Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chú ý hiện tượng "vàng trắng" lá dứa ở các tỉnh phía Bắc potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.1 KB, 3 trang )

Chú ý hiện tượng "vàng trắng" lá
dứa ở các tỉnh phía Bắc

Dứa là một trong 3 nhóm cây ăn quả chủ đạo của ngành rau quả
Việt Nam. Trong những năm qua, có nhiều đối tượng sâu bệnh
đã phát sinh và gây hại trên dứa, như bệnh thối nõn, bệnh thối
rễ, héo đỏ lá dứa. Hiện tượng "vàng trắng" lá dứa cũng đã phát
sinh, gây hại trên hàng chục héc ta dứa Cayen được trồng ở các
tỉnh Nghệ An, Bắc Giang, Ninh Bình, Hòa Bình và một số tỉnh
khác.
[] <body
Đứng trước tình hình như vậy, Viện BVTV đã tiến hành điều tra xác
định nguyên nhân gây hiện tượng "vàng trắng" lá dứa. Qua qúa trình
điều tra, cũng như tiến hành các thử nghiệm, chúng tôi phát hiện
thấy hiện tượng "vàng trắng" lá dứa bước đầu là do nhện đỏ có tên
khoa học là Dolichotetranychus floridanus gây nên.</body
Để giúp cho bà con nông dân ở các vùng trồng dứa hạn chế được sự
gây hại của loại nhện này, chúng tôi xin giới thiệu một số đặc điểm
triệu chứng, qui luật phát sinh, cách điều tra phát hiện và biện pháp
phòng trừ chúng.
- Triệu chứng:
Nhện đầu tiên chích hút và gây hại trên phần mô trắng tại gốc của lá,
ở đó chúng gây hiện tượng mất nước và tạo thành những đốm màu
nâu hoặc nâu đen. Cây dứa bị nhện hại sinh trưởng kém, còi cọc,
phiến lá nhỏ hơn, ngắn hơn cây bình thường. Lá cây bị biến màu và
có màu vàng trắng xen lẫn với những đốm màu xanh ở phần đầu
chóp lá. Cây bị hại nặng toàn bộ lá có màu vàng trắng, cây không
phát triển quả hoặc quả rất nhỏ.
- Đặc điểm và vòng đời của nhện:
Nhện cái trưởng thành có kích thước khoảng 0,25 mm chiều dài,
hình ô van dài, có màu đỏ da cam sáng. Con đực nhỏ hơn, trứng


cũng có màu da cam và nở ra ấu trùng. Nhện phát triển rất nhanh
trong điều kiện thời tiết nóng và khô, trong điều kiện này vòng đời
của nhện có thể được hoàn thành chỉ trong 10 ngày hoặc ít hơn.
- Điều tra phát hiện nhện:
Nhện có thể được phát hiện trên đồng ruộng hoặc trên vật liệu cây
giống bằng cách nhổ cây lên, bóc những lá già ra khỏi gốc cây thấy
các vết lõm màu nâu ở phần mô trắng của gốc lá.
- Phòng trừ nhện:
+ Kiểm tra hom giống trước khi trồng, nếu phát hiện thấy có nhện
thì cần thiết phải xử lý hom giống hoặc phun thuốc trừ nhện trên
cánh đồng trước khi thu hoạch hom giống.
+ Mức độ gây hại của nhện biến đổi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết
khi trồng. Nếu điều kiện khô hạn kéo dài sau trồng, phải tiến hành
điều tra phát hiện, thấy có nhện trên đồng ruộng cần phun thuốc để
trừ nhện.
- Các loại thuốc hóa học để phun trừ nhện là:
Ortus 5 SC: 1- 1,5 lít thuốc/1 ha
Pha nồng độ thuốc: 0.2 - 0.3% (20 - 30 ml thuốc cho 10 lít nước).
Comite 73 EC: Sử dụng 0.4 - 0.6 lít thuốc/ha.
Pha nồng độ thuốc: 0.05 - 0.06% (5-6 ml thuốc/10 lít nước).
Kelthane 18.5 EC: Sử dụng 1 - 1,5 lít/ha.
Pha nồng độ thuốc: 0.2 - 0.3% (20 - 30 ml thuốc/ 10 lít nước).
Sirbon 5 EC: Sử dụng 0.5 - 1 lít thuốc/ha.
Pha nồng độ thuốc: 0.1 - 0.2% (10-20ml thuốc/10 lít nước).
Nên phun thuốc 2 lần, lần 2 cách lần 1 là 7 ngày

×