Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ HOÀN CẢNH ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.68 KB, 8 trang )

Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ HOÀN CẢNH ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC CỦA TỈNH BÌNH
ĐỊNH

1. Vị trí địa lý

Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Tổ quốc Việt Nam.
Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang hẹp
trung bình 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Diện tích tự
nhiên của toàn tỉnh 6.025 km
2
.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, có chung đường biên giới 63 km từ
đèo Bình Đê, điểm cực Bắc với tọa độ: 14
o
42' Bắc, 108
o
56' Đông; phía Nam
giáp tỉnh Phú Yên, có chung đường biên giới 59 km, điểm cực Nam với tọa
độ: 13
o
31' Bắc, 108
o
57' Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, có chung đường
biên giới 130 km , điểm cực Tây với tọa độ: 14


o
27' Bắc, 108
o
27' Đông. Phía
Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, có điểm cực Đông ở xã Nhơn
Châu ( Cù Lao Xanh), có tọa độ: 13
o
36' Bắc, 109
o
21' Đông.

2. Vai trò chiến lược của vị trí địa lý tỉnh Bình Định

Bình Định nằm ở vị trí trung tâm của miền Trung và cả nước; phía
Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi - nơi có khu công nghiệp Dung Quất; phía Nam
giáp tỉnh Phú Yên có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch dịch vụ; phía Tây
giáp Tây Nguyên- giàu tiềm năng thiên nhiên cần được khai thác. Với vị trí
địa lý đặc biệt đó nên Bình Định có một vai trò hết sức quan trọng trong sự
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế miền Trung và Tây
Nguyên. Hệ thống đường quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt cùng với đường
19 lên Tây Nguyên và cảng biển nước sâu Quy Nhơn - Nhơn Hội tạo thành
huyết mạch cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định, miền Trung và
Tây Nguyên, cũng như khu vực tiểu vùng sông Mê Kông bởi trục đường hành
lang Đông- Tây: Quy Nhơn - Kon Tum - Aptopo - Bắc Xế - Ubon Rat Cha
Tha Ni, trục hành lang này có chiều dài khoảng 770km; mặt khác từ Quy

Nhơn lên đường 19 đến Kon Tum và theo đường 14 rẽ về phía Nam đến Stung
Ố Treng (Campuchia).

II. SƠ LƯỢC HOÀN CẢNH ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

1. Địa hình

Do ảnh hưởng của rìa phía Đông cao Nguyên Kon Tum, nên địa
hình toàn tỉnh có xu hướng nghiêng từ Tây sang Đông với độ chênh lệch khá
cao (khoảng 1.000 m). Độ cao trung bình so với mặt biển là 700 m. Bề mặt
địa hình thường có dạng núi cao xen lẫn thung lũng, đồng bằng lòng chảo và
đầm phá ven biển.
Ảnh hưởng của phát triển kiến tạo địa chất và khí hậu đã dẫn đến
tính đa dạng và phức tạp của địa hình toàn tỉnh như ngày nay. Về mặt trắc
lượng hình thái có thể phân chia địa hình trong tỉnh ra thành 5 dạng chính:
Địa hình núi, địa hình đồi núi xen lẫn đồng bằng, địa hình đồng bằng lòng
chảo xen lẫn thung lũng, địa hình đầm phá ven biển và địa hình thềm lục địa.
- Vùng núi chiếm hai phần ba diện tích toàn tỉnh thường có độ cao
trung bình từ 700 - 1.000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000 m, đỉnh cao
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
nhất là 1.202 m ở xã An Toàn ( huyện An Lão). Còn lại có 13 đỉnh cao từ 700
- 1000m. Các dãy núi liên kết với nhau chạy theo hướng Bắc - Nam. Đặc
điểm của núi ở khu vực này có sườn dốc đứng, đỉnh nhọn, chúng thường bị
chia cắt bởi nhiều đường phân thủy. Với góc độ sơn văn có dạng tia phức
tạp. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ,
vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này cùng với các

điều kiện thủy văn đã dẫn đến sự hình thành dạng bờ biển có nhiều đầm phá.
- Vùng đồi núi sót xen lẫn đồng bằng bao gồm các đồng bằng bóc
mòn tích tụ như: Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn ( Bồng Sơn, Tam
Quan) v.v. thường có những đồi núi sót nằm rải rác không theo qui luật, độ
cao trung bình khoảng 50 - 200 m.
- Vùng đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng là đặc điểm của tỉnh
Bình Định và một số tỉnh miền Trung.
Theo cấu trúc của địa hình, tỉnh Bình Định không có dạng đồng
bằng châu thổ. Tại khu vực này phần lớn là các đồng bằng nhỏ được tạo
thành bởi các yếu tố địa hình và khí hậu, mặc dù các đồng bằng này thường
nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển
Đông bởi các đầm phá hoặc các dãy núi. Độ cao trung bình của dạng địa
hình đồng bằng lòng chảo này khoảng từ 25 - 50 m và chiếm diện tích khoảng
1.000 km2. Tại Bình Định có đồng bằng dạng lòng chảo lớn nhất với diện
tích khoảng 600 km2, còn lại là các đồng bằng rất nhỏ thường phân bố dọc
theo các nhánh sông theo các dạng nón bồi tích tại các khu vực chân của các
dãy núi được mở rộng.
Mặc dù các loại đồng bằng trên có diện tích không lớn, độ màu mỡ
của đất không cao, nhưng có vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
nghiệp của tỉnh, đặc biệt là cây lương thực. Tuy nhiên khu vực này thường
xảy ra lũ lụt rất nặng nề trong mùa mưa lũ (tháng 10 và tháng 11).
- Vùng đầm phá ven biển và bờ biển được hình thành khá phổ biến
trong vùng duyên hải:
Do ảnh hưởng của sự phân bố các dãy núi cũng như các yếu tố khí
hậu và tác động của thủy triều cùng các quá trình thủy văn - động lực khác

đã tạo nên nhiều đầm phá ở vùng ven biển tỉnh Bình Định. Những đầm phá
lớn như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Thị Nại và phá Công Khánh. Các
đầm phá được ngăn cách với biển bởi các đồi cát hoặc các dãy núi thấp và
trao đổi nước với biển qua một cửa rất hẹp. Dạng địa hình đầm phá sẽ đem
lại nguồn lợi kinh tế đáng kể nếu được chú ý nghiên cứu đầu tư vào việc nuôi
trồng khai thác các nguồn lợi thủy hải sản. Ngoài khu vực đầm phá, bờ biển
tỉnh Bình Định có thể phân chia thành hai dạng chủ yếu: Đoạn bờ biển từ
Quy Nhơn đến giáp Sông Cầu thuộc dạng bờ biển tích tụ - mài mòn đang bị
san bằng; đoạn từ Quy Nhơn đến Sa Huỳnh thuộc dạng bờ biển tích tụ - mài
mòn bằng phẳng đã bị san bằng.
- Tiếp với khu vực bờ biển là vùng thềm lục địa khá rộng lớn:
Độ sâu thường đạt đến 50 m khi cách bờ khoảng 10 km. Đây là khu
vực có nhiều tiềm năng về khoáng sản, đặc biệt là tiềm năng về dầu mỏ và
khí đốt. Tuy nhiên, với địa hình có độ dốc lớn và sâu nên việc thăm dò và
khai thác có thể gặp một số hạn chế nhất định.
Ngoài các vùng địa hình đặc trưng nói trên tỉnh Bình Định có khá
nhiều sông lớn nhỏ nhưng phân bố không đều, đáng kể nhất là 4 sông lớn:
sông Lại Giang, sông La Tinh, sông Kôn và sông Hà Thanh. Trong đó sông
Kôn và sông Lại Giang có vai trò quan trọng hơn cả. Hầu hết các sông nhánh
trên vùng miền núi là phụ lưu của hai sông chính nói trên.
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Nhìn chung các sông đều có độ dốc lớn, chịu sự chi phối của mưa
trên lưu vực, sự ảnh hưởng của thủy triều chỉ một phần rất nhỏ ở cửa sông,
đặc tính này khác hẳn với các sông miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Vì có độ
dốc lớn, lưu vực ở hạ lưu hẹp nên bị lũ gây ở thượng nguồn rất nguy hiểm,
đồng thời mùa kiệt gây nên sự khô cạn ở hạ lưu, giảm mực nước ngầm và tạo

điều kiện cho sự xâm nhập mặn của biển.

2. Khí hậu

Tỉnh Bình Định nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Do sự phức
tạp của địa hình và mặt đệm biến đổi khá lớn nên gió mùa khi vào đất liền đã
thay đổi hướng và cường độ khá nhiều. Nếu xét tới các xu thế chủ yếu có thể
phân chia chế độ gió trong năm của tỉnh có gió mùa Đông Bắc; phần phía
Nam của tỉnh có gió Bắc và Tây Bắc. Trong thời kỳ này hướng gió nói chung
tương đối ổn định. Từ tháng 4 - 8 ở phần phía Bắc tỉnh có gió Nam và Tây
Nam; ở phần phía Nam tỉnh chủ yếu có gió Đông Nam và gió Tây, tiếp theo
là gió Tây Bắc và gió Nam.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm ở khu vực miền núi biến đổi từ
20,1 - 26,1
o
C, cực đại trung bình 25,0 - 31,7
o
C và cực tiểu 16,5 - 22,7
o
C. Tại
vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0
o
C, nhiệt độ cực
đại 39,9
o
C và cực tiểu 15,8
o
C. Tổng nhiệt độ năm trong tỉnh (tại Quy Nhơn)
đạt 9.636
o

C vượt tiêu chuẩn 9.500
o
C của khí hậu xích đạo.
- Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm 22,5 - 27,9 % và độ
ẩm tương đối từ 79 - 92 % tại khu vực miền núi; tại vùng duyên hải độ ẩm
tuyệt đối trung bình là 27,9 mb, cực đại 32,7 mb và cực tiểu 20,0 mb. Độ ẩm
tương đối trung bình là 79 % và cực tiểu là 31 %.

×