Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cần mang theo sữa công thức khi đi đẻ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.73 KB, 8 trang )

Cần mang theo sữa công thức khi đi đẻ “Khi đi đẻ,
gần như 100% bà bầu đều mang theo sữa ngoài và
bình bú vì e ngại đẻ xong chưa đủ sữa cho con. Nếu
có thì cũng còn tâm lý “có tí sữa dính đầu ti, sao đủ
bé ăn” nên rất nhiều trẻ phải ăn sữa ngoài ngay sau
sinh.


“Dù chỉ “tí sữa dính đầu ti” nhưng trong sữa non,
lượng protein gấp 10 lần sữa trưởng thành và chứa rất
nhiều kháng thể tốt cho em bé. Tuy nhiên, với tâm lý
sợ con không đủ no, rất nhiều trẻ sơ sinh đang phải
chịu thiệt thòi vì không được bú nguồn sữa quý giá
này”, BS CK II Trần Thị Tuyết Lan, Trưởng khoa
Sản 2, bệnh viện Phụ sản TƯ, cho biết.

Gượng đau cho con bú

Sáng 9/8, có mặt tại khoa sản 2 bệnh viện phụ sản
TƯ, chúng tôi tiếp xúc với rất nhiều sản phụ vừa sinh
xong và những trẻ sinh non trước đó.

Các y tá dẫn chúng tôi đến thăm một bé trai đẻ non ở
tuần 28 do mẹ bị rau tiền đạo phải mổ cấp cứu. Khi
mới sinh hồi cuối tháng 5, em bé này chỉ nặng 1,1kg.
Gia đình chia sẻ, nuôi dưỡng em bé lúc đầu cực kỳ
khó khăn, mẹ lại phải mổ nên sữa “về” muộn. Nhiều
lần gia đình đã định pha sữa công thức cho bé uống
nhưng các bác sĩ đã khuyên chỉ nên cho bú sữa mẹ vì
uống sữa công thức rất dễ khó thở, chướng bụng do
đường tiêu hóa của trẻ sinh non còn rất yếu, men tiêu


hóa, nhu động ruột đều kém.

Dù dùng dụng máy hút sữa để lấy sữa từ bầu ngực
mẹ nhưng lúc đầu, hút mãi sữa chỉ ra vài giọt, đổ
chưa đầy chiếc thìa 3ml. Nhiều lúc nản lòng, sợ bé
đói, các thành viên trong gia đình căng thẳng với
nhau vì nghe theo bác sĩ cố vắt sữa hay cho bé uống
sữa ngoài còn hơn để bé đói. Nhưng cứ từng chút,
từng chút 1, chỉ chừng 5ml sữa là đổ vào cốc để bón
cho bé. Dần dần, sữa đã về nhiều hơn, hút được
70ml/bên. Sau một tháng sinh, bé đã lên được 2,2kg,
nặng gấp đôi lúc đẻ.

“Chỉ từ lượng sữa mẹ rất ít ban đầu, nhưng sau một
tháng, cân nặng của bé đã vượt cân nặng khi sinh.
Điều này cho thấy nuôi dưỡng bằng sữa mẹ rất thành
công. Tôi rất mong các bà mẹ nhìn vào trường hợp
này để có lòng tin mình đủ sữa, lượng sữa của mình
đủ cho con bú để kiên trì với sữa mẹ”, BS Lan nói.

Cùng nằm trong khoa sản 2, sản phụ Trần Thị Hoài
(Đông Ngạc, Từ liêm) sinh mổ đã được 3 ngày, cũng
đang cố xoay người để cho con, em bé nặng 3,7kg,
bú. “Sau khi sinh xong khoảng một giờ bác sĩ đã cho
người nhà đưa em bé xuống để mình cho bé bú luôn.
Thực ra, lúc đầu mình nghĩ mổ đẻ thì đau, sữa về
muộn nên chắc không cho con bú ngay được, vì thế
có chuẩn bị sữa mang theo. Nhưng khi được bác sĩ tư
vấn, mình quyết định cho bé bú sớm, dù lúc đó, lấy
tay bóp đầu ngực chỉ có tí sữa trong chảy ra. Xoay

mãi tư thế để bớt đau, cố cho con bú; con háu ăn
ngậm vú rất chặt nhưng mình cảm giác chẳng bao
nhiêu, định bụng nói người nhà pha sữa cho bé.
Nhưng rồi được các bác sĩ ở đây động viên, mình lại
cho con ngậm ti tiếp… Hai ngày đầu quả là vất vả vì
vừa đau, vừa ít sữa, em bé khóc, đấu tranh tư tưởng
sữa ngoài hay không… cuối cùng cũng qua. Đến hôm
nay thì mình đã rất nhiều sữa, sau mỗi cữ bú, em bé
đều rất thoải mái, ngủ ngon giấc”, chị Hoài chia sẻ.

Gần đó là sản phụ Tạ Thị Cúc (21 tuổi ở xã Chương
Dương, Thường Tín, Hà Nội) sau mổ đẻ cũng đang
cố nghiêng người để bà ngoại đưa miệng bé vào ti
mẹ. “Dù chưa có sữa, nhưng em vẫn cho con ngậm ti
mút để kích thích sữa về nhanh hơn”.

Tạo niềm tin cho sản phụ

BS Lan cho biết, khi sinh ra, em bé luôn có phản xạ
đòi ăn. Nhiều gia đình, vì thấy bé đòi ăn mà mẹ chưa
về giường sau đẻ, thậm chí về rồi nhưng lại cho rằng
không có sữa nên pha sữa ngoài cho bé ăn. Khi thấy
những trường hợp này, các bác sĩ, y tá đều khuyên
không nên cho trẻ ăn sữa ngoài.

Theo BS Lan, nhận thức của bà mẹ về sữa mẹ ngày
càng tốt hơn nhờ sự giúp đỡ của y tế. Vì sau đẻ xong,
dù mẹ còn đau nhưng rất nhiều người vẫn gượng dậy,
xoay người cho con bú. Tuy nhiên, cũng có một bộ
phận các bà mẹ vẫn cho con ăn thêm sữa ngoài.


“Dù sữa non rất tốt, lượng protein gấp 10 lần sữa
trưởng thành và chứa rất nhiều kháng thể tốt cho em
bé nhưng nhiều mẹ vẫn băn khoăn bé bú được ít nên
không phải ai cũng chấp nhận chỉ cho con bú sữa mẹ,
một bộ phận các bà mẹ vẫn cho con ăn thêm sữa
ngoài những ngày đầu sau sinh. Còn thường sau tuần
đầu sau sinh, các mẹ đều cho con bú hoàn toàn”, BS
Lan nhận định.

Ngoài tâm lý sợ không đủ sữa cho bé bú, các bà mẹ
cũng bị áp lực với gia đình (bị gia đình nói không có
sữa, phải cho con ăn thêm, chứ để con khóc khản cổ,
đói lả…), thêm nữa là chưa chủ động do vừa sinh
nên vẫn phải cho con ăn thêm sữa ngoài. Vì thế,
ngoài tư vấn cho các sản phụ, các bác sĩ cũng phải tư
vấn cho người nhà, để sản phụ có thể nhận được sự
động viên từ chính những người thân trong gia đình,
củng cố niềm tin mình đủ sữa cho con bú.

Để sản phụ đủ sữa cho con bú, cần uống nhiều sữa,
nước ấm, ăn đủ dinh dưỡng và cho bé bú thường
xuyên kể cả khi vú mềm, cảm giác như hết sữa. Vì bé
có ngậm núm vú, mút vú mới kích thích sữa về
nhanh. Ngoài ra có thể ăn thêm một số đồ ăn mà dân
gian quan niệm nhiều sữa, vì đây cũng là một giải
pháp tinh thần, sản phụ nghĩ ăn xôi nếp, ăn cháo chân
giò… là nhiều sữa thì cũng góp phần thoải mái tinh
thần, tin tưởng đủ sữa thì sữa sẽ về nhiều hơn.


Dù có rất nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền nuôi
con bằng sữa mẹ, nhưng hiện Việt Nam là quốc gia
có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu thấp nhất khu vực (chỉ chiếm khoảng gần
20%). Kết quả điều tra mới nhất năm 2010 cho thấy ở
Việt Nam chỉ có 61% trẻ được bú mẹ trong vòng một
giờ đầu sau sinh. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới
khuyến cáo rằng, trẻ sơ sinh cần được cho bú sớm
(trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh) và được nuôi con
hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời (không
uống thêm nước hoặc bất cứ thứ gì khác), sau đó ăn
bổ sung hợp lý nhưng vẫn duy trì cho bú mẹ đến 24
tháng tuổi.
Theo Dân trí

×