Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chương trình thực tập tuyến điểm thành phố hồ chí minh đến củ chi tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.62 KB, 16 trang )

TRƯỜNG NGHIỆP VỤ DU LỊCH VIỆT GIAO
193 Vĩnh Viễn, P.4, Q.10, TP. HCM
  
BÀI THU HOẠCH
TUYẾN ĐIỂM :
CỦ CHI – TÂY NINH
Học viên : NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG
Khóa : VIII A
Giáo viên hướng dẫn : LÊ ĐỨC TÍNH
LỜI MỞ ĐẦU
Trong khoảng một thập niên ngành du lịch ta đã có những bước phát
triển vượt bậc liên tiếp được UNESSCO công nhận nhiều danh lam thắng
cảnh của nước ta. Từ đó nhiều nơi, nhiều địa phương đã và đang đầu tưv ào
ngành mũi nhọn này. Nó đã làm cho mọi người phải nghĩ tới nó như một thứ
thư giãn đầy bổ ích. Vì vậy các cơ quan nhà nước, các ban ngành, cơ quan
quản lý trực thuộc cần phải quan tâm và phát triển vì đây là ngành chủ chốt
nước ta hiện nay. Đặc biệt là các ngành du lịch như : Vũng Tàu – Long Hải,
Tây Ninh – Củ Chi, TP.HCM – Đà Lạt … còn nhiều vùng du lịch chưa
được khai thác và phát triển. Nếu như nhà nước biết cách đầu tư thì ngành du
lịch sẽ mang lại cho chúng ta nói riêng và nhà nước nói chung, những lợi
nhuận không nhỏ về mặt tài chính cũng như tạo công ăn việc làm cho nhiều
người nếu muốn trở thành một hướng dẫn viên đầy triển vọng và chuyên
nghiệp. Đồng thời thu hút du khách nước ngoài vào Việt Nam và họ sẽ hiểu
phong tục, tập quán của người Việt Nam nhát là bản sắc dân tộc ta đã có bề
dày lịch sử 4000 năm lịch sử. Những danh lam thắng cảnh gắn liền với
những câu chuyện truyền thuyết và Tây Ninh Củ Chi là một trong những
vùng dất tiêu biểu, chứng minh cho những điều tôi vừa nói trên. Chính vì thế
mà tuyến điểm du lịch Củ Chi – Tây Ninh là một tuyến điểm quan trọng mà
bất cứ một người hướng dẫn viên nào cũng phải biết. Với tiêu chí “Lý thuyết
đi đôi với thực hành” nhà trường không chỉ dạy cho chúng tôi những kiến
thức suông ở lớp mà vừa qua trường đã tạo điều kiện cho chúng tôi tham


quan thực tế taïi Củ Chi – Tây Ninh. Sau chuyến đi này, kiến thức của chúng
tôi về vùng đất này đã được cũng cố rất nhiều. Đây sẽ là một yếu tố giúp tôi
mai này sẽ tự tin khi có ai đó hỏi chúng tôi về nơi này. Sau cùng, tôi xin
chân thành cảm ơn nhà trường, quý thầy cô và đặc biệt là thầy Tính, giáo
viên môn tuyến điểm và thầy Kiệt giáo viên chủ nhiệm đã tận tình hướng
dẫn chúng tôi để chúng tôi có thể hoàn thành tốt đẹp chuyến đi tham quan
hoâm nay.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Phượng
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
DU LỊCH TÂY NINH VỚI CẢ NƯỚC
Nằm trong sự phát triển chung của Du lịch cả nước, phải kể đến sự định
hướng đúng đắn và việc mạnh dạn đầu tư vào một số điểm du lịch tiêu biểu trên
địa bàn của UBND tỉnh và Công ty du lịch Tây Ninh. Một trong những điểm du
lịch được UBND tỉnh chú ý đầu tư phát triển là khu di tích Bời Lời nằm cách Bến
Dược và địa đạo Củ Chi 8km về phía Tây. Từ năm 1998 Tây Ninh đã đầu tư 3 tỷ
đồng vào việc khôi phục phải tái tạo một số hạn mục công trình cơ bản tại di tích
căn cứ Bời Lời bao gồm : Căn cứ Trung Ương cục miền Nam, căn cứ Chính phủ
cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, chiến khu D.
Một điểm du lịch khác của Tây Ninh là du di ti`ch lịch sử núi Bà Đen cũng
được chú trọng phát triển. Ngoài hệ thống xe điện cáp treo đã phục vụ an toàn cho
hơn một trăm triệu lượt khách. Công ty du lịch Tây Ninh đã đầu tư vào một số
công trình như nhà bảo tàng lịch sử núi Bà Đen hệ thống phun sương pháo hoa
đèn, cầu treo nối các khu lên núi. Mở rộng nâng cấp đường lên núi. Việc đầu tư
này thể hiện quyết tâm của du lịch Tây Ninh trong việc đưa công nghệ mới vào
hoạt động kinh doanh du lịch tạo ra cho du lịch Tây Minh một thế mạnh mới đủ
sức thu hút khách trong và ngoài nước. Từng bước đưa du lịch trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TUYẾN ĐIỂM :
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÂY NINH – CỦ CHI
Lịch trình tuyến điểm :
- 5h45’ : Tập trung lên xe và khởi hành từ trường.
- 7h : Ăn sáng tại Trảng Bàng – 7’40 đi
- 8h40’ : chinh phục núi Bà Đen bằng cáp treo – 10h’55 rời núi
- 11h30’ : Xem lễ tại tòa thành Tây Ninh
- 12h20’ : Ăn cơm tại tòa thánh Tây Ninh
- 12h55’ : Xe khởi hành về Củ Chi – 2h15’ đến địa đạo
- 2h25’ : Tham quan Củ Chi. Xem phim tư liệu tìm hiểu về vùng “Đất
thép thành đồng” khám phá địa đạo, tham quan bếp Hoàng Cầm, thưởng
thức khoai mì chấm muối mè, viếng đền tưởng niệm Bến Dược
- 16h’ : Rời Củ Chi khởi hành về trường.
- 17h35’ : Về đến trường kết thúc chuyến tham quan.
Sau những tháng ngồi học trên ghế nhà trường thì chuyến đi thực tế đầu tiên
của khóa VIII-A chúng tôi đã được thực hiện, mà địa điểm dừng chân đó là Củ Chi
– Tây Ninh với thời gian 1 ngày.
Ngày 10/5/2005, tôi tỉnh giấc lúc 4h30, sau thời gian chuẩn bị thì tôi đến tại
trường Việt Giao số 193 Vĩnh Viễn phường 4, quận 10 đó là nơi tôi đang theo học
ngành hướng dẫn viên du lịch, và cũng là nơi mà các bạn tôi tập hợp để thực hiện
chuyến đi thực tế đầu tiên. Tôi đến trường lúc 5h các bạn cũng đã đến nhưng chưa
đầy đủ có người thì vác nước lên xe người thì vào trường đển chọn nón cho các
bạn trên xe. Vào lúc 5h30 chúng tôi lên xe hôm đó tôi ngồi haøng thứ 7 từ dưới
đếm lên và ngồi cạnh tôi là bạn học cùng lớp với tôi tên Trúc. Sau khi lên xe thầy
Tính người quản lý lớp của chúng tôi bắt đầu điểm danh nhưng vẫn còn vắng vài
bạn, đến 5h35 xe chung tôi lăn bánh. Trên xe chúng tôi ngoài thầy Tính còn có bác
tài xế Hùng và một phụ xế tên An. Từ cổng trường Nghiệp vụ Du lịch Việt Giao
trên đường Vĩnh viễn xe chúng tôi lăn bánh về hướng đường Nguyễn Tri Phương.
Từ Nguyễn Tri Phương xe chúng tôi tiếp tục đi thẳng về Tô Hiến Thành và Lý
Thường Kiệt. Từ đây rẽ phải vào Lý Thường Kiệt chúng tôi bắt đầu nhìn thấy cổng
trường Đại Học Bách Khoa, đây là ngôi trường nằm trong hệ thống Đại Học Quốc

Gia TP. HCM và cũng là ngôi trường lớn nhất nằm trong Thành Phố mang tên
Bác. Dọc theo tuyến đường này chúng tôi qua rất nhiều nơi trong đó có siêu thị mà
vừa được đưa vào sinh hoạt đó là CMC
Đến với siêu thị này mọi người có thể tìm thấy nhiều vật dụng cần thiết cho
gia đình cũng như ngôi nhà của họ. Với hệ thống siêu thị hiện đại với đội ngũ phục
vụ nhiệt tình và am hiểu vì CMC luôn là sự lựa chọn đúng đắn cho mọi khách
hàng. Qua khỏi sieâu thị một khoảng thì bên trái chúng tôi là chợ Tân Bình đây là
một chợ chuyên mua bán về các phụ liêu may mặc và đây còn là một chợ có lịch
sử lâu đời tại TP. HCM. Sau khi đến cuối đường Lý Thường Kiệt chúng tôi đi
ngang qua một bệnh viện cũng khá quan trọng đó là bệnh viện Thống Nhất. Trước
1975 bà Nguyễn Thị Mai Anh là vợ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vì muốn
xây một bệnh viện nên đã đứng ra tổ chức một hội chợ dự định trong 7 ngày để
quyên góp tiền xây dựng bệnh viện nhưng dưới sự viện trợ của Cộng Hòa Liên
Bang Đức thì trong 3 ngày số tiền quyên góp đã đủ. Ban đầu bệnh viện có tên là
“Vì Dân” vì nó nhằm phục vụ chop nhân dân là chính. Nhưng đến 1975 Bệnh viện
được thành lập ngày 1/11/1975 – 11/5/1978, bệnh viện được bộ quốc phòng quản
lý với tên là “Quân Y Viện Thống Nhất” 25/3/1978 Thủ tướng chính phủ ra quyết
định chuyển giao bệnh viện Thống Nhất sang cho bộ Y Tế quản lý. Do phó thủ
tướng Phạm Hùng ký ngày 11/5/1978 bộ trưởng Y Tế là bác sĩ Vũ Văn Cẩn tiếp
nhận và đổi tên là bệnh viện Thống Nhất ngày nay. Vừa qua khỏi bệnh viện Thống
Nhất xe đưa chúng tôi đến ngã tư Bảy Hiền là ngã tư thật ra nó là nơi giao nhau
của bốn con đường Cách Mạng Tháng Tám và đối diện với nó là con đường
Trường Chinh và đường Lý Thường Kiệt. Trước đây đường Cách Mạng Tháng
Tám kéo dài cho đến ngã 3 Bà Quẹo nhưng vào năm 2003 vừa rồi đường Cách
mạng Tháng Tám đó đổi tên thành đường Trường Chinh và đường Trường Chinh
được nối dài cho đến ngã tư An Sương. Sau khi đi qua ngã tư Bảy Hiền đến với
đường Hoàng Văn Thụ đi tiếp theo con đường Hoàng Văn Thụ chúng tôi đã đi qua
một cái vòng xoay đó chính là vòng xoay Lăn Cha Cả. Cha Cả là một người Pháp
tên thật là Pig neaude be haine và có tên Việt Nam là Bá Đa Lộc. Ông là một giám
mục giữ một vị trí quan trọng vào thời Nguyễn Ánh. Sau khi qua đời 9/10/1799 tại

Quy Nhơn. Nguyễn Ánh đã truy phong ông làm Thái Tử, và cho thuyền chở thi hài
ông về Gia Định chôn cất xây lăng. Nơi chôn cất và xây lăng là nơi giao nhau giữa
2 con đường Hoàng Văn Thụ và Lê Văn Sỹ ngày nay. Lăng lợp ngối đỏ, cột gỗ,
vách ván có tường gạch bao quanh. Trước lăng Nguyễn Ánh cho xây dựng tấm bia
ghi về cuộc đời của ông. Sau năm 1975 khu lăng mộ này bị giải tỏa. Nhưng cái tên
Lăng Cha cả vẫn được người dân sử dụng như một địa danh để chỉ về khu Lăng
mộ của ông. Qua vòng xoay Lăng Cha Cả xe chúng tôi lại tiếp tục lăn bánh vào
đường Cộng Hòa. Người bạn thứ ba thuyết trình về Sân Bay Tân Sơn Nhất được
bắt đầu theo lời giới thiệu của bạn thì Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những
sân bay lớn nhất của cả nước với diện tích khoảng 1400 ha. Đạt tiêu chuẩn hạng A
quốc tế với 2 đường băng hạng A. Sân bay Tân Sơn Nhất được xây dựng từ năm
1930 trên địa phận Tân Sơn Nhất. Chuyến bay đầu tiên Paris – Sài Gòn được hạ
cánh vào năm 1933. lúc bấy giờ sân bay chỉ có một đường băng dài 1500m và
được trải bằng đá đỏ. Đến chiến tranh thế giới thứ II thì đường băng thứ 2 được
hình thành cũng được trải bằng đá đỏ và dài 1800m. tuy nhiên đường băng đầu tiên
hạng A chính thức mà được hình thành dưới sự tài trợ của Mỹ vào năm 1962 đến
1967 đường băng thứ 2 đã xuất hiện bằng bêtông xi măng dài trên 3000m. không
chỉ thế trước 1975 sân bay còn là một căn cứ không quân quan trọng của Mỹ ngụy.
Rời khỏi đường Cộng Hòa, chúng tôi đến đường Trường Chinh và qua một khu
công nghiệp được xem là khá mới mẻ đó là khu công nghiệp Tân Bình. Đây là khu
công nghiệp đầu mối quan trọng với các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ. Khu
công nghiệp với qui mô 142,35 ha trong đó bao gồm 84,89 ha là phần diện tích đất
cho thuê được phân chia thành 4 nhóm công nghiệp I, II, III, IV. Ngoài diện tích
để phục vụ cho nhu cầu tái định cư của khu công nghiệp thì thủ tướng chính phủ
cũng đã ban hành quyết định số 64/TT9 ngày 1 tháng 2 năm 1997 cho phép đầu tư
xây dựng và kinh doanh khu phụ trợ nhà ở nằm cạnh khu công nghiệp Tân Bình
với quy mô 86,92ha.
Rời khỏi khu công nghiệp Tân Bình không xa thì xe chúng tôi lại qua một
cây cầu được xem là ranh giới giưõa quận Tân Bình và quận 12 đó là cầu Tham
Lương. Cầu Tham Lương trước kia có tên là cầu Tham Cần bắt ngang qua kinh

Tham Lương. Đây là cây cầu không lớn nhưng có một ý nghĩa khá quan trọng
trong kinh tế và lịch sử. Kinh Tham Lương xưa kia nằm trên lưu thông đường thủy
từ sông Sài Gòn ra sông Vàm cỏ Đông. Đây là nơi chứng kiến cuộc đụng độ của
quân Tây Sơn và quân của Nguyễn Ánh vào tháng 4 năm 1782. Từ 1945 sau khi
chiếm lại Sài Gòn thực dân Pháp cho lập nhiều đồn bót con đường này nhằm ngăn
cảng sự liên lạc giữa căn cứ cách mạng ở Hóc Môn với nội thành Sài Gòn. Cầu
Tham Lương cũng đã chứng kiến nhiều sự tấn công của ta vào căn cứ của Pháp.
Đặc biệt là trận đánh ngày 20/12/1948 sau Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến. Trận đã kéo dài 3 ngày. mặc dù quân Pháp có vũ khí hiện
đại và có xe Tăng yểm trợ. Trận đánh đã chứng tỏ sự lớn mạnh của lưïc lượng du
kích và bộ đội địa phương đã gây được tiếng vang lớn chiến thắng trên được ghi
lại bài hát khá phổ biến trong chiến tranh kháng chiến chống Pháp đó là bài “Mặt
trận cầu Tham Lương”. Rời cầu Tham Lương tiếp tục theo đường Trường Chinh
chúng tôi vào địa phận quận 12, để đến với ngã tư An Sương. Đây là nơi giao nhau
của xa lộ Đại Hàng với phần cuối của đường Trường Chinh và phần đầu của quốc
lộ 22.
Qua ngã tư An Sương xe chúng tôi laïi qua một ngã tư nữa là ngã tư Trung
Chánh. Đến đây tôi lại được bạn giới thiệu về địa danh Bà Điểm – Hóc Môn. Đây
là một vùng ngập nước khá rộng và có nhiều vây môn nước mọc. Khi nhắc đến
Hóc Môn – Bà Điểm là nhắc đến 18 thôn vườn Trầu hay còn gọi là “Thập bát phù
viên” Trầu là loại cây nông sản quan trọng của vùng xưa kia. Những người dân
trong vùng được tụ tập lại rất đông và gánh cách gánh trầu đem bán tại chợ Bến
Nghé vaø chợ Sài Gòn. Họ tụ tập đông như thế để tránh thú dữ vì vùng này nổi
tiếng là có rất nhiều thú dữ mà đặc biệt là cọp. Người ta thường nói “dữ như cọp
vườn trầu”. Nơi đây còn là nơi bảo bọc và che chỡ cho các anh hùng cách mạng
trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và Mỹ như : Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng
Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẫn …. Nơi đây là
nơi diễn ra ba kì hội nghị quan trọng của Đảng đó là hội nghị lần thứ V năm 1938
và hội nghị trung ương lần thứ VI năm 1939. hơn thế nữa Hóc Môn còn là nơi mở
đầu cho cuộc khởi nghĩa Nam Kì nổ ra 1940. giờ đây Hóc Môn vẫn còn những di

tích ghi lại những giai đoạn lịch sử anh hùng của nhân dân Hóc Môn cùng nhân
dân Nam Bộ kiên cường chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ để giành lại độc lập
cho nhân dân như “Bia căm thù” ở Cầu Xáng, khu di tích ở khởi nghĩa Nam Kỳ ở
Ngã Ba Giồng.
Ngã ba Giồng là một khu đất gò có diện tích trên 10 ha nằm trong ấp, xã
Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Nơi đây chính quyền của thực dân Pháp tại
Việt Nam dùng để xử bắn các chiến sĩ cách mạng Cộng sản sau khi khởi nghĩa
Nam Kỳ bị thất bại. Đây cũng là nơi mà đồng chí Nguyễn Văn Cừ nguyên Tổng Bí
Thư Đảng bị sát hại. Để xử bắn các chiến sĩ cách mạng trên gò này thực dân Pháp
đã cho xây dựng một hàng 6 cột cao 2,2m cách đều nhau. Một gỗ tròn 20cm, chân
cột được đính xuống đất bằng bêtông. Phía sau hàng cột chúng cho xây mộ đất dài
và cao 2m, cách hàng cột 1,5m dùng để chắn đạn. Di tích Ngã ba Giồng đã nói lên
lòng yêu nước của nhân dân ta cũng như phơi bày thêm tội ác của chính quyền
thực dân Pháp xưa kia. Ngày nay, Ngã Ba Giồng được giữ gìn với lòng tôn kính
của thế hệ sau.
Sau khi qua địa danh Ngã Ba Giồng tiến đến tôi được bạn giới thiệu về
Nông Trường Nhị Xuân và những khó khăn của cán bộ trong buổi đầu mới thành
lập. Đây là nơi tiếp nhận các trẻ em mồ côi. Trẻ em nghèo trong cộng đồng. Ngoài
ra nơi đây còn là trung tâm cai nghiện của các đối tượng sa vào con đường nghiện
ngập. Tôi thật khâm phục các cán bộ trong nông trường vì họ đã vượt qua mọi khó
khăn để cho các em có một tương lai tươi sáng và những người nghiệp ngập trở về
với cuộc sống của người công dân bình thường.
Qua khỏi nông trường Nhị Xuân xe chúng tôi qua một cây cầu là ranh giới
giữa huyện Hóc Môn là Củ Chi đó là cầu An Hạ qua cầu An Hạ là huyện Củ Chi.
Củ Chi là một huyện ngoại thành cách TP. Hồ Chí Minh 30km, huyện có 16 xã với
diện tích 43000 ha. Nhắc đến Củ Chi là nhắc đến một vùng đất anh hùng với
những con người anh hùng đã làm nên những trang lịch sử chói lọi trong những
ngày kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những người dân bình dị trong cuộc
sống cần cù trong lao động nhưng lại vô cùng sáng tạo trong chiến đấu. Sự sáng
tạo ấy được thể hiện cụ thể qua mô hình địa đạo mà các nhà kiến trúc đánh giá là

độc nhất vô nhị trong chiến đấu. Vùng đất được xem là “Ngọn cờ đầu của chiến
tranh du kích và được mệnh danh là “Đất thép thần đồng” đã có 6 xã được tuyên
danh anh hùng. Nơi đây đã có 16 anh hùng lực lượng vũ trang và 778 dũng sĩ.
Ngày nay đến với Củ Chi ta có thể thấy vùng đất này được phủ đầy bởi màu xanh
của đồng ruộng, màu xanh của những vườn cây ăn trái mà màu xanh của những
vườn cao su bạc ngàn.
Sau khi qua khỏi Củ Chi chúng tôi đến với tỉnh Tây Ninh, Tây Ninh là tỉnh
thuộc miền Đông Nam Bộ với 240km đường biên giới, tiếp giáp Campuchia với
hai cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mác. Tây Ninh có hai con sông chảy qua đó là sông
Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Sông Sài Gòn được chặn lại để hình thành hồ
Thủy Lợi, Dầu Tiếng rộng 27000 ha, với dân số khoảng 845000 người gồm 7
huyện với diện tích 4030km
2
. Tây Ninh còn là căn cứ địa cách mạng với cụm “R
tức là trung ương cục Miền Nam đóng ở xã Xa Mác để chỉ đạo kháng chiến chống
Mỹ và chống Pháp, chống bọn phaûn động Campuchia. Bước vào tỉnh Tây Ninh
mà đầu tiên là thị trấn Trảng Bàng thuộc huyện Trảng Bàng. Đây cũng là nơi mà
on thc tp ca chỳng tụi s dng li n sỏng v chc chn l chỳng tụi s
c thng thc mún bỏnh canh Trng bng m mi ngi gi l c sn. Vỡ th
du khỏch d nh do bỏnh canh ny c lm t huyn Trng Bng m nú cú tờn
gi l bỏnh canh Trng Bng. Ngoi bỏnh trỏng c lm t mt loi go cuỷ ca
ngi Miờn v vi mt thi gian rt c bit v vi mt k thut rt cụng phu thỡ
nhng cỏi bỏnh trỏng Trng Bng thng c cun vi tht luc v cỏc loi rau
rt a d5ng cựng vi mún nc chm s to ra mt mún bỏnh cun tht c bit.
Sau khi ngi xe khong 1 gi 30 phỳt thỡ on xe ca chỳng tụi cng ó dng li
n sỏng ti quỏn Nm Dung vi s in thoi 066.880317 881406. Ti õy tụi
c thng thc mún bỏnh canh khỏc l, bng nhng si bỏnh canh lm t bt
go kt hp vi nhng hng v c bit v nhng si rau sng xanh ti ó to ra
mt tụ bỏnh canh tht n gin nhng cng tht bt mt v ngon ming. Sau khi
thng thc mún bỏnh canh ni õy tụi ó tỡm c lớ do vỡ sao mi ngi thng

nhc n mún bỏnh canh Trng Bng v vỡ sao mi ngi chn Trng bng l ni
dng chõn n sỏng cho cỏc tour du lch t TP. H Chớ Minh n Tõy Ninh C
Chi. Sau khi n sỏng xong khong 8 gi chỳng tụi lờn xe v tip tc theo quc l
22 hng v nỳi B en.
Sau khi xe ln bỏnh chng bao lõu, chỳng tụi ó vo on cui ca quc l
22. gi õy quc l 22 ó c chia ra laứm 2 tnh l 782 v tnh l 784, va lỳc
ú thỡ Bỏc ti x Hựng cng ó va hng xe vo tnh l 782 n nỳi B en,
hai bờn ng l nhng vn cõy trỏi xanh ti nh l xoi, na ngoi nhng
vn trỏi cõy. Khu ny cũn cú nhng vn cao su xanh mt. Theo li hng dn
ca thy Tớnh, thỡ nhng vn cao su ny c Cụng ty cao su khoỏn cho ngi
chm súc thu hoch ri baựn li cho Cụng ty. Lỳc ny thỡ nỳi B en dn dn lú
dng trc mt tụi. Nghe thy gii thiu thỡ nhỡn t xa nỳi B en trụng nh chic
nún lỏ nm trờn mt cỏnh ng c tri thm xanh. Nhng do hụm nay cú l cú
sng mự v nhiu mõy nờn chỳng tụi nhỡn khụng rừ hỡnh th ca nú lm. Khi i
trờn tnh l 782 thỡ nỳi B nm bờn phi chỳng tụi nhng khi xe r vo mt con
ng nh thỡ nỳi B ó nm bờn trỏi ca chỳng tụi. õy cng l mt chi tit khỏ
thỳ v vỡ cng cú nhng bn hi Nỳi õu ri n gn 9h30 phỳt thỡ xe ca chỳng
tụi gi õy ng di chõn nỳi.
Sau khi lm th tc thỡ on chỳng tụi ó chun b lờn nỳi bng h thng
cỏp treo. Mi cabin ch cha c hai ngi vi h thng dõy cỏp to cựng vi h
thng dõy kộo ó a chỳng tụi lờn cao dn. Khi lờn trờn cao thỡ mi th di tụi
u tr nờn nh bộ. T cao ca cỏp treo nhỡn v phớa bờn phi phớa xa tụi cú
th nhỡn thy hỡnh nh ca H Du Ting. Sau khi c thng thc cỏp treo v
cỏc cnh vt xung quanh thỡ chỳng tụi cng ó ti nh v chỳng tụi bc ra cabin
v tip bc lờn nhng bc thang n chựa B (Thay vỡ hay gi l Linh Sn
Thánh Mẫu) tiếp theo chúng tôi được tham quan chùa Hang, chùa Phật … Ngoài
ra ở trên đó còn có các hang động như là : Hang Gió, động Huyền Môn, động Kim
Quang …. Ngoài chức năng là những hang động nơi đây xưa kia còn là căn cứ
cách mạng của quân ta. Khi đến với núi tôi lại sực nhớ về sự tích về núi Bà Đen.
+ Sự tích núi Bà Đen :

Ngày xưa, núi Bà Đen gọi là núi một, trên đó có tượng Phật đá rất linh
thiên. Người ta xúm nhau dọn đường lên cúng phật phải đi từng đoàn thì dọc
đường cọp beo rất nhiều.
Có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương văn hay võ giỏi, gốc ở Trảng
Bàng, mỗi ngày rằm hay lên núi lễ Phật. Trong làng có chàng trai tên Lê Sĩ Triệt
đem lòng yêu mến cô.
Có một ông quan thấy cô da đen song nhan sắc bén tình dùng võ lực bắt cô
đem về làm thiếp. Ông quan ra lệnh cho bộ hạ là một thầy võ thi hành. Lúc Thiên
Hương bị thầy võ kia đánh bại gặp Lê Sĩ Triệt ra cứu thoát. Về nhà cô thuật lại
chuyện, được cha mẹ đồng ý gả cô cho chàng trai đã cứu cô. Nhằm lúc ấy, Võ
Tánh đang chiêu binh giúp Gia Long đánh Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân.
Thiên Hương chờ ngày Lê Sĩ Triệt về đoàn tụ. Một hôm cô đang cầu khẩn
treân núi, một bọn cướp đến vây bắt cô, cô phải chạy vào rừng rồi mất tích luôn.
Qua đồi Minh Mạng, có vị hòa thượng trụ trì núi Tây Ninh, một hôm đang niệm
Phật, bỗng thấy có một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra và nói văng
vẵng : “Ta là Lý Thị Hương, khi mười tám tuổi bị rượt bắt nên té xuống hồ mà
chết. Nay ta đắc quả rồi, hòa thượng nên xuống triền núi phía đông nam tìm thi hài
ta mà chôn cất giùm …”
Hòa thượng nghe lời đi tìm gặp xác của cô, đem về chôn cất. Câu chuyện
đồn đại xa, thượng quốc công Lê Văn Duyệt bèn lên núi để biết hư thực. Ngoài
hứa dân số về triều để phong chức cho Thiên Hương nếu cô làm cho ngài được
thấy tận mắt sự hiển linh Thiên Hương nhập vào xác một đứa con gái mà nói :
“Hồn của Thượng quan sau này được chứa thần kỳ vinh hiển nhưng xác của
thượng quan sẽ bị hành hạ”
Lê Văn Duyệt nói :
“Bổn chức không cầu xin biết tương lai của mình mà muốn biết rõ căn do
của nàng”
Xác nọ bèn rơi nước mắt. Thuật lại việc chết oan của mình và nhắc lại mối
duyên tình định của Lê Sĩ Triệt. Theo lời thuật lại sau này khi Võ Tánh tự hỏa
thiêu ngay thành Bình Định thaát thủ, Lê Sĩ Triệt đã được phong chức chỉ huy hải

tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận vì muốn được trường sinh bất tử nên hai đàng mới
không sống chung chạ với nhau. Nhờ vậy nàng được phép xuống cõi trần để cứu
nhân độ thế. Dưùt lời cô gái nọ nhà ngữa, bất tỉnh hồi lâu mới tỉnh dậy. Lê Văn
Duyệt thay mặt nhà vua mà phong cho Lý Thiên Hương chứa “Linh Sơn Thánh
Mẫu” ngự ở núi Một, tức là Bà Đen ngày nay ở Tây Ninh.
Miếu Bà thờ tượng một bà da đen mặc áo đỏ, vốn là một cô gái trẻ chết oan
trên núi quanh đó thờ đủ các vị thần dân gian khác, Cậu Tài, Cậu Quý, Cô Hạnh,
Cô Hồng, Bà Chúa Xứ, Ông Địa, Ông Tà …. Nội Bà có 2 kỳ rằm tháng giêng và
ngày 5,6 năm âm lịch.
Núi Bà Đen hay núi Điện Bà còn có tên chữ là Vân Sơn hay Linh Sơn là
ngọn núi cao nhất Nam Bộ (khoảng gần 900mét)
Trên nhiều tần khác nhau từ chân núi lên núi Bà Đen có một hệ thống quần
thể công trình kiến trúc gồm : điện, miếu, chùa và hang động khá phức tạp với nội
dung thờ phụng phần lớn liên quan tín ngưỡng Phật giáo như : Thích ca, Adida, Di
lạc, Đại sư tổ, chuẩn đề, Thế Chí, Địa tạng, La hán … Bên cạnh đó các thần như :
Quan công, Tử vi sơn thần, Ngọc hoàng, nam tào, Bắc đẩu, Ông Đại, Ông tà, Tứ
vị, Thiên vương …. Đáng chú ý hệ thống các “ Mẫu nữ thần “. Tập trung tại đây
khá đông đảo như : Bà Quan thế âm, Cửu thiên huyền nữ, Diệu trì kim mẫu, Thiên
hậu thánh mẫu, Đại Mẫu, Bà Chúa Xứ, Cô Hồng, Cô Hạnh …
Sau khi rời cáp trục đoàn chúng tôi tập hợp để được thầy chỉ dẫn rồi sau đó
chúng tôi bắt đầu lên viếng chùa. Hôm nay trên chùa rất đông người và khói hương
nghi ngút. Trên chủa có bàn thờ :” Linh Sơn Thánh mẫu” và mọi người chen chút
để vào thấp nhan. Sau khi tham quan các chùa, chúng tôi lại được tập hợp lại lần
nữa để nghe thầy giới thiệu về các hang động, và sau lời giới thiệu của thầy chúng
tôi bắt đầu bước xuống một vài bậc thang để đi đến cái hang nà trước kia dùng là
nơi trú ẩn của quân đội ta và chúng ta bắt đầu xuống núi. Lần này chúng tôi được
thay đổi xuống núi. Lần này chúng tôi được thay đổi cảm giác bằng cách xuống
bằng hệ thống máng trượt. Mỗi xe trượt chỉ hai người, ngồi sau tôi là một người
bạn cùng lớp, vì tôi thấy rất sợ nên chỉ nhắm mắt lại và la ố lên, bạn tôi khuyên
nên nhìn xa thì đở sợ hơn.

Sau khoảng 15 phút thì máng trượt thật là hấp dẫn. Tôi cảm thấy đi máng
trượt thật là hấp dẫn.
Xuống núi khoảng 10h30 phút thì xe chúng tôi bắt đầu cho điểm đến thú hai
là “ Toà thánh Taây Ninh “. Đến 12h chúng tôi bắt đầu tham quan Toà Thánh.
Nhưng lần này thì thầy để tự chúng tôi tìm hiểu Toà thánh hiện ra trước mắt tôi với
một kiến trúc thật đặc sắc, trên mái có rất nhiều bóng đèn và cửa sổ hìng những
bông sen. Bước vào bên trong trì lể đang diễn ra, đây là lễ diễn ra hàng ngày, mỗi
ngày có 4 lể, mỗi lễ cách nhau 6h. Đây là Toà thánh của “Đại đạo tam kỳ thổ độ”,
tức là đạo cao đài, đạo là sự kết hợp của nhiều tôn giáo khác nhau. Tại giáo đường
có một bàn thờ, ở giữa là hình quả càn khôn và giữa càn khôn là hình con mắt trái,
trên cao là tượng phật Thích ca xuống dần là chúa Jêsu đến khổn tử và cuối cùng là
Lão tử. Trên mái thánh đường có rất nhiều ngôi sao mà theo tôi biết là có khoảng
370 ngôi sao và có nhiều vòng cung như tượng trưng cho các dãy thiên hà. Xung
quanh Thánh đường có rất nhiều khách du lịch. Có cả người trong nước lẫn nước
ngoài, mọi người đang nghe các giáo và các vị chức sắc đọc kinh thánh. Tuỳ theo
chức vụ của mọi người mà mặc những trang phục khác nhau. Sau khi đền với Toà
thánh tôi thấy những kiến trúc ở đây thật độc đáo và tôi được hiểu rõ thêm về đạo
cao đài. Sau khi dự buổi lễ xong chúng tôi bắt đầu ăn trưa tại quán Anh Dũng 2, tại
đây căn ăn cơm khoảng 30 phút sau thời gian đi xe mệt mỗi tôi đã ăn cơm rất ngon
và hấp dẫn về các món ăn.
Sau khi ăn trưa xong thì xe chúng tôi bắt đầu rời thánh để hướng về địa đạo
của chi, từ đây chúng tôi vào tỉnh lộ 785 sau một buổi đi tham quan thì giờ đây các
bạn có dấu hiệu mệt mỏi qua việc đã có nhiều bạn đã thiếp đi. Treên tuyến đường
này có rất nhiều chổ rất dằn, cuối cùng từ 2h45 phút thì xe chúng tôi cũng tới địa
đạo, đến đây chúng tôi đợi thầy làm thủ tục và sao đó chúng tôi vào khuôn viên địa
đạo, chúng tôi được hướng dẫn để xuống một căn nhà được đào sâu, được hướng
dẫn để xuống một căn nhà được đào sâu xuống khoảng 2,5m để đêm bằng hình và
nghe một nữ hướng dẫn riêng của địa đạo nói về những ngày đấu tranh cũng như
những ngày đầu địa đạo thật gian khổ. Sau đó chúng tôi theo một cán bộ để hướng
dẫn chúng tôi xuống tầng đầu tiên của địa đạo gồm có 3 tầng : tầng thứ nhất sâu

khoảng 2 -3m, tầng thứ hai sâu khoảng 4-5m và tầng thứ ba sâu khoảng 7 – 8m.
Củ chi là một huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố 30km về hướng tây
bắc. Củ chi có diện tích 42 triệu ha tiếp giáp huyện bến cát Tỉnh Bình Dương. Tây
bắc giáp huyện trảng bàng Tây Ninh, Hướng tây nam giáp huyện Đưùc Hoà Long
An. Khi xuống hầm địa đạo trong đó chỉ dành cho một người đi khom lưng hoặc
bò. Cũng có nhiều đoạn rộng hơn với những phòng dành cho sinh hoạt trong
trường hợp phải chống cự với địch trong thời gian lâu, trạm xá, nơi ở phòng sinh
hoạt văn nghệ, mỗi đường hầm có lỗ thông hơi, ống thoát nước, nắp đậy ngăn khí
độc …. Khi cần có giến nước của địa đạo 2,3 ổ sâu hơn, trong lòng đất có giếng
nước của địa đạo sâu 15m để phục vụ ăn uống. Hầm có 1 cấu trúc hình thành chử
A có tác dụng chống sụp khi bom pháo nổ gần và hầm nghỉ ngơi khi chưa chiến
đấu.
Hầm được nối liền với bếp nấu dấu khói hay còn gọi là bếp hoàng cầm.
Hoàng Cầm là người sáng tạo ra bếp này trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Đặc biệt của bếp này khi nấu ở đây, ta cho khói vào các trụ chứa khói và khi lên
đến mặt đất chỉ còn là hơi nước là đà như sương mỏng, máy bay và người không
phát điên.
Hầm hội và làm việc, hầm dự trữ lương thực và vũ khí để sử dụng lâu dài.
Aáp chiến đấu thì được liên quan với hào tiên mặt đất ấp chiến hào các phương.
Một khi phát hiện đối phương đến gần 20m thì ta mới nổ súng. Aáp chiến đấu này
chỉ bố trí 3-5 người. Nhưng có thể tiêu diệt được hàng trăm đối phương trong một
trận càn và các công trình đường quanh đây bao giờ cũng gắn liền với hệ thống địa
đạo. Tại địa đạo có các lỗ thông hơi do địa hình có nhiều mối nên lỗ thông hơi
được ngụy trang giống như ổ mối. Quân Mỹ dùng chó Bạc giê để đánh hơi, nếu
chúng tôi phát hiện sẽ bơm nước và chất độc để diệt quân ta, nhưng ta còn nhiều
cách để lừa đàn chó, dùng các chất gia vị cay như ớt, tiêu, quanh lỗ thông hơi dùng
các quân trang quân dụng của Mỹ như quần áo, xà phòng thuốc là … cắt nhuyễn ra
đỗ quanh lỗ thông hơi làm đàn chó không phát hiện ra cứ 15-20m có một lỗ thông
hơi.
Hệ rthống địa đạo trên dùng đất cao có ba độ sâu :

 Độ sâu thứ nhất cách mặt đất khoản 2,5m – 3m có tác dụng để chi diện cho
các bộ chiến đấu ở bên trên.
 Độ sâu thứ hai cách mặt đất khoảng 4-6m có tác dụng để nghĩ ngơi như
thương binh, bệnh binh, già yếu và trẻ em.
 Độ sâu thứ ba cách mặt đất khoảng 8-10m có tác dụng tránh bom pháo loại
lớn.
Trong địa đạo bố trí nhiều hầm chóng, bình thường du kích lót ván qua lại
để hoạt động và khi phát hiện đối phương xuống thì du kích sẽ rút ván để đối
phương rơi vào hầm này và từng đoạn chông trong địa đạo thuộc căh nắp bí mật.
Một hệ thống có nhiều trục chính và nhiều nhánh phụ như sương cá thông
với các hầm bí mật trú ẩn hoặc lối ra vào nằm ở một vị trí kín đáo để các chiến sĩ
tử đạo lên mặt đất chiến đấu. Địa đạo rộng 0,5m, có những đoạn eo hẹp nhỏ, đối
với người việt nam nhỏ con dễ dàng qua lại còn người Mỹ thì cao to không qua
được. Trên nắp hầm được ngụy trang kỹ, cách nắp hầm vài chục mét quân ta cài
nhiều bẩy, chướng ngại, hố chống để địch không phát hiện ra nắp hầm. Ngoài ra,
khi quân ta đi xuống hầm thì người đi cuối cùng bao giờ cũng gài một trái mìn khi
đối phương mở nắp hầm ra thì mìn sẽ nỗ. Mìn nổ có hai tác dụng: diệt được đối
phương trên nắp hầm, làm đất sụp xuống che dấu lối đi. Địa đạo có đường ra được
sông Sài Gòn và nhờ hệ thống địa đạo chính này quân cách mạng Củ chi bám trên
vùng đất củ chi để bảo vệ an toàn cơ quan cách mạng của khu vực Sài Gòn – Gia
Định đang rồng và chiến đấu trên đất củ chi.
Khi xuống tầng thứ nhất chúng tôi phải khom lưng, mọi thứ tối om vì dưới
địa đạo cách một khoảng xa mới có một bóng đèn rất nhỏ, đến đây thì đèn pin các
bạn mang theo đã phát huy được tác dụng của nó. Các bạn nối đuôi nhau lần lượt
bước lên khỏi địa đạo. Sau khi lên khỏi địa đạo bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và
tôi cũng không ngoại lệ, tôi cảm thấy mình rất mệt nhưng tôi vẫn quyết định đi vào
địa đạo kế tiếp. Địa đạo này sâu hơn địa đạo trước nên cán bộ khuyên bạn nào có
bệnh về tim mạch thì không nên xuống. Cũng như tần thứ nhất tần thứ hai cũng tối
om và có rất nhiều mùi hôi thoát ra từ lòng đất. Khi xuống dòng địa đạo tôi nghe
có nhiều bạn thét và kêu réo nhau.

Sau khi lên khỏi lòng địa đạo có bạn ra mồ hôi như vừa được tấm và quần
áo trở nên rất bẩn vì dính rất nhiều đất từ lòng địa đạo. Chỉ có đi xuống lòng địa
đạo thì mới biết được những vất vả của bột đội tavà hiểu vì sao quân Mỹ không thể
nào vào lòng địa đạo vì lòng địa đạo chỉ vừa cho người việt nam đi ở trạng thái
khom. Sau khi rời khỏi lòng địa đạo đoàn chúng tôi tiếp tục rơi vào một nhà nơi
mà chúng tôi được thưởng thức món khoai mì đặc biệt của địa đạo, khoai mì chấm
muối mè, tiếp theo chúng tôi lại sang “Đền Bến Dược” nơi đây dành để tưởng
niệm và bàn thờ của các anh hùng đã ngã xuống trong công cuộc bảo vệ tổ quốc,
tại ngôi đền này vẫn còn rất nhiều anh hùng chưa biết tên. Sau khi mọi tập họp
trong đình và chuẩn bị thắp nhan cho các anh hùng sau khi nghe ba hồi trống,
trong đền có năm bàn thờ , xung quanh các bức tường có khắc tên các anh hùng
được tráng lớp vàng phía bên ngoài, phía trước đền hơi lệch về phía bên phải là
một ngôi tháp cao chín tầng, chúng tôi bước ra cổng để chụp hình lư niệm với
thầy. Đền toạ lạc trên vùng đất rộng khoản 7 ngân trong quần thể của di tích lịch
sử củ chi, xã phú mỹ hưng, Huyện Củ Chi. Đền khởi công xây dựng ngày
19/05/1993, khánh thành ngày 19/12/1995 gồm hai cổng quan trọng, nhà văn bia
tháp chín tầng 40m, ngôi điện chính và công viên. Tấm bai đá cao 3m, nặng 3,7 tấn
đặt giữa nhà văn bia, bài văn “ Đời đời ghi nhớ” được bày trí tôn nghiêm, chính
giữa là tượng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, ba mặt xung quanh khắc tên các anh hùng
liệt sĩ trên đá hoa cương có tên 41447 liệt sĩ, tầng dưới trưnfg bày những hiện vật
hình ảnh mô hình với chủ đề “ Củ chi đất thép thần đồng”. Ngày 19/12 hàng năm
là ngày tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sĩ tại đền bến dược.
Sau khi thăm đền bến dược tôi cảm thấy vô cùng biết ơn ông cha và anh
hùng những người đã quên thân mình để giữ gìn nền hoà bình độc lập và thế hệ
cho chúng tôi sống trong niềm hạnh phúc của gia đình và bạn bè. Đền bến dược
cũng là điểm tham quan cuối cùng của chúng tôi vào lúc 4h35. Chúng tôi lên xe để
về Tp. Hồ Chí Minh. Khi lên xe chúng tôi lại hoạt náo bằng cách ca hát thi đua với
nhau. Đến 5h40 thì xe chúng tôi về tới trường Việt Giao. Mọi người xuống xe và
ai lại về nhà nấy. Cuối cùng thì chuyến thực tập đầu tiên mà chúng tôi mong đợi
cũng đã kết thúc trong niềm vui của sự thành công. Quả thật người đời có câu “ Đi

một ngày đàn, học một sàng khôn”, tôi đã được học rất nhiều trong chuyến thực
tập đầu tiên này.
Cuối cùng tôi xin chaân thành cám ơn nhà trường nhất là thầy Lê Đức Tính
và thầy chủ nhiệm lớp chúng tôi đã tổ chức chuyến đi đầy ý nghĩa và bổ ích này.

×