Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ CỦA SAM SUNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.66 KB, 30 trang )

Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22


 !"
#$ %&'()*(+,(-(.,(/.0(1--234,
Samsung (theo tiếng Hàn có nghĩa là “3 ngôi sao”) là một trong những tập đoàn
thương mại lớn nhất Hàn Quốc hiện nay. Tiền thân của Samsung là một công ty xuất
khẩu được thành lập vào năm 1938 với 40 công nhân, chuyên buôn bán trái cây, cá
khô cho vùng Mãn Châu và Bắc Kinh, Trung Quốc. Đến năm 1953, với sự tiến bộ
trong kĩ thuật chế tạo máy móc, mà trước tiên là các loại máy phục vụ việc buôn bán
rau quả, trái cây….người sáng lập - Lee Byung Chul đã thành lập công ty thương mại
với tên gọi Samsung mà chúng ta biết đến ngày nay.
Vị chủ tịch tiếp theo có vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển mạnh mẽ của
tập đoàn Samsung mà chúng ta phải nhắc đến đó là chủ tịch Lee Kun Hee – Con trai
của nguyên cựu chủ tịch Lee Byung Chul. Khi kế thừa sự nghiệp do người cha quá cố
để lại, Lee Kun Hee đã ở tuổi 45. Ông được học tập và tiếp thu rất đầy đủ kiến thức
kinh tế tại Đại học Waseda (Nhật Bản), nhận bằng MBA của Đại học George
Washington (Mỹ) và học hỏi được rất nhiều từ thực tế thương trường. Do vậy, sau khi
lên điều hành Samsung, Lee đã quyết tâm áp dụng những kiến thức kinh tế cùng kinh
nghiệm thực tiễn để đổi mới một cách toàn diện quy trình sản xuất, sản phẩm truyền
thống của Samsung. Ý tưởng mà ông nung nấu là Samsung phải trở thành một thương
hiệu toàn cầu, một biểu tượng và niềm tự hào của người Hàn Quốc.
Trong những năm 1970, Samsung đặt ra những nền tảng chiến lược cho sự phát
triển trong tương lai bằng cách đầu tư vào công nghiệp nặng, hoá chất, và hoá dầu.
Trong thời gian này, công ty cũng từng bước nâng cao vị trí cạnh tranh của mình trong
ngành công nghiệp dệt thế giới, kết hợp quy trình sản xuất của mình từ nguyên liệu thô
cho đến sản phẩm cuối cùng. Kết quả là, nhiều công ty mới được thành lập, gồm có
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 1
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
Samsung Heavy Industries Company vào năm 1974 và Samsung Shipbuilding và
Samsung Precision Company (hiện hay là Samsung Techwin) vào năm 1977.


Samsung Electronics, hãng điện tử Samsung, được thành lập năm 1969, là một
bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn
nhất thế giới. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung hoạt động
tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công nhân. Hãng điện tử Samsung được coi
là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới.
Vào giữa những năm 1990, Samsung cải cách công việc kinh doanh của mình
bằng cách nỗ lực sản xuất các sản phẩm đẳng cấp thế giới, mang lại sự hài lòng chung
cho khách hàng, và là một doanh nghiệp tốt – tất cả đều nằm trong tầm nhìn "chất
lượng là trên hết." Thời gian này, 17 sản phẩm khác nhau - từ chất bán dẫn đến màn
hình máy tính, màn hình TFT-LCD đến TV sử dụng ống phóng hình - được xếp vào
nhóm năm sản phẩm dẫn đầu trên thị trường toàn cầu trong từng lĩnh vực tương ứng,
và 12 sản phẩm khác đạt được thứ hạng hàng đầu trên thị trường trong lĩnh vực của
chúng.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ảnh hưởng hầu như mọi doanh nghiệp
của Hàn Quốc, Samsung đã là một trong số ít công ty có khả năng tiếp tục phát triển
nhờ dẫn đầu công nghệ kỹ thuật số và mạng cũng như chuyên tập trung vào điện tử, tài
chính và các dịch vụ liên quan. Để đối phó với cuộc khủng hoảng Samsung đã giảm số
công ty chi nhánh xuống còn 45, giảm số nhân viên khoảng 50.000 người, bán 10 đơn
vị kinh doanh, và cải thiện tính hợp lý của cơ cấu tài chính, hạ tỉ lệ nợ 365% vào năm
1997 xuống 148 % vào cuối 1999.
Những cải cách trong nguyên tắc quản lý của Lee Kun Hee đã đặt nguồn chất
xám, sự sáng tạo của tổ chức, sự đổi mới công nghệ và sự trao quyền cho nhân viên
vào tâm điểm triết lý kinh doanh của Samsung. Thành công của Samsung phần nhiều
dựa vào quá trình quản trị thương hiệu của công ty. Từ những ngày đầu tái định vị
thương hiệu từ nhà sản xuất giá rẻ đến một thương hiệu đẳng cấp và chất lượng,
Samsung đã đề ra một chính sách kiên định trong việc đảm bảo các hoạt động cùng
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 2
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
hướng với chiến lược thương hiệu của mình. Ban quản trị công ty là hình mẫu cho
toàn ngành về trách nhiệm quản lý thương hiệu. $

5$ 67,(+,89,,:75;5;
Hiện nay, Samsung đã là một thương hiệu mạnh chiếm thị phần cao trong các
lĩnh vực TV màn hình phẳng, màn hình máy tính, ổ đĩa cứng, điện thoại màn hình cảm
ứng và cũng là thương hiệu nằm trong top đầu về máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt, tủ
lạnh… Trong danh sách “100 Thương Hiệu Tốt Nhất Thế Giới 2011” do Interbrand
công bố mới đây, Samsung xếp hạng 17 với giá trị thương hiệu 23,43 tỷ USD, tăng 2
bậc và tăng 20% về giá trị so với năm 2010. Samsung cũng được ghi nhận là thương
hiệu có sức phát triển công nghệ hàng đầu thế giới với số lượng bằng sáng chế nhiều
thứ hai tại Mỹ.
Những thế mạnh về thương hiệu và công nghệ đã giúp cho chiến lược “đi tắt
đón đầu” của công ty tạo ra những trào lưu công nghệ mới. Việc nhanh nhạy biến ý
tưởng thành sản phẩm và tung ra thị trường cũng là một yếu tố nữa giúp tập đoàn điện
tử này luôn mới trong mắt người tiêu dùng và đứng vững trong ngành công nghiệp
đang thay đổi nhanh chóng từng ngày
Yếu tố “đổi mới và sáng tạo” luôn gắn liền với sản phẩm công nghệ Samsung
và cũng chính là giá trị cốt lõi của thương hiệu Samsung. Trong kỷ nguyên công nghệ
số mới, chiến lược phát triển của công ty sẽ là tiếp tục phát triển giá trị cốt lõi này
bằng những nỗ lực đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản
phẩm xuất sắc, không những đáp ứng nhu cầu sử dụng phong phú của khách hàng mà
còn thỏa mãn nhu cầu tinh thần của họ - khẳng định cá tính, phong cách, đẳng cấp hay
tìm kiếm cảm giác thuận tiện, gần gũi, quen thuộc. Dựa trên triết lý “Kỹ thuật số nhân
văn” (Human Digitalism), đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi hoạt động thiết
kế và sáng tạo, Samsung sẽ tiếp tục tạo ra những sản phẩm có khả năng tương tác cao,
thân thiện với người sử dụng. Xuất phát từ con người để đổi mới sáng tạo và quay trở
lại phục vụ con người là cách mà Samsung đã chọn để giành lấy trái tim của người tiêu
dùng. Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, Samsung đặt mục tiêu trở thành một
trong 10 công ty hàng đầu thế giới với doanh số 400 tỷ USD/năm, là thương hiệu dẫn
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 3
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
đầu về công nghệ và phong cách sống, nằm trong top 5 bảng xếp hạng 100 thương

hiệu tốt nhất thế giới của Interbrand.
Tầm nhìn của Samsung trong thập kỷ mới đã được nêu rõ trong tuyên ngôn
“Khơi nguồn cảm hứng, sáng tạo tương lai”. Tầm nhìn này được phản ánh trong cam
kết của Samsung cho cộng đồng dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “Công nghệ
mới” – “Sản phẩm mới” - “Giải pháp sáng tạo” và trong việc quảng bá những giá trị
này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của Samsung –
Ngành công nghiệp – Đối tác và Nhân viên. Thông qua những nỗ lực này, Samsung hy
vọng sẽ tiếp tục xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cũng như những kinh nghiệm sống
phong phú hơn cho tất cả mọi người.
Để có thể đạt mức doanh thu 400 tỷ USD và trở thành một trong năm thương
hiệu hàng đầu trên thế giới đến năm 2020 Samsung đã xác định 3 phương pháp chiến
lược trong việc quản lý, đó là “Sáng tạo”, “Quan hệ đối tác” và “Tài năng”
Trên nền tảng của những thành công đã đạt được, Sam sung sẽ tiếp tục khám
phá những lĩnh vực mới như chăm sóc sức khỏe, y tế, dược phẩm và công nghệ sinh
học, quyết tâm trở thành một công ty dẫn đầu đầy sáng tạo tại những thị trường mới và
một doanh nghiệp hàng đầu trong tương lai.
<$ 1''=,>-?'(3,(1,(
Samsung là tập hợp những công ty mang những chuẩn mực mới trong các lĩnh
vực kinh doanh khác nhau, từ điện tử đến dịch vụ về tài chính, từ hóa chất, công
nghiệp nặng đến thương mại dịch vụ.Các công ty luôn nỗ lực tạo dựng những sản
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 4
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
phẩm và dịch vụ tối tân, chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của hàng
triệu khách hàng và doanh nghiệp trên toàn cầu.
 =,>  ,>(3@0  83@,  -* Samsung Electro-Mechanics, Samsung SDI, Samsung
Corning Precision Materials, Samsung SDS, Samsung Mobile Display, Samsung LED.
=,>,>(3@0,A,>71?7B' Samsung Heavy Industries, Samsung Techwin
=,>,>(3@0(BC'(D- Samsung Total Petrochemicals, Samsung Petrochemicals,
Samsung Petrochemicals, Samsung Fine Chemicals, Samsung BP Chemicals.
&'(/E 3'(F,( Samsung Life Insurance, Samsung Fire & Marine Insurance,

Samsung Card, Samsung Securities, Samsung Asset Management, Samsung Venture
Investment.
1''=,>-?'(3,(1,(G(1' Samsung C&T Corporation, Samsung Engineering,
Cheil Industries, Samsung Everland, The Shilla Hotels & Resorts, Cheil Worldwide,
S1 Corporation, Samsung Medical Center, Samsung Economics Research Institute
H$ I8JKLM,-2&'=,>-?,:75;#5
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 5
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
(Nguồn:Samsung Organizational Chart (2012),www.samsung.com)
N,>86L-O08P.,Q.RST,>317U'V$W,XYZ3'B(C37M,>'(F,(
Q.7M,>-2L?[,-(=,>)U/.7M,>>3M30(10-(39-\&$2P,>8B
o M,>2L?[,-(=,>)U'B5\]0(O,Q.\]0(O,-(39-\&83@,^83@,-*
-3WLX_,>`/.\]0(O,-(39-\&'=,>,>(@-(=,>-3,/.X38],>$]0(O,
-(39-\&83@,^83@,-*-3WLX_,>'B50(a,>Q.0(a,>'1'-(39-\&,(+,/.
0(a,>'1'N,>XE,>Gb-(LO-)U$]0(O,-(39-\&'=,>,>(@-(=,>-3,
/.X38],>'Bc0(a,>Q.0(a,>X38],>`0(a,>>3M30(10'=,>,>(@
-(=,>-3,`0(a,>G9-,U37d,>`0(a,>(+,(M,()U/.-2L,>-e7>3M3
0(10-2L?[,-(=,>$
o M,>3M30(10-(39-\&'B<\]0(O,\]0(O,\],(Z`\]0(O,%
/.\]0(O,0(a,>G3,(XPC,(-(39-\&%R$
c$ PC,(-(L/.Qf3,(LO,C7)L,>-g5;;hi5;#5
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 6
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
(Nguồn: samsung.com: Audited/reviewed financial statements)
Z3)jQk,(8dP7C,>-F,(8]' 3'lC%mmL,mm'_,>\C,KLM,-2&`
C7)L,>8kQ3W,-390>A-(138Yf'-(.,('=,>-2W,-(&-2Yn,>83@,-*-(9>3Z3$j
0(1--234,QZ,7d,(G(=,>,>g,>'lC-O08P.,'_,>/Z3-U'8]-:,>-2Yo,>
XPC,(-(L/.Qf3,(LO,KLC'1',:78kQ.7]-)Y73,('(N,>(_,>(J,'(P)j
-(.,('=,>-2P,>'(39,QYf'p83-q-8B,86Lr'lC-O08P.,$U'8]-:,>-2Yo,>
'lCC7)L,>G(18[L8A,KLC'1',:7$:75;;sXPC,(-(L-O08P.,-:,>#c`5

t)I/Z3,:75;;hS-YI,>8YI,>#c`uc-vV`,:75;#;-:,>#<`Ht^-YI,>
8YI,>#w`;h-v)P/Z35;;s$
L?,(3W,`,:75;##`/Z3)j\D-Qf3'lC,[,G3,(-9-(9>3Z3,B3'(L,>`-U'
8]-:,>-2Yo,>XPC,(-(L'lC'lCC7)L,>)E->3M7)P/Z3,:75;#;`7N'-:,>
'(x8d-c`<wt$(Y,>,9L)P)1,(-YI,>KLC,/Z3'1'XPC,(,>(3@0G(1''_,>
,>.,(-(+2y2C,>'P,)U,.?'z,>G(=,>0(M3KL1-@`/+-2W,-(j'-9`XPC,(-(L
'lCC7)L,>/{,-:,>G(1QZ,$>L?W,,(e,'lC)j-:,>-2Yo,>-2W,89,-g-(L
,(O0XPG3,(XPC,(83@,-(Pd3X38],>-(=,>73,(S)7C2-0(P,mV7C,>Qd3$:7
5;##81,(XDL7U'KLC,-2|,>-2P,>)j,>(3@083@,-*'lCC7)L,>G(3'(F,(
-(N'/Yf-7A-XPC,()U'lC(C38U3-(lQZ,'_,>,>.,(Q.00Qm/.PG3C$
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 7
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
C,>,:75;#5`G3,(-9-(9>3Z3'B0(6,G(o3)q'(I,$C7)L,>8k/j'
8Yf'8.-:,>-2Yo,>'lC7+,($Z3'(xKLC<KL}86L,:7`XPC,(-(L'lC-O0
8P.,8k-:,>QW,81,>G4`8d-7N'5u`5t$Z37N'-:,>-2Yo,>/Yf-\O',.?8k
G(~,>8&,('(q''(q,(I,,•C/&-(9'lC-O08P.,C7)L,>-2W,-2Yn,>KLU'-9`
G(=,>'(xQ.7]--2P,>,(•,>-O08P.,83@,-*(.,>86L'lC.,KLU'7.'z,>
Q.-O08P.,7C,>-67M,((Yo,>89,QZ,89,,[,G3,(-9-(9>3Z3(3@,,C?$
 !
#$ >(3W,'NL/.(1--234,SV-d3C7)L,>
Nghiên cứu và phát triển (R&D) là một trong những chìa khóa mang đến thành
công cho nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. R&D bao gồm việc đầu tư hoặc
mua/bán các nghiên cứu về công nghệ nhằm khám phá những tri thức mới về sản
phẩm, quy trình, và dịch vụ. Sau đó, áp dụng những tri thức mới này để tạo ra các sản
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 8
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
phẩm, quy trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng hoặc của thị trường .
R&D luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến, công
ty đa quốc gia trên toàn thế giới. "Để trở thành công ty luôn dẫn đầu thị trường, không

còn cách gì khác là luôn phải đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm và
công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả phải chăng và chi phí tối
ưu". Samsung cũng không phải là một công ty nằm ngoài quy luật trên. Mới đây, công
ty tư vấn Booz & Co đã công bố bản khảo sát 1000 công ty chi tiêu nhiều nhất cho lĩnh
vực nghiên cứu & phát triển (R&D) năm 2011. Khảo sát cho thấy Samsung là đơn vị
đứng thứ 6 khi công ty bỏ ra tới 9 tỷ USD, chỉ kém 0,9 tỷ USD so với vị trí dẫn đầu là
Toyota.
Samsung đã xây dựng một Trung tâm nghiên cứu phát triển lớn nhất châu Á tại
Thành phố Suwon, cho đến thời điểm hiện tại, bộ phận R&D của Samsung đã có đến
hơn 50.000 nhà khoa học và kỹ sư với nhiều quốc tịch khác nhau, chiếm hơn 1/4 tổng
số nhân viên của Samsung trên toàn thế giới. Đội ngũ R&D hùng hậu này có mặt tại
hơn 42 trung tâm nghiên cứu ở 8 quốc gia trên toàn thế giới như Hàn Quốc, Mỹ, Anh,
Nga, Israel, Ấn Độ, Nhật, Trung Quốc và được Samsung dành cho ngân sách trung
bình 10% tổng doanh thu hàng năm của hãng. Chính nhờ vào sự đầu tư mạnh mẽ này,
đội ngũ R&D Samsung những năm gần đây đã liên tục cho ra đời những sản phẩm
công nghệ đột phá, đưa Samsung từng bước hạ gục các đối thủ to lớn khác và bước lên
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 9
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
những vị trí dẫn đầu của ngành công nghệ hiện nay. Cụ thể, R&D của Samsung tập
trung vào 2 mảng lớn chính đó là nghiên cứu công nghệ mới nhằm đón đầu thị trường
và nghiên cứu phát triển sản phẩm, đặc biệt là mảng thiết kế.
#$#6L-Y,>(3W,'NL'=,>,>(@7Z3,(€78B,86L-(&-2Yn,>
Năm 1998, khi công nghệ kỹ thuật số (Digital) lần đầu tiên được phát triển tại
các nước châu Âu, mà điển hình là nước Anh, loại công nghệ này thật sự quá mới mẻ
đối với khu vực chậm phát triển như châu Á, châu Phi,…. Tuy nhiên, Samsung đã
nhanh nhạy kịp thời nhận ra cơ hội mới nhằm đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh trong
ngành điện tử hiện tại là sự đầu tư nhằm chuyển đổi từ công nghệ điện toán (Analog)
sang công nghệ kỹ thuật số (Digital). Do đó, cũng trong năm 1998, Samsung bắt đầu
đổ vốn vào lĩnh vực công nghệ này. Công ty đã đầu tư hàng tỷ USD cho việc nghiên
cứu, sản xuất chip điện tử và màn hình tinh thể lỏng (LCD) - là hai kỹ thuật quan trọng

cốt lõi của công nghệ kỹ thuật số.
Chính sách đầu tư mang tính cá cược và nhiều may rủi tại thời điểm đó đến nay
đã cho thấy những thành quả tích cực, đưa Samsung dẫn đầu thị trường về các thiết bị
điện tử kỹ thuật số, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất tivi màn hình tinh thể lỏng LCD và
chip điện tử. Năm 1998 này đã đánh dấu một số thành công vượt bậc của Samsung
như : Đạt thị phần cao nhất trên thị trường TFT-LCD thế giới, là tập đoàn bắt đầu sản
xuất hàng loạt TV kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới, hoàn tất phát triển TV màn hình
phẳng hoàn chỉnh, đóng vai trò "Đối tác thế vận hội" tại Thế Vận Hội Mùa Đông
Nagano, tập đoàn tiến hành sản xuất SDRAM 128M đầu tiên trên thế giới, phát triển
DRAM đồng bộ 128MB và bộ nhớ Flash 128MB…Những điều này chứng tỏ tầm nhìn
chiến lược “tiên phong đón đầu công nghệ mới” của của chủ tịch tập đoàn Samsung là
hoàn toàn đúng đắn, mang lại vị thế mới cho Samsung trên thị trường toàn cầu.
Theo nghiên cứu của công ty DisplaySearch, tính đến hết quý II năm 2011,
Samsung chiếm 22.6% doanh thu TV toàn cầu, với khoảng cách khá xa so với đối thủ
đứng thứ 2 là LG (14.4%), tiếp đến là Sony (11.7%) và Panasonic (9.4%). Đây là năm
thứ 5 liên tiếp Samsung giữ vị trí dẫn đầu thị phần Tivi LCD, chứng tỏ công ty này
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 10
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
không chỉ đầu tư chuyển đổi công nghệ ban đầu mà còn liên tục đào sâu nghiên cứu và
phát triển sản phẩm tốt hơn để không là doanh nghiệp tụt hậu trên thị trường.
Thứ tự k,> (&0(6,-2P,>KL}•5;## Mức tăng trưởng quý
1 Samsung 22.6% 11%
2 LG 14.4% 8%
3 Sony 11.7% 12%
4 Panasonic 9.4% 55%
5 Sharp 7.0% 1%
6 Các hãng khác 34.8% -1%
Tổng số 100.0% 8%
Hiện tại, hãng đang tiếp tục chuẩn bị cho một kế hoạch táo bạo hơn nữa, đó là
chuyển dịch từ chuyên môn điện tử sang một lĩnh vực vẫn còn hết sức mới mẻ hiện

nay - năng lượng xanh. Samsung dự định bỏ ra 20 tỉ USD trong vòng 10 năm để đầu
từ vào các thiết bị chiếu sáng và pin mặt trời dùng trong các phương tiện chạy điện,
thiết bị y tế , thuốc men và công nghệ sinh học Cũng giống như công nghệ điện tử đã
thống trị thế kỷ 20, Samsung tin rằng tương lai sẽ là thời của công nghệ xanh. Và
chiến lược này có thành công hay không dĩ nhiên hiện tại chúng ta chưa thể có câu trả
lời, nhưng điều này cũng chứng tỏ phong cách táo bạo trong đầu tư chuyển đổi công
nghệ từ các nhà quản trị Samsung.
#$56L-Y,>(3W,'NL/.0(1--234,)M,0(‚7`8A'\3@-Q.G(eL-(39-G9
o CXd,>(BC)M,0(‚7
Trong khi nhiều công ty hàng đầu chỉ tập trung vào một loại sản phẩm nhất
định, chẳng hạn Nokia tập trung vào điện thoại di động, Intel tập trung sản suất bộ vi
mạch…. thì Samsung nghiên cứu và phát triển khá nhiều sản phẩm. Chính sự đa dạng
hóa này đã làm nên khác biệt giữa Samsung với các đối thủ cạnh tranh.
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 11
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
Chiến lược về sản phẩm của Samsung là “Sản xuất mọi thứ - bán mọi thứ” với
mục tiêu “tấn công vào từng góc trong ngôi nhà của bạn”, do đó, ngoài tivi, điện thoại
là hai sản phẩm chủ đạo của hãng, hãng còn có các sản phẩm laptop, linh phụ kiện
máy tính, loa đài, máy giặt, máy điều hòa, tủ lạnh, lò vi sóng, máy hút bụi, máy ảnh,
máy quay, máy in, đầu DVD…
Không dừng lại ở đó, Samsung và những vị lãnh đạo của mình còn ấp ủ rất
nhiều những kế hoạch to lớn khác trong tương lai. Sau một thời gian nỗ lực để những
sản phẩm của mình hiện diện khắp nơi trong ngôi nhà của người tiêu dùng, hãng còn
muốn chúng có thể giao tiếp được với nhau, tạo ra một mối liên kết giữa những sản
phẩm điện tử để mang lại tiện ích tối đa cho người sử dụng. Tuy nhiên, đây là một
chặng đường còn dài phía trước, nhưng những thông tin này cũng có thể làm cho
người tiêu dùng tăng sự tin tưởng vào khả năng sáng tạo vô hạn từ Samsung, nhằm
mang đến cho họ những sản phẩm ngày càng tiện dụng và hiện đại.
o 239-Q}-(39-G97Z3
Sau một khoảng thời gian chủ yếu tập trung vào nghiên cứu “sự tiện dụng” của

sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng, các nhà quản trị Samsung đã nhận thấy
rằng, một sản phẩm tốt chưa hẳn đã thu hút, điều đầu tiên khiến khách hàng để ý đến
sản phẩm luôn là một thiết kế bắt mắt. Do đó, vài năm trở lại đây, chiến lược R&D của
Samsung tập trung mạnh cho khâu thiết kế với triết lý mới là mang đến cho các sản
phẩm của Samsung “một vẻ đẹp đơn giản, đầy sức hút” và “cân bằng lý trí và tình
cảm” - “Có nghĩa là chúng tôi phải đáp ứng nhu cầu cảm xúc của khách hàng với
những giải pháp kỹ thuật mà chúng tôi có”, theo giải thích của Song Hyun-Joo, Giám
đốc điều hành phụ trách thiết kế Samsung.
Ngay khi phác thảo xong nền tảng cho “triết lý thiết kế mới”, năm 1995,
Samsung thành lập một phòng thí nghiệm về cải cách thiết kế để các chuyên gia có thể
mặc sức nghiên cứu. Đội ngũ thiết kế của Samsung là một trong những bộ phận được
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 12
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
đầu tư và chăm sóc đặc biệt nhất. Hiện nay, đội ngũ này tập trung tại 7 trung tâm ở
Mỹ, Châu Á và Châu Âu để cập nhật các xu hướng thiết kế mới, các trung tâm này đều
đặt ở những thành phố hiện đại và năng động bậc nhất thế giới hiện nay như Seoul,
Los Angeles, Milan, Thượng Hải…Các nhà thiết kế tại Samsung được làm việc tập
trung theo nhóm, từ 3 - 5 người, bao gồm nhiều cấp bậc và làm việc bình đẳng với
nhau. Họ thường xuyên được đi tham quan các địa danh nổi tiếng trong nước và trên
thế giới hay được cử đi học tại nước ngoài để phát triển chuyên môn lẫn sự sáng tạo.
Nhờ sự đầu tư mạnh mẽ này, đội ngũ thiết kế của Samsung đã mang đến những
sản phẩm không chỉ đẹp về hình thức mà còn tạo ra những trào lưu thiết kế mới trong
lĩnh vực điện tử. Samsung trở thành thương hiệu có số giải thưởng về thiết kế vượt qua
cả Apple. Trong hai năm 2006 - 2007, Samsung nhận được hơn 100 giải thưởng thiết
kế tại châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Năm 2009, Samsung cũng lật đổ Apple với 8 giải
IDEA so với 7 giải của Apple. Năm 2011, Samsung nằm trong top 10 công ty sáng tạo
nhất thế giới, theo nghiên cứu của công ty tư vấn Booz & Co.
Bên cạnh những thành công đã được minh chứng thì tập đoàn Samsung vẫn còn
một số hạn chế trong việc sáng tạo ra sản phẩm mang tính đột phá và ghi đậm dấu ấn
của Samsung. Như chúng ta đều biết Samsung vào đầu năm 2011 đã vướng vào cuộc

chiến pháp lý gay go và căng thẳng nhất từ trước đến nay trong giới công nghệ, mà đối
thủ chính của họ không ai khác là Apple. Kết quả là Toà án Hoa Kì tuyên phạt tập
đoàn điện tử Hàn Quốc phải bồi thường cho Apple 1 tỷ USD bởi sự sao chép về thiết
kế của một loạt sản phẩm mang thương hiệu Samsung.
Qua câu chuyện trên có thể thấy rằng, Samsung đang phải đối diện với một vấn
đề rất lớn và muôn thuở: mặc dù thành công về doanh thu, lợi nhuận, và những thiết kế
gần đây của Samsung có một nét riêng, nhưng có một thực tế mà họ không thể phủ
nhận đó là hãng chưa tạo ra được một sản phẩm mang tính đột phá, đặc trưng nào –
điều mà Apple và Sony đã làm rất tốt với iPhone cũng như máy nghe nhạc Walkman.
Cần phải thay đổi, Samsung cần nhiều hơn thế nếu như muốn được biết đến là một
công ty đầy tính sáng tạo.
5$ [KLM,-2&-(YI,>(3@L/.7C2Gm-3,>'lCC7)L,>
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 13
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
Chiến lược marketing hiệu quả là một trong những yếu tố khiến Samsung vươn
lên thành một trong những thương hiệu đắt giá nhất thế giới. Tính đến hết năm 2012,
giá trị thương hiệu của Samsung đạt 32,9 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2011 và hiện
giữ vị trí thứ 9 trong 10 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh. Giá trị này có được nhờ thị
phần bán Smartphone của Samsung đã “vượt mặt” hai ông lớn trên thị trường đó là
Apple và Nokia trong năm 2011 vừa qua.
(Biểu đồ thể hiện giá trị thương hiệu của Samsung tăng dần qua các năm từ
năm 2000 – 2011 - ĐVT : triệu USD)
Vào những năm 1993, khi thương hiệu Samsung tại Mỹ nói riêng và các nước
tại châu Mỹ, châu Âu nói chung vẫn còn là một thương hiệu “ế ẩm”, người cầm đầu
hãng này đã có những chuyến “thị sát” vào các cửa hàng bán hàng điện tử tại Mỹ và
phát hiện ra rằng do con mắt của người tiêu dùng tại đây vẫn xem Samsung như là một
nhãn hàng châu Á “quê mùa, thô kệch” nên doanh số bán không cao. Từ những trăn
trở này, nhà quản trị tài ba của Samsung – Lee Kyung-Hee khi trở về Hàn Quốc đã
quyết tâm thực hiện một chiến dịch Marketing tầm cỡ đưa thương hiệu Samsung trở
thành một thương hiệu đáng giá nhất hiện nay.

Nhận biết kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực Marketing không phải là thế
mạnh của mình, các nhà quản trị Samsung đã thống nhất một quyết định đột phá khi
đưa Eric Kim, một người Mỹ gốc Hàn đảm nhận trọng trách lên chiến lược thực hiện
chính sách marketing toàn cầu. Năm 1999, Sam sung thành lập Tổ chức tiếp thị toàn
cầu (gọi tắt là GMO). GMO bao gồm ba nhóm chính: nhóm chiến lược marketing,
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 14
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
nhóm chiến lược vùng và nhóm chiến lược sản phẩm. Trong năm 2002, GMO đã thực
hiện những bước đầu tiên trong chiến lược Marketing toàn cầu của mình.
5$#(F,()1'(-2L?[,-(=,>-(YI,>(3@L
Truyền thông thương hiệu có 2 mục đích chính. Trước tiên, nó giúp tái định vị
hình ảnh Samsung thành một thương hiệu cao cấp, mang đẳng cấp quốc tế về chất
lượng, độ tin cậy và thiết kế. Thứ hai, nó giúp Samsung được nhìn nhận và chấp nhận
là thương hiệu ngang hàng với những thương hiệu đình đám khác như Sony, Apple -
tiếp đó là trở thành thương hiệu dẫn đầu về hàng điện tử gia dụng trên toàn thế
giới.Với một bên là hai mục đích lớn và bên kia là các đối thủ nặng ký như Sony,
Canon… Samsung phải sử dụng tất cả các kênh có thể để truyền thông về vị thế cấp
cao của mình trong ngành công nghiệp điện tử gia dụng.
Do đó, học hỏi từ các thương hiệu toàn cầu khác, Samsung đã thay đổi chiến
lược trong chính sách truyền thông thương hiệu của mình. Trong năm 2002, Samsung
chỉ mời một công ty quảng cáo duy nhất nhằm đưa ra một thông điệp thương hiệu nhất
quán trên thế giới. Trước đó, các công ty con của Samsung đã sử dụng đến 55 công ty
quảng cáo trên toàn thế giới và sản phẩm của Samsung được quảng cáo với hơn 20
slogan khác nhau. Theo chính sách mới, Samsung phát triển các hướng dẫn chung cho
logo và trình bày trên tất cả các thông điệp thống nhất từ bao bì đến các bảng quảng
cáo lớn.
“Samsung” – tên của tập đoàn Hàn Quốc này được hình thành nên bởi các ký tự
của Trung Quốc 三 星 , có nghĩa là “ba ngôi sao” – chính logo này đã đi cùng với
Samsung trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, với chiến lược muốn một thứ gì đó đổi
mới, cách tân và mang thông điệp thống nhất toàn cầu, Samsung đã chọn logo thương

hiệu hình elip màu xanh với chữ Samsung ở chính giữa. Sự thay đổi logo này là một
phần trong kế hoạch cải tổ toàn bộ công ty các nhà quản trị Samsung. Họ muốn
chuyển đổi công ty từ một Samsung thành công trong quá khứ trở thành một tập đoàn
quốc tế hùng mạnh, cùng với đó là sự thay đổi trong công việc nội bộ của toàn thể
nhân viên. Đây là một sự thay đổi rõ rệt trong chiến lược, và với những hình ảnh
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 15
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
Samsung đồng nhất và dễ dàng gây ấn tượng khắp mọi nơi như hiện nay, tất cả chúng
ta đều có thể nhận thấy rằng bước đi này là hoàn toàn đúng đắn.
Ngoài ra, Samsung còn sử dụng rất nhiều phương tiện truyền thông, quảng cáo
khác nhau, từ các tạp chí kinh doanh quốc tế như Business Week và Wall Street
Journal cho tới các tạp chí công nghệ và trang web như CNET.com hoặc các hình ảnh
lồng ghép vào các bộ phim điện ảnh, các quảng cáo, v.v….Tuy nhiên, Samsung luôn
sử dụng kỹ năng công nghệ kết hợp với thiết kế và sự đổi mới nhằm thu hút sự chú ý
của khách hàng vào sản phẩm để tạo nên hình ảnh riêng cho mình.
Mức độ nhận biết thương hiệu của Samsung ngày càng gia tăng rõ rệt. Một biểu
đồ so sánh được thể hiện tiếp theo đánh giá giữa hai thương hiệu cạnh tranh gay gắt
hiện nay là Apple và Samsung đã cho thấy mức hiệu quả trong các chính sách truyền
thông thương hiệu của Samsung thời gian qua.
(Biểu đồ mức độ nhận biết thương hiệu smartphone của Apple và Samsung)
Không chỉ đầu tư mạnh cho quảng cáo trong những năm đầu đổi mới chiến
lược, Samsung đã duy trì nhịp điệu này cho đến hiện nay. Theo số liệu của công ty
phân tích Asymco thống kê khoản tiền mà các hãng công nghệ như Apple, Samsung,
HP, Dell, Microsoft đã bỏ ra cho quảng cáo thì có thể thấy : trong năm 2012, Apple
đầu tư gần 1 tỷ USD để quảng bá sản phẩm và thương hiệu, mặc dù vậy, con số này
chỉ bằng 1/4 so với hãng điện tử Hàn Quốc (khoảng 4 tỷ USD). Việc Samsung chi
mạnh tay so với Apple hay Microsoft là điều dễ hiểu, nhưng không ít người ngạc
nhiên khi thấy hãng này còn vượt xa cả Coca Cola. Tuy nhiên, đó mới chỉ là số tiền
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 16
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22

quảng cáo vì Samsung còn dành những khoản lớn hơn thế - gần 12 tỷ USD - cho các
chiến dịch truyền thông, tiếp thị và bán hàng. Đây là con số chưa được thống kê cụ thể
để so sánh với các công ty khác.
5$5.3-2f'1')jG3@,
Năm 1997 là năm đánh dấu chiến dịch toàn cầu đầu tiên của Samsung với khẩu
hiệu: “Thách thức những giới hạn”. Mục đích của chiến dịch này là định vị Samsung
như một công ty dẫn đầu để vươn tới những đỉnh cao trên cả công nghệ. Vì vậy,
Samsung đã tài trợ cho các sự kiện như Thế vận hội, các môn thể thao mùa đông và
các môn thể thao mạo hiểm. Đây là việc làm trái ngược với thương hiệu toàn cầu khác
như Nike - nhà tài trợ cho các ngội sao thể thao. Luôn gắn với cá tính của mình,
Samsung muốn truyền tải tinh thần đồng đội, cạnh tranh lành mạnh và hội tụ toàn cầu.
Chiến dịch toàn cầu lớn tiếp theo vào năm 1999, khi Samsung tung ra chiến
dịch “Số hóa tất cả -Mọi người đều được mời” (DigitAll: Everyone’s Invited). Qua đó,
Samsung muốn lặp lại vị thế dẫn đầu của mình trong kỷ nguyên hội tụ số. Samsung
muốn được cả thế giới công nhận là công ty có khả năng cung cấp những sản phẩm và
trải nghiệm kỹ thuật số tốt nhất. Những chiến dịch này là những sự kiện truyền thông
được hợp nhất mà Samsung đã tạo ra nhằm định vị thương hiệu trên toàn thế giới.
Cùng lúc đó, Samsung cũng không ngừng sử dụng tất cả các kênh khác để quảng bá sự
định vị và cá tính thương hiệu.
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 17
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
Samsung vẫn tiếp tục cam kết tài trợ cho các sự kiện thể thao, đặc biệt là Thế
vận hội Olympic đến năm 2016. Đây là một chiến lược dài hạn và tốn kém rất nhiều
chi phí. Nhưng ngược lại, hãng này được phép độc quyền cung cấp hệ thống truyền
thông không dây cho các nhà tổ chức và vận động viên. Đây quả thực cũng là một
món hợp đồng “béo bở” mà không phải nhà sản xuất điện tử nào cũng có thể có được.
Điều này chứng tỏ con mắt chiến lược của các nhà cầm quân Samsung và tầm ảnh
hưởng của thương hiệu này trên trường quốc tế không hề là một hình ảnh bong bẩy do
đầu tư vào Marketing một cách “thái quá”.
Chưa kết thúc chương trình tài trợ cho các sự kiện thể thao, các nhà quản trị

Samsung đã bắt đầu vận hành một chiến dịch xây dựng giá trị công đồng mới, không
để cho hình ảnh Samsung mờ nhạt hay chỉ được đánh giá là có giá trị nhờ những đầu
tư quá lớn cho quảng cáo. Từ năm 2011, Samsung đã lên kế hoạch và triển khai chiến
dịch “Hope for Children”. Kế hoạch này tập trung vào các hoạt động hỗ trợ các kỹ
năng cho trẻ em như : việc xây dựng các thư viện sách để gây dựng lại văn hóa đọc,
xây dựng các trung tâm giáo dục về công nghệ thông tin hay đầu tư xây dựng các
trường tiểu học mới, các trường cho trẻ em mồ côi v.v….Đây là một hoạt động thiết
thức góp phần nâng cao giá trị xã hội của Samsung, đồng thời cũng là một chiến lược
khôn ngoan của các nhà cầm quân của hãng khi muốn đưa thương hiệu Samsung trở
thành một thương hiệu có giá trị về mặt kinh tế lẫn giá trị về mặt xã hội.
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 18
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
<$ [KLM,-2&,>LJ,,(e,Qj'-d3C7)L,>
Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật,
người lao động…Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động qua lại
lẫn nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật
đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì
vậy có thể khẳng định rằng, quản trị rằng nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại
và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào.
Hầu như tại các doanh nghiệp trên thế giới, vấn đề quản trị nhân sự phụ thuộc
khá lớn vào những đặc thù văn hóa của quốc gia, và Samsung cũng không là một
trường hợp ngoại lệ. Đặc thù là tập đoàn thuộc Hàn Quốc, các vấn đề về quản trị hầu
như mang tính ép buộc từ cao xuống thấp, cứng nhắc và không linh hoạt. Bộ máy tổ
chức của Samsung cũng hầu như là từ “gia đình” dẫn đến những mâu thuẫn, tranh
chấp cũng như những bất cập khác. Việc này đôi khi tạo áp lực không nhỏ đối với
những nhân viên cấp dưới.
Tuy nhiên, cũng phải nói ở một khía cạnh khác, mặc dù là một doanh nghiệp
thuộc Hàn Quốc nhưng Samsung là một tập đoàn hoạt động đa quốc gia, do đó, tư
tưởng về quản trị nguồn nhân lực cũng tiến bộ hơn. Samsung cũng rất coi trọng nhân

Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 19
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
tài, coi trọng vấn đề đào tạo và rất thường xuyên có những hoạt động khuyến khích
nhân viên của mình. Sau đây là một số phân tích về các hoạt động quản trị nguồn nhân
lực tại Samsung.
<$#6L-Y8.P-dP'1,\]KLM,QF'D0'CPC7(34L-Yn,>-O,Gb-(LO-
Một người quản lý một công ty chuyên về điện tử không thể không thông hiểu
những kỹ thuật điện tử. Đây chính là phương châm trong quản trị nhân sự tại
Samsung. Do đó, khi quy tụ từ khắp nơi trên thế gới các các nhà quản lí tài năng,
Samsung vẫn đầu tư một khoản không nhỏ để đạo tạo những kiến thức quản lí và kỹ
thuật phù hợp với yêu cầu của tập đoàn. Từ đó, tại Samsung, các cán bộ cấp cao hầu
như đều là những người am tường kỹ thuật, từ đó nâng cao hiệu quả quản lí hơn. Cụ
thể, Samsung xây dựng ba chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp với trình độ,
đối tượng quản lý cũng như nhu cầu phát triển của từng bộ phận, ngành nghề. Đó là ba
chương trình sau :
- Chương trình ‘Chia sẻ Giá trị Samsung’ (SVP - Samsung Value Program):
chia sẻ về giá trị và triết lý quản lý của Samsung với tượng là các nhà quản lý mới
được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng, các nhà điều hành và CEO của các công ty thành
viên. Mục tiêu của chương trình là giúp cho các đối tượng trên thực hiện theo định
hướng thống nhất của tập đoàn.
- Chương trình ‘Lãnh đạo Kinh doanh Samsung’ (SLP – Samsung Business
Leadership Program): nuôi dưỡng các nhà lãnh đạo tương lai của Tập đoàn do vậy
chương trình này phải tuân thủ chặt chẽ theo quy trình “Lựa chọn - Phát triển - Bổ
nhiệm” nhân sự. Khâu lựa chọn và bổ nhiệm do bộ phận nhân sự đảm nhiệm còn khâu
phát triển nhân sự thuộc chức năng của bộ phận phát triển nguồn nhân lực. Học viên
chủ yếu ở các cấp điều hành (các phó chủ tịch, nhà điều hành cấp cao, tổng giám đốc).
Mục tiêu của khóa học giúp các học viên biết cách làm thế nào để trở thành “số 1”
trong lĩnh vực của mình.
- Chương trình ‘Tài năng Toàn cầu Samsung’ (SGP – Samsung Global Talent
Program): hiện nay đang đào tạo 20 ngoại ngữ khác nhau trong 10 tuần liên tục cho

các cán bộ quản lý. Mục tiêu của chương trình là những cán bộ sau đào tạo sẽ có khả
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 20
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
năng làm việc tại bất cứ chi nhánh nào của Samsung trên thế giới. Chương trình này là
một “công cụ” hỗ trợ rất nhiều để Samsung trở thành một tập đoàn mang tính toàn cầu
đúng nghĩa.
<$5(L?9,G(F'(/.-dP8],>Qj''(P,(e,/3W,
Để có được những bước phát triển nhanh, bền vững, nhất là sau khủng hoảng
tài chính Châu Á cuối những năm 1990 và khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay,
Tập đoàn Samsung cũng như các công ty thành viên (đặc biệt là công ty Điện tử
Samsung) đã tập trung vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản như
xây dựng chiến lược nguồn nhân lực trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; các chính
sách thu hút nhân tài; chính sách đãi ngộ thỏa đáng; xây dựng và triển khai các chương
trình đào tạo Tập đoàn Samsung cũng như các công ty thành viên rất chú trọng tới
công tác đào tạo nguồn nhân lực và coi đây là một công cụ, một cách thức để nâng cao
trình độ đội ngũ nhân lực. Tập đoàn cũng như các công ty thành viên đều xây dựng các
chương trình đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và hình thức kinh doanh của
mình.
Trong lĩnh vực phát triển con người và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thành
công của Samsung gắn liền với các hoạt động xây dựng “Môi trường làm việc tuyệt
vời”. Tập đoàn luôn tạocơ hội công bằng để hỗ trợ cũng như khuyến khích, tạo điều
kiện tốt nhất để nhân viên phát triển toàn diện năng lực bản thân.
Từ năm 2006, Samsung đã triển khai chương trình GWP - một chương trình
quản trị nhân sự được đánh giá là bước đột phá trong các doanh nghiệp châu Á.
Chương trình được hình thành trong nỗ lực đưa Samsung trở thành công ty toàn cầu
với một môi trường làm việc có thể thu hút và giữ chân các tài năng từ khắp nơi trên
thế giới. Dựa trên tinh thần chủ đạo - xem con người là tài sản quan trọng nhất, “môi
trường làm việc tuyệt vời” tại Samsung ngoài việc đảm bảo cơ sở vật chất hoàn thiện,
các chế độ phúc lợi, đãi ngộ nhân tài như là những tiêu chuẩn bắt buộc còn tạo cơ hội
công bằng để mọi nhân viên có thể phát triển toàn diện. “Chúng tôi thúc đẩy tinh thần

làm việc thông minh (work smart) và đề cao văn hóa minh bạch, khuyến khích trao đổi
thông tin và chia sẻ thẳng thắn giữa nhân viên và các cấp quản lý để tất cả mọi người
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 21
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
đều có thể đóng góp ý kiến và phát huy khả năng sáng tạo của mình trong công việc,”
ông Lee Kyu Jin, Giám đốc Nhà máy cho biết.
Samsung thực hiện chiến lược cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Triết lý
thiết kế “cân bằng giữa công nghệ và cảm xúc” vốn đã tạo ra những thế hệ sản phẩm
Samsung thành công vang dội cũng đã được áp dụng để xây dựng “môi trường làm
việc tuyệt vời”. Vì vậy, rất nhiều hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã được
triển khai để mang đến “cảm xúc” và tạo sự cân bằng cho nhân viên.
 !

Con đường hình thành và phát triển của Samsung từ năm 1938 đến nay đã qua
không ít sóng gió. Công ty đã vực dậy thành công sau cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á năm 1997 và ngày càng phát triển vững chắc nhờ vào sự lèo lái đầy quyết đoán
của ban quản trị công ty. Xét về tình hình kinh tế Việt Nam, từ khi Việt Nam quyết
định chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường năm
1986, đến nay công tác quản trị ở các doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng đúng
mức. Qua việc phân tích nghệ thuật quản trị của Samsung, ta có thể rút ra được các bài
học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt Nam.
#$ .3(|'/['=,>-1'(Pd'(8&,(
Samsung đã vạch ra một chiến dịch lâu dài cho con đường phát triển của cả tập
đoàn mình. Theo đó, tầm nhìn của Công ty Điện tử Samsung trong thập kỷ mới được
phản ánh trong cam kết trong việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba
thế mạnh chính của mình là “Công nghệ mới” – “Sản phẩm mới” và “Giải pháp sáng
tạo” và trong việc quảng bá những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính
trong mối quan hệ cốt lõi của Samsung – Ngành công nghiệp – Đối tác và Nhân viên.
Công ty đã lên kế hoạch cụ thể để có thể đạt mức doanh thu 400 tỷ USD và trở thành
một trong năm thương hiệu hàng đầu trên thế giới đến năm 2020. Để đạt mục đích

này, Samsung đã xác định 3 phương pháp chiến lược trong việc quản lý, đó là “Sáng
tạo”, “Quan hệ đối tác” và “Tài năng”.
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 22
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần hoạch định rõ ràng trước khi bước
vào tổ chức công việc kinh doanh :
o Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chỉ rõ mục tiêu của tổ chức bao gồm mục tiêu
ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của từng đơn vị kinh
doanh.
o Thứ hai, các doanh nghiệp cần thiết lập một chiến lược tổng thể để hoàn thành
mục tiêu trên. Hoạch định chiến lược là một quy trình xác định các định hướng
lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện và củng cố vị thế cạnh tranh của
mình. Việc ứng dụng quy trình hoạch định chiến lược như Samsungs được thực
hiện còn chưa phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam, nguyên nhân có thể là:
^ Do không có thời gian: người chủ doanh nghiệp thường là người điều hành
trực tiếp, do đó thời gian của họ chủ yếu được giành cho việc giải quyết
những vấn đề tác nghiệp hàng ngày và hầu như không còn thời gian để quan
tâm tới việc hoạch định dài hạn. Họ thường bị cuốn vào vòng xoáy của công
việc phát sinh hàng ngày - những công việc liên quan đến sản xuất, mua
hàng, tìm kiếm khách hàng, bán hàng, giao hàng, quản lý công nợ, … Hầu
hết những việc này được giải quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu,
giải quyết đến đó, chứ không hề được hoạch định một cách bài bản, quản lý
một cách có hệ thống hoặc đánh giá hiệu quả một cách khoa học.
^ Do không quen với việc hoạch định chiến lược  có nhiều chủ doanh nghiệp
chưa nhận thức được công dụng của hoạch định chiến lược hoặc họ cho
rằng chiến lược không có liên quan nhiều đến tình trạng kinh doanh của họ.
^ Do thiếu kỹ năng: do hạn chế về trình độ nên thường thiếu những kỹ năng
cần thiết để bắt đầu hoạch định một chiến lược, ngoài ra họ cũng không
muốn tốn tiền để thuê tư vấn.
^ Do thiếu niềm tin có nhiều chủ doanh nghiệp vốn rất nhạy cảm với những

thông tin quan trọng liên quan đến công việc kinh doanh của họ và họ thấy
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 23
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
không thoải mái khi phải chia sẻ những tính toán chiến lược của mình cho
nhân viên hoặc người ngoài.
Những lý do trên làm cho hoạch định chiến lược ngày càng trở nên mờ nhạt
trong quan niệm của các nhà quản lý doanh nghiệp với giải thích là khi quá chú trọng
đến một kế hoạch văn bản có thể dẫn đến sự cứng chắc trong việc quyết định và làm
giảm sự linh hoạt trong kinh doanh. Để hoạch định chiến lược thực sự có ích cho các
doanh nghiệp này, cần thiết phải có những thay đổi cho phù hợp với trình độ và những
thói quen làm việc của lãnh đạo các doanh nghiệp.
o Thứ ba, các doanh nghiệp cần phát triển các kế hoạch cụ thể để phù hợp với
những chiến lược đã nêu bằng cách đặt ra các câu hỏi và tìm câu trả lời, nhanh
nhạy đối phó với khủng hoảng như Samsung.
Ngoài ra, để hoạch định chiến lược thực sự có chỗ đứng và phát huy tác dụng trong
các doanh nghiệp này, cần phải có thêm một số yếu tố chìa khoá đảm bảo thành công.
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 24
• Ấn định mục tiêu – Chúng ta sẽ cố gắng đạt được cái gì?
• Thiết lập chiến lược – Làm thế nào để chúng ta thực hiện điều đó? Làm thế
nào để đương đầu với cạnh tranh?
• Xây dựng các chính sách – Chúng ta cần phải đưa ra những nguyên tắc cơ bản
nào để điều hành công việc kinh doanh ?
• Thiết lập các chương trình – Chúng ta nên tổ chức hoạt động như thế nào để
đạt được những gì chúng ta mong muốn với chất lượng cao nhất và chi phí thấp
nhất?
• Chuẩn bị ngân sách – Chúng ta sẽ phải chịu khoản chi phí nào và các khoản
thu nhập của chúng ta đến đâu?
• Cụ thể hoá các thủ tục – Chúng ta phải chi tiết hoá những việc này đến mức
nào, sao cho mọi người đều biết họ phải làm gì?
• Xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả – Những chỉ tiêu cơ bản nào cho phép

chúng ta xác định kết quả những gì đã làm được? và làm thế nào để theo dõi
những chỉ tiêu đó?
Tiểu luận môn Quản trị học Nhóm 09 – Cao học UEH Đêm 4 – K22
Trước hết, đó là thiện chí hay sự cam kết của ban lãnh đạo trong việc tư duy dài hạn và
luôn tính đến các suy nghĩ này trong từng hành động, điều này đòi hỏi các nhà lãnh
đạo một mặt phải giành thời gian cho việc tổ chức các cuộc họp riêng về chủ đề chiến
lược cũng như giành mối quan tâm thường trực cho việc cân nhắc các quyết định hàng
ngày trong khuôn khổ các lựa chọn dài hạn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần cụ thể
hoá các mục tiêu và phương tiện cho việc thực hiện chiến lược, không chỉ dừng lại ở
lời phát biểu trịnh trọng về chiến lược hay các giải pháp chung chung, mà cần phải đưa
ra được một loạt các mục tiêu, quyết định và hành động theo các lịch trình cho chính
họ lập ra. Cuối cùng là thiện chí có tính toán của mọi cấp độ quản lý, nhằm tránh nguy
cơ không thừa nhận của các cán bộ cấp dưới.
5$ .3(|'/['=,>-1'-T'(N'
Thành công của Samsung bắt nguồn từ công tác tổ chức vô cùng tốt của bộ máy
quản trị, đối với Samsung, tốc độ là quan trọng nhất. Đây là một tập đoàn quốc tế,
khắp các châu lục đều có công ty con, nhà máy lớn tại các thị trường khu vực, nhưng
mọi thay đổi về công nghệ, thiết kế đều được truyền đi rất nhanh từ trung tâm đầu não
đặt tại Hàn Quốc. Một chi tiết quan trọng trong công tác tổ chức của Samsung là
không chỉ dựa vào kỹ thuật công nghệ, mà còn phải đặt niềm tin vào đội ngũ chuyên
gia kỳ cựu, có kiến thức quản lý và kinh nghiệm làm việc lâu năm, mặc dù họ thuộc
lớp quản lý cũ. Công ty luôn cố gắng tìm cách khiến lợi ích của mỗi đơn vị, mỗi mặt
hàng hòa nhập vào lợi ích chung của cả tập đoàn. Ưu thế lớn nhất của Samsung là
năng lực thiết kế, luôn thay đổi theo đúng thị hiếu người tiêu dùng, định hướng, dẫn
dắt lối sống của một bộ phận người tiêu dùng. Một thương hiệu thành công không thể
dựa vào chuyện “đánh bóng” nếu không có sản phẩm. Samsung đã đầu tư đúng hướng
vào công nghệ cốt lõi, và bắt kịp thay đổi công nghệ tiên tiến trong khi nhiều thương
hiệu khác không nắm bắt được trong cuộc chiến công nghệ thông tin, nên có thể tương
tác, phản ứng nhanh, nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mới rất nhanh. Khi trở thành
người tiên phong, đi đầu, áp lực luôn là người dẫn đầu sẽ không nhỏ. Theo đó, để công

tác tổ chức được thực hiện bài bản, các doanh nghiệp Việt Nam nên :
Nghệ thuật quản trị của Samsung và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam Trang 25

×