Chun đề: Phân tích hệ thống tổ chức khuyến nơng Việt Nam
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống tổ chức khuyến nơng
Việt Nam
Ngày 02 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/NĐ-CP về
công tác khuyến nông (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp). Hệ thống khuyến nôngkhuyến ngư Việt nam chính thức hình thành. Ở Bộ Nơng nghiệp & PTNT, Cục
Khuyến nông-Khuyến lâm vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước vừa làm nhiệm vụ
khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Ở Bộ Thuỷ sản, hoạt động khuyến
ngư được giao cho Vụ Quản lý Nghề cá. Việc một đơn vị đồng thời làm nhiệm vụ
quản lý nhà nước và dịch vụ công tỏ ra nhiều bất cập, cả hai nhiệm vụ đều không
đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, phức tạp của tình hình sản xuất
nơng, lâm, ngư nghiệp. Chính vì vậy, ngày 18 tháng 7 năm 2003 Chính phủ ban
hành Nghị định 86/NĐ-CP, cho phép tách Cục Khuyến nông-Khuyến lâm thành hai
đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiêp & PTNT là Cục Nông nghiệp và Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ký Quyết định thành lập Trung
tâm Khuyến ngư Trung ương trên cơ sở bộ phận khuyến ngư thuộc Vụ Quản lý
Nghề cá (ngày 07 tháng 7 năm 2000). Tiếp theo, ngày 02 tháng 5 năm 2003, Thủ
tướng Chính phủ ký Nghị định số 43/2003/NĐ-CP, thành lập Trung tâm Khuyến
ngư Quốc gia.
Ngày 03 tháng 01 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐCP về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp & PTNT, sau khi sát nhập Bộ Nông nghiêp & PTNT và Bộ Thủy sản. Tại
Nghị định này, Chính phủ cho phép thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến
ngư Quốc gia. Ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT
ký Quyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB, thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến
ngư Quốc gia trên cơ sở hợp nhất hai trung tâm: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.
Tại Điều 9 của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến
nơng ký ngày 08 tháng 01 năm 2010 quy định tổ chức khuyến nông Trung ương
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với
tên gọi là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Ngày 28/6/2010, Bộ Nông nghiệp và
PTNT đã có Quyết định số 1816/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ
và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
Và với chuyên đề này, chúng tôi sẽ phân tích tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
của hệ thống khuyến nông Việt Nam và mối quan hệ của các tổ chức ấy.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Một số khái niệm về khuyến nông.
- Mục tiêu, nguyên tắc và hoạt động của khuyến nơng Việt Nam.
- Tóm lược về tình hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu,
nguyên tắc hoạt động của tổ chức khuyến nông Việt Nam.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp lấy
từ nhiều nguồn khác nhau như sách, internet…
- Tổng hợp và phân tích thơng tin: Từ những thông tin, số liệu thu được,
chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp lại để có được thông tin cần thiết
cho đề tài.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hệ thống khuyến nông Việt Nam và
các tổ chức trong hệ thống khuyến nông Việt Nam hiện nay.
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
2.1 Một số khái niệm về khuyến nông
Khuyến nông “Agricultural extension” được hiểu theo nhiều nghĩa, từ đó hình
thành ra các khái niệm khác nhau, cụ thể:
- Theo Peter Oakley & Cristopher Garferth: “Khuyến nông là cách
đào tạo thực nghiệm dành cho những người dân sống ở nông thôn,
đem lại cho họ những lời khuyên và những thông tin cần thiết giúp giải
quyết những vấn đề khó khăn trở ngại của họ. Khuyến nơng cũng
nhằm mục đích nâng cao năng suất, phát triển sản xuất. Hay nói một
cách khái quát là làm tăng mức sống cho người nông dân.”
- Theo Thomas: “Khuyến nơng là ý tổng qt chỉ mọi cơng việc có liên
quan đến phát triển nơng thơn. Đó là một hệ thống giáo dục ngồi nhà
trường trong đó người lớn và trẻ em được học bằng cách thực hành.”
- Theo Niels Roling: “Khuyến nông là các hoạt động nhân rộng các kết
quả nghiên cứu và tư vấn cho nông dânt rong các hoạt động nông
nghiệp để nâng cao năng lực phân tích và giao tiếp cho họ.”
- Theo Adams: “Khuyến nơng là tư vấn cho nơng dân giúp họ tìm ra
những khó khăn trở ngại trong cuộc sống và sản xuất, đồng thời đề ra
những giải pháp khắc phục. Khuyến nông cịn giúp cho nơng dân nhận
biết những cơ hội của sự phát triển.”
- Theo A.W.Van den Ban và H.S. Hawkins, khuyến nông, 1988:
“Khuyến nông là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nơng
dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn.”
- Theo Malla, A Manual for Training Field Workers, 1989: “Khuyến
nông là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn, các nhu cầu
và giúp họ đi đến việc trợ giúp cho chính họ.”
- Theo Tổ chức lương thực Thế giới (FAO): “Khuyến nông là một hệ
thống biện pháp giáo dục nông nghiệp nhằm đẩy mạnh phát triển sản
xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân,
xây dựng và phát triển nông thôn mới.”
....
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các khái niệm trên, để phù hợp với đặc điểm
thực tiễn sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Cục Khuyến nông Việt Nam
(năm 2000) đã đưa ra khái niệm về khuyến nông như sau: “Khuyến nông là cách
đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân đồng thời giúp họ hiểu được những
chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm
về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường, để họ đủ khả năng tự giải quyết
các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời
sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới”.
Như vậy chúng ta có thể hiểu khuyến nơng là một q trình chuyển giao kiến
thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân
để họ có đủ khả năng tự giải quyết được những cơng việc của chính mình nhằm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình và cộng đồng.
2.2 Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung hoạt động khuyến nông, khuyến ngư
Nghị định 56/CP cùng thông tư số 60/2005/TT-BNN đã quy định và hướng
dẫn cụ thể về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung hoạt động khuyến nông nhằm thực
hiện mục tiêu xã hội hố cơng tác khuyến nơng. Cụ thể:
2.2.1 Mục tiêu của khuyến nông, khuyến ngư
- Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ
năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất.
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn,
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng
bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xố đói, giảm nghèo, góp phần thúc
đẩy q trình cơng nghiệp hố nông nghiệp, nông thôn.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia
khuyến nông, khuyến ngư
2.2.2 Nguyên tắc hoạt động khuyến nông, khuyến ngư
- Xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu phát triển nông
nghiệp, thuỷ sản.
- Xã hội hố hoạt động khuyến nơng, khuyến ngư.
- Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp
với người sản xuất và giữa người sản xuất với nhau.
- Dân chủ, cơng khai, có sự tham gia tự nguyện của người sản xuất.
- Các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phải phù hợp và phục vụ chiến
lược phát triển nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng
đặc biệt khó khăn, vùng sản xuất hàng hoá phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu.
2.2.3 Nội dung hoạt động khuyến nông, khuyến ngư
* Về hoạt động thông tin tuyên truyền
- Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước; tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả.
- Xuất bản các ấn phẩm khuyến nông đa dạng như tạp chí, tờ tin, tờ
tơi, tranh ảnh, áp phích, băng, đĩa, sổ tay, sách kỹ thuật, danh bạ địa
chỉ khuyến nông phục vụ nhu cầu của từng đối tượng hộ nông dân
trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông
thôn và hội nhập quốc tế.
* Về hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
-
Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng
cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực
nơng nghiệp, thuỷ sản. Xây dựng giáo trình, tài liệu khuyến nông
các cấp với các nội dung nâng cao kiến thức kỹ thuật, quản lý kinh
tế, tổ chức sản xuất, kỹ năng tiếp thị và phổ biến kiến thức pháp
luật cho nơng dân.
-
Đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho người hoạt
động khuyến nông, khuyến ngư. Tổ chức các lớp dạy nghề và cấp
chứng nhận cho học viên.
- Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngồi nước.
* Về hoạt động xây dựng mơ hình và chuyển giao khoa học công nghệ
- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học cơng nghệ phù
hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất. Xây dựng các
loại mơ hình khuyến nơng đa dạng cho hộ tiểu nông, hộ trang trại,
hộ nông- lâm trường, chủ doanh nghiệp nông lâm nghiệp, nhà nông
ở đô thị;
- Xây dựng các mơ hình cơng nghệ cao trong lĩnh vực nơng nghiệp,
thuỷ sản. Xây dựng các loại mơ hình nông, lâm nghiệp công nghệ
mới, công nghệ cao ở các mức khác nhau phù hợp với điều kiện
kinh tế và sinh thái địa phương.
- Chuyển giao kết quả khoa học cơng nghệ từ các mơ hình trình diễn
ra diện rộng. Tổng kết các mơ hình tốt trong thực tiễn sản xuất, chế
biến, lưu thông, tiếp thị để tuyên truyền và nhân ra diện rộng.
* Về hoạt động tư vấn và dịch vụ
- Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thuỷ sản, thị trường,
khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất,
quản lý, kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.
-
Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp
thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị
trường, giá cả, đầu tư, tín dụng, xây dựng dự án, cung ứng vật tư kỹ
thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp,
thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn, hỗ trợ đến việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu
tư phát triển nơng nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nơng thơn, tìm kiếm
mặt hàng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu
đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật,
phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề
nông thôn theo vùng, lãnh thổ và địa phương.
-
Tư vấn, hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch chế biến
nông lâm, thuỷ sản, nghề muối.
- Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi
trường nông thôn.
-
Tư vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hoá sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
* Hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư
- Tham gia các hoạt động về khuyến nơng, khuyến ngư trong các chương
trình hợp tác quốc tế.
- Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá
nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
2.3 Phương thức hoạt động khuyến nông
2.3.1 Về xây dựng và trình duyệt chương trình, đề án, dự án khuyến nông
* Ở trung ương: Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng và trình Chính phủ
duyệt các chương trình, đề án, dự án khuyến nông ngắn hạn, dài hạn cấp quốc
gia. Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt kế hoạnh triển khai cụ thể hàng năm.
* Ở địa phương: Sở Nơng nghiệp và PTNT, phịng kinh tế huyện xây dựng
và trình UBND cấp tỉnh, cấp huyện phê duyệt các chương trình, đề án, dự án
khuyến nông ngắn hạn, dài hạn ở địa phương. Sở Nông nghiệp & PTNT và
UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch triển khai cụ thể hàng năm.
2.3.2 Về công tác tổ chức triển khai hoạt động khuyến nông
- Trung tâm khuyến nông Quốc gia trực tiếp tổ chức triển khai các
chương trình, đề án, dự án khuyến nơng ngắn hạn, dài hạn cấp Quốc
gia, cấp vùng theo kế hoạch đã được duyệt.
- Trung tâm khuyến nông cấp tỉnh, Trạm khuyến nơng cấp huyện tổ
chức triển khai các chương trình, đề án, dự án khuyến nông ngắn hạn,
dài hạn cấp tỉnh, cấp huyện theo kế hoạch đã dược duyệt.
2.3.3 Về hoạt động xây dựng mơ hình khuyến nơng
* Hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn gồm: lựa chọn đối tượng tham gia
mơ hình, tập huấn, hỗ trợ đầu vào, làm mơ hình.
* Cơng tác chuyển giao mơ hình ra diện rộng gồm các hoạt động: sơ kết,
tổng kết, đánh giá các mơ hình, tổ chức thăm quan, trao đổi, hội thảo đầu bờ,
tun truyền phổ biến kết quả mơ hình bằng các phương tiện thích hợp.
2.3.4 Về hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để lựa chọn các hình thức
tư vấn, dịch vụ dưới đây:
- Hội đồng tư vấn khuyến nông cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT thành lập;
- Hội đồng tư vấn khuyến nông cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh
thành lập;
-
Hội đồng tư vấn khuyến nông cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp
huyện thành lập;
2.3.5 Về quy mơ của các chương trình, đề án, dự án khuyến nông
Các Cục chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về khuyến nông do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT
phân công; Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
khuyến nông do Chủ tịch UBND tỉnh phân công;
- TTKNQG trực tiếp triển khai các chương trình, đề án, dự án khuyến
nơng cấp quốc gia được Bộ NN & PTNT phê duyệt; TTKN tỉnh trực
tiếp triển khai các chương trình, đề án, dự án khuyến nơng được
UBND tỉnh phê duyệt và các chương trình, dự án phối hợp với Trung
tâm khuyến nông quốc gia.
2.4. Hệ thống tổ chức khuyến nông:
Hệ thống khuyến nông Việt Nam đã chính thức thành lập và đi vào hoạt
động sau nghị định 13/CP của Chính phủ. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của
khuyến nông là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất và có sự tham gia tự
nguyện của người dân. Công tác xây dựng các kế hoạch hoạt động khuyến nơng
phải có sự tham gia của các cấp từ TW đến địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở nơi mọi hoạt động sản suất nông nghiệp gắn trực tiếp với người nơng dân. Chính
vì vậy trải qua hơn 13 năm hoạt động, hệ thống khuyến nơng đã được hình
thành, củng cố và hoạt động thơng suốt từ TW đến địa phương.
2.4.1 Tổ chức khuyến nông TW
Theo Nghị định 13/CP của Chính phủ, Cục khuyến nơng khuyến lâm ra đời
vừa làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về trồng trọt, chăn nuôi vừa triển khai các
hoạt động khuyến nơng.
Theo Nghị định 86/CP của Chính phủ, Cục KNKL chính thức tách thành 2
đơn vị trực thuộc Bộ NN& PTNT là Cục Nông nghiệp và Trung tâm khuyến
nông quốc gia. Trong đó Trung tâm khuyến nơng quốc gia làm nhiệm vụ sự
nghiệp khuyến nông (gồm: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến thuỷ nơng,
khuyến khích phát triển hợp tác…).
Ngày 28/1/2008 Bộ Nông nghiệp ra Quyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB,
Trung tâm khuyến nơng quốc gia và Trung tâm khuyến ngư chính thức hợp nhất
thành Trung tâm khuyến nông- khuyến ngư quốc gia.
2.4.2 Tổ chức khuyến nông địa phương: tỉnh- huyện- xã- thôn bản
- Ở trung ương: Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và PTNT, với các nhiệm vụ chính: xây dựng cơ chế chính sách về
khuyến nơng, khuyến ngư; triển khai các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến
ngư trung ương; hướng dẫn nội dung và phương pháp khuyến nông, khuyến ngư;
xây dựng và ban hành các tài liệu nghiệp vụ khuyến nông, khuyến ngư; phối hợp
với các cơ quan truyền thông Trung ương thực hiện chương trình thơng tin truyền
thơng khuyến nơng, khuyến ngư Quốc gia; là đầu mối hợp tác quốc tế về hoạt động
khuyến nông, khuyến ngư.
- Cấp tỉnh/ thành phố: ở tất cả các tỉnh/ thành phố đều có các Trung tâm
khuyến nông tỉnh, Trung tâm khuyến ngư tỉnh, Chi cục thuỷ sản tỉnh, có văn
phịng, tài khoản và con dấu riêng, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Trung tâm
khuyến nông, khuyến ngư tỉnh là đơn vị giúp Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý hệ
thống khuyến nông của tỉnh, tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nông, khuyến
ngư trên địa bàn tỉnh.
- Cấp huyện/ Quận: ở các huyện có Trạm Khuyến nơng huyện trực thuộc
UBND huyện hoặc Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện, Phịng Kinh tế huyện.
- Cấp xã: có cán bộ khuyến nơng xã (hay cịn gọi là cán bộ khuyến nông cơ
sở hay nhân viên khuyến nơng).
Ngồi hệ thống khuyến nơng nhà nước, cịn có khuyến nông viên thôn bản
và cộng tác viên khuyến nông các cấp. Cộng tác viên khuyến nơng có thể là cán bộ
công chức, viên chức nhà nước, HTXNN, CLB khuyến nông, các tổ chức đồn thể,
chính trị xã hội, nghề nghiệp, các doanh nghiệp,… Có thể tóm tắt sơ đồ hệ thống tổ
chức khuyến nông Việt Nam như sau:
CƠ QUAN QUẢN LÝ
HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
Cấp quốc gia
Bộ Nông nghiệp và PTNT
Trung tâm KN- KN Quốc gia
1. KNV thôn bản
2. HTX NN
Cấp tỉnh/ Tp
Sở Nông nghiệp và PTNT
Trung tâm KN- KN tỉnh
Cấp quận/ huyện
Cấp xã, phường
UBND huyện/
Phịng Nơng nghiệp
3. CLB KN
4. Các tổ chức Hội,
đồn thể
Trạm Khuyến nông huyện
5. Doanh nghiệp
6. Các tổ chức quốc tế,
NGOs
UBND xã/ phường
KNV xã/ phường
(Khuyến nông viên cơ sở)
Hộ nông dân
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Qua phân tích về hệ thống khuyến nơng Việt Nam, chúng ta có thể
thấy rằng:
- Khuyến nơng Việt Nam được tổ chức theo một hệ thống chặt chẽ từ
Trung Ương tới địa phương, tới người nông dân.
- Khuyến nông Việt Nam được quy định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, có
nội dung và phương thức hoạt động rõ ràng
- Khuyến nông cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, giúp
họ đủ khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng. Chính vì
thế nên khuyến nơng có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản
xuất Nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Văn Long, Giáo trình khuyến nơng. Hà Nội2006.
2. Nghị định số 56/2005/NĐ-BNN ngày 26/4/2005 của Chính phủ
về khuyến nơng, khuyến ngư.
3. Thơng tư số 60/2005/TT- BNN hướng dẫn thực hiện một số nội
dung của Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của
Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư.
4. />…