Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.36 KB, 8 trang )

Đặng Quang Khải – 09141017
DH09NY
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ

I.Gíơi thiệu chung về chương trình đánh bắt hải sản xa bờ:
-Chương trình phát triển đánh bắt hải sản xa bờ được Nhà nước phát động,
triển khai và hỗ trợ nhằm làm tăng sản lượng khai thác thủy hải sản hằng
năm nhưng vẫn bảo vệ được nguồn lợi thủy sản, cũng như tạo điều kiện để
những ngư dân nghèo có cơ hội làm giàu, giúp người dân có điều kiện sống
tốt hơn.
-Mục đích của chương trình đánh bắt xa bờ:
Theo các chuyên gia kinh tế biển, sản lượng hải sản khai thác cho phép
ngoài khơi ở nước ta ước tính khoảng 1,1 triệu tấn, còn sản lượng cho phép
khai thác gần bờ khoảng 600 ngàn tấn.
Nhưng hiện nay, sản lượng khai thác gần bờ lại là 1,1 triệu tấn, còn khai
thác xa bờ chỉ đạt 600 ngàn tấn.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra là chuyển qua đánh bắt xa bờ để bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản.
-Những năm gần đây, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng chương
trình đánh bắt hải sản xa bờ vẫn được người dân tích cực hưởng ứng, số
lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác hải sản hàng năm ngày càng tăng.
Đánh bắt xa bờ là một giải pháp hiệu quả trong khai thác thủy sản hiện
nay. Chương trình này không những đem lại lợi nhuận kinh tế cao mà còn
góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản phục vụ phát triển kinh tế lâu dài.
- Tuy nhiên, nếu thiếu sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, kinh
nghiệm cũng như công nghệ... thì chương trình khó phát triển bền vững.
II.Nội dung của chương trình đánh bắt xa bờ:
-Năm 1997, Nhà nước ta đã triển khai và huy động nguồn vốn lên đến hàng
chục tỷ đồng để phát triển ngành đánh bắt hải sản xa bờ.
-Nội dung của chương trình:
Hoạt động đánh bắt cá với quy mô vừa hoặc lớn từ 3 – 10 hải lý trở ra


tính từ vùng đất liền. Đánh bắt chủ yếu: cá, giáp xác, động vật thân mềm, tảo
biển, vv…
Các tàu ra khơi đánh bắt xa bờ phải có công suất mạnh, động cơ trung
bình từ 90 mã lực trở lên, có kho bảo quản cá vv…và khai thác cá trong
vùng đặc quyền kinh tế biển Việt Nam.
Sản lượng đánh bắt hải sản xa bờ cho phép hằng năm là 1,1 triệu tấn.
III.Hiện trạng của ngành đánh bắt xa bờ hiện nay:
-Chương trình đánh bắt xa bờ tuy có những thành công đáng kể nhưng thất
bại cũng khá nhiều, trong đó đáng chú ý nhất là những khó khăn trước mắt
mà Nhà nước ta đang cố gắng khắc phục để giúp bà con ngư dân có thể an
tâm hoạt động đánh bắt cá ngoài khơi xa.
-Một số thành công đáng kể mà chương trình đã thực hiện được:
“đội tàu của HTX dịch vụ - khai thác thủy sản Quyết Thắng hết sức phấn
khởi với thắng lợi thu được trong năm. Tổng sản lượng thủy sản khai thác đạt
trên 4 ngàn tấn. Tổng doanh thu đạt trên 51 tỷ đồng. Bình quân mỗi xã viên
thu lợi nhuận đạt trên 200 triệu đồng/năm. Thành công này nhờ cách định
hướng làm ăn hợp lý của Ban chủ nhiệm HTX, trong đó quan trọng nhất là sự
mạnh dạn đầu tư 28 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị hiện đại cho 18 chiếc tàu
công suất lớn, để giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng hiệu quả đánh bắt xa bờ.
Nhờ vậy, mà đội tàu của HTX chưa bỏ biển chuyến nào.”
“ Năm 2009, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khai thác được 237.000 tấn hải
sản, vượt 11,27% kế hoạch, tăng 0,2% so với năm 2008.
Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 234 triệu USD. Trong đó, nghề đánh bắt xa
bờ góp phần quan trọng trong thực hiện sản lượng khai thác nói trên.”
(theo 1 trang báo mạng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về hiện trạng đánh bắt xa
bờ).
Rõ ràng qua ví dụ trên, ta thấy được hiệu quả mà chương trình đã đem lại
cho lợi ích quốc gia, đánh bắt xa bờ đem nguồn lợi thủy sản dồi dào ngoài
khơi xa, giúp làm tăng sản lượng hải sản đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội
địa và xuất khẩu.

-Mặt khác, nhờ vào chương trình hỗ trợ đánh bắt xa bờ của nhà nước, nhiều
ngư dân nghèo có thể cải thiện và đi lên trong cuộc sống. Thực tế cho thấy,
đến cuối năm 1997, Chính phủ ban hành chính sách cho ngư dân vay vốn
đóng tàu đánh bắt xa bờ và trên phạm vi cả nước, từ khi có chương trình đến
nay, Nhà nước đã hỗ trợ ngư dân trên 1000 tỷ đồng. Nhờ làm ăn phát đạt và
có hiệu quả, hiện nay các hộ vay vốn ở nhiều tỉnh đã có thể trả nợ cho Nhà
nước với số tiền đáng kể ( vd: tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trả được 30 tỷ đồng,
đạt 40% tổng vốn được vay, một số tỉnh khác như Tiền Giang, Kiên Giang,
Bình Thuận…đạt từ 10 đến 15% tổng vốn vay).
-Một ví dụ khác cho ta thấy ảnh hưởng tích cực của ngành đánh bắt xa bờ
đến cuộc sống ngư dân:
Tập đoàn cổ đông của gia đình anh Võ Minh Tuấn, ngụ ở ấp Tân
Phước, xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) có 10 chiếc tàu đánh bắt xa bờ.
Anh cho biết: Hiện nay, đoàn tàu của gia đình thường đi đánh bắt cách xa bờ
từ 320 đến 400 hải lý mới có cá. Một chuyến đi phải mất 40 ngày với chi phí
rất cao. Tuy sản lượng không còn nhiều như ngày trước nhưng đối với tàu
đánh bắt xa bờ vẫn có lời. Bình quân một cặp tàu, sau mỗi chuyến biển trừ
chi phí còn lời trên dưới 50 triệu đồng.
Tập đoàn cổ đông của anh Nguyễn Trịnh, ở ấp Phước Hiệp, xã Phước
Tỉnh (huyện Long Điền) có 10 chiếc tàu có công suất từ 150 đến 180 CV,
trong đó có 2 chiếc có công suất lớn 450 CV/chiếc. Theo anh Trịnh, những
tàu công suất dưới 180 CV hiện làm ăn không đạt hiệu quả.
Cả cổ đông chỉ trông chờ vào hiệu quả của cặp tàu công suất lớn. Do
đánh bắt hải sản ở ngư trường xa nên một chuyến biển của cặp tàu lớn đạt
sản lượng bình quân 90 tấn. 10 tháng đầu năm 2004, doanh thu của cặp tàu
lớn này là 2,3 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận đạt 200 triệu đồng.
4 chiếc tàu, bình quân công suất 270 CV/ chiếc của gia đình anh Trần
Minh Tuấn cũng ở xã Phước Tỉnh, năm 2004 thu lời hơn 200 triệu đồng.
Không thể phủ nhận rằng chương trình phát triển đánh bắt xa bờ đã đạt
nhiều kết quả khả quan và được người dân hưởng ứng tích cực. Nhờ chương

trình này mà nhiều hộ ngư dân giờ đây đã có cuộc sống khá, có trong tay vài
cặp tàu công suất lớn, được trang bị công nghệ cũng như kỹ thuật tiên tiến
hơn, giúp việc đánh bắt xa bờ càng hiệu quả hơn nữa (như máy tầm ngư,
máy đo độ sâu, thông tin liên lạc giữa tàu với tàu, tàu với đất liền vv…).
-Chương trình này còn mang ý nghĩa chiến lược về các mặt kinh tế – xã hội
và an ninh quốc phòng, vừa bảo vệ được nguồn hải sản ven bờ và khai thác
tốt hơn tiềm năng tài nguyên vùng biển khơi của Tổ quốc.
-Tuy nhiên, chương trình đánh bắt hải sản xa bờ cũng có nhiều bất lợi và
cũng từ đó, chương trình gặp nhiều thất bại trên con đường phát triển.
*Những khó khăn và bất lợi của chương trình:
- Muốn đánh cá xa bờ, cần có tàu ra khơi mạnh, động cơ từ 200 - 450 mã
lực, trong khi đa số tàu thuyền đánh cá nước ta hiện nay có động cơ nhỏ hơn
90 mã lực. Các tàu Việt Nam lại chỉ có trục khuỷu, tời nâng lưới quay tay
(hand power winches). Đa số các tàu này thiếu các thiết bị đi biển điện tử
như máy radar dò cá, sonar (rađar siêu âm), vv…; mặt khác, tàu trữ cá chỉ
bằng muối và nước đá, thay vì các thiết bị làm lạnh hiện đại làm chất lượng
cá không còn tươi như lúc vừa đánh bắt xong  giảm sức cạnh tranh.
- Mặc dù được Nhà nước hỗ trợ vay vốn nhưng ngư phủ vẫn lỗ vốn do công
tác nghiên cứu biển và luồng cá xa bờ còn thiếu thực dụng khoa học, các
luồng đàn cá xa bờ được ước lượng chưa chính xác hoặc không ước đoán
được sự đổi hướng của đàn cá theo di chuyển các dòng nước biển sâu theo
thời gian.
-Xăng dầu biến động cũng là một yếu tố khá quan trọng gây khó khăn cho
các tàu đánh bắt xa bờ. Do phải đi một quãng đường khá xa nên các tàu cần
đến hàng trăm lít dầu cho mỗi lần ra khơi, đây là một bất lợi khá lớn khi mà
giá dầu thế giới có dấu hiệu không ngừng tăng. Vì vậy, nếu không có các
giải pháp thiết thực và đánh bắt hải sản có năng suất, chắc chắn một điều
ngư dân sẽ lỗ vốn và phá sản.
-Thời tiết ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động đánh bắt của ngư dân, hầu như
năm nào cũng xảy ra những cái chết tập thể thương tâm do các cơn bão

ngoài khơi xa mà ngư dân là người phải gánh chịu hậu quả nhiều nhất. Ngư
dân không an tâm ra khơi thì chương trình đánh bắt xa bờ ít nhiều gặp bất
lợi.
- Dù rằng đánh bắt xa bờ mang đến cho đất nước và người dân nguồn lợi lớn
nhưng nếu không có các giải pháp cùng hỗ trợ của Nhà nước thì chương
trình khó phát triển bền vững. Theo nhận định của nhiều ngư dân: “Hầu hết
những người làm nghề biển, nhất là nghề đánh bắt hải sản xa bờ đều nợ vốn
ngân hàng. Người ít thì vài trăm triệu đồng, người nhiều thì vài tỷ đồng”.
Một số hộ nếu làm ăn hiệu quả thì vẫn có thể trả hết nợ, còn những hộ nếu
không may gặp những điều kiện bất lợi thì nợ chồng thêm nợ, dẫn đến phá
sản và không có khả năng trả nợ.
Một thực tế cho thấy chương trình đánh bắt hải sản xa bờ có khá nhiều
khó khăn và bất lợi, đặc biệt là những ngư dân, họ phải hy sinh nhiều thứ,
phải xa gia đình và gặp những thiếu thốn về thức ăn, nước; thậm chí đặt
cược mạng sống của mình cho biển cả, nhưng vì sự sống, ước muốn vươn
lên thoát khỏi cái nghèo, những ngư dân nghèo chấp nhận và tiếp tục công
việc ngoài khơi xa.

×