Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 120 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






ĐẶNG HẢI LINH



ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH ĐỊA LÝ






HÀ NỘI - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN







Đặng Hải Linh


ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Mã số: 60.85.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS Nguyễn Cao Huần





HÀ NỘI - 2012
ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN _____________________________________________________________ i

MỤC LỤC _______________________________________________________________ ii
DANH MỤC HÌNH _______________________________________________________ iv
DANH MỤC BẢNG _______________________________________________________ vi
DANH MỤC ẢNH _______________________________________________________ viii
MỞ ĐẦU ________________________________________________________________ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT _____________________________________________ 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ________________________ 1
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ________________________________________ 2
4. CƠ SỞ DỮ LIỆU _______________________________________________ 2
5. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA ________________________________________ 3
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ____________________________________ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH
QUAN CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG, LÂM NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG TRIỀU 4
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN_____________________________ 4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu tổng hợp điều kiện địa lý lãnh thổ cho mục đích
phát triển nông lâm nghiệp bền vững ______________________________________ 4
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về huyện Đông Triều có liên quan đến hướng
nghiên cứu của luận văn ________________________________________________ 7
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN KHU VỰC
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU _________________________________________________ 7
1.2.1. Quan niệm về cảnh quan trong nghiên cứu địa lý tổng hợp ___________ 7
1.2.2. Hệ thống phân loại và các chỉ tiêu phân loại cảnh quan ______________ 9
1.2.3. Các phương pháp đánh giá, phân tích cảnh quan ___________________11
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU _____13
1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu ____________________________________13
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu _____________________________________14
1.3.3. Quy trình nghiên cứu ________________________________________15
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU ___________________17
iii


2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC HỢP PHẦN TRONG CẤU TRÚC
CẢNH QUAN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU _____________________________________17
2.1.1. Vị trí địa lý________________________________________________17
2.1.2. Địa chất, địa hình, địa mạo ___________________________________17
2.1.3. Khí hậu, thủy văn ___________________________________________24
2.1.4. Thổ nhưỡng, thực vật ________________________________________26
2.1.5. Dân số và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên ______________31
2.2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU _____38
2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Đông Triều __________________38
2.2.2. Đặc điểm cảnh quan huyện Đông Triều __________________________40
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG LÂM NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG TRIỀU _________________________________52
3.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG LÂM NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG TRIỀU ______________________________52
3.1.1. Đánh giá thích nghi sinh thái cho các cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp,
phòng hộ, bảo tồn và một số cây trồng đặc thù _______________________________52
3.1.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động lâm, nông nghiệp huyện
Đông Triều __________________________________________________________71
3.1.3. Phân tích ảnh hưởng môi trường của hoạt động lâm, nông nghiệp huyện
Đông Triều __________________________________________________________86
3.2. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG LÂM NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG TRIỀU ____________89
3.2.1. Quan điểm và tiêu chí định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan phục vụ phát
triển bền vững nông lâm nghiệp huyện Đông Triều ___________________________89
3.2.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển bền vững nông lâm nghiệp
huyện Đông Triều _____________________________________________________90
KẾT LUẬN _____________________________________________________________100
TÀI LIỆU THAM KHẢO __________________________________________________104
PHỤ LỤC ______________________________________________________________107



iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Quy trình chung đánh giá đất đai ___________________________________ 4
Hình 1.2: Mô hình đánh giá tổng hợp thể lãnh thổ cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường ___________________________________________ 6
Hình 1.3: Mô hình đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan ______________________ 12
Hình 1.4: Quy trình các bước nghiên cứu thực hiện đề tài _______________________ 15
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí huyện Đông Triều trong tỉnh Quảng Ninh __________________ 18
Hình 2.2: Bản đồ địa chất huyện Đông Triều _________________________________ 20
Hình 2.3: Bản đồ địa mạo huyện Đông Triều _________________________________ 22
Hình 2.4: Biến trình nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ____________________ 24
Hình 2.5: Biến trình lượng mưa trung bình các tháng trong năm __________________ 25
Hình 2.6: Diễn biến pH tại các hồ 2005 - 2006 - 2008 __________________________ 26
Hình 2.7: Bản đồ thổ nhưỡng huyện Đông Triều ______________________________ 29
Hình 2.8: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất nông nghiệp huyện Đông Triều năm 2010 _____ 33
Hình 2.9: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Triều năm 2010 ______________ 34
Hình 2.10: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế huyện Đông Triều _____________ 37
Hình 2.11: Bản đồ cảnh quan huyện Đông Triều ______________________________ 41
Hình 2.12: Chú giải bản đồ cảnh quan huyện Đông Triều _______________________ 42
Hinh 2.13: Bản đồ phân vùng cảnh quan huyện Đông Triều ______________________ 48
Hình 3.1: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp,
huyện Đông Triều _____________________________________________________ 63
Hình 3.2: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho mục đích bảo tồn, huyện
Đông Triều __________________________________________________________ 64
Hình 3.3: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho mục đích phòng hộ,
huyện Đông Triều _____________________________________________________ 65

Hình 3.4: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan đối với cây vải, huyện Đông
Triều _______________________________________________________________ 68
Hình 3.5: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan đối với cây na, huyện Đông
Triều _______________________________________________________________ 69
v

Hình 3.6: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan đối với cây keo, huyện Đông
Triều _______________________________________________________________ 70
Hình 3.7: Biểu đồ giá trị hiện ròng tích dồn của cây vải _________________________ 73
Hình 3.8: Biểu đồ tỷ suất lợi ích - chi phí của cây vải___________________________ 73
Hình 3.9: Biểu đồ giá trị hiện ròng chiết khấu theo từng năm của cây vải____________ 74
Hình 3.10: Biểu đồ giá trị hiện ròng tích dồn của cây na (chiết khấu r=12%) _________ 76
Hình 3.11: Biểu đồ giá trị hiện ròng tích dồn của cây keo _______________________ 76
Hình 3.12: Hiệu quả kinh tế của cây lúa _____________________________________ 83
Hình 3.13: Hiệu quả kinh tế của hoa màu ____________________________________ 84
Hình 3.14: Biểu đồ so sánh tỷ suất lợi ích - chi phí của các cây hoa màu ____________ 84
Hình 3.15: Mối quan hệ giữa xói mòn đất và hiện trạng sử dụng đất tại lưu vực các hồ
đông nam huyện Đông Triều (Đặng Hải Linh, 2008) ___________________________ 88
Hình 3.16: Bản đồ định hướng tổ chức không gian phát triển nông, lâm nghiệp huyện
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh_____________________________________________ 91

vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam ___________________________ 10
Bảng 1.2: Các phương pháp đánh giá thích nghi của cảnh quan _________________ 11
Bảng 2.1: Hệ thống phân loại và diện tích các loại đất huyện Đông Triều, tỷ lệ
1/50.000 ____________________________________________________________ 27
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Triều năm 2010 _________________ 32
Bảng 2.3: Hệ thống phân kiểu cảnh quan huyện Đông Triều ___________________ 38

Bảng 2.4: Đặc trưng các tiểu vùng cảnh quan của huyện Đông Triều _____________ 50
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn sử dụng đất cho nông và lâm nghiệp_____________________ 52
Bảng 3.2: Phân hạng giá trị bảo tồn của cảnh quan ___________________________ 55
Bảng 3.3: Phân hạng giá trị phòng hộ của cảnh quan _________________________ 56
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn đánh giá riêng các chỉ tiêu của dạng cảnh quan đối với cây vải,
cây na và cây keo _____________________________________________________ 59
Bảng 3.5: Mức độ ưu tiên của các CQ cho lâm nghiệp huyện Đông Triều _________ 61
Bảng 3.6: Mức độ thích hợp của các CQ cho bảo tồn huyện Đông Triều __________ 61
Bảng 3.7: Mức độ ưu tiên của các CQ cho phòng hộ huyện Đông Triều __________ 62
Bảng 3.8: Mức độ thích nghi của các CQ đối với cây vải, huyện Đông Triều ______ 66
Bảng 3.9: Mức độ thích nghi của các CQ đối với cây na, huyện Đông Triều _______ 66
Bảng 3.10: Mức độ thích nghi của các CQ đối với cây keo, huyện Đông Triều _____ 67
Bảng 3.11: Phân tích chi phí - lợi ích cây vải________________________________ 75
Bảng 3.12a: Phân tích chi phí – lợi ích của cây na loại 1 _______________________ 77
Bảng 3.12b: Phân tích chi phí - lợi ích của cây na loại 2 _______________________ 78
Bảng 3.12c: Phân tích chi phí - lợi ích của cây na loại 3 _______________________ 79
Bảng 3.13: Phân tích chi phí - lợi ích của cây keo ____________________________ 80
Bảng 3.14: Đặc điểm các loại hình sử dụng đất ______________________________ 81
Bảng 3.15: Chi phí-lợi ích của cây lúa trên các hạng đất khác nhau ______________ 82
Bảng 3.16: Chi phí - lợi ích cho cây lúa trên các hạng đất tại huyện Đông Triều ____ 83
vii

Bảng 3.17: Phân tích chi phí - lợi ích của các loại hình sử dụng đất trồng hoa màu tại
huyện Đông Triều _____________________________________________________ 85
Bảng 3.18: Thống kê diện tích và dung tích các hồ chứa nước huyện Đông Triều 1998
___________________________________________________________________ 86
Bảng 3.19: Thống kê xói mòn đất tiềm năng và thực tế tại một số các lưu vực hồ
huyện Đông Triều 2000 - 2007___________________________________________ 87

viii


DANH MỤC ẢNH

Ảnh 1.1: Quần hệ rừng trồng keo __________________________________________ 31
Ảnh 1.2: Quần hệ cây trồng lâu năm _______________________________________ 31
Ảnh 1.3: Khai thác than lộ thiên tại Mạo Khê ________________________________ 35
Ảnh 1.4: Bồi lấp và ô nhiễm môi trường nước tại hồ Cầu Cuốn do khai thác than _____ 35
Ảnh 1.5: Khai thác đất sét ở xã Yên Thọ ____________________________________ 35
Ảnh 1.6: Sản xuất gạch ngói gây ONMT ____________________________________ 35
Ảnh 1.7: Quần hệ rừng trồng kết hợp tái sinh rừng tự nhiên ______________________ 36
Ảnh 1.8: Quần hệ bạch đàn trên bãi thải sau khai thác than ______________________ 36
Ảnh 3.1: Trồng cây ăn quả ven đồi thấp ven hồ _______________________________ 87
Ảnh 3.2: Khai thác than bồi lấp hồ Cầu Cuốn ________________________________ 87
1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT
Liên Hợp quốc đã ước tính nhu cầu cho các sản phẩm từ nông và lâm nghiệp
cho đến năm 2030 sẽ tăng khoảng 60% so với năm 2002. Tuy nhiên, năng suất nông
nghiệp toàn cầu lại suy giảm 1,1%/năm trong giai đoạn 1990-2007 và dự báo sẽ giảm
1%/năm trong những năm tiếp theo [34]. Do đó, phát triển bền vững nông, lâm nghiệp
ngày càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là tại các nước đang phát triển, khi tác động của
biến đổi khí hậu ngày càng tăng.
Huyện Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, có 21 đơn vị hành chính,
bao gồm 19 xã và 2 thị trấn Mạo Khê và Đông Triều [26, 27]. Diện tích tự nhiên toàn
huyện là 397,2 km
2
, bằng 6,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số trung bình của
Đông Triều năm 2009 là 156.627 người, mật độ dân số 394 người/km

2
, cao hơn mức
trung bình của toàn tỉnh (183 người/km
2
) [28]. Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng
lớn và đa dạng như than đá (60 triệu tấn); khoáng sản VLXD (đất sét, cao lanh, đá vôi,
cát, sỏi…). Huyện có nhiều di tích lịch sử như chùa Quỳnh Lâm, đền An Sinh, chùa
Ngọa Vân, am Long Động, chùa Hồ Thiên và hệ thống lăng mộ Nhà Trần có thể khai
thác du lịch.
Việc khai thác tài nguyên cho phát triển KT ở huyện Đông Triều còn nhiều tác
động tiêu cực [10, 14, 16, 19]: i) Công nghiệp khai thác (than, VLXD) chiếm 62,7%
giá trị ngành CN (2009), đã gây suy thoái môi trường đất, nước, không khí và ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân; ii) Đông Triều là vùng trồng
cây ăn quả trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh nhưng với các loại cây trồng na, vải, cam
đường,… nhưng cho hiệu quả kinh tế chưa cao và còn nhiều rủi ro; iii) Rừng có vai trò
quan trọng cho bảo vệ môi trường, nhất là bảo đảm an toàn cho các hồ chứa nước đã bị
suy thoái; iv) Diện tích trồng lúa bị suy giảm do chuyển đổi sử dụng đất, đất bị nhiễm
mặn và nguồn nước tưới bị ô nhiễm;…
Với 60% diện tích tự nhiên là đất đồi núi, 66% diện tích đất nông, lâm nghiệp
và khoảng 70% dân số tham gia hoạt động nông nghiệp, tạo ra giá trị kinh tế khoảng
352 tỷ đồng năm 2009 [28], việc đánh tổng hợp điều kiện địa lý cho phát triển nông,
lâm nghiệp có ý nghĩa quan trọng cho phát triển bền vững huyện Đông Triều.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2

Mục tiêu của luận văn xác lập cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng hợp
lý và phát triển nông, lâm nghiệp dựa trên đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Với mục tiêu như trên, nhiệm vụ của luận văn đặt ra là:
- Nghiên cứu sự phân hóa cảnh quan khu vực huyện Đông Triều.

- Xây dựng cơ sở khoa học đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý lãnh thổ theo
tiếp cận kinh tế sinh thái áp dụng cho huyện Đông Triều.
- Phân tích hiện trạng phát triển và đánh giá kinh tế sinh thái cảnh quan cho mục
đích phát triển nông lâm nghiệp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp tổ chức không gian lãnh thổ phát triển nông lâm nghiệp
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian: giới hạn trong lãnh thổ hành chính huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ nghiên cứu 1:50.000.
Phạm vi khoa học: Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn chỉ giới hạn
phạm vi nghiên cứu trong những vấn đề sau:
- Xây dựng bản đồ cảnh quan huyện Đông Triều ở tỷ lệ 1:50.000 và phân tích
đặc điểm cảnh quan huyện Đông Triều;
- Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp, trong đó lấy dạng cảnh
quan là đơn vị cơ bản để đánh giá.
- Đề xuất giải pháp tổ chức không gian lãnh thổ phát triển nông lâm nghiệp và
phát triển kinh tế theo quan điểm phát triển bền vững.
4. CƠ SỞ DỮ LIỆU
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu về cảnh quan cho phát triển nông, lâm
nghiệp.
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu về huyện Đông Triều có liên quan đến
hướng nghiên cứu của luận văn.
- Tài liệu, số liệu thống kê hàng năm về tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Đông Triều và tỉnh Quảng Ninh.
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên huyện Đông Triều
và tỉnh Quảng Ninh.
- Các kết quả điều tra ngoài thực địa và điều tra xã hội học.
3

- Các bản đồ và tài liệu có liên quan khác.

5. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA
Kết quả: Các kết quả quan trọng của đề tài bao gồm:
- Phân tích các nhân tố thành tạo và đặc điểm cảnh quan huyện Đông Triều, thể
hiện trên bản đồ cảnh quan huyện Đông Triều;
- Đánh giá cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp, phòng hộ, bảo tồn và cho phát
triển một số loại cây trồng chính tại địa phương (keo, vải, na, lúa);
- Hoạch định không gian phát triển nông, lâm nghiệp huyện Đông Triều trên cơ
sở tích hợp mức độ thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế-xã hội và tính bền vững môi
trường, phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế của địa phương;
- Xây dựng được tập bản đồ điều kiện tự nhiên, KT-XH, bản đồ cảnh quan,
đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và bản đồ
định hướng tổ chức không gian phát triển nông, lâm nghiệp.
Ý nghĩa khoa học: Phát triển lý luận về hướng liên kết lưu vực và cảnh quan
trong đánh giá tổng hợp điều kiện lãnh thổ miền đồi, núi cho cho phát triển nông lâm
nghiệp trên cơ sở đánh giá cảnh quan.
Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn trợ giúp cho các nhà
quản lý địa phương trong hoạch định không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường liên quan đến nông, lâm nghiệp tại huyện Đông Triều.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho
phát triển nông lâm nghiệp huyện Đông Triều.
Chương 2: Phân tích đặc điểm cảnh quan huyện Đông Triều.
Chương 3: Đánh giá cảnh quan và định hướng tổ chức không gian phát triển
nông lâm nghiệp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH

GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG, LÂM NGHIỆP
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU

1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu tổng hợp điều kiện địa lý lãnh thổ cho mục đích
phát triển nông lâm nghiệp bền vững
a) Trên thế giới
Nghiên cứu tổng hợp điều kiện địa lý lãnh thổ là nhu cầu bức thiết nhằm đánh
giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên để xác lập các cơ sở khoa
học sử dụng hợp lý lãnh thổ [7, 9]. Trên thế giới hiện nay có nhiều trường phái khác
nhau, tiêu biểu có:
- Đánh giá và phân tích đất đai (Hình 1.1): để trả lời câu hỏi loại hình sử dụng
nào là phù hợp nhất cho vùng. Các phương pháp đánh giá được áp dụng để xác định
tính phù hợp của đất đai với các hoạt động phát triển. Quy trình đánh giá đất đai có
tính đến các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sử dụng đất như địa hình, hệ thống
tưới tiêu, thủy văn, khí hậu, đất đai, các tai biến thiên nhiên, dịch bệnh, vv (hình 1.1).

Hình 1.1: Quy trình chung đánh giá đất đai [12]
Môi trường tự nhiên
Đặc điểm đất đai
Chất lượng đất đai
Tính bền vững của đất đai
Khả năng của đất đai
Giá trị của đất đai
Sử dụng đất tối ưu
Các nhân
tố kỹ
thuật và
xã hội

Các nhân
tố kinh tế
và chính
sách
5

- Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý (tổng hợp thể lãnh thổ/ cảnh quan) được
phát triển chủ yếu ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Các nghiên cứu, đánh giá tổng
hợp điều kiện địa lý tham gia vào quy hoạch các vùng lãnh thổ của Liên Xô cũ như
Ukraina, Liên bang Nga, các nước Ban Tích, Viễn đông thuộc Cộng hòa Liên Bang
Nga, Lịch sử nghiên cứu đã công bố nhiều công trình của các nhà địa lý Xô Viết,
được khái quát trong các vùng lãnh thổ, trong đó phải kể đến các công trình đánh giá
chung của Mukhina (1970), mô hình đánh giá kinh tế - xã hội của Mukhina, Kunhixki
(1973), mô hình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Cộng
hòa Ukraina của Marinhich A.M (1983) [7].
- Đánh giá đặc điểm cảnh quan (landscape character assessment): Đặc điểm
cảnh quan được định nghĩa là “một cấu trúc/kiểu riêng biệt, có thể nhận biết và phù
hợp của các yếu tố trong cảnh quan, tạo ra một cảnh quan khác biệt với các cảnh
quan khác, tốt hơn hoặc xấu hơn” (Swanwick, 2002; Griffiths et al., 2004) [32, 33]. Sự
kết hợp địa chất, địa mạo, đất, thực vật, sử dụng đất và sự tương tác với lịch sử phát
triển và các quá trình sử dụng đất lịch sử, các kiểu đồng ruộng và các nơi định cư của
con người tạo ra các cảnh quan khác nhau [1, 12, 32, 33]. Hiểu rõ sự khác biệt giữa các
cảnh quan có thể bảo đảm sự phát triển trong tương lai được định vị chuẩn xác, phù
hợp với các mục tiêu KT-XH và môi trường [32, 33]. Đánh giá đặc điểm cảnh quan là
công cụ giúp đạt được mục tiêu này, bởi nó giúp hiểu được: cảnh quan hiện nay là gì?
Tại sao lại như thế? Làm thế nào con người có thể tác động đến nó? Nó có thể thay đổi
như thế nào trong tương lai? Tất cả những điều này giúp lựa chọn các phương án quản
lý, quy hoạch đất đai và phát triển KT-XH một cách phù hợp. Do đó, đánh giá đặc
điểm cảnh quan là một công cụ tổng hợp cho quy hoạch và phát triển, kết hợp cùng
nhau các cảnh quan tự nhiên, cảnh quan văn hóa, và cảm nhận của con người tạo ra

một cơ cấu tổ chức không gian (Mahony, 2004) [32, 33]. Đánh giá đặc điểm cảnh quan
và xây dựng hệ thống phân kiểu/loại cảnh quan rất phổ biến ở Châu Âu trong những
thập kỷ gần đây do cảnh quan văn hóa truyền thống biến mất nhanh và nhiều cảnh
quan mới được hình thành (Antrop, 2000) [1, 32]. Đánh giá đặc điểm cảnh quan đã
được thực hiện cho nhiều khu vực ở Châu Âu, đặc biệt là ở Anh và Iceland như: khu
vực đông Cheshire (2008); khu vực đông Yorkshire (2005); khu vực Boards (2006);
khu vực Wigan (2009); khu vực nam Devon (2009-2014);
b) Ở Việt Nam
Hầu hết các công trình nghiên cứu tổng hợp điều kiện địa lý lãnh thổ cho mục
đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chủ yếu dựa trên nền
tảng lý luận cảnh quan học phát sinh của trường phái Nga-Xô Viết (cũ), dưới các tiêu
6

đề: “Phân vùng địa lí tự nhiên”, “Cảnh quan địa lý”, “Nghiên cứu cảnh quan”, “Cơ sở
cảnh quan”, “Phân vùng cảnh quan”, “Phân tích cảnh quan”, “Đánh giá cảnh quan”,
“Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, KT-XH”, “Đánh giá tổng hợp điều kiện lãnh
thổ”. Vũ Tự Lập (1976) nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam theo quan
điểm cá thể. Quan điểm kiểu loại được các nhà địa lý thuộc Viện Địa lý và Đại học
Quốc gia Hà Nội áp dụng xây dựng bản đồ cảnh quan ở nhiều tỷ lệ (Nguyễn Thành
Long, 1993; Nguyễn Cao Huần, 1991, 2002, 2003; Phạm Quang Anh, 1985, 1996,
2001; Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh, 1993, 1997, 2002). Những nghiên cứu
cảnh quan đã tạo cho các nhà cảnh quan học Việt Nam kinh nghiệm nghiên cứu tổng
hợp và liên ngành tại nhiều vùng lãnh thổ đáp ứng nhu cầu thực tiễn về sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Phạm Hoàng Hải (1997) [7] đã khái quát nội dung các đánh giá trên và đưa ra
mô hình đánh giá tổng hợp thể lãnh thổ (cảnh quan) cho mục đích sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (hình 1.2). Do phải đánh giá cho một đối
tượng phức tạp, các đơn vị tổng hợp thể tự nhiên luôn luôn biến đổi theo không gian
và thời gian nên hệ thống các phương pháp đánh giá cũng đa dạng, phức tạp, tùy thuộc
vào mục đích cụ thể cũng như lãnh thổ mà lựa chọn cách tiếp cận khác nhau.


Hình 1.2: Mô hình đánh giá tổng hợp thể lãnh thổ cho mục đích sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (Nguồn: Phạm Hoàng Hải, 1997)
Đầu thế kỷ XXI, hàng loạt các công bố về CQ ứng dụng tập trung vào hướng
đánh giá CQ và phân tích cấu trúc hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường ở các vùng địa lý của Việt Nam: phát triển cây ăn quả trên cảnh quan
Đặc điểm sinh thái công trình,
đặc trưng kỹ thuật - công nghiệp
của ngành sản xuất
Đặc trưng của các đơn vị tổng
hợp thể tự nhiên lãnh thổ
Đánh giá tổng hợp
Xác định mức độ thích hợp của
các thể tổng hợp tự nhiên đối với
các mục tiêu thực tiễn cụ thể
Đề xuất kiến nghị sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường
7

trung du (Phạm Quang Tuấn, 2003) [23]; phát triển du lịch sinh thái, nông, lâm nghiệp
và bảo tồn trên cảnh quan miền núi (Nguyễn An Thịnh, 2007; Phạm Quang Tuấn,
2008) [20, 24]. Trong thời gian gần đây, nhiều công trình nghiên cứu CQ ở Việt Nam
đã hướng đến những lĩnh vực ứng dụng trong quy hoạch bảo vệ môi trường (Nguyễn
Cao Huần và nnk, 2009) [10].
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về huyện Đông Triều có liên quan đến hướng
nghiên cứu của luận văn
Các vấn đề liên quan đến môi trường, quy hoạch phát triển KT-XH và môi
trường đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Các kết quả quan trắc môi
trường tại huyện Đông Triều qua các năm [10, 14, 16, 19] đã cho thấy chất lượng môi

trường tại khu vực khai thác than Mạo Khê đã bị ô nhiễm toàn diện. Trần Văn Trường
và nnk (2008) [21] đã phân tích sự suy giảm chất lượng nước và xói mòn, bồi lắng các
hồ chứa khu vực Đông nam Đông Triều, đồng thời đề xuất tổ chức không gian phát
triển KT và BVMT lưu vực các hồ phía đông nam huyện Đông Triều trên quan điểm
liên kết lưu vực và cảnh quan. Nguyễn Cao Huần và nnk (2009) [10] đã phân tích hiện
trạng phát triển KT-XH, môi trường của huyện Đông Triều, cuối cùng đề xuất không
gian phát triển KT-XH của huyện Đông Triều đến 2020. Trần Văn Trường và Nguyễn
An Thịnh (2010) [22] đã phân tích chi phí - lợi ích của một số loại hình sử dụng đất
trồng cây ăn quả và rừng trồng của huyện Đông Triều, đồng thời đề xuất một số giải
pháp cho hoạt động này. Phạm Quang Tuấn và Trần Văn Trường (2010) [25] đã xây
dựng bản đồ đất của huyện Đông Triều, phân tích đặc điểm các loại đất chính và đề
xuất giải pháp sử dụng và bảo vệ cho từng loại đất. Mặc dù nông, lâm nghiệp đóng vai
trò quan trọng cho phát triển KT và BVMT của huyện, tuy nhiên cho đến nay chưa có
công trình điều tra, đánh giá tổng hợp tiềm năng và định hướng phát triển nông, lâm
nghiệp gắn với định hướng phát triển bền vững tại địa phương.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN KHU VỰC
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
1.2.1. Quan niệm về cảnh quan trong nghiên cứu địa lý tổng hợp
Cảnh quan học được phát triển từ những năm đầu của thế kỷ XX, và đã phát
triển mạnh cho đến nay với nhiều quan điểm và trường phái nghiên cứu khác nhau:
- Tại các nước châu Âu: Hội đồng Châu Âu (2000) phát triển Quy tắc Cảnh
quan Châu Âu, tích hợp bảo tồn đa dạng sinh học với di sản văn hóa. Trong đó định
nghĩa “cảnh quan là một khu vực, được nhận biết bởi con người, đặc điểm cảnh quan
là kết quả của hành động và tương tác của các nhân tố tự nhiên và/hoặc nhân văn” [1,
8

2, 32, 33]. Các lớp dữ liệu được sử dụng để thành lập bản đồ cảnh quan thường bao
gồm khí hậu, các vùng địa sinh học, địa hình, nền tảng rắn, đất và sử dụng đất. Các
yếu tố văn hóa như các loại hình quần cư, kiến trúc nông thôn, nhà cửa, nông nghiệp,
rừng trồng, tên địa điểm không được đưa vào trong hệ thống phân loại. Hiện trạng sử

dụng đất là thành phần cảnh quan văn hóa duy nhất. Hệ thống phân loại cảnh quan lâu
đời nhất được thực hiện cho Estonia bởi Johannes Grano [18]. Ông sử dụng kỹ thuật
chồng ghép bản đồ tổng hợp các lớp tự nhiên và văn hóa lên bản đồ giấy, xác định các
khu vực lõi đồng nhất và các ranh giới mờ giữa các lớp. Ngoài ra, còn có phương pháp
dựa trên đánh giá chuyên gia để mô tả các loại cảnh quan phát sinh và xây dựng bản
đồ cảnh quan [2], nổi bật các công trình của Jordan (1973) cho Tây Âu, và sau này mở
rộng ra toàn Châu Âu. Gần đây, các cách tiếp cận sinh thái cảnh quan xuất hiện có tác
động rộng tới các nước phương Tây. Tiếp cận này đã gộp các vấn đề tự nhiên, sinh
thái, văn hóa và xã hội, được thúc đẩy bởi khả năng của các công nghệ mới như GIS
và viễn thám.
- Tại Mỹ: khoa học cảnh quan chịu ảnh hưởng bởi Carl Sauer [2], người đề xuất
khái niệm cảnh quan văn hóa: “sự phản ánh một cách khách quan trên bề mặt trái đất
gây ra bởi tương tác giữa con người với tự nhiên, từ đó hình thành các cảnh quan
nhân sinh”. Con người và hoạt động của họ là mối quan tâm chính trong nghiên cứu
cảnh quan theo trường phái Sauer.
- Tại Nga, một số nước Đông Âu: Tại Liên Xô, L.S.Berg (1947) là người đầu
tiên đề xuất quan điểm cảnh quan địa lý, coi đây là đơn vị cơ bản và đối tượng nghiên
cứu trực tiếp của khoa học Địa lý [2,17]. Berg định nghĩa “cảnh quan địa lý là sự tổng
hợp hoặc nhóm các sự vật, hiện tượng, nơi mà các thành phần riêng biệt địa hình, khí
hậu, nước, đất, thực vật, động vật và ở mức độ nhất định hoạt động của con người hợp
nhất trong một tổng thể hài hòa, lặp lại điển hình ra ngoài phạm vi của một vùng nhất
định của bề mặt trái đất” [17]. Berg cũng cho rằng, các cảnh quan có thể được nhóm
thành các đới cảnh quan theo các vành đai thực vật, đất và khí hậu chính. Ngược lại,
cảnh quan cũng có thể được chia nhỏ thành các cá thể địa lý. Khoa học cảnh quan Nga
hoàn toàn dựa trên địa lý tự nhiên theo hướng ứng dụng, được xem như một phần của
địa lý tự nhiên, nhánh địa lý chiếm ưu thế ở Nga lúc đó [2, 17]. Đến những năm 1970,
các nghiên cứu cảnh quan mới được mở rộng theo hướng sinh thái hóa cảnh quan,
cảnh quan nhân sinh và những nỗ lực để phát triển địa sinh thái [17].
Cảnh quan theo trường phái Nga được hiểu dưới 3 quan điểm [7, 9]:
9


+ Quan điểm chung: Cảnh quan đồng nghĩa với “địa tổng thể” hay “địa hệ”, có
thể dùng với mọi đơn vị phân loại và phân vùng ở bất kỳ cấp lãnh thổ nào, nhưng chỉ
tiêu giữa phân loại và phân vùng không rõ ràng.
+ Quan điểm kiểu loại: Cảnh quan là một đơn vị phân loại cơ sở trong hệ thống
phân vị các tổng thể tự nhiên, có xem xét đến các biến đổi do tác động của con người.
Trường phái này quan niệm “Cảnh quan” là kiểu, phụ kiểu, loại,…của lãnh thổ như là
một tổng hợp thể tự nhiên. Tính đồng nhất tương đối và lặp lại thể hiện rõ ràng trong
các hệ thống phân vị, phân loại khi thành lập bản đồ cảnh quan, nhất là ở tỷ lệ lớn.
Quan niệm này có lợi thế trong thành lập bản đồ cảnh quan phục vụ cho mục đích thực
tiễn, khi có nhiều yếu tố chưa định lượng một cách cụ thể, chắc chắn.
+ Quan điểm cá thể: Cảnh quan là cá thể địa lý không lặp lại trong không gian,
là đơn vị cơ bản trong phân vùng địa lý tự nhiên, có nội dung xác định và chỉ tiêu rõ
ràng, thể hiện sự quan hệ tương hỗ của các hợp phần tự nhiên trong một lãnh thổ nhất
định.
Quan điểm áp dụng trong phạm vi luận văn: Mặc dù nghiên cứu cảnh quan
còn nhiều quan điểm khác nhau nhưng có thể thấy rằng các quan điểm trên đều thống
nhất ở một số điểm. Trong khuôn khổ của luận văn sẽ xem xét nghiên cứu cảnh quan
khu vực huyện Đông Triều dưới những góc độ đề cập dưới đây:
Xem cảnh quan khu vực huyện Đông Triều như một địa tổng thể, trong đó:
- Các cảnh quan trong khu vực được cấu thành từ các thể tổng hợp tự
nhiên mang tính hình thái, như các dạng địa lý và diện địa lý.
- Tiến hành nghiên cứu cảnh quan khu vực huyện Đông Triều trên hai
phương diện “Vùng” và “Kiểu loại”, trong đó xem cảnh quan là một không gian
địa lý có tính đồng nhất về các hợp phần, thể hiện các mối quan hệ nhân quả giữa
chúng và có ranh giới xác định.
Đồng thời, nghiên cứu cảnh quan khu vực huyện Đông Triều như một cá
thể hoàn chỉnh có sự lặp lại trong khu vực, trong đó:
- Cảnh quan là một hệ thống độc lập, hoàn chỉnh và chịu tác động của
đồng thời hai yếu tố thành tạo: tự nhiên và nhân sinh (tác động của con người),

có các tính chất tự điều chỉnh và tự phục hồi liên tục.
- Cảnh quan trải qua các giai đoạn từ hình thành, phát triển đến tàn lụi,
nghĩa là nó bị biến đổi nhưng vẫn giữ lại một số đặc tính ban đầu. Do đó các
cảnh quan còn có đặc tính quan trọng nữa là “tàn dư” và tính “tức thời”.
1.2.2. Hệ thống phân loại và các chỉ tiêu phân loại cảnh quan
10

Hệ thống phân loại là khâu quan trọng để thành lập bản đồ cảnh quan. Cho đến
nay vẫn chưa có một hệ thống phân loại cảnh quan nào được chấp nhận là có đầy đủ
cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp.
- Hệ thống phân loại cảnh quan tại châu Âu: Tại châu Âu, mỗi quốc gia có một
hệ thống phân loại cảnh quan riêng. Ví dụ: Anh dùng thuật ngữ các khu vực tự nhiên;
Đức dùng hệ thống cảnh quan - loại cảnh quan và vùng địa lý; Tây Ban Nha dùng hệ
thống cảnh quan - loại cảnh quan và tổ hợp cảnh quan [33]; Châu Âu hiện cũng đang
phát triển hệ thống phân loại, phương pháp và quy trình thành lập bản đồ cảnh quan
dùng chung cho châu Âu (LANMAP2) [33].
- Hệ thống phân loại cảnh quan của Liên Xô: hệ thống phân loại của A.G.
Ixatrenco (1961) đưa ra 8 đơn vị là nhóm kiểu, kiểu, phụ kiểu, lớp, phụ lớp, loại, phụ
loại và thể loại; hay hệ thống phân loại cảnh quan của N.A. Gvozdexki (1961), hệ
thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev…
- Hệ thống phân loại cảnh quan ở Việt Nam: đã có một số công trình đã đưa ra
hệ thống phân loại cảnh quan trong khi nghiên như các tác giả như: Vũ Tự Lập (1976)
[13], Nguyễn Thành Long và nnk (1993) [15], Phạm Hoàng Hải (1997) [7]. Giữa các
nghiên cứu này có điểm chung là tương đối thống nhất về hệ thống các đơn vị phân
loại cảnh quan Việt Nam: Hệ (phụ hệ cảnh quan) - Lớp (phụ lớp cảnh quan) - Kiểu
(phụ kiểu cảnh quan) - Hạng cảnh quan - Loại cảnh quan.
Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng trong luận văn: Cho đến nay, hệ
thống phân loại cảnh quan được sử dụng rộng rãi nhất do các nhà cảnh quan thuộc
phòng Sinh thái Cảnh quan, Viện Địa lý đề xuất (bảng 1.1). Đây cũng là hệ thống phân
loại được áp dụng trong nghiên cứu cảnh quan huyện Đông Triều trong khuôn khổ của

luận văn:
Bảng 1.1: Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam
Đơn vị
Dấu hiệu đặc trưng
Hệ cảnh quan
Phân hóa bởi nền bức xạ và chế độ nhiệt ẩm: Nền bức xạ chủ
đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt ẩm quyết định cường độ
lớn của chu trình vật chất và năng lượng
Phụ hệ cảnh quan
Phân hóa bởi chế độ hoàn lưu gió mùa: Chế độ hoàn lưu gió
mùa quyết định phân bố lại nhiệt ẩm gây ảnh hưởng lớn tới
chu trình vật chất
Lớp cảnh quan
Phân hóa bởi đặc điểm các khối địa hình lớn quy định tính
đồng nhất của hai quá trình trong chu trình vật chất bóc mòn
và tích tụ
Phụ lớp cảnh quan
Phân hóa bởi đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình trong
khuôn khổ lớp
11

Kiểu cảnh quan
Phân hóa bởi kiểu thảm thực vật phát sinh do đặc điểm sinh
khí hậu
Phụ kiểu cảnh quan
Phân hóa bởi các đặc trưng cực đoan của sinh khí hậu ảnh
hưởng tới các điều kiện sinh thái
Hạng cảnh quan
Các kiểu địa hình phát sinh và nền nham
Loại cảnh quan

Sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và các loại đất
Dưới loại cảnh quan là các đơn vị hình thái: dạng cảnh quan và diện cảnh quan.
(Nguyễn Thành Long và nnk, 1993)
1.2.3. Các phương pháp đánh giá, phân tích cảnh quan
Các phương pháp đánh giá và phân tích cảnh quan là các công cụ hữu hiệu giúp
tích hợp các biến của cảnh quan vào trong một hàm/công thức duy nhất, giúp ích trực
tiếp cho ra quyết định. McHarg (1969) và Steinitz (1977) đã đề xuất quy trình lý
thuyết tổng hợp cho đánh giá cảnh quan bào gồm 4 bước: i) Thống kê, khảo sát; ii)
Phân tích dữ liệu; iii) Tổng hợp dữ liệu; iv) Đề xuất quy hoạch, kế hoạch []. Phương
pháp này được cụ thể hóa thành phương pháp phân tích tiềm năng cảnh quan; phương
pháp phân tích thích nghi của cảnh quan; phương pháp phân tích sức chứa của cảnh
quan; và phương pháp đánh giá đất và đánh giá lập địa. Trong đánh giá thích nghi của
cảnh quan, có nhiều phương pháp được sử dụng như phương pháp Gestalt; tổng hợp
thứ bậc; tổng hợp tuyến tính,… (Bảng 1.2)
Bảng 1.2: Các phương pháp đánh giá thích nghi của cảnh quan
Phương pháp
Mô tả
Gestalt
Xác định các lớp thích nghi thông qua khảo sát, quan trắc
ngoài thực địa, giải đoán ảnh hàng không, bản đồ địa hình mà
không quan tâm đến các nhân tố môi trường riêng biệt.
Tổng hợp thứ bậc
Xây dựng bản đồ phân bố của các loại đất/cảnh quan, đánh giá
chủ quan điểm thích nghi của chúng, sau đó chồng ghép các
lớp bản đồ tự nhiên để mô tả thích nghi tổng hợp.
Tổng hợp tuyến tính
Cho điểm và trọng số các nhân tố môi trường, sau đó áp dụng
một hàm toán học để biểu đạt sự phù hợp.
Tổng hợp phi tuyến tính
Sử dụng hàm phi tuyến để tổng hợp điểm số vào một bảng

thích nghi.
Tổng hợp nhân tố
Biến đổi phương pháp Gestalt để điều chỉnh sự phụ thuộc giữa
các nhân tố.
Phân cụm/nhóm
Sử dụng các hàm toán phân cụm thống kê để phân nhóm các
biến môi trường
Tổng hợp logic
Sử dụng luật và các phương pháp để gán các điểm thích nghi
cho các nhân tố môi trường
Nguồn: James K.Lein (2000), Intergrated environmental planning, Blackwell Science.
12

Tại Việt Nam, Nguyễn Cao Huần (2005) đã đề xuất nội dung và quy trình các
bước đánh giá cảnh quan bao gồm: đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá ảnh hưởng
môi trường, đánh giá kinh tế cảnh quan, đánh giá tính bền vững xã hội và đánh giá tích
hợp (đánh giá tổng hợp) (hình 1.3).
Đánh giá thích nghi sinh thái: Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan hay
đánh giá mức độ thuận lợi, đánh giá kĩ thuật (Mukhina L.I., 1973), đánh giá mức độ
thích nghi (FAO, 1986) là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thích hợp (hay thuận
lợi) theo khía cạnh tự nhiên của cảnh quan và các hợp phần của chúng đối với dạng
hoạt động kinh tế nào đó. Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan được hiểu là
phân loại các địa tổng thể theo mức độ thích hợp của chúng đối với một hay nhiều
dạng sử dụng lãnh thổ.

Hình 1.3: Mô hình đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan (Nguyễn Cao Huần, 2005)
Đánh giá thích nghi sinh thái phải được thực hiện theo 3 nguyên tắc: nguyên tắc
khách quan, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc thích nghi tương đối.
Tính thích nghi được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của loại
hình sử dụng và tiềm năng tự nhiên của địa tổng thể, tương tự với phương pháp Gestalt

và tổng hợp thứ bậc. Điểm đánh giá tính thích nghi của địa tổng thể có thể được tính
theo một trong các phương pháp: i) phương pháp tính tổng hoặc trung bình cộng các
Phân
tích ảnh
hưởng
xã hội
- Đặc
tính CQ
- Nhu
cầu ST
Hoạt
động
khai
thác, sd
- Cộng
đồng
- Chính
sách
- Thu
- Chi
Đánh giá
thích
nghi
Đánh giá
ảnh
hưởng
môi
trường
Đánh giá
kinh tế

Độ
thích
nghi
Tính
BVMT
Hiệu
quả
kinh tế

Tính
BVXH


Đánh
giá
tổng
hợp

Phương
án lựa
chọn

Input

Output

13

điểm thành phần; ii) phương pháp tính tích hoặc trung bình nhân các điểm thành phần;
iii) phương pháp phân tích nhân tố; iv) phương pháp tích hợp đánh giá đất đai tự động

và hệ thông tin địa lý.
Đánh giá ảnh hưởng môi trường: thực chất là xác định và dự báo mức độ ảnh
hưởng tốt hoặc xấu của các hoạt động sử dụng cảnh quan đến môi trường. Đánh giá
được khả năng chiu tải và độ bền vững của cảnh quan đối với các hoạt động sử dụng.
Được phản ánh qua 2 khía cạnh:
- Nguy cơ gây ô nhiễm suy thoái tài nguyên và khả năng cải thiện môi trường
- Khả năng chống chịu những hiện tượng cực đoan như xói mòn, thổi mòn, khô
hạn…
Đánh giá kinh tế: đánh giá mức độ ổn định và khả năng tiêu thụ sản phẩm
được sản xuất. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng nhưng phương pháp
hiệu quả nhất đó là phương pháp phân tích chi phí lợi ích.
Phân tích các ảnh hưởng xã hội: dựa vào truyền thống, tập quán sử dụng và
khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật của cộng đồng phù hợp với định hướng
của xã hội đối với loại hình sử dụng đó.
Đánh giá tích hợp: phân tích, so sánh, lựa chọn các địa tổng thể phù hợp cho 1
hoặc nhiều mục tiêu sử dụng. Và cuối cùng đó là đề xuất các phương án hợp lý nhất.
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu
1 - Quan điểm hệ thống:
Quan điểm hệ thống coi huyện Đông Triều như một địa hệ thống, được hình
thành từ mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu,
thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) và các yếu tố xã hội, các hình thức sử dụng tài nguyên
(nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản…). Toàn bộ hệ thống này có sự hoàn chỉnh về cấu
trúc và thống nhất về chức năng: chức năng kinh tế, hành chính, xã hội, sinh thái…
2 - Quan điểm tổng hợp
Dựa trên quan điểm tổng hợp, luận văn nghiên cứu khu vực huyện Đông Triều
một cách tương đối toàn diện với đầy đủ các yếu tố cũng như các quá trình tự nhiên
(địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật…) và các yếu tố kinh tế -
xã hội, các loại hình phát triển, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
14


nhiên (hoạt động nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hoạt
động nhân sinh…).
3 - Quan điểm phát triển bền vững
Quá trình phát triển kinh tế xã hội diễn ra ở huyện Đông Triều ngày càng bộc
lộ những mâu thuẫn giữa việc khai thác và sử dụng tài nguyên và vấn đề bảo vệ môi
trường. Vì vậy, khi đề xuất định hướng cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên và môi
trường huyện Đông Triều cần phải chú ý tới những ảnh hưởng của các hoạt động trên
tới môi trường, cụ thể là các quá trình xói mòn, bồi lắng và ô nhiễm môi trường nước.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1 - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Thu thập, phân tích chọn lọc, cập nhật các tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh theo
nội dung của luận văn:
- Nhóm các tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH và môi trường huyện Đông
Triều.
- Nhóm các tài liệu về đánh giá tổng hợp điều kiện lãnh thổ (đánh giá tổng hợp
điều kiện địa lý; điều kiện tự nhiên, KT-XH; phân tích cấu trúc cảnh quan, sinh thái
cảnh quan; đánh giá cảnh quan…).
2 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Thiết kế tuyến và điểm khảo sát mẫu theo quy trình khảo sát đánh giá điều kiện
lãnh thổ từ thiết kế trong phòng đến điều tra ngoài thực địa tập trung vào:
- Nghiên cứu đặc điểm và xây dựng bản đồ địa mạo.
- Nghiên cứu đặc điểm và xây dựng bản đồ thổ nhưỡng.
- Nghiên cứu đặc điểm và xây dựng bản đồ hiện trạng thảm thực vật.
- Điều tra và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Xây dựng và kiểm chứng bản đồ cảnh quan.
- Lấy mẫu, đo đạc nhanh các thông số môi trường nền cho xây dựng bản đồ
hiện trạng môi trường.
3 - Phương pháp bản đồ
Sử dụng phần mềm Mapinfo 10.5 để thành lập các bản đồ chuyên đề, đánh giá

và định hướng: i) Bản đồ địa chất; ii) Bản đồ địa mạo; iii) Bản đồ thổ nhưỡng; iv) Bản
đồ hiện trạng sử dụng đất; v) Bản đồ cảnh quan; vi) Bản đồ phân vùng cảnh quan; vii)
15

Các bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái; viii) Bản đồ định hướng tổ chức không gian
phát triển nông, lâm nghiệp.
1.3.3. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu thực hiện đề tài bao gồm 04 bước (hình 1.4):

Hình 1.4: Quy trình các bước nghiên cứu thực hiện đề tài
1 - Bước 1: Các vấn đề cần quan tâm, các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
được đặt ra làm cơ sở định hướng cho đề tài. Tiến hành thu thập tài liệu và dữ liệu cho
đề tài theo 03 nhóm lớn: i) các nghiên cứu, lý thuyết về đánh giá tổng hợp điều kiện tự
Xác định nhu cầu và thu thập dữ liệu
Cơ sở lý luận về đánh giá tổng
hợp điều kiện TN, KT - XH
Điều kiện tự nhiên, KT - XH và môi trường
(trong phòng và đo đạc ngoài thực địa)
Viết tổng quan
Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT - XH và môi
trường liên quan đến hoạt động nông lâm nghiệp
Thành lập bản đồ cảnh quan 1:50.000 và phân tích đặc điểm
cảnh quan khu vực Đông Triều (phân kiểu và phân vùng)
Đánh giá tổng hợp cảnh quan
cho phát triển lâm nghiệp
Đánh giá tổng hợp cảnh quan
cho phát triển nông nghiệp
Phân tích quy hoạch và kế hoạch phát
triển KT-XH khu vực huyện Đông Triều
Xây dựng định hướng tổ chức không gian sử

dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường
Đề xuất các giải pháp thực hiện
Mục tiêu, nhiệm vụ
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
16

nhiên, kinh tế - xã hội cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường; ii) các số liệu, công trình, bản đồ, ảnh vệ tinh về khu vực huyện Đông
Triều đã được công bố; iii) Số liệu khảo sát thực địa, đo đạc thông số môi trường từ
các đề tài, dự án có liên quan đến lãnh thổ huyện Đông Triều. Các tài liệu là cơ sở để
tổng luận các vấn đề lý luận thực tiễn theo nội dung nghiên cứu của đề tài.
2 - Bước 2: i) Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phân hóa cảnh quan lãnh thổ huyện Đông Triều và hoạt
động nông lâm nghiệp; ii) Phân tích hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên.
3 - Bước 3: Phân tích đặc điểm cảnh quan và các tiểu vùng cảnh quan làm cơ sở
cho các đánh giá tổng hợp ở các bước tiếp theo.
4 - Bước 4: i) Đánh giá tổng hợp cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm
nghiệp; ii) Phân tích định hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu đến
năm 2020; iii) Định hướng tổ chức không gian phát triển bền vững lâm nghiệp và nông
nghiệp gắn với quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể lãnh thổ; iv) Đề xuất các giải
pháp phát triển bền vững lâm nghiệp và nông nghiệp gắn với các giải pháp và định
hướng phát triển bền vững lãnh thổ.

×