Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Các tiêu chuẩn cơ bản về trình bày bản vẽ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.44 KB, 10 trang )

Các tiêu chuẩn cơ bản về trình bày bản vẽ
I- giới thiệu về tcvn và iso
- Tiêu chuẩn là những điều khoản, chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho một (hoặc một nhóm) đối
tượng nhằm đảm bảo thoả mãn các yêu cầu đã đề ra.
- Tiêu chuẩn thường do một tổ chức có đủ khả năng về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ soạn
thảo và đề xuất, sau đó phải được một tổ chức cấp cao hơn xét duyệt và công bố.
- Mỗi nước đều có hệ thống tiêu chuẩn riêng của mình.
- Mỗi tiêu chuẩn đều mang tính pháp lý kỹ thuật ; mọi cán bộ kỹ thuật phải nghiêm túc
áp dụng
•Tiêu chuẩn quốc tế ISO
( International Organization for Standardization )
- Thành lập từ năm 1946
- Phát triển mạnh mẽ về nhiều lĩnh vực
- Việt Nam đã và đang từng bước áp dụng ISO trong một số lĩnh vực.
- Các tiêu chuẩn đều được định kỳ soát xét, bổ sung
II- khổ giấy: Mỗi bản vẽ phải được vẽ trên một khổ giấy qui định gọi là khổ bản vẽ, là
kích thước của tờ giấy sau khi đã xén. TCVN 2-74 quy định những khổ chính trong
ngành cơ khí:
® Khổ A0 kích thước 1189 x 841 mm còn gọi là khổ 44
® Khổ A1 kích thước 594 x 841 mm còn gọi là khổ 24
® Khổ A2 kích thước 594 x 420 mm còn gọi là khổ 22
® Khổ A3 kích thước 297 x 420 mm còn gọi là khổ 12
® Khổ A4 kích thước 297 x 210 mm còn gọi là khổ 11 (Trong đó khổ A4 được gọi là
khổ đơn vị)
* ý nghĩa của ký hiệu khổ: Gồm 2 con số. Số thứ nhất chỉ bội số cạnh dài 297,25mm của
khổ đơn vị; số thứ hai chỉ bội số cạnh ngắn 210.25mm. Tích của 2 con số bằng số lượng của
khổ đơn vị chứa trong khổ giấy đó.
Ngoài ra còn có khổ phụ và khổ đặc biệt, cấu tạo từ khổ đơn vị
1- khung bản vẽ và khung tên: Mỗi bản vẽ đều phải có khung bản vẽ và khung tên
b- Khung tên: Vẽ bằng nét liền đậm và được đặt ở góc phải, phía dưới của bản vẽ. Cạnh dài
của khung tên xác định hướng đường bằng của bản vẽ. Có thể đặt khung tên dọc theo cạnh


dài hoặc cạnh ngắn của khổ giấy, riêng khổ A4 phải đặt theo cạnh ngắn.
Nội dung ghi trong các ô của khung tên:
(1)- “Người vẽ “ (2)- Họ và tên người vẽ (3)- Ngày vẽ (4)- “ Kiểm tra “ (5)- Chữ kí người
kiểm tra (6)- Ngày hoàn thành (7)- Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết (8)- Vật liệu của chi tiết
(9)- Tên trường, khoa, lớp (10)- Tỉ lệ bản vẽ (11)- Kí hiệu bản vẽ
III- tỉ lệ :
Tỉ lệ của bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước
tương ứng đo được trên vật thể
Trong một bản vẽ kỹ thuật, các hình biểu diễn phải vẽ theo các tỉ lệ do TCVN 3-74 quy định.
Cụ thể:
- Tỉ lệ nguyên hình : 1:1
- Tỉ lệ thu nhỏ : 1:2 1:2,5 1:4 1:5 1:10 1:15 1:20 …
- Tỉ lệ phóng to : 2:1 2,5:1 4:1 5:1 10:1 20:1 40:1 …
- Kí hiệu tỉ lệ được ghi ở ô dành riêng trong khung tên của bản vẽ và được viết theo kiểu :
1:1 ; 1:2 ; 2:1 v.v… Còn trong những trường hợp khác phải ghi theo kiểu : TL 1:1 ; TL
1:2 ; TL 2:1 ...
* Chú ý: Dù bản vẽ vẽ theo tỷ lệ nào thì con số kích thước ghi trên bản vẽ vẫn là giá trị thực,
không phụ thuộc vào tỷ lệ.
IV- chữ và số viết trên bản vẽ
Chữ và số viết trên bản vẽ phải rõ ràng, chính xác, không gây nhầm lẫn và được quy định
bởi TCVN 6-85
* Khổ chữ: Là chiều cao h của chữ in hoa. Có các loại khổ: 2,5 ; 3,5 ; 5 ; 7 ; 10 ; 14 ; 20 ;
28 ; 40 ; ... Cho phép dùng khổ > 40 nhưng không được dùng khổ < 2,5.
* Có 2 kiểu chữ: Kiểu A và kiểu B.
Kiểu A: Bề dầy nét chữ = 1/14h (thẳng đứng hoặc nghiêng 750)
Kiểu B: Bề dầy nét chữ = 1/10h (thẳng đứng hoặc nghiêng 750)

V- đường nét
Trên bản vẽ kĩ thuật, các hình biểu diễn của vật thể được tạo thành bởi nhiều loại đường có
tính chất khác nhau. Để phân biệt, chúng phải được vẽ bằng những loại nét vẽ khác nhau,

làm cho bản vẽ thêm sáng sủa và dễ đọc.
TCVN 0008-1993 quy định tên gọi, hình dáng, bề dầy và công dụng của các loại nét vẽ như
sau:

×