Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nhiên liệu năng lượng: than đá, dầu khí , thuỷ điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.66 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Nguồn lực là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia. Quy mô và tốc đọ phát triển kinh tế - xã hội của
một nước, ở mức độ lớn tùy thuộc vào sự khai thác hợp lý, sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài, đặc biêt là đối với các
nước đang phát triển như nước ta.

Tài nguyên thiên nhiên là một tài sản quý giá của một quốc gia, là
một trong những nguồn lực chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế
-xã hội. Tài nguyên thiên nhiên tuy không có tác dụng quyết định đối
với sự phát triển kinh tế xã hội, song đó là điều kiện thường xuyên, cần
thiết cho mọ hoạt động sản xuất, là một yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất. Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố tạo vùng quan
trọng, có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành các nghành sản xuất
chuyên môn hóa, các nghành mũi nhọn.
Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu (loại không thể tái tạo) mà tạo hóa
đã ban cho Việt Nam chúng ta gồm: than, dầu mỏ, thủy điện và một số
kim loại khác chúng có anh hưởng, tác động đến xã hội, môi trường thế
nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm em làm bài tiểu luận về
nhiên liệu năng lượng: than đá, dầu khí , thuỷ điện. Để làm sáng tỏ hơn
về tài nguyên thiên nhiên. Do quá trong quá trình làm bài còn nhiều
thiếu xót mong sự giúp đỡ của cô giáo.
I. Khái quát vấn đề nghiên cứu.
Tài nguyên thiên nhiên là 1 phần quan trọng trong tổng vốn của một
nước. Đất đai, rừng và nước cung cấp những yếu tố sản xuất thiết yếu. Cũng
như máy móc và nhà cửa, trong quá trình sử dụng tài nguyên bị hao mòn và
có thể mất hoàn toàn nếu không được tái tạo. Tài nguyên thiên nhiên còn có
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người và của cải vật chất khỏi
những tác động xấu của các chất ô nhiễm và độc hại tạo ra trong quá trình
sản xuất.
Hiểu theo nghĩa rộng tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các


nguồn nguyên liệu, năng lượng, thong tin có trên trái đất và không gian
vũ trụ lien quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và
sự phát triển của mình. Tài nguyên thiên nhiên có thể phân loại theo tài
nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên, và tài nguyên con
người,gắn liền với các nhân tố con người và xã hội.
Đặc điểm thứ nhất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên là sự phân bố
không đồng đều giữa các vùng trên trái đất, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất,
thời tiết, khí hậu của từng vùng. Ví dụ như Nga, Mỹ và các nước Trung
Đông do những hiện tượng dị thường về địa lý đã tạo nên những mỏ dầu lớn
nhất thế giới, hoặc ở lưu vực sông Amazon là những khu rừng nguyên sinh
lớn, hiện được coi là lá phổi của thế giới.
Đặc điểm thứ hai là đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao
hiện nay đều đã được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.
Những khu rừng nhiệt đới cần khoảng thời gian từ 50 năm đến 100 năm cho
cây cối có thể sinh sôi và trưởng thành. Để tạo ra các bể dầu và khí đốt cần
có chuỗi thời gian liên tục kéo dài từ 10 triệu đến 100 triệu năm cho các quá
trình tích tụ hội đủ sáu thành phần. Cũng tương tự như vậy, quá trình hình
thành các loại khoáng sản như Niken, sắt, đồng, voonffram đá phải trải qua
hàng thế kỷ.
Trong sử dụng cụ thể tài nguyên thiên được phân loại theo các
dạng của nó như tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật,
tài nguyên lao động. Theo khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành
tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được. Tài nguyên tái
tạo được là những tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp
hầu như và lien tục và vô tận vào vũ trụ vào trái đất, dựa vào trật tự
thiên nhiên, nguồn thong tin vật lý và sinh học đã hình thành để tiếp tục
tồn tại, sinh sôi, nảy nở và chỉ mất đi lúc không có nguồn năng lượng và
thong tin nói trên. Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữu
hạn, sẽ mất đi hoặc không hoàn toàn bị biến đổi, không giữ được tính
chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các tài nguyên tái tạo được người

ta chia thành hai nhóm: nhóm tài nguyên vô hạn và nhóm tài nguyên
hữu hạn có thể phục hồi được. Nhóm tài nguyên hữu hạn có thể phục
hồi được bao gồm: nước, thổ nhưỡng, động vật, thực vật. Nhóm tài
nguyên không tái tạo được còn gọi là tài nguyên hữu hạn không thể
phục hồi được gồm: các nguồn quặng mỏ nằm sâu trong long đất
Sơ đồ phân loại các tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trên toàn thế giới. Một số
nước như Hoa Kì, Nga, các nước Châu Âu, Ôxtrâylia... (chủ yếu là các nước
phát triển) có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu tốt, đất đai
phì nhiêu; trong khi đó một số nước khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ
Latinh lại thường có ít tài nguyên thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt và đất đai
kém phì nhiêu. Mặc dù tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng và
thậm chí là vô tận (đối với các nguồn tài nguyên phục hồi), nhưng nếu
không biết sử dụng chúng một cách hợp lí thì đến một lúc nào đó sẽ vượt
quá khả năng tự phục hồi và tái tạo của các nguồn tài nguyên phục hồi và sự
cạn kiệt tăng nhanh của các nguồn tài nguyên không phục hồi. Vì vậy vấn đề
bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên có một ý nghĩa kinh tế - xã
hội to lớn. Chỉ có như vậy thì mới bảo đảm sự phát triển bền vững.
II. Những yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề nghiên cứu
II.1Than
Than của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Quảng Ninh. Tính đến độ sâu
300m có trữ lượng than thăm dò 3,5 tỷ tấn, ở độ sâu 300m đến 900m có trữ
lượng dự báo 2 tỷ tấn. Nếu tính cả trữ lượng cuar các mỏ than nhỏ ở các địa
phương thì tổng trữ lượng khoảng trên 6 tỷ tấn trong đó vùng Quảng Ninh
có tới 5,5 tỷ tấn chiếm gần 90% trữ lượng than đá của cả nước. Ngoài Quảng
Ninh các địa phương có than như: Thái Nguyên ( trữ lượng thăm dò 80 triệu
tấn); Lạng Sơn có trữ lượng thăm dò trên 100 triệu tấn; Quảng Nam trữ
lượng thăm dò 10 triệu tấn…
Than của ta chủ yếu là than ăngtoraxit có nhiệt độ cao ( trên 8000calo/kg)
thành phần cacbon lớn ( trên 90%), ít tro ,ít lưu huỳnh, mặt óng ánh. Đồng

bằng sông Hồng có nguồn than nâu lớn, ở độ sâu từ 200m đến 2000m , trữ
lượng dự báo hàng chục tỷ tấn. Ngoài than đá, than nâu, nước ta có trên 100
điểm có than bùn lớn nhất là đông bằng sông Cửu Long ( trữ lượng dự báo
400-500 triệu tấn) có thể làm chất đốt dung trong sinh hoạt hoặc sản xuất vật
liệu xây dựng cấp thấp.
II.2Nguồn thủy năng
Việt Nam là một trong 14 nước giàu thủy năng trên thế giới. Trữ lượng thủy
năng ước tính gần khoảng 300 tỷ kwh. Mật độ thủy năng cao ( 94kw/km2)
gấp 3,6 lần mật độ thủy năng bình quân của thế giới. Tuy nhiên trữ lượng
thủy năng lại phân bố không đều theo lãnh thổ và trên các dòng sông: vùng
bắc bộ chiếm 47% trữ lượng thủy năng của cả nước, trong khi vùng trung bộ
15% , vùng nam trung bộ 28%, vùng nam bộ 10%, sông Đà chiếm 38,5%
trữ lương thủy năng của cả nước, sông Đồng Nai (14,1%)… Nhà máy thủy
điện Hòa Bình được xây đựng trên sông Đà với công suất thiết kế 1920 MW
gồm 8 tổ máy và các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ. Hiện nay nước ta đang
chiển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La công suất dự kiến 3600 –
4000 MW sẽ là nhà máy thủy điện lớn nhất đông Nam Á và các nhà máy thủy
điện Hàm Thuận ( công suất 330MW) sông Hinh ( công suất 60 MW) …
Nước ta có thuận lợi là sông có nhiều nước, miền núi có độ dốc cao nên
sông nhiều thác, hồ nước không làm ngập nhiều đất nông nghiệp, sẵn nguồn
nguyên lieu xây dựng tại chỗ, giá thành công trình rẻ, nhưng nếu kể cả công
suất các nhà máy thủy điện đang xây dựng sau khi đã hoàn thành thì nước ta
mới khai thác trên 10% tổng dự trữ thủy năng của cả nước, trong khi các
nước: Thụy Sĩ, Pháp,Nauy, Thụy Điển, Italy đã khai thác được từ 70%- 95%
trữ lượng thủy năng của họ.
3.3 Dầu – Khí
Dầu mỏ và khí đốt là năng lượng của nước ta. Trữ lượng dự báo địa chất
khoảng gần 10 tỷ tấn trữ lương khai thác đạt khoảng 4- 5 tỷ tấn dầu quy đổi.
Dầu của nước ta tuy ít lưu huỳnh nhưng hàm lượng pa-ra-phin cao ( 18 –
30%) và đông đặc ở nhiệt đọ cao nên gây khó khăn cho vấn đề khai thác, chế

biến vận chuyển bằng đường ống. Dầu khí nước ta tập trung trong các bể lớn
sau: Bể trầm tích sông Hồng có diện tích khá lớn, trữ lượng dự báo địa chất
khoảng 1,5 tỷ tấn. Bể trầm tích Cửu Long trữ lượng dự báo địa chất khoảng
2,5 tỷ tấn, trữ lượng khai thác có thể đạt tới 500 triệu tấn dầu quy đổi. Bể
trầm tích Nam Côn Sơn có tiềm năng lớn nhất trữ lượng địa chất có thể đạt
từ 3-4 tỷ tấn. Bể trầm tích trung bộ bao gồm các bể ở phía đông Huế, đông
Đà Nẵng, đông phú Khánh. Trữ lượng dự báo không vợt quá một tỷ tấn dầu
quy đổi. Các vùng khai thác chính hiện nay là Bạch Hổ, Đại Hùng, Lan Đỏ,
Lan Tây, Rồng . các mỏ này đều nằm ở thềm lục địa Việt Nam. Với mức trữ
lượng trên, có thể đưa sản lượng khai thác dầu tho hàng năm tới mức tối đa
sấp sỉ 40 triệu tấn.
III. Ảnh hưởng của của tài nguyên thiên nhiên tới phát triển kinh tế xã
hội.
Nguồn lực là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia. Quy mô và tốc đọ phát triển kinh tế - xã hội của một nước, ở
mức độ lớn tùy thuộc vào sự khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực bên trong và bên ngoài, đặc biêt là đối với các nước đang phát
triển như nước ta
Tài nguyên là 1 phần quan trọng trong tổng vốn của 1 nước. Đất đai, rừng và
nước cung cấp những yếu tố sản xuất thiết yếu. Cũng như máy móc và nhà
cửa, trong quá trình sử dụng tài nguyên bị hao mòn và có thể mất hoàn toàn
nếu ko đc tái tạo. Tài nguyên thiên nhiên còn có vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ con người và của cải vật chất khỏi những tác động xấu của các
chất ô nhiễm và độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất.
Việc quá chú trọng vào đẩy nhanh tăng trương kinh tế dẫn đến khai thác quá
mức tài nguyên rừng, thủy sản và đât đai, cũng như việc tạo ra nhiều chất ô

×