.
Kết quả điều tra tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh (2008): cả 6 bệnh viện đều có
hệ thống cống thoát nước thải nhưng chất lượng cống khác nhau, có bệnh viện hệ
thống cống nổi nhưng không có nắp đậy, nước thải bệnh viện không được xử lý
(bệnh viện Yên Bái), hoặc xử lý một phần (bệnh viện Quảng Nam, Cần Thơ), hoặc
đã xử lý toàn bộ (bệnh viện Phú Thọ, Quảng Ngãi, Đồng Tháp) nhưng tất cả đều đổ
nước thải ra cống thoát nước chung [8].
Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009) tỷ lệ bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải
tuyến Trung ương là 71%, tuyến tỉnh là 46%, tuyến huyện là 30% và bệnh viện tư

nhân là 85%. Tính chung tỷ lệ bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải là 37% và chỉ
có khoảng 30% trong số này đạt tiêu chuẩn cho phép. Hiện cả nước còn có gần 640
bệnh viện cần được trang bị hệ thống xử lý nước thải, số bệnh viện cần cải tạo lại hệ
thống xử lý nước thải khoảng 220 bệnh viện [4].
• Về xử lý khí thải bệnh viện:
Chỉ có một số bệnh viện lớn có hệ thống xử lý khí thải hoặc có hotte hút hơi
khí độc tại các khoa/ phòng Xét nghiệm, X quang, còn đa phần các bệnh viện chưa
có hệ thống xử lý khí thải.

1.3.3. Biện pháp xử lý chất thải y tế

• Về xử lý chất thải rắn y tế:
Hình thức xử lý chất thải rắn trong bệnh viện ở nước ta rất đa dạng, phụ
thuộc vào quy mô, điều kiện của từng bệnh viện.
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam (2009), Việt Nam đã xây dựng
được 43 lò đốt chất thải y tế (CTYT) hiện đại, nâng công suất xử lý lên 28.840
kg/ngày công suất thiết kế của một lò đốt khoảng 40kg/h - 50 kg/h [1]. Tuy nhiên
đại đa số các lò đốt chưa sử dụng hết công suất, khi so sánh tổng công suất của các
lò đốt với lượng CTYT phát sinh, đã cho thấy, các lò đốt được lắp đặt đã đáp ứng
9

đủ khối lượng phát sinh tại thời điểm. Qua đó đã chứng tỏ rằng vẫn còn một khối
lượng lớn CTYT phát sinh chưa được thu gom và xử lý đúng cách. Thực trạng như sau:
 Thiêu đốt chất thải rắn y tế:
Thiêu đốt CTYT bằng lò đốt rác hiện đại: Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh đã xử lý CTYT tập trung với công nghệ nhập của nước ngoài. Một số bệnh
viện đã lắp đặt lò đốt chất thải y tế Hoval MZ2 của Thuỵ Sĩ đảm bảo an toàn về môi
trường. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), cả nước đã có gần 200 lò đốt CTYT
(chiếm 73,3%). Trong số các bệnh viện có lò đốt, ở tuyến trung ương có 5/5 hoạt
động thường xuyên và có bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy định; tuyến tính là

79/106 lò. Nhưng chưa có một nghiên cứu thống kê cụ thể nào về các loại lò đốt
hiện đang hoạt động tại các bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của các lò đốt
thiết kế và chế tạo trong nước và cũng chưa có số liệu về số lò đốt đạt tiêu chuẩn
khí thải. Thiết kế cơ bản của các lò đốt hiện có đều thiếu hệ thống xử lý khí thải,
gây ô nhiễm môi trường, công suất lò đốt sử dụng chưa hợp lý [4].
Thiêu đốt CTYT bằng lò thủ công hoặc đốt ngoài trời: Hiện nay, phần lớn
các bệnh viện trong cả nước, nhất là bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện thiêu đốt
CTYT bằng các lò đốt thủ công không có hệ thống xử lý khí thải hoặc đốt ngoài
trời. Nghiên cứu 6 bệnh viện tuyến tỉnh năm 2008 cho thấy: chỉ có 2/6 bệnh viện xử
lý rác bằng lò đốt chuyên dụng, còn 4/6 bệnh viện chôn lấp hoặc sử dụng lò đốt thủ
công và tuyến huyện là 97/201 lò đốt. Tuy nhiên chỉ có 197 lò đốt 2 buồng, còn lại
là lò thủ công [15].
Chôn lấp chất thải rắn y tế: Kết quả điều tra của Bộ Y tế (2008) tại 80 bệnh
viện, phần lớn CTYT ở các bệnh viện được xử lý theo phương pháp thô sơ, đơn
giản, chưa đảm bảo vệ sinh và an toàn môi trường, rác thải y tế được chôn lấp
chiếm tỷ lệ cao (70% bệnh viện chôn rác thải nhiễm khuẩn; 44,3% bệnh viện chôn
rác thải vật sắc nhọn; 44,2% bệnh viện chôn rác thải từ phòng xét nghiệm, 50%
bệnh viện chôn lấp rác thải là hoá chất và dược phẩm). Tình trạng thiếu đất để chốn
lấp CTYT đang trở nên phổ biến, nhiều bệnh viện phải chôn đi chôn lại nhiều lần
trong khu đất bệnh viện. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), đến năm 2008, cả nước
10

vẫn còn 26,7% bệnh viện đang thực hiện chôn lấp CTYT hoặc đốt thủ công ngoài
trời, chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh [4].
Bảng 1.3: Đánh giá chất lượng khí môi trường xung quanh khi thiêu đốt chất thải y tế

STT


Thông số



Đơn vị

Lò đốt
hiện đại

Lò đ
ốt thủ
công

Đốt ngoài
trời
QCVN
05:2009/BTNMT
(TB 1 giờ)
1 CO µg/m
3
11.000 34.377 52.134 30.000
2 NO
2
µg/m
3
110 342 378 200
3 SO
2
µg/m
3
130 547 958 350
4 Bụi hô

hấp
µg/m
3

236 427 853 300
Nguồn: Chất thải y tế và cách xử lý - tiêu hủy chất thải, Hoàng Xuân Tùng, 2011
• Về xử lý nước thải bệnh viện:
Hiện nay, một số bệnh viện ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như
Bệnh viện đa khoa Trung ương, Bệnh viện Lao Tuyên Quang, Bệnh viện Chợ Rẫy
và Bệnh viện Ung Bướu T.p Hồ Chí Minh,… đang áp dụng công nghệ xử lý nước
thải bệnh viện theo phương pháp sinh học, phương pháp hóa sinh.
Bảng 1.4: Đánh giá chất lượng nước đầu ra của các phương pháp xử lý nước thải y tế

STT


Thông số

Đơn vị
Phương
pháp sinh
học
Phương
pháp hóa
sinh
QCVN 28:
2010/BTNMT

1 pH mg/l 7 - 7,6 6,8 – 7,5 6,5 - 8,5
2 TSS mg/l 70- 85 6,5- 8,2 100

3 Amoni (tính theo N)

mg/l 7,4 7,2 10
4 BOD
5
(20
0
C) mg/l 35 40 50
5 COD mg/l 80 85 100
6 Tổng coliform MPN/100ml 4230 3780 5000
Nguồn: Chất thải y tế và cách xử lý - tiêu hủy chất thải, Hoàng Xuân Tùng, 2011

11

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ ngày 20/02 đến 02/06/2012.
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Tại phường Nghĩa Chánh- Tp. Quảng Ngãi- tỉnh Quảng Ngãi.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các tài liệu, kết quả nghiên cứu, báo cáo
ĐTM bệnh viện đa khoa Nhân Tâm và các báo cáo ĐTM đã công bố khác.

Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua thu mẫu môi trường nền, khảo sát địa

điểm dự án.
2.2.2 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
2.2.2.1. Phương pháp thống kê
Nhằm thu thập và xử lý số liệu khí tượng thủy văn, kinh tế - xã hội cũng như
các số liệu khác tại khu vực thực hiện dự án.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích
Khảo sát, quan trắc, lấy mẫu tại hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm theo các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và quốc tế về môi trường nhằm xác
định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước, đất, sinh
thái tại khu vực.
Bảng 2.1: Phương pháp phân tích các thông số môi trường
STT Thông số Phương pháp phân tích
1
Bụi tổng (TSP) Phương pháp trọng lượng
2
pH Đo bằng điện cực thủy tinh
3
TS Phương pháp trọng lượng
4
COD Phương pháp quang phổ hấp thụ
12

STT Thông số Phương pháp phân tích
5
Nitrate (N-NO
3
-
) Phương pháp quang phổ hấp thụ
6
Fe Phương pháp quang phổ hấp thụ

7
SO
2
Phương pháp quang phổ hấp thụ
8
NO
2
Phương pháp quang phổ hấp thụ


2.2.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh
Xác định và đánh giá tải lượng ô nhiễm từ các hoạt động của dự án cũng như
đánh giá các tác động của của chúng đến môi trường.

2.2.2.4. Phương pháp liệt kê số liệu
Phân tích hoạt động pháp triển, chọn các thông số liên quan đến môi trường,
liệt kê và cho các số liệu liên quan đến các thông số đó.

2.2.2.5. Phương pháp so sánh
So sánh các kết quả đo đạc, phân tích, tính toán dự báo nồng độ các chất ô
nhiễm do hoạt động của dự án với các TCVN về môi trường và tiêu chuẩn ngành
của Bộ Y tế và Bộ Xây dựng.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.












13

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên khu vực dự án
3.1.1. Điều kiện khí tượng,thủy văn
3.1.1.1. Chế độ mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 1 năm sau, chiếm khoảng
75% tổng lượng mưa hàng năm. Vào mùa mưa, mỗi tháng có khoảng 15 – 21 ngày
có mưa. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào tháng 10 và 11. Mùa khô ở đây kéo dài
từ tháng 1 đến hết tháng 7, tuy nhiên hàng tháng trung bình cũng có từ 5 đến 8 ngày
có mưa. Các đặc trưng về chế độ mưa tính toán từ số liệu thu thập được trong giai
đoạn 2007 – 2011 tại Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi được
trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1: Chế độ mưa hàng tháng trong 5 năm gần đây đo tại Trung tâm dự báo khí
tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Trung
bình (mm)

Tháng 1
125 197 236 288 197 132
Tháng 2
54 1 42 26 1 27
Tháng 3

2 102 42 34 34 49
Tháng 4
13 48 7 320 7 45
Tháng 5
69 132 114 220 15 102
Tháng 6
5 48 52 75 52 76
Tháng 7
121 41 19 100 61 62
Tháng 8
233 244 103 71 287 197
Tháng 9
331 107 257 1.421 223 250
Tháng 10
276 797 1.000 584 465 474
Tháng 11
221 1.328 621 348 1207 491
Tháng 12
273 78 458 168 44 278
Cả năm
(mm)
1.723 3.123 1.952 3.655 2.593 2.570
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, 2011.
14

Qua bảng trên cho thấy lượng mưa trung bình trong 5 năm gần đây tại tỉnh
Quảng Ngãi khoảng 2.570 mm. Tháng 11 là tháng có lượng mưa trung bình tháng
cao nhất khoảng 491 mm. Chênh lệch về lượng mưa giữa tháng có lượng mưa lớn
nhất và tháng có lượng mưa thấp nhất là khá lớn. Tháng có lượng mưa trung bình
thấp nhất là tháng 2, 3, và 4. Lượng mưa trong năm 2010 cao nhất trong các năm từ

2007 đến nay là 3.655 mm (lũ lịch sử năm 2010), lượng mưa đo được trong tháng 9
năm 2010 là 1.421 mm.
3.1.1.2. Nhiệt độ không khí

Theo số liệu của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, nhiệt
độ không khí trung bình tháng trong 5 năm (2007 – 2011) được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.2 Nhiệt độ không khí hàng tháng trong 5 năm gần đây tại Trung tâm dự báo
khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Trung bình

(
0
C)
Tháng 1
22,1 21,9 21,9 21,2 23,5 22,2
Tháng 2
23,6 23,8 20,1 24,1 25,0 23,3
Tháng 3
24,9 25,5 23,8 25,7 25,3 24,9
Tháng 4
27,5 26,6 27,6 26,6 27,8 27,3
Tháng 5
28,3 28,1 28,0 27,5 30,4 28,8
Tháng 6
30,1 29,4 29,5 29,6 30,1 29,6
Tháng 7
29,9 28,8 29,3 29,1 29,5 29,3
Tháng 8

28,2 28,1 28,5 29,2 28,5 28,5
Tháng 9
27,2 28,0 27,7 27,3 27,9 27,6
Tháng 10
26,5 25,9 26,4 26,5 26,1 26,1
Tháng 11
25,8 23,1 24,6 24,5 23,7 24,5
Tháng 12
23,4 23,5 22,3 23,6 22,9 22,5
Trung bình
(năm)
26,5 26,3 25,8 26,2 26,7 26,2
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, 2011.
15

Theo số liệu trong bảng trên nhiệt độ không khí tại Quảng Ngãi phụ thuộc
vào mùa. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất trong năm
khoảng 6 -8
0
C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nhất là 15,2
o
C và nhỏ
nhất là 0,2
o
C. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm đạt khoảng 26,1
0
C. Nhiệt độ
trung bình tháng đạt giá trị lớn nhất là tháng 4, 5, 6, 7, 8 vào khoảng 27 - 29
0
C.


3.1.1.3. Độ ẩm không khí

Theo số liệu của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, độ
ẩm trung bình tháng trong năm tại Quảng Ngãi trong 5 năm (2007 – 2011) như sau:

Bảng 3.3: Độ ẩm không khí hàng tháng trong 5 năm gần đây tại Trung tâm dự báo
khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Trung
bình (%)

Tháng 1
86 87 86 84 86 86
Tháng 2
86 82 83 86 81 84
Tháng 3
82 84 83 85 82 83
Tháng 4
78 81 79 86 80 80
Tháng 5
76 81 79 84 74 78
Tháng 6
73 75 75 77 75 76
Tháng 7
72 78 75 78 75 76
Tháng 8
82 81 79 78 80 80
Tháng 9
83 79 82 86 82 83

Tháng 10

84 88 88 85 86 86
Tháng 11

83 86 88 86 91 87
Tháng 12

71 86 87 85 86 85
Tương
đối TB
(%)
80 82 82 83 82 82
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, 2011.
Độ ẩm tương đối của không khí tại Quảng Ngãi khá cao, đạt giá trị trung
bình năm khoảng 82% (bảng 3.3). Độ ẩm tương đối xuống thấp nhất vào cuối mùa
16

khô (tháng 5,6,7). Sự chênh lệch độ ẩm giữa hai mùa khô và mưa với các giá trị
trung bình được ghi nhận là 76% và 87%.
3.1.1.4.
Chế độ gió:

Do nằm trong khu vực gió mùa, tỉnh Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của chế độ
gió mùa: Từ tháng 3 đến tháng 8 hướng gió chủ đạo là Đông và Đông Nam, từ
tháng 9 đến tháng 2 năm sau hướng gió chủ đạo là Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió
trung bình năm là 3,2 m/s. Tần suất xuất hiện các hướng gió trong năm được trình
bày trong bảng sau:
Bảng 3.4: Tần suất xuất hiện các hướng gió trong năm (%).
Hướng N NE E SE S SW W NW Lặng gió

Tần suất (%)
11,9 6,7 11,3 7,4 1,2 0,7 2,3 9,9 48,7
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, 2011.
3.1.2.
Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trong khu vực dự án Trung
tâm Trắc địa và Quan trắc Môi trường Quảng Ngãi đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu
và phân tích các thành phần môi trường khu vực dự án.
Phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường cho khu vực thực hiện dự án là
đo lường, khảo sát, phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường xung quanh và
trong khu vực dự án so sánh với Quy chuẩn Việt Nam.
3.1.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Vị trí lấy mẫu:


K
1
: Đường Đinh Tiên Hoàng – Phía Tây

Dự án, nằm phía trước khu vực dự
án cách 15m. Thu mẫu sau ngọn gió chủ đạo hướng Đông và Đông Nam qua khu
vực dự án, Kinh độ 108
o
48’59.6” - Vĩ độ 14
o
40’39.54’’.

K
2
: Phía Bắc Dự án, nằm bên trong dự án. Thu mẫu tại vị trí đặt lò đốt rác,

Kinh độ 108
o
48’57.6” - Vĩ độ 15
o
06’54.8”.
17

Việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí dựa trên cơ sở so
sánh đối chiếu các số liệu phân tích chất lượng môi trường không khí với Quy chuẩn
Việt Nam (QCVN) về môi trường, kết quả phân tích được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.5: Kết quả phân tích môi trường không khí
Stt Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả
QCVN
K
1
K
2

Tiếng ồn
26:2010/BTNMT
Đối với khu vực thông thường từ 6-
21giờ

1 Độ ồn (Leq)

dBA 56-59

59-63


70
Không khí xung quanh
05:2009/BTNMT

Trung bình 1 giờ
2 Bụi hô hấp µg/m
3
20 30 300
3 Bụi tổng µg/m
3
60 60 -
4 CO µg/m
3
1.000 2.000 30.000
5 SO
2
µg/m
3
7 9 350
6 NO
2
µg/m
3
30 45 200

Qua số liệu phân tích có thể thấy

tất cả các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi
trường không khí xung quanh bên trong khu vực dự án đều thấp hơn QCVN
05:2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT

về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, điều đó cho thấy rằng chất lượng môi
trường không khí xung quanh khu vực dự án là khá sạch, chưa có dấu hiệu ô nhiễm
.
Khu vực dân cư xung quanh chưa bị tác động bởi môi trường không khí.

3.1.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước

• Vị trí lấy mẫu nước ngầm:
NN
1
: Giếng khoan nhà ông: Nguyễn Thanh Hồng, tổ 14, phường Nghĩa
Chánh, thành phố Quảng Ngãi. Nằm Phía Tây khu vực dự án, gần vị trí thoát nước
của Bệnh viện. Kinh độ 108
o
48’55,7” - Vĩ độ 15
o
06’55.6”.

×