ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ
ĐỀ TÀI
TIỀM NĂNG DẦU KHÍ MIỀN VÕNG
HÀ NỘI
GVHD: Th.S PHẠM TUẤN LONG
SVTH: TẠ THỊ THANH THẢO
MSSV: 0216115
KHÓA: 2002 - 2006
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
TP, HỒ CHÍ MINH, 2007.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ MIỀN VÕNG HÀ NỘI ................................................ 4
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 5
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT ......................................................................... 8
A. ĐỊA TẦNG ................................................................................................... 8
I. CÁC THÀNH TẠO TRƯỚC KAINOZOI .................................................. 8
II. CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH KAINOZOI ....................................... 10
1. Trầm tích hệ Paleogen ........................................................................... 10
2. Trầm tích hệ Neogen .............................................................................. 11
3. Trầm tích hệ Đệ Tứ ................................................................................ 14
B. KIẾN TẠO .................................................................................................. 16
I. ĐỚI TÂY NAM ........................................................................................ 16
II. ĐỚI TRUNG TÂM .................................................................................. 17
III. ĐỚI ĐÔNG BẮC ................................................................................... 17
C. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC MIỀN VÕNG HÀ NỘI ................... 19
CHƯƠNG 4: TIỀM NĂNG DẦU KHÍ Ở MIỀN VÕNG HÀ NỘI ............................. 24
I. KHẢ NĂNG SINH DẦU KHÍ CỦA TRẦM TÍCH CỦA TRẦM TÍCH
NEOGEN MIỀN VÕNG HÀ NỘI .............................................................................. 24
II. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THỜI GIAN TRƯỞNG THÀNH CÁC
TẦNG ĐÁ MẸ VÀ THỜI GIAN DI CHUYỂN CÁC SẢN PHẨM ........................... 25
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .......................................................................................... 32
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, dầu khí là nguồn năng lượng quan trọng,
vô cùng cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế, công nghiệp hoá và hiện đại hóa của
nước ta. Ngành công nghiệp dầu khí nước ta bắt đầu vào
những năm 70. Ngày 26/06/1986, tấn dầu đầu tiên được khai
thác từ mỏ Bạch Hổ đã mở ra một bước ngoặc quan trọng
đưa ngành công nghiệp dầu khí nước ta bước vào giai đoạn
phát triển mới.
Nếu như ở thềm lục đòa phía Nam đang sôi nổi hoạt
động với các mỏ như Đại Hùng, Bạch Hổ, Rạng Đông, mỏ
Rồng, hay các mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ... thì ở miền Bắc chỉ có
mỏ khí Tiền Hải trong miền võng Hà Nội là nổi bậc. Mỏ
khí đã được công ty Anzoil của Australia ký hợp đồng khai
thác vào năm 1992 và cung cấp hàng năm 10 - 30 triệu m
3
khí cho
công nghiệp đòa phương tỉnh Thái Bình. Với hy vọng tìm hiểu
sâu hơn tiềm năng dầu khí miền võng Hà Nội, được sự
cho phép của Khoa Đòa Chất trường Đại học Khoa học
Tự Nhiên và sự hướng dẫn của ThS Phạm Tuấn Long, em
đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài TIỀM“
NĂNG DẦU KHÍ MIỀN VÕNG HÀ NỘI . Khóa luận nói về các”
đặc điểm đòa chất và dựa vào sự biến đổi cấu trúc miền
võng, xem xét mức độ tác động của chúng tới sự sinh
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
thành dầu khí trong trong trầm tích Neogen, ngoài ra còn
xác đònh các cấu trúc thuận lợi và sự di chuyển của
hydrocacbon tới bẫy. Từ đó vạch ra vùng triển vọng dầu
khí của miền võng Hà Nội.
Em xin thành thật cảm ơn thầy Phạm Tuấn Long, các
thầy cô trong Khoa và các bạn đã giúp đỡ hướng dẫn em
hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên với trình độ còn
hạn chế nên chắc chắn sẽ có nhiều sai sót, em rất mong
nhận được sự đóng góp y kiến từ quý thầy cô và từ tất
cả các bạn để đề tài có thể hoàn chỉnh hơn.
Thực hiện
Tạ Thò Thanh
Thảo
CHƯƠNG 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ MIỀN VÕNG HÀ NỘI
Về mặt đòa lý, miền võng Hà Nội chiếm hầu hết vùng châu thổ sông Hồng với
diện tích khoảng 4.500km
2
thuộc các tỉnh Hải Hưng, Thái Bình, Hà Nam Ninh và một
phần các tỉnh Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Hải Phòng.
Vùng trũng Hà Nội có dạng như một tam giác cân kéo dài theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam, đỉnh ở Việt Trì, đáy là bờ biển Thái Bình, Hà Nam Ninh từ cửa Đông
Bắc sông Văn Úc tới cửa sông Đáy, dài khoảng 900m.
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
Hình 1: Vò trí đòa lý miền võng Hà Nội.
CHƯƠNG 2
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Trước 1954, việc nghiên cứu ở vùng này hầu như ít được chú ý tới, chỉ có một
lỗ khoan duy nhất do các nhà đòa chất Pháp tiến hành năm 1953 ở làng Hoà Mỹ cách
Hà Nội 25km về phía Nam, nhưng chỉ đạt tới độ sâu 303m chưa qua hết trầm tích
Neogen. Do đó, cũng chưa nói lên được nhiều về đặc điểm trầm tích Kainozoi ở vùng
này và cấu trúc dưới sâu của nó. Dù sao kết quả của nó cộng với tài những liệu về
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
trầm tích Neogen ở cùng Yên Bái – Phú Thọ và đảo Bạch Long Vỹ (Saurin - E 1952)
ít nhiều cũng nói lên được về sự có mặt và diện tích phân bố của trầm tích Neogen ở
vùng châu thổ sông Hồng.
Từ năm 1954 đến nay song song với việc nghiên cứu đòa chất vùng trũng Hà
Nội cũng được chú ý một cách thích đáng. Đặc biệt từ sau năm 1961 sau công trình
nghiên cứu của Kitovani S.K (1959 - 1961) vùng trũng Hà Nội được coi là vùng có
triển vọng số một về dầu mỏ và khí đốt ở miền Bắc nước ta. Sau đó việc nghiên cứu
đã được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hàng loạt các công trình
nghiên cứu đã và đang được tiến hành hy vọng sẽ mang lại nhiều hiệu quả về khoa
học và kinh tế.
Trước tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của Kitovani S.K về đòa chất dầu
khí ở miền Bắc nước ta. Trên cơ sở phân tích cấu trúc, cổ đòa lý tướng đá tác giả đã đi
đến một số kết luận về các vùng có triển vọng dầu khí, trong đó vùng trũng Hà Nội là
vùng có triển vọng số 1.
Tiếp theo là công trình nghiên cứu tập thể của các nhà đòa chất Liên Xô và
Việt Nam dưới sự chủ biên của Dovjicov A.E (1959 - 1963). Trên cơ sở những tài liệu
đã có, với những kết quả nghiên cứu dò thường trọng lực, các tác giả đã đi đến kết
luận vùng trũng Hà Nội là một vùng trũng “chồng gối” ở phía Tây Bắc được lấp đầy
bởi trầm tích lục đòa giữa núi chuyển dần về phía Tây Nam là trầm tích lục nguyên
ven bờ trước núi nằm trong đới Coto. Chiều dày của trầm tích Kainozoi ở miền này có
đạt tới 1800m (?) chúng phát triển trên nền tảng không đồng nhất được cấu thành bởi
các thành tạo trầm tích Tiền Cambri đến Neogen. Theo Dovjicov A.E thì mặt cắt đầy
đủ nhất ở vùng này có thể kéo dài từ thò trấn Đông Quan tới thò trấn Thụy Anh, là nơi
có dò thường trọng lực biểu thò cao nhất.
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
Năm 1962, đoàn đòa chất 36 được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu, tìm kiếm
thăm dò dầu khí vùng trũng Hà Nội. Qua 15 năm, bằng những phương pháp khác
nhau, công tác nghiên cứu tìm kiếm đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.
Về khoan đã tiến hành nhiều công trình khoan sâu từ 1.200m đến 5.000m và số
lượng mét khoan đã đạt trên 20.000m, phần lớn các công trình khoan này đều tập
trung trên 2 tuyến:
- Tuyến ngang, cắt qua vùng trũng từ Nam Đònh đến Hải Phòng.
- Tuyến dọc, phân bố dọc theo dải Khoái Châu - Tiền Hải.
Kết quả của công tác khoan tuy chưa cho biết một cách tường tận về các phân
vò đòa tầng cũng như mối quan hệ giữa trầm tích Neogen và trước đó. Song đã làm
sáng tỏ nhiều mặt về cấu trúc đòa chất, đã phát hiện một số lớp chứa dầu khí. Qua
công tác khoan đã phát hiện trong trầm tích Neogen chứa nhiều vỉa than có giá trò.
Chiều dày trầm tích Kainozoi ở miền này có thể đạt tới trên 5.000m.
Song song với công tác khoan, các phương pháp nghiên cứu khác cũng được
tiến hành một cách đúng mức. Trước tiên là công tác đòa vật lý. Ngay từ những năm
1961-1962 từ hàng không và trọng lực đã tiến hành dưới sự chỉ đạo của Efstein N.V,
Vlaxova I.J và Nguyễn Ngọc Cư. Kết quả đã thành lập được các loại bản đồ dò thường
trọng lực tỉ lệ 1/500.000 và 1/50.000 và đã xác đònh được sơ bộ về hình thái của những
cấu trúc lớn trong vùng.
Về sau nghiên cứu đòa vật lý chủ yếu dùng các phương pháp đòa chấn phản xạ
(MBO) (Macxtova V.V, Hồ Đức Hoài…) và những phương pháp thăm dò cấu tạo
(Vedrinxev G.A, Tăng Mười…). Nói chung các phương này đã tỏ ra có nhiều hiệu lực
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
mang lại nhiều kết quả cho sự hiểu biết về cấu trúc đòa chất và công tác tìm kiếm dầu
khí.
Sau nhiều năm tìm kiếm thăm dò chỉ phát hiện được một mỏ khí nhỏ ở tỉnh
Tiền Hải. Từ sau thập niên 70 công tác tìm kiếm ở đây dừng lại. Năm 1992 hoạt động
tìm kiếm thăm dò dầu khí ở vùng trũng Hà Nội được hồi sinh bằng việc ký kết hợp
đồng của công ty Anzoil của Australia. Họ đã khoan 3 giếng khoan thăm dò với độ
sâu trung bình mỗi giếng 3.000m. Giếng đầu tiên được đặt tại xã Thái Thọ đã gặp 3
tầng chứa khí ở độ sâu 3.071 – 3.319m với trữ lượng 919 tỉ feet khối (1 feet khối =
0,028m
3
và 1.000m
3
khí được xem tương đương 1 tấn dầu). Hiện tại giếng khoan tiếp
theo đang khoan và sẽ khoan tại Thái Thụy, Hưng Hà (Thái Bình).
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
A. ĐỊA TẦNG
I. CÁC THÀNH TẠO TRƯỚC KAINOZOI
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
Móng đá trầm tích trước Kainozoi có thành phần hỗn độn không đồng nhất, có
thể được khái quát như sau:
- Móng trước Proteozoi chủ yếu gồm granite, gneiss, quazite có thể gặp
amphibolit, đá phiến kết tinh, diệp thạch mica… phát triển ở Tây Nam miền võng. Phía
Tây Nam và Tây Bắc các trầm tích Neogen - Đệ Tứ nằm bất chỉnh hợp lên đất đá
Proterozoi ở vùng trung tâm và rìa Đông Bắc móng Proterozoi rất sâu.
- Đất đá Paleozoi gặp ở các lỗ khoan rìa Đông Bắc. Tại trũng Đông Quan có
trầm tích lục nguyên ở móng và trầm tích cacbonat phần trên tuổi Devon trung (300
-400m), phần bên phải gồm đá vôi và dolomit xám đen có tuổi Cacbon hạ (400 -
500m). Các đất đá này có thể bò vát nhọn ở phía trung tâm miền võng, đôi khi chúng
lộ thành từng đảo nhỏ giữa trầm tích Neogen.
- Đất đá Mesozoi phân bố rộng rãi ở các đới bao quanh miền võng. Ở vùng rìa
Đông Bắc gặp các trầm tích lục nguyên Triat về thạch học giống đất đá đới An Châu
và Duyên hải. Ở rìa Tây Nam, trầm tích Triat gồm các loại Cacbonat khác nhau. Ở
phía nam lún chìm sâu nhất có thể gặp đất đá trầm tích Jura được đặc trưng bởi các
trầm tích lục nguyên gồm cát kết, bột kết, đá phiến hạt mòn màu đỏ… Ngoài ra còn có
thể gặp các trầm tích Kreta ở các phần lún chìm khác của miền võng.
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
Hình 2: Cột đòa tầng miền võng Hà Nội
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
II. CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH KAINOZOI
Theo kết quả nghiên cứu thạch học tướng đá của Phạm Hồng Quế, bào tử phấn
hoa của Đỗ Bạt và Phan Huy Quynh, người ta đã chia trầm tích Kainozoi miền võng
Hà Nội ra các phân vò đòa tầng như sau:
- Điệp Xuân Hoà và điệp Đình Cao có tuổi Eoxen - Oligoxen
- Điệp Phong Châu tuổi Mioxen sớm
- Điệp Tiên Hưng tuổi Mioxen muộn
- Điệp Vónh Bảo tuổi Plioxen
- Điệp Hải Dương và Kiến Xương tuổi Pleistoxen - Holoxen
1. Trầm tích hệ Paleogen
Trầm tích ở đây có bề dày mỏng (380-510m) lại nằm quá sâu (3500m) chúng
bao gồm các đá lục nguyên (sét kết, bột kết, cát kết, cuội kết xen kẽ), nghèo vật liệu
hữu cơ. Trầm tích hệ Paleogen gồm 2 điệp:
a. Điệp Xuân Hòa (Eoxen - Oligoxen)
Phần dưới của mặt cắt Xuân Hòa đặc trưng bởi đá granite hạt mòn (chủ yếu là
sét) màu đen, chứa vật liệu hữu cơ hóa than… đạt bề dày 70m thuộc tướng hồ lục đòa.
Điệp Xuân Hòa phủ trực tiếp lên Ryolit tuổi Anisi gồm chủ yếu cuội, sỏi kết sắp xếp
hỗn độn và chuyển lên trên là trầm tích vụn thô.
b. Điệp Đình Cao (Eoxen - Oligoxen)
Tỷ lệ đá vụn thô giảm đi đáng kể so với trầm tích điệp Xuân Hòa và chuyển
dần lên trên là cát, bột sét kết, kẹp các thấu kính than mỏng.
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
2. Trầm tích hệ Neogen
Trầm tích hệ Neogen dày trung bình 5.000 – 6.000m phân bố khắp diện tích.
Hệ Neogen bao gồm trầm tích lục nguyên với nhiều vỉa sản phẩm đã được phát hiện.
Hệ Neogen được phân thành hai thống:
a. Thống Mioxen
Có bề dày trung bình 4.000 – 5.000m phân bố khắp diện tích nghiên cứu. Theo
tài liệu cổ sinh, thạch học tướng đá Mioxen được chia thành 3 điệp: Phong Châu, Phù
Cừ, Tiên Hưng.
* Điệp Phong Châu (Mioxen hạ)
Trải rộng khắp diện tích nghiên cứu, chiều dày khoảng 250 – 1.615m và có thể
lớn hơn 2.000m. Trầm tích điệp Phong Châu nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích hệ
Paleogen.
Ở khu vực trung tâm (Tiên Hưng, Kiến Xương, Tiền Hải) có các lớp cát kết vài
chục mét, xen kẽ với các lớp bột sét kết sáng màu có phân lớp gợn sóng song song.
Cát kết được gắn kết bằng ximăng sét vôi. Độ lựa chọn và độ bào tròn tốt đôi nơi có
chứa glauconit, là khoáng vật hình thành ở trầm tích biển nông và ở vùng cửa sông,
nơi đổi dòng chậm chạp hoặc không có dòng chảy. Đá sét bột kết chứa nhiều thành
phần hydromica, kaolinit. Căn cứ vào đặc điểm thạch học tướng đá điệp Phong Châu
ở vùng này có sự xen kẽ của trầm tích lục đòa, biển nông và biển ven bờ. Song đặc
điểm này chỉ phát hiện ở dải Kiến Xương, Tiên Hưng (theo Phạm Hồng Quế, 1983). Ở
khu vực Đông Quan và phía Đông Bắc dải Tiền Hải các đá chủ yếu là các lớp bột kết
xen kẽ các lớp sét màu đen và sét than rắn chắc phân lớp mỏng. Đôi chỗ gặp sét màu
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
đen phớt tím chứa nhiều sạn, sỏi, nhiều kết hạch siderit, các oxit sắt và cacbonat sắt
cũng được phát hiện ở trầm tích điệp Phong Châu. Các hạt vụn có độ lựa chọn và bào
tròn kém, nhiều hạt còn góc cạnh sắc. Gặp nhiều dấu vết thực vật, không phát hiện
thấy hóa đá động vật. Theo đặc điểm trầm tích thì chúng được tích lũy trong điều kiện
đầm hồ.
Nhìn chung chiều dày của trầm tích điệp Phong Châu lớn và tăng dần theo
chiều Tây Bắc xuống Đông Nam lượng sét cũng tăng dần theo hướng này.
* Điệp Phù Cừ (Mioxen trung)
Gặp ở hầu hết diện tích nghiên cứu. Trầm tích điệp Phù Cừ có bề dày 280-
1955m nằm bất chỉnh hợp lên trầm tích cổ hơn và có bề dày lớn gặp ở Đông Nam dải
Khoái Châu - Tiền Hải, đặc biệt ở dải Kiến Xương và vùng thềm lục đòa, mỏng dần ở
rìa Tây Bắc và trũng Đông Quan.
Trầm tích điệp Phù Cừ bao gồm cát bột sét xen kẽ các lớp than ở đáy điệp Phù
Cừ giữa. Đá cát bột kết có độ bào tròn và chọn lọc tương đối tốt đến trung bình.
Ở phần đáy và nóc của lát cắt Phù Cừ có nhiều lớp cát kết dày (có khi tới 30
-50m). Còn ở phần gữa điệp hàm lượng sét tăng cao có nơi tới 50 - 60%. Bề dày tổng
cộng của các lớp sét ở điệp Phù Cừ giữa dao động từ 160 - 180m. Trong điệp Phù Cừ
các lớp sét kết, bột các kết mỏng xen kẽ với nhau có cấu tạo song song gợn sóng, đôi
nơi gặp lớp cát kết có cấu tạo dạng khối.
* Điệp Tiên Hưng (Mioxen thượng)
Trầm tích điệp Tiên Hưng được phát hiện ở hầu hết diện tích vùng nghiên cứu
và tách ra khỏi điệp Phù Cừ và Vónh Bảo nhờ các hoá đá động vật: Pseudorotalia,
Bemidezina, Trochamina, Textularia… Ngoài ra còn gặp hàng loạt các hoá đá thực vật
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Tuấn Long
và bào tử phấn hoa. Chúng nằm chỉnh hợp lên trên trầm tích điệp Phù Cừ có bề dày
198 - 206m.
Tổng bề dày các lớp sét nhỏ ở ven rìa và trũng Đông Quan, cấu tạo Tiên Hưng,
Phù Cừ (0 - 130m) tăng dần ở cấu tạo Tiền Hải “A”, “B”, Đông Nam trũng Đông
Quan (210m).
Các tập sét tập trung ở phần đáy của lát cắt trầm tích Tiên Hưng, tạo nên hệ số
cát sét dao động 0.45 - 0.60 ở các vùng Kiến Xương, Tiền Hải “C”, ở trũng Đông Nam
trũng Đông Quan chỉ đạt tới 0.4.
Ở phần giữa và trên của điệp Tiên Hưng có các lớp sét kết mỏng và phân tán,
chủ yếu bò kẹp giữa các lớp cát kết.
Về thành phần thạch học trầm tích Tiên Hưng bao gồm các lớp cát kết, bột kết
sét kết và than xen kẽ, đặc biệt phần dưới điệp Tiên Hưng có nhiều lớp than hơn, bề
dày các lớp than đôi khi đạt tới 10m. Ở phần giữa và trên của lát cắt trầm tích Tiên
Hưng thể hiện chủ yếu là các lớp cát kết dày (vài chục m). Phần trên còn sỏi kết
nhiều thấu kính sét bột và một số lớp than mỏng, chúng có cấu tạo phân lớp song song
gợn sóng bò lấp đầy bởi ximăng sét, cacbonat, oxit sắt. Các lớp sét mỏng xen kẽ liên
tục đặc biệt phần trên điệp Tiên Hưng ximăng cacbonat lấp đầy chiếm ưu thế. Độ bào
tròn và lựa chọn của cát tương đối tốt được phát hiện ở Kiến Xương. Độ bào tròn,
chọn lọc trung bình gặp ở dải Tiền Hải, Tiên Hưng, Đông Nam trũng Đông Quan, kém
dần ở vùng Đông Bắc vùng nghiên cứu. Theo kết quả thạch học của nhiều nhà nghiên
cứu thì trầm tích Tiên Hưng là trầm tích lục đòa có chứa than. Các lớp than và các lớp
cát có xu hướng vát nhọn và mất đi ở vùng ven rìa Đông Bắc, Tây Bắc thay vào đó là
cát kết hạt thô có khả năng thấm tốt, nhưng lại không có lớp sét chắn ở trên.
SVTH: Tạ Thò Thanh Thảo
14