Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Bản chất phương pháp đo điện trở đất đá dưới tác dụng nguồn điện nhân tạo ứng dụng vào Mỏ Bạch Hổ thuộc bể Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.39 MB, 66 trang )

Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay, cùng với tốc độ phát triển
của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, năng lượng
là một cầu cấp bách, là một vấn đề mang tính sống còn nên nó chiếm một vị trí
vô cùng quan trọng. Hiện nay đối với nước ta cũng như trên toàn thế giới một
trong những ngành công nghiệp mang tính chiến lược và mũi nhọn đó là ngành
công nghiệp dầu khí.
Cùng với lịch sử phát triển của ngành công nghiệp dầu khí, ngành công
nghiệp dầu khí Việt Nam thực sự bắt đầu vào những năm 70. Ngày 26/6/1986 tấn
dầu đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ và từ đó hàng loạt cấu tạo chứa đầu
khí được phát hiện ở thềm luc địa Việt Nam như: Đại Hùng, Rạng Đông, Lan
Tây, Lan Đỏ… Trải dài trên toàn bộ thềm lục địa Việt nam đã có gần 30 Công ty
dầu khí quốc tế đang hoạt động nhộn nhịp. Trong vòng từ năm 1986 đến nay sản
lượng dầu thô khai thác được đạt trên 60 triệu tấn, chỉ tính riêng năm 2003 sản
lượng dầu thô khai thác được là 17.134 triệu tấn, thêm vào đó nhiều công trình
khác được thiết lập: 1 đường ống dẫn khí dài hơn 100km từ mỏ Bạch Hổ vào đất
liền đến Bà Rịa cung cấp xấp xỉ 1 triệu m 3/ ngày đêm cho nhà máy điện Bà Rịa
có công suất 215 MW; dự án xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 ở Dung Quất công
suất 6 triệu tấn/ năm đã được chính phủ phê duyệt; dự án xây dựng nhà máy lọc
dầu số 2 tại tỉnh Vũng Tàu cũng đang được chính phủ xem xét.

1


Khoá Luận Tốt Nghiệp


SVTH:Trần Lê Trung

Như vậy ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta hiện nay đang ở giai đoạn phát
triển nhất và chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế. Để có thể phát triển ngành công nghiệp dầu khí ngày càng mạnh hơn đòi hỏi
phải có nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa và việc áp dụng những công nghệ
kỹ thuật hiện đại là một điều hết sức cần thiết. Việc xác định các thông số vỉa để
từ đó đánh giá trữ lượng của mỏ là hết sức quan trọng, nó quyết định mỏ có giá
trị thương mại hay không để từ đó có kế hoạch khai thác một cách hợp lý và hiệu
quả cao nhất. Với đề tài “Bản chất phương pháp đo điện trở đất đá dưới tác

dụng nguồn điện nhân tạo ứng dụng vào Mỏ Bạch Hổ thuộc bể Cửu
Long” tác giả hy vọng đóng góp một phần nào đó để sáng tỏ các vấn đề trên.
Trong quá trình hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình
của Thầy Phan Văn Kông, Đào Thanh Tùng, kỹ sư Hoành Mạnh Tấn,
Nguyễn Hồng Minh, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), cũng như sự chỉ bảo giúp đỡ
của các thầy, các cô khoa Địa Chất trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
và các bạn lớp Địa chất. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô cùng bạn bè
đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận này.
Do thời gian làm khóa luận ngắn, tài liệu nghiên cứu còn nhiều hạn chế và
với trình độ của một sinh viên nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn cho đề tài được hoàn
thiện.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2005
Sinh viên thực hiện

Trần Lê Trung

2



Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

Trang 1

PHẦN CHUNG: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CHUNG BỂ CỬU LONG
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

Trang 5

CHƯƠNG II: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
BỒN TRŨNG CỬU LONG

Trang 7

CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ
CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG
CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ BẠCH HỔ

Trang 10
Trang 38

PHẦN CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG V : CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU


Trang 48

CHƯƠNG VI: BẢN CHẤT PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN TRỞ ĐẤT
ĐÁ DƯỚI TÁC DỤNG NGUỒN ĐIỆN NHÂN TẠO

Trang 61

KẾT LUẬN

Trang 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 69

======================================

3


Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

PHẦN CHUNG
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CHUNG MỎ
BẠCH HỔ THUỘC BỂ CỬU LONG

4



Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Bể Cửu Long nằm trên thềm lục địa Đông Nam Việt Nam và là vùng chính
khai thác dầu của Việt nam. Toạ độ địa lý 9o – 11o Vó độ bắc, 106o30’ – 109o kinh
độ Đông, kéo dài từ bờ biển Phan thiết đến cửa sông Hậu. Bể Cửu Long có diện
tích 60000 Km2, về phía Tây Bắc giáp với đơn nghiêng Trà Tân, phía Đông Nam
là khối nâng Côn Sơn. Trong phạm vi bể chia làm 3 đơn vị cấu tạo chính: nâng
trung tâm, trũng trung tâm (Cửu Long) và khối nâng Cửu Long. (hình 1)

Hình 1. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ BỒN TRŨNG CỬU LONG
PUMA VẰN

BD-3XBD-4X
BD-1X  
BD-2X 

BV-1X  BV-2X

PUMA HOA

Mỏ dầu
Mỏ khí
Đường ống dẫn khí bồn Cửu Long
THEO TÀI LIỆU PHÒNG THĂM DÒ CÔNG TY

PVEP

Đường ống dẫ5n khí Nam Côn Sơn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN :
Trầm tích thềm lục địa Việt Nam được thành tạo chủ yếu do tác động của
dòng thủy triều lên xuống và những con sông đổ ra. Sông Cửu Long là sông lớn
nhất đổ ra biển hàng trăm tấn phù sa mỗi năm.
Ở khu vực Cửu Long bờ biển phát triển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, địa
hình phức tạp, tại nơi cửa sông giáp biển địa hình rất đa dạng bao gồm: các rãnh
sông ngầm, bãi cát ngầm.
Ở trung tâm bể Cửu Long, độ sâu đáy biển là 40 – 50m. Ở Đông Nam cấu tạo
Bạch Hổ và Mỏ Rồng có các đảo san hô ngầm.
Mức độ chấn động địa chấn khu vực này không quá 6 o richter. Khí hậu ở đây
có tính chất nhiệt đới gió mùa. Mùa he ø(nhiệt độ từ 25 o - 30o) từ tháng 6 - 9 có gió
mùa Tây Nam và mưa to ngắn, gió giật tới 25m/s. Mùa đông (từ tháng 11 - 3) chủ
yếu là gió Đông Bắc với những trận gió lên tới 20m/s, tạo nên sóng cao từ 5-8m,
khi có bão với vận tốc gió lên tới 60km/h và sóng cao tới 10m.
Các dòng chảy của biển thuộc chế độ gió mùa và thủy triều. Vận tốc trung
bình dòng chảy ở độ sâu 15_20m đạt 55cm/s, còn lớp ở đáy thay đổi từ 20_30cm/
s với nhiệt độ từ 25_30o C. Độ mặn của nước biển từ 30_35g/l.

6



Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

CHƯƠNG II
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
BỒN TRŨNG CỬU LONG
Trong các bể trầm tích ở thềm lục địa Việt Nam thì bể Cửu Long là nơi mà
công tác thăm dò được bắt đầu khá sớm (từ những năm 60). Ta có thể chia thành
các giai đoạn sau:

I.

GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1975:
Năm 1969 chính quyền Sài Gòn ký kết hợp đồng tìm kiếm, thăm dò (địa

chấn, trọng lực, từ) với một số công ty nước ngoài để tiến hành khảo sát ở khu
vực bể Cửu Long. Sau đó công ty Mobil đã tiến hành khảo sát tổng hợp địa vật lý
theo mạng lưới tuyến 4*4km.
Năm 1974 trên cơ sở thăm dò được, công ty Mobil đã quyết định khoan hai
giếng trên cấu tạo Bạch Hổ và Rồng. Trong đó giếng khoan BH-1X đã thử vỉa và
phát hiện dòng dầu công nghiệp trong trầm tích Oligoxen muộn, Mioxen sớm với
lưu lượng 2400 thùng / ngày.
Như vậy, trong suốt giai đoạn 1969 - 1975, công tác tìm kiếm thăm dò được
triển khai chủ yếu là địa vật lý trên mặt.

7


Khoá Luận Tốt Nghiệp


II.

SVTH:Trần Lê Trung

GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1975:

Sau chiến thắng 30/4/1975. Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm tới vấn đe àdầu
khí ở thềm lục địa phía Nam. Tổng công ty dầu khí Việt Nam ra đời đã tổ chức
công tác tìm kiếm thăm dò với qui mô lớn và toàn diện.
Năm 1977, công ty GECO của NaUy đã tiến hành nghiên cứu địa vật lý giếng
trong phạm vi vùng có triển vọng, trong hai lô 9 và 17 mạng lưới được đan dày
với tỉ lệ 2*2km và 1*1km.
Năm 1981, xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro ra đời và sau đó phát triển gắn
liền với việc thăm dò và khai thác mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.
Năm 1984, giếng khoan thăm dò mỏ BH-5 đã khoan tại vòm trung tâm của
cấu tạo Bạch Hổ và đã cho dòng dầu công nghiệp, khẳng định lại kết quả Mobil
đã phát hiện trước năm 1975.
Năm 1985, giếng khoan BH - 4 được khoan tại vòm Bắc của cấu tạo Bh và kết
quả thử vỉa đã cho dòng dầu công nghiệp. Giếng khoan R-1 đạt ở vòm trung tâm
của cấu tạo Rồng cho lưu lượng 53,2m3 ngày đêm.
Vào năm 1986, những tấn dầu đầu tiên được lấy lên từ thềm lục địa Việt Nam
mà cụ thể là mỏ Bạch Hổ. Sự kiện này đã mở ra một bước ngoặt mới về đối
tượng dầu khí mới tại khu vực mỏ Rồng, đó là đá phun trào có tuổi Oligoxen
muộn.
Năm 1990, công ty GECO tiến hành khảo sát địa chấn 3D đã đưa ra mặt cắt
và bản đồ chính xác hơn về địa chất của bồn trũng Cửu Long.

8



Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

Năm 1991, giếng khoan thăm dò R-6 đã phát hiện ra một dạng bẫy chứa dầu
khí mới tại khu vực mỏ Rồng, đó là đá phun trào có tuổi Oligoxen muộn.
Hiện nay, với 200 giếng khoan ở mỏ Bạch Hổ và hơn 11 giếng khoan trên cấu
tạo Rồng, xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đã khai thác được hơn 100 triệu tấn
dầu thô và từ 4- 4,5 tỷ m 3 khí, trong đó sản lượng khai thác trong móng phong
hóa nứt nẻ là quan trọng nhất.
Liên tiếp trong các năm 1994-1995, các công ty JVPC, Petronas công bố các
phát hiện dầu thô Rạng Đông trong móng ở lô 15-2 và trong trầm tích Mioxen,
Oligoxen và cả trong móng mỏ Ruby cuả lô 01-02.
Ngày 13/8/2001, công ty liên doanh điều hành Cửu Long công bố phát hiện
mỏ Sư Tử Đen với trữ lượng 420 triệu thùng. Đây là mỏ dầu lớn thứ hai sau mỏ
Bạch Hổ. Điều đó hứa hẹn nhiều điều trong tương lai của ngành dầu khí Việt
Nam.
Bồn trũng Cửu Long được các nhà đầu tư thế giới trong ngành dầu khí đánh
giá là khu vực có tỉ lệ giếng khoan tìm thấy dầu vào loại cao nhất thế giới
(khoảng 2,8%)

9


Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

CHƯƠNG III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ
CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG
Bồn trũng Cửu Long nằm trên thềm lục địa Việt Nam có diện tích gần
60.000km2, là một bể trầm tích tách dãn rift vào Đệ Tam sớm. Các quá trình,
điều kiện địa động lực khống chế quá trình phát triển bồn trũng với các biến cố
kiến tạo mảng liên quan cũng đề cập, trao đổi.
Lịch sử phát triển bồn trũng Cửu Long có thể chia ra làm ba thời kỳ:
 Trước tạo rift tạo nên móng trước Đệ Tam, gồm chủ yếu là đá granit
và núi lửa.
 Đồng tạo rift xảy ra vào Eoxen - Oligoxen. Hoạt động đứt gãy tạo nên
các khối đứt gãy và các trũng trong bể. Nghịch đảo địa phương, kết
thúc hoạt động đứt gãy và bất chỉnh hợp trên nóc trầm tích Oligoxen đã
bắt đầu kết thúc thời kỳ rift.
 Sau tạo rift (Mioxen sớm - hiện tại) các trầm tích Mioxen dưới phủ
chờm lên các trầm tích cổ hơn, các tầng đá núi lửa và tầng sét biển
rotalid phân bố rộng khắp là những nét điển hình trong thời kỳ này.
Cấu trúc của bồn trũng vào thời kỳ Eoxen - Oligoxen có thể được chia ra làm
4 yếu tố cấu trúc chính:
 Phụ bể (trũng ) Bắc Cửu Long.
10


Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

 Trũng tây nam Cữu Long (Tây Bạch Hổ).
 Trũng đông nam Cửu Long (Đông Bạch Hổ).
 Đới nâng Rồng - Bạch Hổ (hoặc đới nâng trung tâm).
Các đứt gãy trong bể (căn cứ vào hướng đường phương) có thể chia ra làm 4

hệ thống chính. Các họat động đứt gãy ảnh hưởng mạnh mẽ đến tầng móng và
trầm tích Oligoxen. Các nếp uốn có mặt trong bể chỉ liên quan đến các trầm tích
Oligoxen và thuộc 4 cơ chế tạo thành. Kiểu phủ chờm trầm tích Oligoxen lên
móng nhô có trước là đặc điểm phổ biến nhất. Các hoạt động macma trong phạm
vi bồn trũng Cửu Long và các vùng lân cận cũng được tổng hợp trong bài.
Địa tầng trầm tích Kainozoi của bồn trũng Cửu Long được nêu tóm lược,
móng trước Đệ Tam là tầng chứa dầu quan trọng nhất và nổi tiếng hiện nay được
trình bày chi tiết cả về thạch học, tuổi và các quá trình thành tạo độ rỗng trong
nó.

11


Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG:(hình 2)

Hình 2. MẶT CẮT ĐỊA TẦNG TỔNG HP THỀM LỤC ĐỊA NAM VIỆT NAM
Thạch học

Mẫu (Stop. No)

Phức hệ magma xâm nhập

Những loại đá chính

Ankroe


Phức hệ

THEO TÀI LIỆU PHÒNG THĂM DÒ COÂNG TY PVEP

12


Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

1. Móng trước đệ tam:
Ở bồn trũng Cửu Long thành phần thạch học đá móng có thể xếp thành hai
nhóm chính: granit và granodiorit- diorit. Các đá granit đã được gặp tại các cấu
tạo Bạch Hổ (khối trung tâm), Rồng (Trần Lê Đông, 1998) và Ruby, Rạng Đông
(Nguyễn Xuân Vinh, 1999). Chúng thường là dạng khối, dạng trung, thành phần
thuộc granit. Đôi khi cũng có dạng sáng màu và giàu biotit - microlin, granodiorit
- diorit đã bắt gặp ở cấu tạo Bạch Hổ (vòm Bắc), Ba Vì, Tam Đảo, Sói và Ruby.
Chúng được xác định laø granodiorit, diort - biotit, biotit - hocblen vaø microlin
( Areshev, 1999; Nguyễn Xuân Vinh, 1999).
a)

Thành phần hóa học:

Thành phần hóa học của đá móng nhìn chung có :
-

Hocblen và microlin cao hơn thông thường.

-


Hàm lượng TiO2, MgO và K2O thấp.

-

Hàm lượng nhôm cao.

-

Tỷ lệ Na2O/ K2O cao trong đá granit và granodiorit (areshev và n.n.k, 1992)

-

Kouznetsov( 1990) đã xếp khối trung tâm mỏ Bạch Hổ là một khối batolit.

Geosimco (ở Tp HCM) khi phân tích địa hóa các đá móng mỏ Bạch Hổ và Rồng
đã xác định chúng thuộc về phức hệ Định Quán căn cứ theo đặc trưng thạch học,
tuổi tuyệt đối và thành phần hóa học (Areshev và n.n.k, 1992). Tuy nhiên,
T.L.Đông và F.A.Kiriev ( 1998) qua định tuổi tuyệt đối và phân tích thạch học đã
xác định khối trung tâm mỏ Bạch Hổ là granit của phức hệ Cà Ná tuổi Creta
13


Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

muộn. Vòm Bắc của mỏ thuộc phức hệ Định Quán tuổi Jura và phức hệ Hòn
Khoai tuổi Triat.
b) Tuổi tuyệt đối:

Căn cứ vào kết quả phân tích tuổi tuyệt đối theo phương pháp K/Ar của các
đá móng mỏ Bạch Hổ là trong khoảng Triat sớm - Creta muộn. Tuổi tuyệt đối
của các đá móng thuộc mỏ Rồng là 178 - 159 tr.n ( Jura giữa ) và 97 tr.n (Creta
muộn ) ở cấu tạo Tam Đảo. Đá móng ở mỏ Bạch Hổ gồm ba khối Batolit khác
biệt.
-

Diorit - monzodiorit của phức hệ Hòn Khoai.

-

Granodiorit - granit của phức hệ Định Quán.

-

Granit thuộc phức hệ Cà Ná.

-

Sản lượng dầu chủ yếu được khai thác từ khối trung tâm cấu thành bởi phức

hệ granit Cà Ná và được phân tích là đã bị phá hủy mạnh mẽ do hoạt động của
hệ đứt gãy nghịch ở ranh giới đông bắc khối. Sản lượng dầu được khai thác từ
phức hệ Định Quán là ít hơn nhiều, còn phức hệ Hòn Khoai là rất không đáng kể
hoặc không có ( Trần Lê Đông, 1998; Hoàng Văn Quý, 1998). Ở mỏ Rồng các
đá móng lại gần gũi với phức hệ Định Qúan (Areshev và n.n.k, 1992).

2.

Trầm tích Kainozoi:

Mặt cắt của trầm tích lục nguyên gồm đá trầm tích hệ Paleogen (Oligoxen),

Neogen (Mioxen) và Plioxen, Đệ tứ. Từ dưới lên trên gồm 6 điệp là: Trà Cú
(Oligoxen dưới), Trà Tân (Oligoxen trên), Bạch Hổ (Mioxen dưới), Côn Sơn
(Mioxen trung), Đồng Nai (Mioxen trên), Biển Đông (Plioxen và Đệ Tứ).
14


Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

Các thân dầu có ý nghóa công nghiệp tập trung trong cát kết điệp Trà Cú, Trà
Tân và Bạch Hổ.
 Hệ Paleogen, thống Oligoxen, phụ thống Oligoxen thượng:
a) Điệp Trà Cú (P13tc):
Điệp Trà Cú nằm trong giới hạn giữa tầng địa chấn móng âm học SH - AF và
tầng địa chấn SH - 11. Trầm tích của điệp này phủ bất chỉnh hợp lên đá móng.
Thành phần thạch học của điệp này gồm: sét kết, bột kết và cát kết xen lớp
lẫn nhau, có gặp phân lớp sạn, sỏi kết, than và đá có nguồn gốc núi lửa, có thành
phần bazơ. Ở đỉnh vòm trong tâm và một phần của vòm Bắc vắng mặt các trầm
tích của điệp này do không được tích tụ trầm tích cũng như bóc mòn từng phần.
Chiều dày lớn nhất là 750m ở phần cánh của cấu tạo. Điệp trà Cú được chia làm
hai phần:
+) Phần dưới : là một trầm tích lục nguyên gồm các lớp cát và sét xen kẽ
nhau có độ dày tương đối bằng nhau, ngoại trừ trung tâm mỏ Bạch Hổ. Chiều
dày phần trên điệp Trà Cú thay đổi mạnh, từ 100 - 200m đến mất hẳn trầm tích.
Ở các khối lún chìm sâu, đặc biệt là phần Đông Bắc của mỏ chiều dày đạt tới vài
trăm mét. Sét kết (argilit) có màu xám sẫm đến đen, cứng và giòn, thành phần
khoáng vật gồm có: kaolinit, hydromica, clorit, zeolit. Cát kết chủ yếu hạt trung,

có màu xám tối, dạng khối với thành phần khoáng vật bao gồm: thạch anh,
fenpat, đôi khi gặp các mảnh đá macma.
+) Phần trên : là lớp trầm tích hạt mịn bao gồm: sét kết và bột kết. Trầm
tích này có chiều dày cực đại tới 120m, nhưng ở một số khu vực chúng vắng mặt
do bị bào mòn. Thành phần thạch học của lớp trầm tích này là sét kết và bột kết
15


Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

màu lam xám sẫm có chiều dày hàng chục mét. Không gặp vi cổ sinh trong điệp
Trà Cú, các tầng sét giàu vật chất hữu cơ có nguồn gốc ngập nước (chủ yếu là
đầm hồ, đồng bằng ven biển và một số mẫu cho thấy tính chất biển nông) nên là
một tầng đá mẹ rất quan trọng. Trong khi đó, với hệ số cát trung bình (từ 28%69,5% tùy theo khu vực) và độ rỗng cao (>10%), chúng là đối tượng chứa dầu khí
rất đáng được quan tâm.
Vi cổ sinh chưa phát hiện được, chỉ gặp một số ít loại bào tử phấn hoa dạng
đặc trưng. Trầm tích (chủ yếu là aluvi) được thành tạo chủ yếu là trong môi
trường lục địa, có tướng sông hồ và đầm lầy.
b) Điệp Trà Tân (P32tt):
Trầm tích điệp Trà Tân gặp hầu hết ở tất cả các giếng khoan mỏ Bạch Hổ,
trong khoảng độ sâu từ 2900 - 4000m, với độ dày từ 100 - 900m. Nhìn chung
chiều dày ở đỉnh cấu tạo mỏng và tăng dần về hai cánh. Trầm tích của điệp này
phủ bất chỉnh hợp lên điệp Trà Cú nằm trong giới hạn của tầng địa chấn SH - 11
và tầng địa chấn Sh - 7. Bất chỉnh hợp xác định bởi tầng địa chấn SH - 10, chia
điệp ra làm hai phụ điệp:
+) Phụ điệp dưới : nằm giữa tầng phản xạ của SH - 10 và SH - 11, có chiều
dày trầm tích thay đổi từ 0 - 800m.
+) Phụ điệp trên: nằm giữa tầng phản xạ của SH - 10 và SH - 7, có chiều

dày trầm tích thay đổi từ 45 - 1000m.
Thành phần thạch học của trầm tích điệp này sét kết (40 - 70%), bột kết và
cát kết xen kẽ với nhau. Đá có màu xám, xám tối và nâu. phần trên của lát cắt
sét kết có màu đen và chứa nhiều vật chất hữu cơ ( 1 -10%), với chất lượng đặc
16


Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

trưng bởi kerogen loại II và III là tầng sinh dầu chính của bể trầm tích. Các
khoáng vật điển hình là kaolinit, hydromica, cát kết thạch anh và mictit. Trong
lát cắt của nhiều giếng khoan, gặp các vỉa và đai mạch đá bazơ có nguồn gốc núi
lửa dày tới 20m. Đôi khi còn gặp các vỉa than mỏng. Trần tích được thành tạo
trong môi trường sông, đầm hồ và đôi khi là biển nông ven bờ. Trầm tích
Oligoxen trên là tầng sinh dầu tốt nhất, đồng thời là tầng chắn tốt trong khu vực
nghiên cứu. Các lớp cát kết phân bố dưới dạng thấu kính không liên tục, chúng
có thể là tầng chứa dầu tốt.
 Hệ Neogen, thống Mioxen, phụ thống Mioxen hạ:
c) Điệp Bạch Hổ (N11Bh):
Trầm tích điệp Bạch Hổ phủ bất chỉnh hợp lên điệp Trà Tân có tuổi Mioxen
hạ với chiều dày từ 200m đến 920m ở trung tâm và 1500m ở vùng cánh sụt.
Điệp này nằm giữa tầng phản xạ của SH - 7 và SH - 3, gồm các lớp đá sét
kết, bột kết và cát kết xen kẹp nhau có màu xám hoặc xám sẫm, loang lổ. Điệp
được chia làm hai thành phần tạm thời theo tầng địa chấn SH - 5.
+) Phần dưới: (giữa SH - 7 và SH - 5) là trầm tích lục nguyên gồm cát, bột,
sét có màu xám, nâu hồng, loang lổ xen kẽ nhau. Sét ở đây chủ yếu là kaolinit,
hydromica, montmorillonit. Cát phổ biến là acko có cỡ hạt từ thô tới mịn, gắn kết
yếu, thành phần xi măng chủ yếu là sét.

+ Phần trên: (giữa SH - 5 và SH - 3) chủ yếu là sét. Nóc điệp Bạch Hổ là
tầng sét chuẩn montmorillonit. Sét kết ở đây gọi là “ sét rotalid” có màu xám
xanh, xám nâu, dẻo là một tầng chắn rất tốt, độ dày dao động từ 35m (ở phần
nam của mỏ) đến 150m (ở phần đông bắc của mỏ).

17


Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

Bào tử phấn hoa thường phong phú và đa dạng ở phần trên và nghèo ở phần
giữa, phần đáy lại phong phú. Môi trường trầm tích ở đây đã chuyển sang dạng
biển nông ven bờ.
Trầm tích phần dưới của điệp được tạo thành trong điều kiện môi trường đầm
hồ và tam giác châu, phần trên của điệp thành tạo trong môi trường biển nông
ven bờ. Tại vòm bắc và vòm trung tâm, phần dưới của điệp Bạch Hổ được chia
ra các tầng sản phẩm 23,24 với thành phần cát kết thạch anh, ackoz. Ở phía nam
còn có thêm các thấu kính cát kết thuộc tầng 25, 26, 27.
 Phụ thống Mioxen trung:
d) Điệp Côn Sơn (N12cs):
Trầm tích điệp này phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích điệp Bạch Hổ có tuổi
Mioxen trung. Điệp này được giới hạn bởi tầng địa chấn SH - 3 và SH - 2. Thành
phần chủ yếu là cát kết ackoz, cát sạn sỏi (50%), nằm xen không đều với sét và
sét bột màu nâu vàng, xám vàng, xám sáng. Ở phần dưới thường tập trung những
tập màu nâu, xám hồng loang lổ. Thỉnh thoảng gặp các thấu kính với sét vôi và
tập mỏng than nâu, chúng thuộc loại trầm tích biển nông ven bờ và có chịu tác
động của dòng chảy, chiều dày trầm tích từ 850 đến 900m. không gặp thân dầu
khí trong điệp này vì nó không có tầng chắn khu vực.

o Phụ thống Mioxen thượng:
e) Điệp Đồng Nai (N13đn):
Trầm tích Mioxen thượng ở cấu tạo Rạng Đông phủ bất chỉnh hợp lên trầm
tích của điệp Côn Sơn, thường gặp ở độ sâu 600 - 700m đến 1200 - 1500m. Bề
dày tăng dần ra phía cánh cấu tạo, điệp này giới hạn bởi tầng địa chấn SH - 2 vaø
SH - 1.

18


Khoá Luận Tốt Nghiệp

SVTH:Trần Lê Trung

Thành phần chủ yếu là cát kết thạch anh lẫn sỏi xen lớp với sét xám, váng
bẩn, gắn kết yếu, phân lớp không đều, ximăng thường là cacbonat monmorilonit.
Các trầm tích sét vôi có màu xám, nâu, trắng và vàng. Đôi khi gặp các tầng sét
kết và lớp đá vôi mỏng thường xen kẽ các thấu kính than nâu.


Hệ Neogen - Đệ Tứ, thống Plioxen - Dleistoxen:
f) Điệp Biển Đông ( N2 - Q bđ):
Trầm tích thuộc điệp Biển Đông có tuổi Plioxen nằm bất chỉnh hợp lên trầm

tích Mioxen. Trầm tích này gặïp trong các giếng khoan ở độ sâu 200 - 300m đến
600 -700m.
Thành phần chủ yếu là cát rời hạt thô, sét bột kết xen kẽ sạn sỏi màu xám,
xám vàng, xám sáng. Thường gặp ở đáy nhiều vỏ vôi sinh vật biển. Đặc biệt
trong trầm tích có các hạt khoáng vật glauconit.


II.

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO:
Vị trí của bồn trũng Cửu Long trong khung cấu trúc khu vực được chỉ rõ ỡ

hình 2. Bồn trũng Cửu Long nằm ở rìa Đông Nam của mảng Đông Dương. Về
phía Nam, mảng Đông Dương được phân tách với mảng Sun Đa qua hệ đứt gãy
trượt bằng lớn - đứt gãy Three Pagoda và đới cắt ép Natuna. Về phía Đông Bắc,
nó được phân tách với mảng Trung Quốc qua hệ đứt gãy sông Hồng và về phía
Đông nó được phân tách với biển Đông cổ bởi hệ đứt gãy Đông Việt Nam và
Tây Baram. Nhiều vi mảng phức tạp hơn hình thành do mảng Đông Nam Á bị
đẩy trôi về phía Đông Nam trong quá trình va chạm giữa mảng n Độ với mảng
Châu Á vào Đệ Tam sớm.
Lịch sử kiến tạo từ Jura - hiện tại được chia làm ba giai đoạn:
-

Giai đoạn 1 : Giai đoạn lún chìm từ Jura muộn - Creta sớm.

-

Giai đoạn 2 : Giai đoạn chuyển tiếp từ Creta muoän - Paleogen.

19


Khoá Luận Tốt Nghiệp
-

SVTH:Trần Lê Trung


Giai đoạn 3 : Giai đoạn căng giãn khu vực từ Eoxen - hiện tại.

Giai đoạn 1 và 2 đã tạo nên đai macma trong đó gồm cả đá macma đang lộ ra ở
hầu khắp Nam Việt Nam và nằm dưới các trầm tích Kainozoi ở bể Cửu Long và
Nam Côn Sơn. Giai đoạn 3 đã tạo nên các bể trầm tích trong đó có bể Cửu Long
chồng gối lên đai đá mạch nêu trên.

1) Giai đoạn Jura muộn - Creta sớm:
Thành phần hóa học vôi - kiềm của các xâm nhập này là điển hình cho đới
hút chìm có liên quan đến các quá trình nóng chảy vỏ. Sự phân bố rộng khắp các
đá phun trào andezit của hệ tầng đèo Bảo Lộc (là biểu hiện đặc trưng của đới hút
chìm). Loại đá này đã được phát hiện ở cả lục địa (nhưng chủ yếu xa về phía
Tây đường bờ hiện đại) và ở ngoài khơi trên đảo Côn Sơn, ở móng mỏ Bạch Hổ
và các nơi khác. Hệ thống cấu trúc này có thể đối sánh với hệ thống Andes Nam
Mỹ hiện tại thuộc kiểu lún chìm Andean (Taylor và Hayes 1983; Sanders 1999).
Vành đai núi cựa lớn được hình thành chủ yếu từ các phức hệ xâm nhập và phun
trào hoạt động trong thời kỳ lâu dài. Các cấu trúc ép nén thường được phát triển
cùng với hệ thống đứt gãy, khe nứt hướng Bắc Nam và Đông Tây cũng có lẽ
được tạo thành trong pha này.

1. Giai đoạn Creta muộn - Pleoxen:
a) Creta muộn:
Giai đoạn 2 bắt đầu từ Creta muộn. Các đá granit, miogranit và granitpocphia
giàu Kali của phức hệ Đèo Cả và granit hai mica của phức hệ Cà Ná cùng với
các đai mạch và phun trào riolit của hệ tầng Đơn Dương và Nha Trang đã phát
triển rộng rãi. Các đá macma này được phân bố dọc theo bờ biển hiện tại của
Nam Việt Nam, ở Côn Đảo, trong đá móng mỏ Bạch Hổ và có lẽ cả mỏ Rồng,
Ruby và Rạng Đông. Hoạt động macma thành phần kiềm chiếm ưu thế cùng với
20




×