Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá thát lát - notopterus notopterus (pallas, 1769) ở hồ phú ninh, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 65 trang )


i





LỜI CAM ĐOAN


Xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.


Tác giả

Văn Thị Thanh Huyền

















ii






LỜI CẢM ƠN


Hoàn thành luận văn này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Võ Văn
Phú, PGS. TS. Trường Đại học Khoa học Huế, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu; Quý thầy cô giáo khoa Nuôi Trồng
Thủy Sản; Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học của Trường Đại học Nha Trang;
Lãnh đạo Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam đã tạo điều kiện cho
chúng tôi được học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Trung tâm giống Thủy sản nước ngọt tỉnh Quảng Nam; Chi Cục
Nuôi Trồng Thủy Sản tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất và
động viên cho tôi hoàn thành luận văn.











iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

L
TB
: Chiều dài trung bình
L

: Chiều dài dao động
W
TB
: Khối lượng trung bình
W

: Khối lượng dao động
TSD: Tuyến sinh dục
N : Tổng số mẫu nghiên cứu
Juv. (Juvena): Chưa xác định giới tính
NXB: Nhà xuất bản


















iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 2
1.1. Tổng quan nguồn lợi thuỷ sản 2
1.2. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt tại Việt Nam 2
1.3. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt ở Quảng Nam 7
1.4. Hiện trạng về điều kiện sinh thái hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 8
1.4.1. Vị trí địa lý, địa hình 8
1.4.2. Điều kiện khí hậu 10
1.4.3. Đặc tính thủy lí, thủy hóa của hồ Phú Ninh 10

1.4.4. Điều kiện kinh tế, xã hội 11
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu 13
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
2.3. Sơ đồ khối thực hiện 13
2.4. Tìm hiểu hiện trạng về điều kiện sinh thái hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 13
2.5. Phương pháp thu mẫu 14
2.6. Phương pháp nghiên cứu 14
2.6.1. Các chỉ tiêu về hình thái, phân loại cá Thát lát 14
2.6.2. Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá 14
2.6.3. Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá 15
2.6.4. Nghiên cứu sinh sản của cá 16
2.6.5. Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi đối tượng cá Thát lát 17
2.7. Phương pháp xử lý số liệu 17
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18

v

3.1. Đặc điểm hình thái phân loại của cá Thát lát 18
3.1.1. Đặc điểm hình thái 18
3.1.2. Đặc điểm phân loại của cá Thát lát 19
3.2. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá 20
3.3. Cấu trúc tuổi của quần thể cá Thát lát 22
3.4. Đặc tính dinh dưỡng của cá Thát lát 23
3.4.1. Thành phần thức ăn của cá Thát lát 23
3.4.2. Cường độ bắt mồi của cá Thát lát 26
3.4.3. Độ mỡ của cá Thát lát 27
3.4.4. Hệ số béo của cá Thát lát 29
3.5. Đặc điểm về sinh sản của cá Thát lát 30

3.5.1. Phân biệt cá đực, cá cái 30
3.5.2. Cấu tạo và các giai đoạn phát triển của buồng trứng 31
3.5.2.2. Đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục 32
3.5.3. Cấu tạo và các giai đoạn phát triển của noãn sào 36
3.5.4. Tỷ lệ đực cái theo nhóm tuổi của cá Thát lát 39
3.5.5. Sự chín muồi sinh dục theo nhóm tuổi của cá Thát lát 40
3.5.6. Kích thước và khối lượng thành thục của cá Thát lát 42
3.5.7. Đường kính trứng cá Thát lát 42
3.5.8. Sức sinh sản của cá Thát lát 43
3.5.9. Mùa vụ sinh sản của cá Thát lát 44
3.6. Một số giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá Thát lát tại hồ Phú Ninh. 45
3.6.1. Tình hình khai thác cá Thát lát tại lưu vực hồ Phú Ninh 45
3.6.2. Đề xuất một số giải pháp 46
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
4.1. Kết luận 48
4.2. Đề nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hình thái của cá Thát lát (n = 30 mẫu) 18
Bảng 3.2. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Thát lát 20
Bảng 3.3. Cấu trúc tuổi của quần thể cá Thát lát 22
Bảng 3.4. Thành phần thức ăn của cá Thát lát theo nhóm kích thước 24
Bảng 3.5. Độ no của cá Thát lát chia theo nhóm tuổi 26
Bảng 3.6. Mức độ tích lũy mỡ của cá Thát lát chia theo các tháng 28

Bảng 3.7. Hệ số béo của cá Thát lát tính theo công thức Fulton và Clark 29
Bảng 3.8. Tỷ lệ đực cái chia theo nhóm tuổi của cá Thát lát 39
Bảng 3.9. Các giai đoạn chín muồi sinh dục của cá Thát lát 41
Bảng 3.10. Kích thước và khối lượng thành thục của cá Thát lát 42
Bảng 3.11. Kết quả đo đường kính trứng cá Thát lát ở giai đoạn IV 43
Bảng 3.12. Sức sinh sản của cá Thát lát 43
Bảng 3.13. Hệ số thành thục của cá Thát lát qua các tháng 44













vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Hình thái ngoài của cá Thát lát 18
Hình 3.2. Đồ thị sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Thát lát 21
Hình 3.3. Biểu đồ cấu trúc tuổi (%) của cá Thát lát 22
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ (%) thành phần thức ăn của cá Thát lát 25
Hình 3.5. Biểu đồ độ no của cá Thát lát chia theo nhóm tuổi 26
Hình 3.6. Biểu đồ mức độ tích lũy mỡ của cá Thát lát chia theo tháng 28
Hình 3.7. Cá Thát lát cái ở giai đoạn thành thục sinh dục 30

Hình 3.8. Cá Thát lát đực ở giai đoạn thành thục sinh dục 31
Hình 3.9. Buồng trứng cá Thát lát cuối giai đoạn IV 31
Hình 3.10. Tiêu bản buồng trứng cá Thát lát giai đoạn II 32
Hình 3.11. Tiêu bản buồng trứng cá Thát lát giai đoạn III 33
Hình 3.12. Tiêu bản buồng trứng cá Thát lát giai đoạn IV 34
Hình 3.13. Tiêu bản buồng trứng cá Thát lát giai đoạn V 35
Hình 3.14. Tiêu bản buồng trứng cá Thát lát giai đoạn VI 36
Hình 3.15. Buồng sẹ của cá Thát lát giai đoạn IV 36
Hình 3.16. Tiêu bản noãn sào cá Thát lát giai đoạn II 37
Hình 3.17. Tiêu bản noãn sào của Thát lát giai đoạn III 37
Hình 3.18. Tiêu bản noãn sào cá Thát lát giai đoạn IV 38
Hình 3.19. Tiêu bản noãn sào của cá Thát lát giai đoạn V 38
Hình 3.20. Tiêu bản noãn sào cá Thát lát giai đoạn VI 39
Hình 3.21. Biểu đồ tỷ lệ (%) đực, cái của cá Thát lát theo nhóm tuổi 40
Hình 3.22. Biểu đồ sự chín muồi sinh dục của cá Thát lát 41
Hình 3.23. Đồ thị sự biến động hệ số thành thục của cá Thát lát cái. 45





1

MỞ ĐẦU

Quảng Nam có 48 di tích được xếp hạng là di tích Quốc gia nhưng chỉ có hồ
Phú Ninh là di tích danh thắng. Đây là một hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Quảng Nam,
cách thành phố Tam Kỳ 7km về phía Tây, có diện tích hơn 3.433 ha với hơn 30 đảo
và nhiều bán đảo nhỏ xinh đẹp, cùng với hệ thống rừng phòng hộ rộng hơn 23.409
ha làm nên một hệ thống cảnh quan cho khu du lịch sinh thái Phú Ninh lý tưởng. Ở

đó, khí hậu mát mẻ, động thực vật phong phú tạo điều kiện thích hợp cho sự phát
triển của các loài thủy sản nước ngọt, trong đó có cá Thát lát - Notopterus
notopterus (Pallas, 1769) [28]. Cá Thát lát có thịt thơm ngon, lại có độ dẻo, là
nguyên liệu chế biến được nhiều món ăn cao cấp mà người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Hiện nay việc khai thác cá Thát lát quá mức bằng nhiều hình thức khác nhau,
với mục đích thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy mà nguồn lợi cá ngoài
tự nhiên suy giảm đi đáng kể.
Để góp phần bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá Thát lát, một trong những
vấn đề quan trọng là phải chủ động nguồn giống, hướng được sự sinh sản tự nhiên
của cá vào sinh sản nhân tạo. Muốn vậy, phải hiểu biết về đặc điểm sinh học của cá.
Đây là những dẫn liệu cơ bản để làm cơ sở cho việc sinh sản nhân tạo, đồng thời đề
xuất những giải pháp bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn lợi cá. Hiện nay các công
trình nghiên cứu về cá ở hồ Phú Ninh chủ yếu tập trung về đa dạng sinh học, các
công trình nghiên cứu đến đặc điểm sinh học của cá chưa nhiều. Từ những vấn đề
nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Thát lát -
Notopterus notopterus (Pallas, 1769) ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn đóng góp những dẫn liệu cơ bản về
hình thái, đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản của cá Thát lát, đồng thời đề
xuất giải pháp bảo tồn, khai thác hợp lý để phát triển bền vững nguồn lợi cá tại hồ
Phú Ninh Mặc dù đề tài thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Thầy
giáo hướng dẫn, quý thầy, cô giáo giảng dạy chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp, song
với thời gian và điều kiện nghiên cứu hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Chúng tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy,
cô và bạn bè đồng nghiệp.


2

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN


1.1. Tổng quan nguồn lợi thuỷ sản
Việt Nam là quốc gia ven biển, có tiềm năng lớn về nguồn lợi thuỷ sản, với
bờ biển dài hơn 3.260 km và diện tích có thể nuôi trồng thuỷ sản ước tính khoảng
1,7 triệu ha, trong đó tổng diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt chiếm 72,7%, diện tích
ao hồ nhỏ, mương vườn là 120.000 ha, hồ chứa mặt nước lớn 340.000 ha, ruộng có
khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 580.000 ha, chưa kể các sông có thể sử dụng nuôi
trồng thuỷ sản chưa được qui hoạch. Nguồn lợi cá nước ngọt đã thống kê được
1.027 loài. Đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu hiện nay là: cá Tra, cá Chép,
cá Trắm, cá Mè, cá Trôi, cá Lóc, cá Basa…Một số loài đã du nhập và thuần hoá như
Rôhu, Mrigal, Catla, Rô Phi đơn tính, Chép Lai 3 màu, Cá Trê làm phong phú
thêm các giống loài cá nuôi [4], [12].
Thủy sản nói chung và cá nước ngọt nói riêng là một loại thực phẩm toàn
diện, quen thuộc và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân
chúng ta. Bởi thịt cá cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm không thua kém bất kỳ
một loài thịt nào của ngành chăn nuôi. Thịt cá có nhiều photpho rất cần cho não và
xương. Thịt cá ngon, bổ và được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn thịt gia súc, gia cầm.
Bên cạnh đó sản phẩm từ thịt cá rất đa dạng nên được mọi người ưa chuộng, đồng
thời cá là một trong đối tượng xuất khẩu có giá trị cao đem lại nguồn ngoại tệ đáng
kể cho đất nước.
1.2. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt tại Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về cá ở nước ta bắt đầu muộn hơn so với các nước
tiên tiến, nhưng cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Theo Bộ Thủy sản (1996),
công trình đầu tiên nghiên cứu về cá nước ngọt ở Việt Nam là của H.E. Sauvage
(1881), công bố trong tác phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu và mô tả một số
loài mới ở Đông Dương”. Tác giả đã thống kê 139 loài chung cho toàn Đông
Dương và mô tả một số loài mới ở miền Bắc nước ta. Đến năm 1883, G.Tirant đã
công bố và mô tả 70 loài cá ở sông Hương (Huế), trong đó có 3 loài mới. Những

3


năm tiếp theo có nhiều công bố về thành phần các loài cá ở những thủy vực khác
nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả như H.E. Sauvage (1884) thu được 100
loài cá ở Hà Nội, trong đó có 7 loài mới; L. Vaillant (1891 – 1904) thu thập 6 loài,
mô tả 4 loài mới ở Lai Châu (1891) và 5 loài, có 1 loài mới ở sông Kỳ Cùng (1904);
J. Pellegrin (1906, 1907, 1923, 1928) và đoàn Thường trực Khoa học Đông Dương
phân tích mẫu thu thập ở Hà Nội và vùng phụ cận đã công bố danh mục cá gồm 29
loài, mô tả 2 loài mới (1907) và 33 loài mới (1934).
Ngoài ra còn có nhiều tác giả
như: P.Chevey và J
. Pellegrin (1934, 1936, 1938, 1941), cũng nghiên cứu về cá
Việt Nam. Năm 1937, một công trình nghiên cứu tổng hợp về cá nước ngọt miền
Bắc Việt Nam của P. Chevey và J
.
Lemasson: “Góp phần nghiên cứu về các loài cá
nuớc ngọt miền Bắc Việt Nam” được công bố. Công trình này giới thiệu 98 loài cá
nước ngọt miền Bắc Việt Nam thuộc 17 họ và được xem là công trình tổng hợp đầy
đủ nhất bấy giờ [4], [47].
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), công tác
nghiên cứu bị gián đoạn. Khi hoà bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng,
công tác nghiên cứu được tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành.
Vào thời điểm này, công tác điều tra cơ bản sinh vật nước ngọt nội địa nói chung, cá
nói riêng ở miền Bắc Việt Nam do các cơ quan: Trạm Nghiên cứu Thuỷ sản nước
ngọt Đình Bảng thuộc Tổng cục Thuỷ sản, khoa Sinh vật trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội và khoa Nuôi trồng Thủy sản trường Đại học Nha Trang thực hiện. Các cơ
quan nghiên cứu này đã tiến hành điều tra ở hầu hết nguồn lợi cá các vùng sinh thái
Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc miền Trung, ở các loại hình thuỷ vực khác nhau như
sông, suối, hồ chứa, đầm, ao, ruộng. Tuy nhiên đối với mỗi loại hình thuỷ vực riêng
biệt, công tác điều tra được tiến hành ở mức độ khác nhau. Trong 30 sông, suối và
khoảng 25 hồ, đầm, hồ chứa, đập nước đã được điều tra thì các thuỷ vực sau đây
được điều tra kỹ hơn: sông Đà, sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gấm, sông

Châu Giang, sông Ninh Cơ, sông Côn, sông Thao. Các ao đầm, hồ chứa: Thác Bà,
Ba Bể, Hồ Tây, Quán Sơn, Suối Hai, Đại Lải, Vân Trục. Các ao, ruộng lúa được
tiến hành điều tra ít hơn, các vùng xa như Hà Giang, Lai Châu, Móng Cái, Quảng
Bình, Quảng Trị, Quảng Nam còn nhiều điểm trắng chưa được điều tra.

4

Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về khu hệ của thời kỳ này ở miền Bắc
có: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên: Dẫn liệu sơ bộ ngư giới sông Bôi (1958), Dẫn
liệu sơ bộ ngư giới sông Ngòi Thia (1959); Đào Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Mai
Đình Yên (1961): Điều tra nguồn lợi sinh vật Hồ Tây; Mai Đình Yên (1962): Sơ bộ
điều tra thành phần, nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng; Nguyễn
Văn Hảo (1964): Dẫn liệu nguồn lợi cá Ba Bể; Hoàng Duy Hiệp, Nguyễn Văn Hảo
(1964): Kết quả điều tra nguồn lợi cá sông Thao; Đoàn Lệ Hoa, Phạm Văn Doãn
(1971): Sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sông Mã [4]
Trong thời kỳ này, ở miền Nam cũng có một số công trình do cán bộ khoa
học người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện như: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn
Cháu (1964); Fourmanvir (1965); M.Yamamura (1966); Kawamoto, Nguyễn Viết
Trương và Trần Tuý Hoa (1972); M.Taki (1975). Cùng với các nghiên cứu về khu
hệ, các công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái cũng được quan tâm hơn. Tiêu
biểu có các tác giả: Đào văn Tiến, Mai Đình Yên (1960): Mô tả về hình thái, sinh
học, giá trị kinh tế cá Mòi sông Hồng; Nguyễn Dương (1963): Hình thái sinh học cá
ngạnh sông Lô; Hoàng Đức Đạt (1964): Hình thái, sinh thái học của một số loài cá
sông Lô; Mai Đình Yên (1964): Nghiên cứu về đặc điểm sinh học các loài cá sông
Hồng; Mai Đình Yên và Đoàn văn Đẩu (1966): Đặc điểm sinh học một số loài cá
ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam; Trần Quang Hưng (1968) về nghiên cứu kỹ
thuật sản xuất giống cá Chép. Đặc biệt là tác giả Mai Đình Yên (1969), lần đầu tiên
trình bày có hệ thống các đặc tính sinh học, ý nghĩa kinh tế của 33 loài cá kinh tế
thuộc khu vực miền Bắc dựa theo từng sinh cảnh đặc trưng như sông, suối, ao hồ,
đồng ruộng trong cuốn sách “Các loài cá kinh tế nước ngọt miền Bắc Việt Nam”

[4], [12]
Thời kỳ từ 1975 đến nay, công tác điều tra nghiên cứu được tiến hành trong
phạm vi cả nước do Viện NCNTTS I Bắc Ninh, Viện NCNTTS II thành phố Hồ Chí
Minh, Viện NCNTTS III Nha Trang thuộc Bộ Thuỷ sản tổ chức thực hiện. Ngoài ra
còn có sự tham gia của các nhà khoa học thuộc các trường đại học như: Đại học
Nha Trang, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,

5

Đại học Cần Thơ, Trường Đại học sư phạm I Hà Nội, Đại học Tổng hợp Huế, Đại
học sư phạm Vinh Nghệ An
Các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các tỉnh phía Nam, các kết
quả tiêu biểu gồm: Nguyễn Hữu Dực (1982): Thành phần loài cá sông Hương, đã
thống kê 58 loài; Nguyễn Thái Tự (1983): Khu hệ cá sông Lam; Mai Đình Yên,
Nguyễn Hữu Dực (1991): Thành phần loài cá sông Thu Bồn (85 loài), sông Trà
Khúc (47 loài), sông Vệ (34 loài), sông Côn (43 loài), sông Ba (48 loài), sông Cái
(25 loài); Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến,
Hứa Bạch Loan (1992): Thành phần loài cá sông: sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm
Cỏ, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai (255 loài) [4], [9], [12], [47].
Hai công trình mang tính tổng hợp những kết quả nghiên cứu của các thời kỳ
trước được công bố là: “Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của
Mai Đình Yên (1978) đã lập danh mục, mô tả chi tiết, lập khóa định loại, đặc điểm
phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài cá nước ngọt ở miền Bắc nước ta và “Định
loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” do Mai Đình Yên cùng các cộng sự Nguyễn
Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan (1992) gồm 255
loài cá ở Nam Bộ Việt Nam [47].
Những kết quả đã nghiên cứu về đặc tính sinh học của cá phải kể đến các
công trình của các tác giả: Võ Văn Phú và Đặng Thị Diệu Tâm (1978): Đặc tính
sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế ở đầm phá Thừa Thiên Huế [19];
Nguyễn Duy Hoan (1979): Đặc điểm sinh học của cá Quả (Ophiocephalus striatus);

Dương Tuấn (1979): Đặc điểm thành phần loài khu hệ cá đầm Châu Trúc (39 loài);
Hoàng Đức Đạt, Võ Văn Phú (1980): Dẫn liệu về đặc tính sinh học của cá Dìa
(Siganus guttatus) ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế; Võ Văn Phú (1991): Dẫn liệu
về đặc tính sinh học của một số loài cá kinh tế ở vùng đầm phá, tỉnh thừa Thiên Huế
[21]; Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực (1994): Thành phần loài của một số thuỷ
vực ở Tây Nguyên (82 loài); Võ Văn Phú (1994): Dẫn liệu về đặc tính sinh học của
cá Căng bốn sọc (Pelates quadrilineatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế
[23]; Võ Văn Phú (1995): Khu hệ cá và đặc điểm sinh học của 10 loài cá kinh tế ở

6

hệ đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế (Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ Sinh học, trường đại
học Tổng hợp Hà Nội) [24]; Võ Văn Phú, Đặng Thị Thu Hiền, Phan Văn Cư
(1996): Đặc điểm sinh học của cá Món gai dài (Gerres filamentosus Cuvier) ở hệ
đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế; Vũ Trung Tạng (1997): Thành phần các loài cá ở
đầm Trà Ồ và sự biến đổi của nó liên quan tới diễn thế của đầm; Nguyễn Duy Chinh
và Võ Văn Phú (1998): Sức sinh sản của cá Rô phi vằn đơn tính trong ao nuôi ở
vùng Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế; Sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống
cá Sặc Rằn (Trichogaster pertoralis Regan) của Lê Như Xuân và Nguyễn Trọng
Nho (1999); Đặc tính sinh sản của cá Dầy (Cyprinus centralus) của Võ Văn Phú và
Hồ Thị Hồng (2001) [25]; Nguyễn Thị Thu Hoè (2001): Điều tra khu hệ cá một số
sông suối Tây Nguyên; Tác dụng của 17α – Hydroxy – 20β – Dihydroprogesteron
(17,20p) lên sự chín và rụng trứng in vivo của cá Trôi Ấn Độ (Labeo rohita) của Lê
Văn Dân, Nguyễn Tường Anh và Võ Văn Phú (2007) [7]. Nguyễn Phi Nam, Lê
Đức Ngoan, Lê Văn Dân (2007): Kết quả bước đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá
Dầy (Cyprinus centralus) [17].
Một công trình có tính chất tổng kết các kết quả nghiên cứu cá từ trước đến
nay là: “Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam” của Bộ Thuỷ Sản (1996), kết quả đã thống
kê khu hệ cá nước ngọt Việt Nam gồm 544 loài, 228 giống, 57 họ và 18 bộ khác
nhau. Đặc trưng phân bố theo vùng như sau: Bắc bộ 226 loài, Bắc Trung bộ 140

loài, Nam Trung bộ 120 loài và Nam bộ 306 loài. Cá kinh tế có 97 loài, trong đó
Bắc bộ 52 loài, Bắc Trung bộ 28 loài, Nam Trung bộ 20 loài và Nam bộ 44 loài [4].
Các công trình tổng hợp những kết quả nghiên cứu của các thời kỳ trước được công
bố là:
“Định loại cá nước ngọt phía Bắc Việt Nam” của Mai Đình Yên (1978) đã
lập danh mục, mô tả chi tiết, lập khoá định loại, đặc điểm phân bố và ý nghĩa kinh
tế của 201 loài cá ở miền Bắc nước ta [47].
“Định loại cá nước ngọt Nam Bộ” do Mai Đình Yên chủ biên và các cộng sự
Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan (1992)
thực hiện, đã thống kê chi tiết 255 loài cá ở Nam Bộ Việt Nam [50].

7

“Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long” của Trương Thị
Hoa và Trần Thị Thu Hương (1983) gồm 173 loài.
Phân loại cá của Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005) gồm 1.027 loài.
Đây là các công trình đầy đủ nhất hiện nay về hai khu hệ cá miền Bắc và cá
miền Nam nước ta.
Các công trình nghiên cứu nói trên là những tư liệu chính về phân loại, sinh
học, sinh thái của của các loài cá kinh tế nội địa của Việt Nam. Trong đó các tác giả
không những quan tâm nghiên cứu đến phân loại, sinh học, sinh thái, sinh sản mà
còn quan tâm đến bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường.
1.3. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt ở Quảng Nam
Đến nay các công trình nghiên cứu về cá ở Nam Trung Bộ nói chung và
Quảng Nam nói riêng còn hạn chế. Từ năm 1981, các tác giả Mai Đình Yên và
Nguyễn Hữu Dực đã tiến hành điều tra các loài cá nước ngọt ở các tỉnh ven biển
Nam Trung Bộ. Lưu vực sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam là một trong số 7
vực nước được các tác giả điều tra, nghiên cứu về thành phần loài, sinh thái học các
loài cá kinh tế, nghề cá,… Đến năm 1991, Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực công
bố thành phần loài ở sông Thu Bồn gồm 53 loài [49].

Năm 1995, một công trình nghiên cứu về cá có liên quan đến Quảng Nam đã
được Nguyễn Hữu Dực tiến hành: “Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Nam
Trung Bộ Việt Nam”. Tác giả đã công bố thành phần loài cá sông Thu Bồn gồm 85
loài, so với trước đó (1991) thì thành phần loài cá sông Thu Bồn được bổ sung thêm
32 loài. Những năm tiếp theo công tác nghiên cứu về cá ở Quảng Nam bị gián đoạn
[9].
Năm 2004, Vũ Thị Phương Anh và Võ Văn Phú công bố thành phần loài cá
ở hồ Phú Ninh gồm 71 loài, nằm trong 49 giống, thuộc 19 họ của 9 bộ khác nhau.
Đồng thời các tác giả đã xác định được 10 loài cá có số lượng nhiều, khai thác cho
sản lượng cao, thịt thơm ngon, được xem là đối tượng cá kinh tế, trong đó có cá
Thát lát - Notopterus notopterus (Pallas, 1769) [ 1].

8

Năm 2005, Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú, Nguyễn Hoàng Tân đã công
bố thành phần loài cá ở sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam với 83 loài, nằm trong 59
giống, thuộc 10 bộ khác nhau, trong đó có bộ cá Vược (Perciformes) chiếm ưu thế
về thành phần họ, giống và loài [2].
Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung, Hoàng Đức Huy (2009), đã công bố thành
phần loài động vật không xương sống ở Hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam có 36 loài
động vật nổi và 5 dạng ấu trùng thuộc 23 giống của 11 họ và 6 bộ; 28 loài động vật
đáy [27].
Từ năm 2007 – 2009, Võ Văn Phú và cộng sự đã nghiên cứu và công bố
thành phần loài cá ở Hồ Phú Ninh gồm 114 loài cá, nằm trong 9 bộ, 22 họ và 72
giống, đồng thời nhóm tác giả đã xác định được 16 loài cá có giá trị kinh tế tại lưu
vực hồ Phú Ninh, thuộc 13 giống, 5 họ, 4 bộ. Đặc biệt cũng đã xác định được 5 loài
cá quí hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam (2007). Thành phần thủy sinh vật hồ
Phú Ninh cũng đã được nhóm tác giả đã xác định được 147 loài thực vật nổi thuộc 6
ngành và 36 loài động vật nổi và 5 dạng ấu trùng [28].
Các công trình nghiên cứu cá ở Quảng Nam nói chung và hồ Phú Ninh nói

riêng chưa nhiều, chủ yếu tập trung nghiên cứu đa dạng sinh học thành phần loài,
còn đặc điểm sinh học sinh sản các loài cá có giá trị kinh tế chưa được quan tâm
đúng mức. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần vào nghiên cứu
sinh học loài cá Thát lát, một loài cá kinh tế quan trọng của vùng hồ. Trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp khai thác hợp lý, phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản và
bảo tồn tính đa dạng sinh học các loài sinh vật ở hồ Phú Ninh.
1.4. Hiện trạng về điều kiện sinh thái hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
1.4.1. Vị trí địa lý, địa hình
Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền Trung, mang đặc điểm chung cơ bản
của khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Tuy nhiên địa hình Quảng Nam rất phức
tạp, có đầy đủ các dạng núi cao, đồi núi Trung du, đồng bằng, bãi cát ven biển và
đầm hồ. Trong đó các vùng núi cao và dốc chủ yếu tập trung thành một vùng rộng
lớn ở phía Tây, chạy theo hường Tây Bắc - Đông Nam, và một phần nhỏ còn lại là

9

đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc ven biển. Quảng Nam nằm trên trục giao thông chính
của cả nước về đường sắt, đường bộ, đường hàng không và đường thủy nên rất
thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế phát triển kinh tế, xã hội, có tầm quan
trọng trong an ninh, quốc phòng. Tọa độ địa lý từ 14
0
57

10

đến 16
0
03

50


vĩ độ
Bắc, 107
0
12

40

đến 108
0
44

20

kinh độ Đông [32].
Hồ chứa Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm trong tọa độ địa lý từ
108
0
23

53
’’
đến 108
0
35

33
’’
kinh Đông và 15
0

18

20
’’
đến 15
0
30

33
’’
vĩ độ Bắc, cách
thành phố Tam Kỳ 7 km về phía Tây. Lưu vực hồ với tổng diện tích tự nhiên 23.409
ha, trong đó có 71,6% diện tích lưu vực thuộc các xã Tam Trà, Tam Sơn và một
phần Tam Mỹ, Tam Xuân của huyện Núi Thành, 28,4% còn lại nằm ở xã Tam Thái,
Tam Dân của huyện Phú Ninh [6]. Ranh giới của hồ cụ thể như sau:
+ Phía Đông giáp các xã Tam Mỹ, Tam Xuân, Tam Anh của huyện Núi
Thành.
+ Phía Bắc giáp các xã Tam Thái, Tam Dân của huyện Phú Ninh.
+ Phía Tây giáp xã Tam Lãnh của huyện Phú Ninh, xã Trà Đông, Trà Liên
của huyện Trà My.
+ Phía Nam giáp với tỉnh Quảng Ngãi
Lưu vực hồ Phú Ninh có địa hình từ núi thấp đến thung lũng. Núi thấp tập
trung ở xã Tam Trà, Tam Mỹ, với độ cao từ 100 - 139 m, độ dốc từ 16
0
- 45
0
, diện
tích là 6.980 ha chiếm tỷ lệ 35,33%. Đây là vùng xung yếu đầu nguồn của sông
Quán đổ nước về hồ Phú Ninh. Vùng hạ lưu ven hồ với địa hình đồi dạng bát úp,
lượn sóng, độ cao từ 40 - 410 m, độ dốc từ 11

0
đến 25
0
, diện tích là 9.341 ha, chiếm
45,99% gồm tất cả các xã trong lưu vực. Nằm giữa các dãy núi, đồi Tam Trà, Tam
Mỹ, Tam Sơn, Tam Lãnh có những thung lũng, nơi sinh sống của nhân dân các xã
này, độ cao dưới 50 m, độ dốc dưới 8
0
, diện tích 3.488 ha chiếm 18,7% so với diện
tích lưu vực vùng hồ. Đồi núi lưu vực hồ Phú Ninh bị chia cắt mạnh bởi rất nhiều
khe suối dẫn đến địa thế hiểm trở. Cấu tạo địa hình có dạng bề mặt rất lõm, độ dốc
hai bên lòng sông ở thượng lưu thay đổi từ 21-33%, trung bình là 27%, vùng hạ lưu
với độ dốc 7-20%. Ngoài ra trên diện tích mặt nước lòng hồ Phú Ninh còn có 30

10

đảo và nhiều bán nhỏ. Trên các đảo đó, nếu được đầu tư để nuôi chim, thú, trồng
cây cảnh tạo ra điểm du lịch sinh thái rất nhiều triển vọng của tỉnh [28], [32].
1.4.2. Điều kiện khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình của khí hậu khu
vực duyên hải Nam Trung bộ, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, ít chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc.
1.4.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,7
o
C, tổng nhiệt độ năm trên 9.500
o
C. Về
mùa Hè nhiệt độ thường lên rất cao và kéo dài từ tháng V đến tháng XI, là thời kỳ
nóng nhất trong năm với nhiệt độ trung bình khoảng 29,7

o
C. Trong mùa Đông tháng
I là tháng lạnh nhất, những ngày có gió mùa Đông Bắc tràn về, nhiệt độ trung bình
ngày có thể dưới 18
0
C [6].
1.4.2.2. Chế độ mưa
Lưu vực hồ Phú Ninh nằm đúng vào trung tâm mưa lớn của tỉnh, đặc biệt là
vùng thượng lưu sông Tam Kỳ (thuộc sườn Đông của dãy núi cao phía Tây Nam
tỉnh), có lượng mưa năm bình quân xấp xỉ 4.000 mm/năm. Lượng mưa trung bình ở
lưu vực hồ Phú Ninh là 3.500 mm/năm, trong khi đó lượng mưa trung bình hàng
năm của tỉnh chỉ trên 2.600 mm/năm [6].
1.4.2.3. Chế độ nắng
Tổng số giờ nắng 2.153 giờ, lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm dao
động trong khoảng từ 130 - 170 kcal/cm
2
/năm. Bức xạ lên cao trong suốt thời kỳ
Xuân - Hè. Cực
đại rơi vào khoảng tháng IV hoặc V với 500 - 550
kcal/cm
2
/ngày, cực
tiểu vào tháng XII là 250 - 300 cal/cm
2
/ngày [6].
1.4.3. Đặc tính thủy lí, thủy hóa của hồ Phú Ninh
Lưu vực hồ Phú Ninh thuộc vùng đa hợp thủy. Ở phía Nam lưu vực có hai
chi lưu của sông Quán, xuất phát từ các dãy núi cao đó là Xuân Bình (chảy theo
hướng Tây Nam – Đông Bắc) và Tứ Chánh (chảy theo hướng Đông Nam – Tây
Bắc), cuối vùng thượng nguồn hai chi lưu này hợp lại với nhau và chảy theo hướng

Đông Nam –

11

Tây Bắc đổ về hồ Phú Ninh. Ở phía Đông Nam có chi lưu Đức Phú xuất phát
từ dãy núi Lao Sơn, Ganh Soa, Hòn Góp đổ về hồ Phú Ninh theo hướng Đông Nam
- Tây Bắc. Vùng hạ lưu sông Quán và ven hồ còn có nhiều khe suối lớn nhỏ xuất
phát từ các dãy núi, đồi của xã Tam Sơn, Tam Lãnh, Tam Xuân, Tam Dân, Tam
Thái đổ về hạ lưu sông Quán và hồ Phú Ninh.
Mặt nước hồ Phú Ninh có diện tích 36 km
2
ứng với cao trình 32m, dung tích
nước của hồ là 344.10
6
m
3
. Diện tích mặt nước ở cao trình tối thiểu 20,65m là
7,2km
2
, dung tích hồ còn 70,2.10
5
m
3
và mặt nước ở cao trình tối đa là 40km
2
, dung
tích hồ là 427.10
6
m
3

nước. Hồ vừa sâu, vừa rộng, thời gian tồn lưu nước ngắn,
lượng trầm tích bồi lắng nhanh và nhiều hơn hồ tự nhiên do vùng lưu vực rộng lớn,
chế độ thủy học biến đổi theo mùa rất rõ và phức tạp. Chính vì vậy mà đặc tính thủy
sinh vật ở đây rất khác với hồ tự nhiên cả về định tính lẫn định lượng. Hồ Phú Ninh
thường có sự trao đổi nước giữa tầng mặt và tầng đáy khi xảy ra sự đối lưu, phân
tầng giữa các yếu tố môi trường, tạo nên sự xáo trộn về điều kiện sinh thái và dinh
dưỡng, kích thích cho sinh vật phát triển.
Các yếu tố thuỷ lý hoá của hồ Phú Ninh là [32]:
- PH: 7,8
- DO : 9,7 mg/l
- Độ cứng: 12
oH

- Độ kiềm: 28 mg CaCO
3
/lít
- Sắt tổng số: 0,1 mg/l
- Cặn lơ lửng: 0,5 mg/
- Độ dẫn điện: 67,5
1.4.4. Điều kiện kinh tế, xã hội
Hồ Phú Ninh được hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1986, giữ vai trò quan
trọng trong việc điều tiết dòng chảy của sông ngòi, hạn chế lũ lụt trong mùa mưa và
tăng cường khả năng cung cấp nước cho hoạt động nông nghiệp vào mùa khô.
Hồ Phú Ninh có nhiệm vụ điều hòa nước để cung cấp nước tưới cho khoảng
23.000 ha đất nông nghiệp thuộc thành phố Tam Kỳ, huyện Phú Ninh, Thăng Bình
và một phần huyện Quế Sơn. Hồ có tác dụng giảm lũ quét qua vùng, nâng cao mực
nước ngầm, làm cho các giếng của người dân trong vùng không cạn vào mùa khô,
đồng thời hồ cũng là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư sống trong vùng và

12


thành phố Tam Kỳ (15.000 m
3
/ngày đêm). Tại hồ Phú Ninh có nhà máy thủy điện
nhỏ, công suất 2.000 KW. Chế độ vận hành không ổn định, phụ thuộc vào mực
nước hồ và chế độ tưới tiêu của thủy lợi. Trong lòng hồ, gần thung lũng Chấp Trà
có mỏ nước khoáng tự nhiên, chứa nhiều nguyên tố hữu ích cho việc chữa bệnh,
tiêu hóa, phục hồi và tăng cường sức khỏe.
Do có điều kiện môi trường thuận lợi là diện tích mặt nước hồ rộng, rất thích
hợp cho các loài cá nước ngọt. Nguồn lợi cá ở hồ Phú Ninh bao gồm cá tự nhiên và
nuôi thả (chủ yếu là họ cá Chép). Sản lượng cá khai thác trung bình hàng năm
tương đối cao từ 25 - 40 tấn/năm, sản lượng cá nuôi nước ngọt 70 tấn/năm. Ngoài
ra, hồ Phú Ninh còn là khu du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh.
Toàn bộ lưu vực hồ Phú Ninh có 8 xã, tuy nhiên cần tập trung quan tâm đến
3 xã nằm ở hạ lưu ven lòng hồ Phú Ninh, bao gồm: xã Tam Thạnh, Tam Sơn (huyện
núi Thành), xã Tam Lãnh (thành phố Tam Kỳ). Dân số 3 xã Tam Thạnh, Tam Sơn
và Tam Lãnh hiện đang định cư sinh sống ven hồ Phú Ninh có 1.735 hộ, 7.115
khẩu, tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,1%. Tổng lao động: 2.274 người,
trong đó lao động nông nghiệp 2.045 người chiếm tỷ lệ 90%, lao động lâm nghiệp
56 người chiếm 2,5%, còn lại là lao động ngành nghề và lao động khác 173 người
chiếm 7,5% [6]. Nhìn chung, dân cư ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông với
phương thức canh tác còn lạc hậu, nên năng suất thu được thấp. Bên cạnh đó người
dân còn làm nghề lâm nghiệp, đánh bắt thủy sản quanh hồ. Tuy nhiên, đời sống của
nhân dân trong vùng chưa cao, bình quân lương thực và thu nhập hàng năm rất thấp.
Gần đây một số hộ dân trong vùng đã có chiều hướng chuyển sang phát triển kinh tế
vườn rừng, song gặp không ít khó khăn về vốn và giống.

13

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cá Thát lát - Notopterus notopterus (Pallas, 1769)
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009
- Địa điểm: Hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
2.3. Sơ đồ khối thực hiện
















2.4. Tìm hiểu hiện trạng về điều kiện sinh thái hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Tham khảo, thu thập tài liệu và thông tin về điều kiện sinh thái Quảng Nam
và khu vực hồ Phú Ninh.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Thát lát
Kiểm tra

phân loại
Chỉ tiêu
hình thái,
phân bố
Chỉ tiêu
sinh trưởng,
dinh dưỡng
Chỉ tiêu
sinh sản
Các số liệu cơ bản về đặc điểm sinh học của cá Thát lát
Giải pháp bảo vệ và phát triển đối tượng cá Thát lát tại hồ Phú Ninh

14

2.5. Phương pháp thu mẫu
Trong thời gian nghiên cứu, mỗi tháng chúng tôi đi thực địa 2 đợt vào những
ngày đầu và giữa của tháng. Mẫu cá được thu bằng nhiều cách khác nhau: Trực tiếp
theo đội đánh bắt của Trung tâm giống Thủy sản nước ngọt tỉnh Quảng Nam, mua
từ những người dân đánh bắt cá tại khu vực hồ Phú Ninh. Mẫu thu ngẫu nhiên nhằm
đại diện cho quần thể cá đánh bắt tự nhiên trong thời gian đó.
2.6. Phương pháp nghiên cứu
2.6.1. Các chỉ tiêu về hình thái, phân loại cá Thát lát
Quan sát mô tả các hình thái bên ngoài của cá, đo đếm các chỉ tiêu phân loại
dựa vào tài liệu hướng dẫn nghiên cứu cá của P.I. Pravdin (1973) và đối chiếu với
sách định loại cá của Mai Đình Yên (1978), Nguyễn Văn Hảo (2001).
+ Các chỉ số đo:
L: Chiều dài toàn thân tính từ mút mõm đến tận cùng vây đuôi (mm).
SL: Chiều dài kinh tế đến hết phần phủ vẩy của thuỳ đuôi cá (mm).
BD: Chiều cao lớn nhất thân cá (mm).
HL: Chiều dài đầu, từ mút mõm đến cuối xương nắp mang (mm).

+ Các chỉ số đếm:
Đếm số lượng gai cứng và tia vây: D (Dosalis): Vây lưng; A (Analis): Vây
hậu môn; C (Caudalis): Vây đuôi; P (Pectolalis): Vây ngực; V (Ventralis): Vây
bụng.
+ Xác định khối lượng cá bằng cách cân có độ chính xác đến gram.
+ Xác định kích thước cá bằng cách đo có độ chính xác đến milimet.
2.6.2. Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá
2.6.2.1. Xác định tuổi cá: 120 mẫu
Tuổi cá được xác định bằng cách lấy vẩy ở phía dưới vây lưng và phía trên
đường bên của cá, vùng bụng bên dưới đường bên để chọn lựa vùng lấy vẩy tối ưu
nhất cho các lần thu mẫu tiếp sau. Mẫu vẩy quan sát được ngâm trong dung dịch
NaOH 4% để tẩy mỡ, các chất bẩn hay sắc tố bám trên vẩy sao cho chỉ còn lại vẩy

15

cá trong suốt. Rửa sạch bằng nước, lau khô, quan sát vòng năm bằng kính hiển vi ở
độ phòng đại 40 lần.
2.6.2.2. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá: 352 mẫu
Dựa vào số đo chiều dài và khối lượng thực tế của cá qua các tháng thu mẫu
để tính mối tương quan theo phương trình của R. J. H Berverton – S. J Holt (1956):
W = a. L
b
Trong đó W : Khối lượng toàn thân của cá (g)
L : Chiều dài toàn thân cá (cm)
a, b: Các hệ số tương quan
Các hệ số a, b được dựa trên phương trình toán học thực nghiệm và kết quả
thực tế.
2.6.3. Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá: 120mẫu/3nhóm kích thước
Để xác định thành phần thức ăn của cá Thát lát, chúng tôi tiến hành chia mẫu
cá theo 3 nhóm kích thước dựa trên chiều dài của cá lớn nhất và nhỏ nhất thu được:

50 – 150mm (nhóm nhỏ); 151 - 250m (nhóm vừa); 251 - 350mm (nhóm lớn).
2.6.3.1. Xác định thành phần thức ăn
Chúng tôi mổ cá, thức ăn được tách khỏi dạ dày, ruột theo từng nhóm kích
thước. Mẫu ruột thu được cố định trong formalin 4%, sau đó ngâm trong NaOH
10% 2 - 4 giờ. Sau đó làm tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi. Sử dụng khóa
phân loại thực vật bậc thấp, động vật không xương sống thủy sinh để định loại.
Đếm số thức ăn để xác định tần số xuất hiện và mức độ tiêu hóa thức ăn [31],[45].
2.6.3.2. Xác định cường độ bắt mồi của cá
Dựa vào độ no dạ dày và ruột của cá theo thang 5 bậc (từ bậc 0 đến bậc 4)
của Lebedep [20], [29].
2.6.3.3. Xác định hệ số béo
Sử dụng cả hai phương pháp của Fulton (1902) và Clark (1928) để xác định
hệ số béo của cá [20], [29].
Q = W.100/L
3
(Fulton, 1902) và Q
0
= W
0
.100/L
3
(Clark, 1928)
Trong đó: W,W
0
là khối lượng toàn thân và khối lượng bỏ nội quan của cá (g).

16

L : là chiều dài của cá đo từ mút mõn đến hết tia vây đuôi dài nhất (mm).
2.6.4. Nghiên cứu sinh sản của cá: 352 mẫu

2.6.4.1. Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục
Xác định sơ bộ các giai đoạn chín muồi tuyến sinh dục của cá theo thang 6
bậc của K. A. Kiselevich (1923) và bằng tổ chức học theo thang 6 giai đoạn của
O.F. Xakun và N. A.Buskaia (1982) [45]. Trên cơ sở đó, đánh giá được thời gian đẻ
trứng của cá.
2.6.4.2. Mùa vụ sinh sản
Giải phẩu tuyến sinh dục để quan sát sự phát triển của buồng trứng theo thời
gian, dựa vào hệ số thành thục từ đó có thể phán đoán và biết được mùa vụ sinh sản.
2.6.4.3. Xác định sức sinh sản
Cân khối lượng buồng trứng giai đoạn IV, lấy mẫu ở 3 vùng khác nhau trên
chiều dài tuyến sinh dục để tiến hành đếm trứng. Số lượng trứng có trong buồng
trứng là sức sinh sản tuyệt đối của cá. Cần đếm lập lại nhiều lần số trứng ở 3 vùng
trên 1 đơn vị khối lượng bằng buồng đếm động vật để có kết quả chính xác. Dựa
vào sức sinh sản tuyệt đối, tính được sức sinh sản tương đối là số lượng trứng trên
một đơn vị khối lượng cơ thể.
Sức sinh sản tương đối: s = S/W (số trứng/gam)
Trong đó : s là sức sinh sản tương đối (trứng/g)
S: sức sinh sản tuyệt đối (tế bào trứng)
W: trọng lượng thân cá.
2.6.4.4. Hệ số thành thục
K(%) = W
tsd
/ W
0
x 100(%)
Trong đó: K: hệ số thành thục
W
0
: Khối lượng cá bỏ nội quan (g)
W

tsd
: Khối lượng tuyến sinh dục (g)
2.6.4.5. Nghiên cứu tổ chức học bằng cách đúc, cắt và nhuộm mẫu tiêu bản
tuyến sinh dục cá (theo Heidenhai)

17

Buồng trứng nhuộm kép bằng Hematoxylin – Eosin, còn tinh sào nhuộm kép
bằng Hematoxylin – sắt. Đọc tiêu bản để xác định các giai đoạn chín muồi của
tuyến sinh dục.
2.6.4.6. Xác định kích thước đường kính trứng
Đo đường kính của 164 trứng đã thành thục giai đoạn IV ở các nhóm tuổi cá
khác nhau bằng trắc vi thị kính.
2.6.5. Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi đối tượng cá Thát lát
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê Microfot office
Excel.
- Tính giá trị trung bình:



n
i
Xi
n
X
1
1

- Độ lệch chuẩn:



 





n
i
n
n
XXi
1
2
1


- Sai số tiêu chuẩn: m = 
n
/n

18

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm hình thái phân loại của cá Thát lát
3.1.1. Đặc điểm hình thái
Chúng tôi tiến hành thu mẫu và kiểm tra phân tích các chỉ tiêu hình thái của
30 mẫu cá Thát lát khai thác tại hồ Phú Ninh, kết quả thể hiện ở bảng 3.1


Hình 3.1. Hình thái ngoài của cá Thát lát
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hình thái của cá Thát lát (n = 30 mẫu)

STT Các chỉ tiêu hình thái Trung bình
1 Chiều dài thân L (mm) 189,4 ± 42,7
2 Chiều dài kinh tế L
0
(mm) 156,1 ± 31,6
3 Khối lượng thân W (g) 67,1 ± 32,8
4 Chiều cao thân H (mm) 59,1 ± 15,4
5 Chiều dài đầu T (mm) 33,3 ± 15,2
6 Tỷ lệ H/L
0
(%) 37,7 ± 6,0
7 Tỷ lệ T/L
0
(%) 21,0 ± 7,4

Cá Thát lát có thân dẹp bên. Nhìn nghiêng, phía lưng lồi hoặc thấy cong nhẹ.
Mặt lưng dẹp hơn mặt bụng. Toàn thân có phủ vẩy nhỏ, sắp xếp rất đều khó rụng. Nắp
mang trước có 8 -10 hàng vẩy to hơn vẩy ở thân. Lườn bụng có 32 - 35 cặp gai nhọn.

×