Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối, mật độ và thức ăn đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và màu sắc cá khoang cổ nemo (amphiprion ocellaris cuvier, 1830) thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 104 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






THÁI QUỐC ĐẠI





NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MUỐI, MẬT ĐỘ VÀ
THỨC ĂN ĐẾN TỶ LỆ SỐNG, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
VÀ MÀU SẮC CÁ KHOANG CỔ NEMO (Amphiprion
ocellaris Cuvier, 1830) THƯƠNG MẠI.

Chuyên ngành : Nuôi trồng thủy sản
Mã số : 60 62 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. HÀ LÊ THỊ LỘC




Nha Trang - 2010

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Nuôi trồng thuỷ sản, phòng
đào tạo đại học và sau đại học trường đại học Nha Trang. Phòng công nghệ nuôi trồng,
phòng hoá sinh Viện hải dương học đã tổ chức giảng dạy, quan tâm giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Đồng thời tôi xin cảm ơn BQL hợp phần hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản
bền vũng (SUDA), sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, chi cục nuôi
trồng thuỷ sản Cà Mau đã hỗ trợ kinh phí cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong thời gian học tập
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Lê Thị Lộc đã dìu dắt tôi trên con
đường nghiên cứu khoa học, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo trong suốt quá trình
thực hiện đề tài và viết luận văn.
Xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, cô Nguyễn Thị Kim Bích, KS.
Nguyễn Trung Kiên đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến trong quá trình thực
hiện đề tài và viết luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.














ii


LỜI CAM ĐOAN

Các số liệu và kết quả của luận án tốt nghiệp cao học là một phần trong nội
dung nghiên cứu của đề tài Khoa học Công nghệ Trọng điểm cấp Nhà nước Mã số KC.
06.05/06-10, giai đoạn 2007-2010 do Viện Hải dương học chủ trì. Được sự đồng ý của
chủ nhiệm đề tài, học viên đã cùng tham gia thực hiện đề tài và cùng sử dụng số liệu
của đề tài trên.
Tôi xin cam đoan các số liệu, các kết quả trình bày trong luận văn hoàn toàn
trung thực và học viên đã trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu. Chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào trước đây.

Người cam đoan


Thái Quốc Đại


















iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………… iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ KHOANG CỔ 3
1.1.1 Hệ thống phân loại cá khoang cổ nemo 3
1.1.2 Đặc điểm về hình thái: 3
1.1.2.1. Phân bố: 3
1.1.2.2. Màu sắc 4
1.1.2.3. Hình thái 5

1.1.2.4. Kích thước 5
1.1.3. Một số đặc điểm sinh thái 5
1.1.3.1. Đặc điểm môi trường sống 5
1.1.3.2. Đặc điểm cộng sinh giữa cá khoang cổ với hải quì 5
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và tuổi cá 7
1.1.4.1. Sinh trưởng 7
1.1.4.2. Tuổi cá 7
1.1.5. Đặc điểm về dinh dưỡng 7
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI 8
1.2.1. Nhiệt độ: 8
1.2.2. Độ muối: 9
1.2.3. Mật độ 11
1.3. VAI TRÒ ASTAXANTHIN ĐỐI VỚI MÀU SẮC CỦA CÁ 12
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ KHOANG CỔ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 13

iv

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 13
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 14
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1. Dụng cụ thí nghiệm 16
2.2.2. Nguồn nước thí nghiệm 16
2.2.3. Nguồn cá thí nghiệm 17
2.2.4. Nguồn thức ăn copepoda 17
2.2.5. Nguồn thức ăn Artemia 17
2.2.6. Nguồn thức ăn tổng hợp 17
2.2.7. Nguồn Astaxanthin 18

2.2.8. Thử nghiệm ảnh hưởng của độ muối đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá khoang cổ nemo kích thước thương mại 18
2.2.9. Thử nghiệm ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng
của cá khoang cổ nemo kích thước thương mại 19
2.2.10. Thử nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ
sống và màu sắc của cá khoang cổ nemo thương mại 20
2.3. Phân tích xác định hàm lượng Carotenoid tổng số, hàm lượng Astaxanthin. 21
2.4. Chăm sóc và quản lý cá trong các thí nghiệm 22
2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 22
2.5.1. Các thông số môi trường trong hệ thống nuôi 22
2.5.2. Xác định tốc độ tăng trưởng 22
2.5.3. Xác định tỷ lệ sống của cá 23
2.5.4. Công thức pha độ muối 23
2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1 THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MUỐI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ
TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ KHOANG CỔ NEMO 24
3.1.1. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm 24
3.1.2. Ảnh hưởng của độ muối khác nhau đến tăng trưởng của cá khoang cổ nemo.
25

v

3.1.3. Ảnh hưởng của các độ muối khác nhau đến tỷ lệ sống của cá khoang cổ nemo.
28
3.2. THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ
TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ KHOANG CỔ NEMO 30
3.2.1. Một số yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm 30
3.2.2. Ảnh hưởng của các mật độ khác nhau đến sự tăng trưởng của cá khoang cổ
nemo 31

3.2.3 Ảnh hưởng của các mật độ nuôi khác nhau đến tỷ lệ sống của cá khoang cổ
nemo 34
3.3. THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỶ
LỆ SỐNG VÀ MÀU SẮC CỦA CÁ KHOANG CỔ NEMO 35
3.3.1. Các yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm 35
3.3.2. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến tăng trưởng của cá khoang cổ nemo.
36
3.3.3. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của cá khoang cổ nemo
38
3.3.4. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến màu sắc cá khoang cổ nemo. 39
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 44
4.1 KẾT LUẬN 44
4.2. ĐỀ XUẤT 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45










vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Art: Artemia

Ast: Astaxanthin
GR
L
: sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài
GR
w
: sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng
L: lít
ppt, ‰: phần nghìn
SGR
L
: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài toàn thân
SGR
w
: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng toàn thân
STT: Số thứ tự
TB: Trung bình
TH: thức ăn tổng hợp
TH + Ast: thức ăn tổng hợp kết hợp astaxanthin
%: phần trăm


















vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể nuôi 24
Bảng 3.2: Sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá khoang cổ nemo ở các độ
muối khác nhau 26
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài của cá khoang cổ nemo khi
nuôi ở các độ muối khác nhau 28
Bảng 3.4: Một số yếu tố môi trường trong bể nuôi thí nghiệm về ảnh hưởng của mật
độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá khoang cổ nemo 30
Bảng 3.5: Sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá khoang cổ nemo kích
thước thương mại ở các mật độ khác nhau. 31
Bảng 3.6: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và tỷ lệ sống của cá nemo
thương mại ở các mật độ nuôi khác nhau. 32
Bảng 3.7: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể nuôi 35
Bảng 3.8: Sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá khoang cổ nemo kích
thước thương mại khi nuôi với các loại thức ăn khác nhau 36
Bảng 3.9: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và tỷ lệ sống của cá khoang cổ
nemo thương mại khi nuôi với các loại thức ăn khác nhau. 36
Bảng 3.10: Sự biến đổi màu sắc của cá theo thời gian thí nghiệm qua các loại thức

ăn khác nhau 39
Bảng 3.11: Hàm lượng carotenoid tổng số và Astaxanthin của cá trước và sau thời
gian thí nghiệm tại các nghiệm thức thức ăn khác nhau 42









viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Bản đồ phân bố địa lý trên thế giới của cá khoang cổ nemo 4
Hình 1.2: Cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellris) 4
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15
Hình 2.2: Bố trí hệ thống bể thí nghiệm 16
Hình 2.3: Sơ đồ xử lý nguồn nước thí nghiệm 16
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thử nghiệm độ muối 18
Hình 2.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm mật độ nuôi cá 19
Hình 2.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm về chế độ thức ăn. 20
Hình 3.1: Chiều dài cá ở các độ muối khác nhau 27
Hình 3.2: Khối lượng cá ở các độ muối khác nhau 27
Hình 3.3: Tỷ lệ sống của cá ở các độ muối khác nhau 29
Hình 3.4: Chiều dài cá ở các nghiệm thức mật độ khác nhau 32

Hình 3.5: Khối lượng cá ở nghiệm thức mật độ khác nhau 33
Hình 3.6: Tỷ lệ sống cá ở các nghiệm thức mật độ khác nhau 34
Hình 3.7: Khối lượng cá khi nuôi với các loại thức ăn khác nhau 37
Hình 3.8: Chiều dài cá khi nuôi với các loại thức ăn khác nhau 38
Hình 3.9: Tỷ lệ sống của cá khi thí nghiệm các loại thức ăn khác nhau 38
Hình 3.10: Màu sắc của cá nuôi tại nghiệm thức cho ăn bằng Artemia và Copepoda
40
Hình 3.11: Màu sắc của cá nuôi tại nghiệm thức cho ăn bằng tổng hợp +
Astaxanthin và Artemia 41
Hình 3.12: Màu sắc của cá nuôi tại nghiệm thức cho ăn bằng tổng hợp và Artemia41
Hình 3.13: Màu sắc của cá thí nghiệm khi cho ăn bằng 4 loại thức ăn: Tổng hợp,
tổng hợp + Astaxanthin, Artemia và Copepoda 42




1

MỞ ĐẦU
Hằng năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 35 triệu con cá cảnh biển, doanh thu đạt
hơn 200 triệu USD. Các nước xuất khẩu nhiều cá cảnh biển là Singapore, Indonesia,
Philipines. Riêng ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng bắt đầu nghề kinh doanh
cá cảnh biển, ước tính hằng năm thu về khoảng 4 triệu USD [59]. Chính điều đó trong
những năm gần đây, làm cho thị trường cá cảnh biển ngày càng được mở rộng cả trong
và ngoài nước. Nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng đã đã làm cho cá rạn san hô bị khai
thác một cách bừa bãi, có nguy cơ dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi. Cá khoang cổ cũng là
một trong những đối tượng đang bị khai thác mạnh có thể dẫn đến tình trạng suy thoái
quần đàn tự nhiên.
Cá khoang cổ hay còn gọi cá hải quì thuộc họ cá thia biển Pomacentridae bộ cá
vược (Perciformes). Cá khoang cổ được chú ý từ những năm cuối thế kỷ XIX nhưng

mãi đến thế kỷ XX mới được các nhà khoa học nghiên cứu về sinh học và sinh thái của
một số loài cá khoang cổ như Amphiprion bicinctus, Amphiprion chrysopterus,
Amphiprion clarkii, Amphiprion melanopus, Amphiprion ocellaris Một số nước cũng
đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo chúng như Nga, Canada, Pháp, Đức, Thái Lan…
nhằm mục đích bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và kinh doanh [53].
Loài cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris) là một trong những loài cá
được thị trường cá cảnh thế giới ưa chuộng nhất trong giống cá khoang cổ một phần do
xuất phát từ nhân vật chính trong phim hoạt họa “Đi tìm Nemo” (Finding Nemo) nổi
tiếng thế giới (bộ phim đã đạt được 3 giải thưởng Oscar)[61]. Mặt khác, nhờ đặc điểm
sống cộng sinh với hải quì, sự đa dạng, phong phú về màu sắc và khả năng thích nghi
cao trong điều kiện nhân tạo nên chúng được nuôi làm cảnh khá phổ biến ở các khu du
lịch, giải trí văn hóa cũng như ở qui mô gia đình. Những năm trước đây, loài cá này
được du nhập vào Việt nam từ các nước lân cận như Indonesia, Hong Kong, Singapore
và Thái Lan với số lượng không nhiều và giá dao động từ 150.000 đến 300.000
đồng/con, thường cao hơn gấp 10 lần so với các loài cá khoang cổ khác. Thời gian gần
đây (từ năm 2009), cá khoang cổ nemo đã phát hiện có sinh sống ở một vài khu vực
trong quần đảo Trường Sa nhưng với số lượng rất ít [8]
Một số nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo
chúng với mục đích bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và kinh doanh. Ở nước ta, từ năm 2000

2
đến nay, Viện Hải dương học đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học và cho
sinh sản nhân tạo thành công loài cá khoang cổ đỏ. Trên cơ sở những kết quả nghiên
cứu đã đạt được từ loài cá khoang cổ đỏ được công bố của Hà Lê Thị Lộc (2004),
(2005); Hà Lê Thị Lộc & Nguyễn Thị Thanh Thủy (2009), loài cá khoang cổ nemo
cũng đã được thử nghiệm sinh sản nhân tạo thành công [8].
Được sự đồng ý của chủ nhiệm Khoa Nuôi Trồng Thủy sản trường Đại học Nha
Trang, luận văn cao học: “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối, mật độ và thức ăn
đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và màu sắc cá khoang cổ nemo (Amphiprion
ocellaris Cuvier, 1830) thương mại” đã được học viên thực hiện tại phòng Công

nghệ Nuôi trồng, Viện Hải dương học. Luận án tốt nghiệp cao học là một phần trong
nội dung nghiên cứu của đề tài Khoa học Công nghệ Trọng điểm cấp Nhà nước Mã số
KC. 06.05/06-10, giai đoạn 2007-2010. Học viên đã cùng tham gia thực hiện đề tài và
cùng sử dụng số liệu của đề tài trên.
Mục tiêu của luận án: Xác định các yếu tố độ muối, mật độ nuôi và thành
phần thức ăn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và màu sắc của cá khoang
cổ nemo kích thước thương mại.
Nội dung nghiên cứu: gồm 3 phần
 Thử nghiệm các độ muối khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng
trưởng của cá khoang cổ nemo thương mại.
 Thử nghiệm các mật độ nuôi khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng
trưởng của cá khoang cổ nemo thương mại.
 Thử nghiệm thành phần thức ăn ảnh hưởng đến đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng
trưởng và màu sắc của cá khoang cổ nemo thương mại.
Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận án:
Xây dựng cơ sở khoa học để nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương mại, góp phần
từng bước hoàn thiện qui trình nuôi thương mại cá khoang cổ nemo (Amphiprion
ocellaris), tiến tới chủ động trong sản xuất cá kích cỡ thương mại phục vụ cho thị
trường cá cảnh biển trong nước và xuất khẩu.



3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ KHOANG CỔ
1.1.1 Hệ thống phân loại cá khoang cổ nemo
Theo hệ thống phân loại Froese et al (2000) [32], cá khoang cổ nemo được xác
định vị trí phân loại như sau:

Ngành Động Vật Có Dây Sống: Vertebrata
Liên lớp Có Hàm: Gnathostomata
Lớp Cá Xương: Osteichthyes
Nhóm cá Vây tia: Actinopterygii
Bộ cá vược: Perciformes
Phân bộ cá Vược: Percoidei
Họ cá Thia: Pomacentridae
Giống Cá khoang cổ: Amphiprion
Loài cá khoang cổ nemo: Amphiprion ocellaris Cuvier, 1830.
Tên tiếng Anh: Ocellaris Clownfish, The False Pecula Clownfish, False Clown
Anemonefish
1.1.2 Đặc điểm về hình thái:
1.1.2.1. Phân bố:
Trên thế giới cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris) phân bố chủ yếu ở các
rạn san hô của vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong vùng nước biển nhiệt đới
của khu vực Indonesia - Malaysia và trải dài phía Đông Nam Châu Á, từ quần đảo
Ryukyu của Nhật Bản đến Tây Bắc Australia [15],[30]. Ở Việt Nam, cá khoang cổ
nemo chỉ mới được phát hiện trong thời gian gần đây ở vùng biển thuộc quần đảo
Trường Sa (vào đầu năm 2009) với số lượng rất ít. Chúng phân bố chủ yếu vùng gần
bờ, khu vực có độ sâu mực nước khoảng từ 0,5m đến 2m [8].


4

Hình 1.1 : Bản đồ phân bố địa lý trên thế giới của cá khoang cổ nemo [54].
1.1.2.2. Màu sắc
Cơ thể cá có màu da cam với ba sọc trắng ở phần đầu, phần giữa và phần đuôi.
Sọc trắng ở giữa thân phình to hướng về phía phần đầu. Có những đường viền đen nhỏ
bao xung quanh các sọc trắng lớn và xuất hiện trong suốt vòng đời của cá. Các vây đều
có viền đen bao quanh. [37]



Hình 1.2: Cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellris)

5
1.1.2.3. Hình thái
Cá khoang cổ nemo có số tia vây gồm: D. X -XI,13 -17; A 11- 13; P.16- 18 . Vảy
đường bên dao động từ 34 - 48. Vây lưng có 11 gai. Tia vây đuôi khoảng từ 56 đến 66
(thường từ 56 đến 62). Hàng vảy ngang từ gốc của vây lưng đến đường bên là 4-5 vảy.
Từ đường bên đến gốc vây hậu môn là 22-25. Răng dày, sắc bén, số lượng khoảng 28-
32 răng ở mỗi hàm [14].
1.1.2.4. Kích thước
Chiều dài tối đa của cá khoang cổ nemo là 11,0 cm (4,3 inches). Trong tự nhiên cá
có thể sống khoảng từ 6 đến 10 năm. Cơ thể có hình bầu dục dài, con cái thường có
kích thước lớn hơn con đực [14].
1.1.3. Một số đặc điểm sinh thái
1.1.3.1. Đặc điểm môi trường sống
Ngoài tự nhiên, hầu hết các loài cá khoang cổ đều sống quanh vùng rạn san hô
biển nhiệt đới, có dòng chảy lưu thông thường xuyên, nơi có độ sâu từ 1m đến 50 m
nước [46]. Đa số sống ở mực nước từ 5m - 15m. Nhiệt độ của vùng phân bố trong
khoảng 26 – 28
o
C, độ muối dao động từ 32 – 35 ‰, pH từ 8,0 – 8,5, chất đáy của
vùng phân bố thường là cát, đá, san hô hay cát sỏi, những nơi có hải quì phân bố [3].
Riêng loài cá khoang cổ nemo sinh sống ở vùng nước nông ven bờ, độ sâu mực nước
chỉ từ 0,5m đến 2m. Do nhiệt độ vùng nước nông dao động khá lớn nên cá có khả năng
chịu đựng được biên độ dao động nhiệt độ rộng hơn so với những loài cá khoang cổ
khác [8].
Dựa vào tính chất giới hạn về không gian nơi ở và nhịp điệu hoạt động theo chu
kỳ ngày đêm nên cá khoang cổ nemo được xếp vào nhóm cá định cư nổi gần đáy và

hoạt động vào ban ngày. Màu sắc của cá có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển
của cơ thể và thường bị ảnh hưởng bởi vật chủ hải quì.
1.1.3.2. Đặc điểm cộng sinh giữa cá khoang cổ với hải quì
Trong tự nhiên, cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris) sống cộng sinh với
các loại hải quì như: Stichodactyla gigantea, Stichodactyla mertensii. Nhưng phổ biến
nhất là loài Heteractis magnifica [45].
Cá khoang cổ nói chung và loài cá khoang cổ nemo nói riêng có khả năng đặc
biệt là có thể sống cộng sinh được với các loài hải quì. Ban đêm chúng có thể nằm trên
cơ thể hải quì. Mặc dù các xúc tu của hải quì có chứa độc tố có thể gây tê liệt các loài

6
cá khác nhưng không làm cá khoang cổ bị thương tổn [29],[43]. Nguyên nhân của hiện
tượng trên là do 2 yếu tố: thứ nhất do tập tính bơi uyển chuyển khá đặc trưng của cá,
thứ hai do các chất đặc biệt có trong lớp màng nhầy ở da cá có thể trung hoà được các
độc tố trên bề mặt xúc tu của hải quì [14],[30],[36]. Các nhà khoa học nghiên cứu thấy
rằng lớp màng nhầy của cá khoang cổ Amphiprion clarkii dày hơn gấp 3 – 4 lần những
loài cá cùng họ nhưng không cộng sinh được với hải quì. Thành phần hoá sinh của hai
loại chất nhầy cũng khác nhau, trong thành phần chất nhầy của cá khoang cổ có chứa
hàm lượng lớn glycoprotein chứa trong polysaccharide [43]. Những nghiên cứu cho
thấy rằng độc tố của hải quì có thể gây giảm lượng hồng cầu trên cơ thể người; chúng
tác động lên các tơ mang của cá và với liều lượng 0,5 MUg/ml nước sẽ gây chết những
loài cá khác sau 2 giờ.
Cá khoang cổ tránh được sự tấn công của các loài cá ăn thịt khác do được sự che
chở của các loài hải quì. Ngoài ra cá khoang cổ còn làm sạch những vật bẩn ra khỏi hải
quì và những thí nghiệm cho thấy cá khoang cổ thường xuyên vệ sinh những xúc tu hải
quì, giữ chúng luôn ở trong tình trạng sạch sẽ và khoẻ mạnh [25]. Tuy nhiên, có những
cụm hải quì không có cá và chúng vẫn có thể sống mà không cần đến cá khoang cổ
[28]. Ngược lại, đời sống của cá khoang cổ lại hoàn toàn lệ thuộc vào hải quì và không
bao giờ tìm thấy cá khoang cổ sống ngoài tự nhiên mà không có hải quì
[10],[21],[30],[35]. Theo nghiên cứu của Godwin (1994) cho rằng lợi thế của cá

khoang cổ khi sống chung với hải quì là độc tố trong các xúc tu hải quì có thể diệt
khuẩn và diệt các ký sinh trùng ngoài da cá [34]. Mariscal (1970) đã thấy rằng những
cá khoang cổ nuôi nhốt không có hải quì thường dễ bị nhiễm bệnh hơn [41]. Ngược
lại, Bowman và Mariscal (1966) lại tìm thấy bọn Isopoda ký sinh trên loài cá khoang
cổ Amphiprion akallopisos khi đang cộng sinh với hải quì ở Seychelles (Mỹ).
Mariscal (1996), (1970), cho rằng các xúc tu của hải quì thường xuyên kích thích
lên cơ quan cảm giác của cá khoang cổ và điều này ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ chúng.
Ông thấy rằng khi trong bể nuôi không có hải quì, cá đã cố gắng tạo những cảm giác
tương tự như ẩn mình trong các bọt sục khí, trốn trong các bụi rong biển hoặc các vật
thể tương tự [40],[41].
Verwey (1930), nhận thấy rằng đời sống cá khoang cổ bị lệ thuộc vào hải quì
nhiều hơn là hải quì lệ thuộc vào cá khoang cổ [52], Allen (1972) đã làm thí nghiệm
chuyển tất cả cá khoang cổ ra khỏi loài hải qùi Stichodactyla gigantea, (một loài hải

7
quì luôn luôn sống cộng sinh với cá khoang cổ). Qua ba tháng theo dõi thấy rằng hải
quì vẫn phát triển tốt mà không có sự hiện diện của cá khoang cổ [14].
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và tuổi cá
1.1.4.1. Sinh trưởng
Cá khoang cổ nhìn chung sinh trưởng tương đối chậm. Sự sinh trưởng của cá
khác nhau tùy từng loài, nhưng ngay những cá thể cùng loài cũng có sự khác biệt. Giai
đoạn cá còn non và tiền trưởng thành, cá có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất [27]. Tại
Eniwetok, Allen (1972) đã làm thí nghiệm thấy rằng trong một đàn cá nuôi, những cá
lớn sẽ tăng trưởng nhanh hơn những cá nhỏ trong cùng một đàn do chúng cạnh tranh
thức ăn mạnh mẽ hơn. Kích thước của vật cộng sinh hải quì cũng ảnh hưởng đến tăng
trưởng của cá khoang cổ, cá sống cùng hải quì có kích thước lớn sẽ tăng trưởng nhanh
hơn cá sống trong hải quì có kích thước nhỏ [14].
Tại Việt Nam, trên cơ sở tính toán chiều dài nội suy, Hà Lê Thị Lộc, (2005) đã
xác định được mức sinh trưởng chiều dài trung bình của các nhóm tuổi loài cá khoang
cổ đỏ. Ngoài tự nhiên, cá khoang cổ đỏ ở giai đoạn còn non (nhỏ hơn một vòng tuổi)

phát triển rất nhanh, gấp hai lần mức tăng trưởng ở giai đoạn hai vòng tuổi. Giai đoạn
một vòng tuổi, sinh trưởng chiều dài của cá A. frenatus là 46,42mm. Đến giai đoạn hai
vòng tuổi, chiều dài toàn thân cá tăng được 26,64mm, mức tăng trưởng tương ứng là
53,08%. Từ ba đến bốn vòng tuổi, sinh trưởng chiều dài cá chậm lại, cá chỉ tăng từ
17,7mm đến 11,78mm, tương ứng mức tăng trưởng chiều dài là 24,91% và 13,27%
[4].
1.1.4.2. Tuổi cá
Theo Fautin và Allen (1992) tuổi thọ của cá khoang cổ ngoài tự nhiên được xác
định từ 6 tuổi đến 10 tuổi nhưng trong nuôi nhốt chúng có thể sống trên 18 năm.
Thường con cái có kích thước lớn hơn con đực, cá thành thục đầu tiên sau sáu tháng
tuổi. Moyer(1986), đã theo dõi loài cá khoang cổ đen đuôi vàng Amphiprion clarkii
trong hệ thống nuôi 11 năm và ông ước tính tuổi thọ của loài này là 13 năm [44].
1.1.5. Đặc điểm về dinh dưỡng
Ngoài tự nhiên, cá khoang cổ dành phần lớn thời gian vào việc tìm kiếm thức ăn.
Thành phần thức ăn quan trọng nhất của cá khoang cổ là sinh vật phù du với 4 nhóm
chính là giống Hypnea thuộc ngành tảo đỏ loài Schizothrix mexicana ngành tảo lục.
Các động vật chân chèo Paracaudacia truncata và Tisbe furcata. Thức ăn không bắt

8
buộc của cá khoang cổ là Tunicata, Amphipoda, Isopoda, Mollusca, trứng cá,
giun…thỉnh thoảng còn gặp cả trứng cá khoang cổ [14],[30]. Theo Allen (1972) trứng
cá khoang cổ cũng có thể có trong dạ dày của những cá đang chăm sóc tổ. Những
trứng chết trong tổ sẽ được cá bố mẹ nhặt ra và tiêu hoá trong suốt thời gian ấp nở
[14].
Mariscal (1970), đã phân tích dạ dày loài cá Amphiprion akallopisos và tìm thấy
tảo Zooxanthellae (một loài tảo chuyên sống cộng sinh trên các xúc tu hải quì) với số
lượng đáng kể, có lẽ cá khoang cổ đã sử dụng một phần chất dinh dưỡng từ những xúc
tu hải quì [41].
Hà Lê Thị Lộc (2004), cho biết khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày
cá khoang cổ đỏ A. fenatus vùng biển Khánh Hòa cho thấy chúng là loài ăn tạp. Thành

phần thức ăn chủ yếu trong dạ dày là nhóm Copepoda (chiếm 34,61%), sau đó là trứng
cá các loại (11,2%). Ngoài ra, có nhiều chủng loại thức ăn khác nhau được tìm thấy
trong dạ dày cá như bọn hai mảnh vỏ Bivalvia, Gastropoda, Nematoda, Isopoda,
Amphipoda, Cladocera, Mycidacea, trứng và phôi cá, thậm chí có cả trứng của cá
khoang cổ đỏ. Trong điều kiện nuôi nhốt và cho sinh sản nhân tạo, chế độ dinh dưỡng
của cá khoang cổ đỏ gồm những thành phần thức ăn có nguồn gốc từ các loài động vật
giáp xác và thân mềm như: Brachionus plicatilis, Artemia, Copepoda, thức ăn tổng
hợp, thịt tôm, thịt hàu, điệp, mực…[2].
Đối với loài cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris), trong điều kiện nuôi
nhốt chúng có khả năng ăn các loại thức ăn tươi sống tương tự loài cá khoang cổ đỏ
như luân trùng Brachionus plicatilis, Nauplius của Artemia và Artemia sinh khối, các
loại thịt cá, thịt tôm, thịt động vật thân mềm được nghiền nhỏ, vừa với kích thước
miệng cá. Khi cá đạt kích cỡ thương phẩm (4-6cm), chúng có thể ăn các loại thức ăn
công nghiệp dạng viên [8].

1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI
1.2.1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ được coi là yếu tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đời
sống thủy sinh vật. Cá là động vật biến nhiệt nên ảnh hưởng của nhiệt độ càng lớn
[12]. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn và trao đổi chất, do đó ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Theo Bùi Lai và cộng tác viên (1985)
thì tồn tại một giới hạn nhiệt độ thấp nhất mà trên mức đó mới có sự sinh trưởng và

9
một giới hạn cao nhất mà trên mức đó cá bị chết. Trong khoảng giữa hai giới hạn đó
có một giá trị nhiệt độ thích ứng với sự sinh trưởng tốt nhất của cá [1].
Theo Kamler (1995), nhiệt độ không thích hợp là một trong những nguyên nhân
chính gây chết cá bột [38]. Một vài nhà nghiên cứu ở Thái Lan cho rằng sự thay đổi
nhiệt độ thậm chí chỉ 1°C cũng có thể gây sốc dẫn đến tử vong của cá Vược ở giai
đoạn con non [18]. Các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ lên

tăng trưởng của cá khoang cổ đỏ con vẫn chưa được tìm thấy. Đối với cá khoang cổ đỏ
trưởng thành, nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thành thục và sinh dục của cá trong
nuôi nhốt. Ở nhiệt độ 26°C, cá thành thục sinh dục và sinh sản tốt hơn so với ở nhiệt
độ dao động ngày đêm từ 26 đến 32°C (Hà Lê Thị Lộc, 2009). Đây là một yếu tố khó
khống chế để có thể triển khai thực hiện các thí nghiệm.
1.2.2. Độ muối:
Độ muối là yếu tố sinh thái có quan hệ mật thiết với đời sống của thủy sinh
vật. Mỗi loài thủy sinh vật thường chỉ sống ở một khoảng độ muối thích hợp. Ngoài ra,
độ muối có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và tỷ lệ sống của động vật
thuỷ sản. Theo Boeuf và cộng sự (2001)[19] tổng kết các nghiên cứu báo cáo từ năm
1971 đến năm 1995 của nhiều tác giả về ảnh hưởng của độ muối lên sự sinh trưởng và
phát triển của một số loài cá, cả nước ngọt và nước lợ, đã nhận xét như sau: Trong
phần lớn các loài, sự thụ tinh của trứng, sự phát triển của phôi, sự sinh trưởng của ấu
trùng là tuỳ thuộc vào độ muối, ở những cá lớn hơn thì độ muối cũng là yếu tố để kiểm
soát tăng trưởng như: tỷ lệ chuyển hoá thức ăn, sự kích thích hormone Các nghiên
cứu còn cho rằng từ 20% đến lớn hơn 50% tổng năng lượng chuyển động của cá được
sử dụng vào việc điều hoà áp suất thẩm thấu. Tuy nhiên gần đây người ta cho rằng
năng lượng cung cấp cho điều hòa áp suất thẩm thấu không cao như thế (khoảng 10%).
Các số liệu cũng đã cho thấy giới hạn của thức ăn lấy vào và kích thích sự chuyển đổi
thức ăn phụ thuộc rất lớn vào độ muối của môi trường. Nhiệt độ và độ muối có sự
tương tác qua lại phức tạp. Tác giả cũng cho rằng ngoài các yếu tố môi trường khác thì
nồng độ muối có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá [19].
Trong tự nhiên, cá khoang cổ là loài cá rạn san hô, cá trưởng thành sống trong
môi trường có độ muối ít thay đổi, chúng sống tập trung nhiều trong khoảng độ sâu từ
4 đến 10 m có độ muối dao động từ 32 đến 35ppt nên chúng là những loài hẹp nhiệt,
hẹp muối. Tuy nhiên, giai đoạn cá bột và cá hương của các loài cá khoang cổ thường

10
sống trôi nổi trên tầng mặt đại dương. Vì vậy, chúng có thể trôi dạt đến vùng ven bờ
nơi có nguồn thức ăn phong phú [46]. Theo nghiên cứu của Hà Lê Thị Lộc (2005),

ngưỡng độ muối phù hợp để nuôi dưỡng cá khoang cổ đen đuôi vàng là từ 20‰ đến
45‰ (tỷ lệ sống đạt trên 50%) và độ muối thích hợp nhất cho cá nuôi là từ 25‰ đến
40‰ [3].
Độ muối có ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá khoang cổ đỏ
Amphiprion frenatus kích cỡ thương mại. Cá được nuôi ở độ muối 30 - 35‰ là thích
hợp nhất và cho tỷ lệ sống 100%, sinh trưởng về chiều dài, khối lượng trung bình và
tốc độ sinh trưởng đặc trưng theo ngày cao nhất. Cá nuôi ở độ muối từ 15 ‰ đến dưới
30‰ và ở độ muối 40‰ cho tỷ lệ sống 100% nhưng chiều dài, khối lượng trung bình
và tốc độ tăng trưởng đặc trưng theo ngày của cá thấp hơn so với khi nuôi cá ở nghiệm
thức 30‰ và 35‰. Cá thí nghiệm ở độ muối 5‰,10‰ chiều dài cá tăng rất ít, khối
lượng cá giảm và tỷ lệ sống thấp dưới 50% [9].
Denson et al (2003) đã thí nghiệm nuôi cá Rachycentron canadum tiền trưởng
thành (119,7 mm TL, trọng lượng 8,5g) ở 3 mức độ muối khác nhau là: 5‰, 15‰ và
30‰ trong thời gian 10 tuần. Thời gian thu mẫu 2 tuần/lần để xác định sinh trưởng và
tỷ lệ sống. Kết quả thí nghiệm đã khẳng định rằng nồng độ muối ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng của cá. Trung bình chiều dài tổng (TL) và trọng lượng của cá nuôi ở
độ muối 30‰ là 201,7 ± 2,6mm TL và 47,6 ± 1,9g. Cá nuôi ở độ muối 15‰ (182,2 ±
1,7mm TL; 34,1±1,6g) và 5‰ (168,3 ± 5,8mm TL; 28,3 ± 2,3g). Sự khác biệt về sinh
trưởng sau 10 tuần nuôi giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa. Đối với tỷ lệ sống thì
không có sự khác biệt lớn qua các nghiệm thức 5‰, 15‰ và 30‰ (84%, 94% và
94%). Tuy nhiên qua quan sát cá nuôi ở độ muối 5‰ phát hiện sức khoẻ cá bị giảm
như: tổn thương da, mòn vây và màu sắc thay đổi [26].
Cotton Charles et al (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối đến tốc độ tăng
trưởng của cá vược đen Centropristis striata sống ở biển giai đoạn tiền trưởng thành
có khối lượng ban đầu 9,2g được bố trí theo các nghiệm thức có độ muối lần lượt là
10‰, 20‰ và 30‰. Thí nghiệm được thực hiện trong hệ thống tuần hoàn khép kín
trong khoảng thời gian 12 tuần. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng sự tăng trưởng về
chiều dài và trọng lượng của cá ở hai nghiệm thức độ muối 20‰ và 30‰ khác biệt
không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của cá ở cả hai nghiệm thức
trên đều lớn hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức có độ muối 10‰ [24].


11
Gavin et al (2001) nghiên cứu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá vền đen
(Acanthopagrus butcheri) tiền trưởng thành trong 2 thí nghiệm riêng biệt có độ muối
từ 0‰ -60‰ và 0‰ -12‰ tương ứng với các khoảng thời gian là 6 tháng và 4 tháng.
Cá vền đen tiền trưởng thành có thể sống và tăng trưởng ở độ muối từ 0‰ đến 48‰. Ở
độ muối 60‰ cá bị sốc, tuy nhiên ảnh hưởng đến tỷ lệ sống thì không rõ ràng
(p>0,05). Cá nuôi ở độ muối 24‰ có tỷ lệ tăng trưởng (SGR) là 2,34±0,33%/ngày và
tỷ lệ này thì lớn hơn có ý nghĩa so với cá nuôi ở độ muối 60‰ (2,16±0,04%/ngày). Ở
độ muối 24‰ cá tăng trưởng nhanh nhất, lượng thức ăn ăn vào và hệ số FCR cũng rất
hiệu quả. Khi phân tích số liệu ở thí nghiệm 2 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa
giữa các nghiêm thức từ 0‰ tới 12‰ và có SGR tương ứng là 1,92±0,05%/ngày và
2,05±0,02%/ngày [33].
1.2.3. Mật độ
Theo Vũ Trung Tạng (1997), mật độ ảnh hưởng đến sự hô hấp, dinh dưỡng,
sinh sản và nhiều chức năng khác của từng cá thể trong quần thể. Mật độ quá dày sẽ
gây suy giảm điều kiện sống về không gian, nguồn thức ăn, ảnh hưởng đến tốc độ sinh
trưởng của cá và cá khoang cổ màu sắc cơ thể có thể thay đổi. Mật độ quá thưa sẽ gây
khó khăn cho cá trong việc tìm bạn để kết cặp sinh sản, duy trì nòi giống [12].
Theo Hà Lê Thị Lộc và Bùi Thị Quỳnh Thu (2009), mật độ nuôi có ảnh hưởng
đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá khoang cổ đỏ Amphiprion frenatus kích cỡ thương
mại. Cá được nuôi với mật độ 2 con/l cho tỷ lệ sống 100% và sinh trưởng đặc trưng về
chiều dài trung bình đạt cao nhất (0,59%/ngày tương ứng với chiều dài trung bình:
26,6 mm) cá nuôi ở mật độ 3 con/l (sinh trưởng đặc trưng về chiều dài trung bình
0,55%/ngày tương ứng với chiều dài trung bình 25,4 mm). Cá được nuôi với mật độ 4
con/l cho tỷ lệ sống cao 100%, nhưng sinh trưởng chậm hơn so với cá được nuôi ở mật
độ 2 và 3 con/l (sinh trưởng đặc trưng về chiều dài trung bình 0,4 tương ứng với chiều
dài trung bình 24mm). Cá nuôi ở mật độ 5 con/l cho tỷ lệ sống thấp hơn so với 3 mức
mật độ còn lại (93%) và sinh trưởng đặc trưng về chiều dài đạt thấp nhất: 0,29%/ngày
tương ứng với chiều dài trung bình 23mm qua thời gian thí nghiệm [5].

Kết quả nghiên cứu của Frank và cộng sự (1996), khi nghiên cứu hệ thống bể
nuôi ấu thể của một số loài cá, trong đó có loài nemo (Amphiprion ocellaris). Ông cho
biết mật độ nuôi có tính chất quyết định trong quá trình nuôi. Trung bình 288 cá thể
được nuôi trong 30 gallon (113 lít) hay mật độ trung bình khoảng 2,56 cá thể /lít [31].

12
1.3. VAI TRÒ ASTAXANTHIN ĐỐI VỚI MÀU SẮC CỦA CÁ
Astaxanthin là 1 loại carotenoid, có công thức hóa học gồm 3,3’ dihydroxy-4,4-
diketo-β Carotene, là nguồn sắc tố thiên nhiên. Trong tự nhiên, Astaxanthin được tìm
thấy trong cơ thể các sinh vật như trong vi tảo nước ngọt Haematococcus pluvialis,
trong nấm men Phaffia rhodozyma, trong tôm, cua và một số loài cá như cá hồng, cá
hồi….Astaxanthin trong cá hồng, cá hồi chủ yếu tập trung ở phần cơ thịt, da và gan
[55],[56],[57],[58], tạo cho cơ, da và trứng thủy sản có màu vàng, cam hay đỏ.
Astaxanthin không phải là hormone nên không gây hại đến khả năng sinh sản
của cá. Cá sẽ chuyển hóa Astaxanthin trong thức ăn thành tuaxanthin và tích lũy dưới
da cá. Hiện nay, trong công nghệ nuôi cá cảnh, để nhuộm màu cho cơ, da hay làm cho
cá chuyển màu vàng cam, màu đỏ, trong thức ăn cá cảnh thường được bổ sung
Astaxanthin hay Canthaxanthin để cá có màu sắc đẹp hơn và dễ tiêu thụ hơn.
(Bernhard, 1990).
Ngoài ra, chất tạo màu Astaxanthin còn giúp tăng hoạt động sinh trưởng, phát
triển tuyến sinh dục, tăng khả năng chịu sốc, nâng cao giá trị thương phẩm của vật
nuôi. Do vậy, Astaxanthin chính là nhân tố vi lượng khá quan trọng đối với động vật
thủy sinh. Trong một nghiên cứu về cá hồi Atlantic salmon, khi nuôi cá với các nồng
độ Astaxanthin khác nhau ( từ 0 đến 200mg kg
-
1), Torrissen et al (1995) đã kết luận
rằng không có sự sai khác về màu sắc trong thịt cá fillet khi tăng hàm lượng
Astaxanthin trên 60mg kg
-1
[51]


.
Năm 1997, Olsen và Mortensen đã nghiên cứu ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng có
Astaxanthin và nhiệt độ đến thịt cá hồi Salvelinus alpinus L. Tác giả sử dụng cá có
khối lượng trung bình 150g được nuôi trong 6 nghiệm thức Astaxanthin (hàm lượng từ
<1, 19, 48, 70, 94, 192mg kg
-1
) tại 2 nhiệt độ khác nhau (8
0
C và 12
0
C). Kết thúc thí
nghiệm, khối lượng cá đạt được trung bình 320g (sau 102 ngày nuôi tại nhiệt độ 12
0
C
và 126 ngày nuôi tại nhiệt độ 8
0
C) và thấy ảnh hưởng rõ rệt nhất trên phần cơ đỏ của
cá khi nuôi cá với chế độ dinh dưỡng kết hợp Astaxanthin với hàm lượng
70mgkg
-1
[48].
Chatzifotis et al (2005) đã nghiên cứu trộn Astaxanthin tỷ lệ 1,58% vào thức ăn
cho cá Pagrus pagrus ăn và sau 2,5 tháng thấy khu vực da phần vây lưng cá, sắc tố đỏ
tăng lên rõ rệt tương ứng với hàm lượng Astaxanthin tăng cao trong cơ cá so với các lô
thí nghiệm khác [22].

13
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ KHOANG CỔ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cá khoang cổ được chú ý từ những năm cuối thế kỷ XIX nhưng mãi đến thế kỷ
XX mới được các nhà khoa học nghiên cứu về sinh học và sinh thái của một số loài cá
khoang cổ như Amphiprion bicinctus, Amphiprion chrysopterus, Amphiprion clarkii,
Amphiprion melanopus, Amphiprion ocellaris Từ những năm 80 một số nước đã cho
sinh sản và tiến hành ương nuôi cá khoang cổ con bằng nhiều phương pháp khác nhau
nhằm cung cấp con giống cho các hệ thống nuôi phục vụ du lịch, giải trí và phục hồi
nguồn lợi tự nhiên.
Tại Đức, Neugebauer (1969) đã cho sinh sản và ương nuôi cá con loài Amphiprion
akallopisos và loài Amphiprion ephippium. Ánh sáng tự nhiên và nhân tạo đã kích
thích sự tăng trưởng của rong Caulerpa trong hệ thống nuôi dùng làm thức ăn cho cá
con Amphiprion sp Cá con Amphiprion akallopisos được nuôi bằng nguyên sinh động
vật có tiêm mao Euplotes và tảo xanh lục (Fautin & Allen, 1992). Một số nhà khoa học
người Đức khác cũng đã cho sinh sản 6 loài cá khoang cổ và đã ương nuôi đàn cá con
đạt kích thước lớn nhưng chưa cho sinh sản được đàn cá nuôi này [47].
Nhà khoa học người Pháp, Alayse (1983) đã nuôi giai đoạn cá con A. ocellaris
bằng luân trùng (Brachionus plicatilis) và ấu trùng của Artermia. Chất dinh dưỡng của
luân trùng được nâng lên bằng cách bổ sung thức ăn khô vào bể nuôi. Phương pháp
này đã cải thiện được tỷ lệ sống của ấu trùng từ 5% lên 40% sau 30 ngày nuôi [13].
Tại Nga, đã cho sinh sản và ương nuôi 5 loài cá khoang cổ: Amphiprion
ephippium, A. melanopus, A. ocellaris , A. polymmus, A. frenatus. Luân trùng
(Brachonus plicatilis) đã được dùng làm thức ăn cho giai đoạn đầu tiên của cá con.
Các loài tảo để nuôi Luân trùng gồm: Nanochloropsis sp, Dunaliella tertiolecta,
Phaeodactylum tricornitum, Rhodomonas salina. Theo kết quả nghiên cứu, sự làm
giàu dinh dưỡng của Luân Trùng bằng nhiều loài tảo đã nâng cao tỷ lệ sống của cá con
so với chỉ sử dụng một loài tảo Nanochloropsis sp. Tỷ lệ sống tăng từ 12,5% - 52,%
(Astakhov et al, 2002) [17].
Từ năm 2000 đến nay, Thái Lan cũng đã tiến hành sinh sản và ương nuôi 6 loài
Cá Khoang cổ: Amphiprion frenatus, A. clarkii, A. polymmus, A. perideraion, A.


14
sandracinos, A. ocellaris và đã sản xuất ra cá kích thước thương mại phục vụ cho xuất
khẩu [16].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, nguồn lợi về cá cảnh biển rất phong phú và đa dạng. Đặt biệt, khu
hệ biển Miền Trung với nhiều hòn đảo lớn nhỏ là nơi tập trung của nhiều loài cá rạn
san hô quí hiếm có giá trị kinh tế.
Từ đầu những năm 90, việc nghiên cứu cá cảnh chủ yếu tập trung nghiên cứu
thành phần loài. Năm 1999, bộ phận bảo tàng của Viện Hải dương học đã nghiên cứu
về sự cộng sinh giữa các loài hải quì và các loài cá khoang cổ. Năm 2000-2001, phòng
công nghệ nuôi trồng Viện Hải dương học thực hiện nghiên cứu đề tài cấp trung tâm:
“Cơ sở sinh thái và sinh học nhằm phục vụ cho việc sinh sản nhân tạo cá khoang cổ
Amphiprion sp. ở vùng biển Khánh Hòa”. Bước đầu cho sinh sản nhân tạo cá khoang
cổ đỏ thành công, cung cấp được một ít con giống có kích cỡ 3 – 4 cm. Sau khi đề tài
kết thúc và nghiệm thu. Nghiên cứu sinh Hà Lê Thị Lộc đã thực hiện Luận án Tiến sĩ,
tiếp tục nghiên cứu bổ sung số liệu, kết quả thu được 6.000 con giống và xuất khẩu
sang châu Âu.
Năm 2006 – 2008, viện Hải dương học được sự hỗ trợ kinh phí của địa phương,
tiếp tục nghiên cứu: “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương
phẩm loài cá khoang cổ đỏ Amphiprion frenatus” kết quả đã sản xuất được hơn 10.000
con cá kích thước thương mại, xuất khẩu sang châu Âu và thả phục hồi nguồn lợi tại
địa phương, đóng góp thêm một đối tượng nuôi mới cho nghề nuôi trồng hải sản ở
nước ta.
Từ năm 2008, Viện Hải dương học chủ trì đề tài Khoa học Công nghệ Trọng
điểm cấp Nhà nước (mã số KC. 06.05/06-10), đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài
cá khoang cổ nemo. Luận án tốt nghiệp cao học là một phần trong nội dung nghiên
cứu của đề tài, tác giả đã cùng tham gia thực hiện đề tài và cùng sử dụng số liệu của đề
tài trên.
Các kết quả nghiên cứu hiện đang được ứng dụng trong sản xuất giống nhân tạo
và ương nuôi thương phẩm cá khoang cổ nemo, cung cấp sản phẩm cho thị trường cá

cảnh trong nước và xuất khẩu chúng nhằm giảm bớt áp lực khai thác ngoài tự nhiên,
tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Một phần sản phẩm của đề tài cũng đã được thả
phục hồi tại khu vực bảo tồn nguồn lợi tự nhiên đảo Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa.

15

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đàn cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris Cuvier,
1830) có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo.
- Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành từ tháng 01/2010 đến 08/2010.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại trại thực nghiệm của Phòng Công nghệ Nuôi trồng,
Viện Hải dương học (Nha Trang).
2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ nghiên cứu tổng quát của luận án như sau:





















Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Nước đã được xử lý
Cá khoang cổ nemo
120-150 ngày tuổi
Thử nghiệm các
mật độ nuôi
khác nhau

Thử nghiệm các
độ muối khác
nhau

Thử nghiệm các
lo
ại thức ăn khác
nhau
Xác định tốc
độ tăng trưởng,
tỷ lệ sống và
màu sắc của cá
Xác định tốc
độ tăng trưởng
và tỷ lệ sống
của cá

Xác định tốc
độ tăng trưởng
và tỷ lệ sống
của cá
Thu thập và xử lý số liệu
Kết luận

16
2.2.1. Dụng cụ thí nghiệm: gồm kính hiển vi quang học, kính hiển vi soi nổi, bộ
giải phẩu cá, buồng đếm tảo, nhiệt kế, khúc xạ kế, máy đo pH, bộ Test-kit của các yếu
tố: nitrite, ammonia, máy quang phổ, các dụng cụ phục vụ phân tích hoá sinh.
Thí nghiệm được bố trí trong các bể kính thể tích 20lít và các bể kính đều có sục
khí 24/24.

Hình 2.2 : Bố trí hệ thống bể thí nghiệm
2.2.2. Nguồn nước thí nghiệm
Nước biển sau khi qua bể lắng 24 giờ, lọc cơ học được đưa vào bể chứa để xử lý
Chlorin A nồng độ 25 – 30 ppm. Sục khí, phơi nắng 3 ngày liên tục, sau đó trung hoà
lượng Chlorin thừa bằng Natri thiosulphat (Na
2
SO
3
.H
2
O), lọc qua lưới lọc tảo và đưa
vào bể nuôi.







Hình 2.3: Sơ đồ xử lý nguồn nước thí nghiệm



ớc biển

B
ể lọc c
ơ
h
ọc

B
ể lắng

B
ể chứa

B
ể nuôi

×