Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

bạo lực học đường pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.52 KB, 27 trang )

Svth:Tạ Huy Đông
Phần I: LỜI NÓI ĐẦU
Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây
đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Trên tất cả các trường học đều xuất
hiện bạo lực học đường. Tuy mức độ có khác nhau nhưng cả thành thị và
nông thông, cả đồng bằng và miền núi thì các vụ liên quan đến bạo lực học
đường đều gia tăng. Vị thành niên là đối tượng của nhiều bộ môn khoa học
quan tâm nghiên cứu đáng chú ý là trong sinh lý học, tâm lý học, xã hội
học…Ở mỗi thời kỳ trong đời sống con người, sự phát triển về thể chất và
tâm lý , nhân cách có quy luật riêng. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếu niên
mới lớn,đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có những biến
chuyển tâm lý hết sức phức tạp. Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và
nhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ này khiến cho trẻ em trong lứa
tuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng về tâm lý, dần đến những suy nghĩ và
hành động sai lệch.
Tâm lí là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con
người,gắn liền,điều khiển và điều chỉnh hành động,hoạt động của con
người.
Bạo lực học đường - một “mảng tối” trong trường học, tồn tại dưới
nhiều hình thức khác nhau. Thầy cô giáo quát nạt, trách mắng gây tâm lý sợ
hãi, căng thẳng cho học sinh, hoặc đánh học sinh – Đó là bạo lực. Học sinh
dùng lời lẽ thô thiển, hăm dọa, xúc phạm lẫn nhau, đánh nhau – Đó là bạo
lực. Tất cả đều dễ dẫn đến những tổn hại về tinh thần và thể chất cho người
chịu tác động của bạo lực.
Việc tỷ lệ bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tăng cao sẽ ảnh
hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội, làm xói mòn đi đạo đức,truyền
thống đạo lí “giàu vì bạn”,”tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
1
Svth:Tạ Huy Đông
Do vậy cần có những biên pháp kịp thời của chính quyền địa
phương ,gia đình,nhà trường và toàn thể cộng đồng để tuổi trẻ học đường


,những mầm non tương lai,những đoàn viên thanh niên ưu tú của đất nước
xứng đáng với câu nói của Bác: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời
khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”.
Vì những lý do trên em đã chọn đề tài : “ Tình trạng bạo lực học
đường ở lứa tuổi vị thành niên và giải pháp của tuổi trẻ” làm đề tài tiểu
luận. Với nội dung xoay quanh thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị
thành niên hiện nay và một số những đóng góp nhỏ bé của bản thân về vấn
đề này để xây dưng quê hương ngày một giàu mạnh, thế hệ trẻ luôn phát
huy được tốt nhất khả năng của mình. Do lượng kiến thức và vốn kiến thức
còn hạn chế nên không thể trách khỏi những sai sót trong quá trình làm bài.
Em kính mong nhận được sự đóng góp của cô để bài viết của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

2
Svth:Tạ Huy Đông
Phần II NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa
tuổi vị thành niên.”
1.Cở sở lý luận:
1.1 Một số khái niệm cơ bản
Bạo lực học đường là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên
trong môi trường giáo dục. Bạo lực học đường là bạo lực về tinh thần, ngôn
ngữ, thân thể, hành động có ý đồ giữa các học sinh trong và ngoài trường.
Cho dù là những hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho người bị
hại cảm thấy bất tiện cũng được xem là bạo lực học đường.
Tuổi vị thành niên: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ vị thành
niên (VTN) là thuật ngữ chỉ nhóm người từ 10-18 tuổi. Theo kết quả Tổng
điều tra dân số năm 1999 ở Việt Nam, trẻ VTN có 17.350326 người, chiếm
khoảng 22,7% dân số cả nước. Đây là lứa tuổi có những đợt khủng hoảng

giữa các giai đoạn phát triển tâm lý. Các nhà tâm lý học cho thấy rằng hành
vi của trẻ thường mang tính bộc phát, tò mò, manh động, muốn thử
sức,muốn chứng tỏ mình,muốn làm người lớn. Ứng xử có xu hướng chống
đối, hung hăng.
Bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên là những học sinh trong
các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông độ tuổi từ 10-18 chưa thực
sự hoàn thiện về mặt sinh lý cũng như nhận thức có những hành vi trái pháp
luật sai lệch các giá trị truyền thống của dân tộc mà ở đây là những hành vi
bạo lực đối với các học sinh khác trong cùng lớp,cùng khối ,cùng trường
hoặc là khác trường dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho bản
thân, gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội.
3
Svth:Tạ Huy Đông
2. Cở sở thực tiễn của vấn đề : “Thực trạng về bạo lực học
đường ở lứa tuổi vị thành niên ”.
2.1 Khái quát thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành
niên hiện nay ở Việt Nam nói chung và việc cần thiết phải đưa ra những
giải pháp để giảm tỷ lệ bạo lực học đường.
Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại ở Việt
Nam hiện nay: Lứa tuổi học sinh nhất là học sinh từ cấp THCS trở lên có
những biến đổi cơ bản về mặt sinh học dẫn đến sự thay đổi về mặt tâm lý.
Quá trình hình thành nhân cách của học sinh không phải bao giờ cũng diễn
ra một cách phẳng lặng mà có nhiều phức tạp, đầy mâu thuẫn và đây được
xem là lứa tuổi có những “khủng hoảng trầm trọng”. Cùng với sự trưởng
thành chung, các em ngày càng muốn được khẳng định mình trong tập thể
và trong xã hội. Nhưng do còn “non nớt” và thiếu kinh nghiệm trong giao
tiếp, ứng xử, quan hệ nên các em sẽ dễ có những thái độ, cách ửng xử không
đúng chuẩn mực xã hội, và tất nhiên khó tránh khỏi những hành vi bạo lực
bất kể là học sinh ở khối lớp nào.
Tình trạng học sinh mang hung khí tới trường và sẵn sang đánh nhau

để giải quyết mâu thuẫn xuất hiện ngày càng nhiều trong các trường phổ
thông trên toàn quốc. Ngành Giáo dục đang phải đối mặt với tình trạng bạo
lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng và tính chất vụ việc ngày
càng nguy hiểm Báo động hơn trong thời gian gần đây, nhiều vụ bạo lực học
đường nguy hiểm như: nữ sinh đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, nam sinh
dùng dao kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong sân trường. Có nhiều trường
hợp mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dung dao rạch mặt bạn, đâm chết
bạ giữa sân trường, xảy ra ở nhiều nơi:TP Hồ Chí minh, Hà Nội, Hà Tĩnh,
Lai Châu, Gia Lai, Bắc Giang, Bình Dương, Quảng Ninh…Ngoài ra hiện
4
Svth:Tạ Huy Đông
nay cũng có một ít bộ phận không nhỏ thiếu tôn trọng thầy cô giáo, coi
thường kỷ luật nhà trường, thường xuyên nói tục chửi thề…
 Sự cần thiết phải đưa các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ bạo lực học
đường hiện nay.
Giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu của Nhà nước, việc
phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển
kinh tế- xã hội. Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, vậy mà nạn bạo lực
học đường ngày càng ra tăng với số lượng chóng mặt điều đó ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình đào tạo và phát triển con người của đất nước.
Chốn học đường thường được xem là môi trường an toàn nhưng giờ
đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng học sinh hành xử theo kiểu
xã hội đen. Nạn bạo lực học đường đang khiến nhiều người lo ngại. Làn
ranh giữa những hành động côn đồ và tội phạm là rất mong manh. Vấn nạn
này đã khiến các ngành chức năng hết sức quan tâm, nỗi lo lắng của gia
đình, và cả một thế hệ tương lai của đất nước.
Khi bước vào năm học mới, hẳn không ít bạn học sinh e ngại trước
những “anh chị” lớp trên hung hăng. Những màn chào hỏi bằng nắm đấm,
đe dọa khiến không ít bạn hoang mang sợ hãi. Thậm chí không ít những vụ
rối loạn tinh thần, trầm cảm, nơi cổng trường không yên tĩnh luôn ám ảnh

với những nạn nhân yếu ớt của nạn bắt nạn, bạo lực học đường. Điều này
ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề học tập cũng như sinh hoạt của các em học
sinh.
=> Với tất cả những lý do trên thì việc khẩn trương đưa ra các giải
pháp của các ngành chức năng, nhà trường, gia đình và toàn thể xã hội vào
vấn nạn bạo lực học đường là hết sức nóng bỏng và cấp thiết.
5
Svth:Tạ Huy Đông
3.Thực trạng về nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên
3.1 Nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên có xu hướng
tăng nhanh trong những năm gần đây và chiếm tỷ lệ khá cao so với
những vấn đề phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên.
Cùng là hành vi bạo lực, nhưng có thể nói mức độ bạo lực của học
sinh lớp 6, 7 khác với học sinh lớp 8, 9. Các em học sinh lớp 6, 7 trong quan
hệ giao tiếp, ứng xử với bạn, có thể tạo nhóm lớn, không chơi và “cô lập”
một bạn học sinh nào đó trong lớp vì một lý do “trẻ con” nào đó; các em có
thể đánh nhau ngay mà không có sự tính toán, sắp đặt, không cần biết mình
mạnh hay yếu hơn bạn khi có những va chạm, gây hấn với nhau. Còn đối với
học sinh lớp 8, 9, các em đã bắt đầu dùng “sức mạnh” của mình, có thể ức
hiếp, bắt nạt học sinh lớp dưới; với nhiều lý do, các em có thể gây hấn, đánh
nhau không chỉ là giữa một học sinh với một học sinh mà còn đánh nhau
giữa nhóm học sinh này với nhóm học sinh khác hoặc nhiều em đánh một
em và thường khi đánh nhau, các em đều có sự tính toán, sắp đặt; nếu nhà
trường không phát hiện và can thiệp kịp thời, học sinh yếu hơn sẽ tiếp tục
nhờ bạn bè trong trường trong lớp thậm chí nhờ sự hỗ trợ của người thân
trong gia đình để đánh “trả thù”.
Đó là một “bức tranh toàn cảnh” về bạo lực trong nhà trường giữa các
em học sinh với nhau.
Xin được trích dẫn kết quả khảo sát với 100 phiếu điều tra dành cho
giáo viên của các phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM (số ra ngày

08/4/2010) để cho thấy thực trạng bạo lực học đường đang là vấn đề đáng lo
ngại
6
Svth:Tạ Huy Đông
57% giáo viên được hỏi cho rằng bạo lực học đường đang gia tăng.
Trường THCS Phạm Văn Hai cũng đã thực hiện cuộc khảo sát với
418 phiếu điều tra dành cho học sinh khối lớp 8,9 về bạo lực giữa các em
học sinh với nhau trong nhà trường. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng
vấn đề bạo lực trong nhà trường có những “phần chìm” nhà trường cần phải
quan tâm, sớm phát hiện, tích cực tìm ra biện pháp ngăn ngừa.
- 94,3% học sinh trả lời từng chứng kiến học sinh đánh nhau.
- 31,9% học sinh trả lời đã từng gây hấn, đánh nhau với bạn.
Ngoài ra tại một số trường có những vụ nghiêm trọng gây thương tật
và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các nạn nhân. Với những vụ việc bạo lực
học đường nghiêm trọng này thì thẩm quyền xét xử thuộc về phía cơ quan
công an, chứ không còn nằm trong các hình thức xử lý của nhà trường nữa.
Hơn thế nữa, không chỉ là bạo lực trong học sinh mà còn là hiện tượng học
sinh đánh cả giáo viên, cán bộ trong trường tại trường Dân lập Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
7
Svth:Tạ Huy Đông
Hơn thế nữa, chúng ta thường quen với những “nam tử hán đại
trượng phu”,những thiếu nữ dịu dàng xinh đẹp thướt tha trong tà áo dài
truyền thống . vậy mà giờ đây bạo lực học đường xuất hiện khá phổ biến ở
các bạn nữ, với xu hướng đánh tập thể, đánh hội đồng và mức độ của những
sự việc cũng không “thua kém” gì các bạn nam. Nghiêm trọng nhất đó là
việc bị chính các bạn cùng lớp lột quần áo, lôi vào nhà vệ sinh đánh, đá vào
bộ phận sinh dục khiến cho bạn học sinh đó phải đi cấp cứu.
Ngoài ra bạo lực học đường còn diễn ra với nhiều những hình thức
như : hiện tượng cô lập trong lớp của một số cá nhân khiến cho các bạn học

sinh bị cô lập rơi vào tình trạng rối loạn về tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến
học tập và sinh hoạt, có trường hợp còn dẫn đến hiện tượng bị trầm cảm, hay
tự tử; hiện tượng bạo lực về kinh tế, việc xin tiền tiêu vặt của một số những
anh chị máu mặt trong trường nếu không sẽ dọa đánh…
Đây không chỉ là thực trạng chung của riêng lứa tuổi vị thành niên ở
một địa phương nào mà còn là thực trạng chung của cả đất nước cũng như
trên thế giới.
Từ đầu năm đến nay, ở Việt Nam đã diễn ra hàng loạt những vụ bạo
hành trường học khiến dư luận rất bất bình, xót xa. Nhưng không chỉ riêng ở
nước ta, hầu như năm nào cũng có những vụ bạo hành trường học thảm khốc
thường xuyên xảy ra trên thế giới.
Ở Hàn Quốc, theo thống kê cho thấy rằng gần 13,2% học sinh nam và
5,8% học sinh nữ từ lớp 4 đến lớp 12 bị các bạn trong cùng lớp đánh hoặc
làm tổn thương.
Tại Trung Quốc, ngày 15/5/2009, nhiều báo chí cũng đã đưa tin về vụ
một học sinh trung học giết chết 2 người bạn và làm bị thương 4 người khác
ngay sau giờ học.
8
Svth:Tạ Huy Đông
Còn ở Mỹ, ngay sau vụ thảm sát kinh hoàng của Cho Seung Hui -23
tuổi người Hàn Quốc tại trường Đại học công nghệ Virginia làm 32 người
chết và nhiều người khác bị thương vào tháng 4/2009 thì chỉ 2 ngày sau, một
học sinh 16 tuổi tại trường trung học phổ thông North Mecklenburg đã chĩa
súng dọa bạn cùng trường ngay trong bãi đỗ xe. Điều đáng buồn là, theo một
cuộc điều tra ở Mỹ, số lượng các vụ bạo hành trường học đến từ học sinh
châu Á chiếm một số lượng lớn.
Điểm qua những dẫn chứng, những con số, để thấy rằng nạn bạo lực
học đường ở lứa tuổi vị thành niên không chỉ là vấn đề quan tâm nhức nhối
của các cấp lãnh đạo ở thành phố Hạ Long, của các nhà trường, gia đình, của
cộng đồng dân cư mà đây là vấn đề chung của giáo dục quốc tế.

3.2 Hậu quả của nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên
Trước tiên hậu quả sẽ thuộc về chính các em học sinh cả những em sử
dụng bạo lực và những em là nạn nhân của bạo lực. Khi bạo lực xảy ra, đặc
biệt là bạo lực thể xác kiểu gì cũng gây tổn thương đến thể xác của cả hai
bên đặc biệt là nạn nhân có nhiều trường hợp có thể gây đến tử vong. Với
những thủ phạm đó thì sẽ là một khoảng đen trước tương lai. Ngoài ra còn
ảnh hưởng đến tinh thần, đó là sự hoảng loạn, sự chán và sợ hãi không dám
đi học và lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và có thể mắc một số
bệnh về tâm thần như: tự kỷ, trầm cảm…Đối với một số em, những di chứng
của thời niên thiếu bị bắt nạt kéo dài cho tới khi trưởng thành. Theo một
nghiên cứu của tiến sĩ Catherine Blaya thuộc Đại học Bordeaux 2( Pháp),
khoảng 20-40% nạn nhân của các vụ bạo lực học đường đã tái diễn chính
những hành động bạo lực mà các em từng phải chịu nhằm vào các nạn nhân
khác.
9
Svth:Tạ Huy Đông
Trước thực trạng bạo lực học đường ra tăng chóng mặt như vậy khiến
cho không ít các bậc phụ huynh mất ăn mất ngủ vì lo cho con cái họ. Rồi
bao gia đình đứng trước tình trạng tan vỡ hạnh phúc do con hư, thường
xuyên đánh nhau gây gổ với bạn. Rồi thì “ trẻ con mất lòng người lớn” từ
những xích mích của trẻ con mà các bậc phụ huynh phải to tiếng, mất tình
làng nghĩa xóm.
Nhà trường vốn là môi trường an toàn nhưng giờ đây thì đã khác rất
nhiều. Cảnh bạo lực diễn ra nhiều nơi, ngay trong lớp, trong giờ học, ngoài
sân trường, nhà vệ sinh, trước cổng trường, đằng sau trường…Trước tình
trạng đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập chung của toàn trường
cũng như các hoạt động khác.
Như vậy với thực trạng đạo đức xuống cấp trầm trọng như hiện nay
trong các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở thì thật đáng lo
ngại. Mà hơn thế nữa, đất nước sẽ ra sao đây khi một thế hệ mới đang chứa

trong nó rất nhiều vấn đề và có thể quyết định đến vận mệnh quốc gia. Giáo
dục là quốc sách hàng đầu vậy mà nạn bạo lực học đường tăng không ngừng
với những con số chóng mặt.
4. Những nguyên nhân khiến nạn bạo lực học đường ngày càng
tăng nhanh về số lượng, và nguy hiểm về tính chất mức độ của sự
việc.
4.1Nguyên nhân trực tiếp.
Qua hàng loạt những vụ bạo lực học đường được giải quyết xử lý
trong toàn thành phố trong thời gian qua, hầu hết các câu trả lời mà giáo
viên, cũng như cơ quan điều tra nhận được từ phía các em học sinh về
nguyên nhân vì sao đánh nhau thì đều là những mâu thuẫn trong học tập trên
lớp hay những va chạm nhỏ bên ngoài xã hội như: nhìn thấy ghét thì đánh,
10
Svth:Tạ Huy Đông
một cái nhìn đều, một câu nói đùa và một học sinh đã cho biết 90% các vụ
đánh nhau đều do “tình ái”, và có một nữ sinh khai báo trước cơ quan công
an rằng: “em đánh ban ấy vì chẳng có lý do nào cả”.
Những vụ ẩu đả thường diễn ra bên ngoài cổng trường thường ít được
báo cáo với hiệu trưởng mà chỉ lan truyền trong giới học sinh với nhau. Bản
thân các nạn nhân, những người bị bắt nạt, bị hành hung cũng thường dấu
kín vụ việc ngay cả với bố mẹ, thầy cô mình. Những vụ nữ sinh ẩu đả được
đăng tải lên mạng Internet đã cho thấy rất rõ sự bang quan thờ ơ, lạnh lung
của những người đứng xem. Không hề ai có dấu hiệu định can thiệp hay báo
cáo các cơ quan chức năng, mà đơn thuần chỉ là “đừng xem cho vui mắt”.
4.2 Nguyên nhân sâu xa.
Một câu hỏi được đặt ra ở đây là nguyên nhân sâu xa, cái gốc của vấn
đền nằm ở đâu? Phải chăng giáo dục là cái gốc của vấn đề, giáo dục không
tốt mới hư hỏng. Như chúng ta đã biết có bốn môi trường xã hội hóa cơ bản
để hình thành nên nhân cách của con người, đó là: gia đình, nhà trường, bạn
bè, thông tin đại chúng. Và nguyên nhân sâu xa xảy ra những vụ bạo lực học

đường ở lứa tuổi vị thành niên là nguyên nhân chung cho các trường hợp
bạo lực học đường khác đều xuất phát từ những môi trường xã hội hóa ấy.
- Về phía bản thân trẻ trong lứa tuổi vị thành niên: Theo nghiên cứu
của tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ trong lứa tuổi vị thành niên dễ chịu ảnh
hưởng của các tác nhân từ môi trường sống, đặc biệt gia đình. Ở lứa tuổi
này, các rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần thường biếu hiện thông
qua hành vi và các trạng thái cảm xúc quá mức với các cấp độ khác nhau,
như sự chống đối trong gia đình và ngoài xã hội. Người xưa đã có câu: “Trẻ
lên ba nói muốn cười, trẻ lên mười nói muốn đánh”.
11
Svth:Tạ Huy Đông
- Về phía gia đình: “Các nhân vật chính” trong các vụ bạo lực học
đường ở lứa tuổi vị than niên nhìn chung đều thuộc các gia đình khiếm
khuyết. Cha mẹ ly hôn, mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ, cha mẹ luôn bận rôn với
công việc, làm ăn.Đó là những học sinh thiếu sự quản lý sát của gia đình,
thiếu sự quan tâm dạy dỗ và tình thương của cha mẹ. Không ít những bậc là
cha làm mẹ “khoán trắng” con cho nhà trường, mải mê làm ăn không quan
tâm gì đến con cái, không biết con minh học hành ra sao, chơi bời lêu lổng
thế nào? Có nhiều phụ huynh học sinh còn không biết tên giáo viên chủ
nhiệm của con mình, không biết thời khóa biểu chính, học thêm của con,
không biết con giao du kết bạn với ai…Một số bậc phụ huynh chiều chuông
con quá đáng, cho con quá nhiều tiền tiêu sài, cho nên rất dễ hư hỏng.
- Về phía nhà trường: không ít những trường buông lỏng quản lý, đặc
biệt là những trường dân lập tại đại bàn thành phố, chưa tạo được niềm tin
cho học sinh để khi xảy ra mâu thuẫn thì báo cáo với giáo viên, nhà trường
tìm cách giải quyết, lâu nay nhà trường chỉ lo dạy chữ mà chưa làm tốt phần
dạy làm người, dạy đạo đức, dạy kỹ năng sống. Trong thời gian gần đây nổi
cộm lên nạn bạo lực học đường của các giáo viên, cần phải xem lại tư cách
sư phạm đối với một số giáo viên.Nói cụ thể hơn những thầy cô giáo, những
giờ dạy học cho học sinh biết suy nghĩ, ý thức và danh dự để không sa ngã

vào còn quá ít, thay vào đó là thầy cô lúc nào cũng nói đến nội quy, kỷ
cương nhưng một khi không có thầy cô, ai sẽ phạt và lúc đó có dám chắc là
những bạn trẻ sẽ không tái phạm rồi hư hỏng? Thậm chí có những giáo viên
còn nghĩ, trường học chỉ là nơi dạy kiến thức trong sách giáo khoa. Bên
cạnh đó các trường chưa là tốt việc giáo dục tư tưởng, đạo đức công dân cho
học sinh. Học sinh được học môn Giáo dục công dân từ lớp 3 vậy mà nạn
bạo lực học đường vẫn ngày càng gia tăng. Chúng ta cũng cần phải xem lại
12
Svth:Tạ Huy Đông
các hình thức kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật bạo lực học
đường. Đó cũng là nguyên nhân khiến số vụ bạo lực học đường ngày càng
gia tăng.
- Từ phía bạn bè: Cùng với môi trường gia đình và nhà trường thì bạn
bè cũng là môi trường hết sức thân quen và có mối liên hệ hết sức mật thiết
với mỗi cá nhân. Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.Phải
khẳng định rằng, ở lứa tuổi vị thành niên là tuổi dễ bốc đồng và khó tực chủ.
Các em rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài đặc biệt là sự lôi kéo
của bạn bè, thường nghe lời bạn hơn là lời cha mẹ thầy cô giáo nên rất khó
quản lý. Cha mẹ thì thường dạy con cái phải biết chọn bạn mà chơi, nếu như
những học sinh ngoan, hiền chơi với nhau, vậy những học sinh cá biệt sẽ
chơi với ai. Trong các trường học ngày càng xuất hiên các băng nhóm, với
các thủ lĩnh là tập hợp của những học sinh học kém, cá biệt khiến cho nan
bạo lực học đường ngày càng gia tăng.
- Sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng. Mức độ
bạo lực học đường ngày càng tăng ở lứa tuổi vị thành niên đang trong tình
trạng báo động. Nguyên nhân khiến bạo lực học đường ngày càng tăng là do
học sinh được tiếp xúc quá nhiều với những kiểu phim bạo lực, phim hành
động của Mỹ, Hồng Kông. Bên cạnh đó Internet- mạng lưới thông tin mà
hiện nay được phổ biến đến từng nhà, từng người các em đã học được gì qua
đó. Hãy thử đến các điểm Internet, học sinh say sưa những trò game online

đánh nhau, giết người vô tư. Vô hình những cuộc đụng độ “ảo” đó đang dần
dần hình thành trong đầu các em tư tưởng không sợ sệ, “tính anh hùng”,
“đụng là chơi tới bến”…Những điều đó vẫn được các game thủ cho là “tình
nghĩa giang hồ”, “sự cao thượng” của “chủ nghĩa anh hùng game”. Rồi sự
tranh chấp các tài khoản ảo mà có thể quy đổi ra tiền thật cũng thường xuyên
13
Svth:Tạ Huy Đông
là một trong những lý do của các vụ bạo lực học đường như các trò Võ Lâm
Truyền Kỳ, Đột Kích, MU, Thiên Long Bát Bộ…Thật đau lòng khi nhìn cả
một thế hệ 9X ngày nay rời quyển vở là dán mắt vào màn hình với các loại
game, thật sự game online là một tội phạm trước mắt cần bị loại trừ để triệt
tiêu các tư tưởng côn đồ nơi các em. Nhưng nên nhớ tất cả các trò chơi đó là
do công ty lập ra, được phép sản xuất và phổ biến rộng rãi. Hiện nay Nhà
nước đã có những quy định tại cửa hàng kinh doanh Internet nhưng dường
như sự quản lý về vấn đề này hết sức lỏng lẻo và mới chỉ nằm trên các văn
bản luật mà chưa đi vào đời sống xã hội…
- Trong xã hội với nền kinh tế thị trường hiện nay khi những cái mới liên tục
cập nhật cùng với không có sự định hướng từ phía người lớn thì những nền
văn hóa lai căng được du nhập và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới trẻ nói
chung và lứa tuổi vị thành niên nói riêng. Dường như nhiều giá trị văn hóa
trong xã hội bị đảo lộn. Có thể nói nạn bạo lực học đường diễn ra như hiện
nay cũng là một phần lớn trách nhiệm thuộc về toàn xã hội. Đó là công tác
quản lý thanh thiếu niên của địa phương còn lỏng lẻo. Các hoạt động của các
tổ chức Đoàn thể như Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh còn chưa phát huy được hết hiệu quả để lôi kéo thanh thiếu
niên tham gia mà với chỉ áp dụng trên một số những nhóm đối tượng và còn
mang tính điển hình. Đó là thực trạng thờ ở, bàng quang , không có dấu hiệu
báo cáo các cơ quan chức năng khi chứng kiến bạo lực học đường của người
dân. Những video clip về bạo lực học đường được đăng tải vô số trên nhưng
mạng với lượng truy cập cao không phải bởi sự quan tâm về vấn đề bạo lực

học đường mà là sự thích thú, tò mò, xem cho vui. Bạo lực học đường không
phải chỉ hiện nay mới có. Vấn đề ở đây là bạo lực học đường đang là một “
mảng tối”, có nhiều “phần chìm” với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đôi khi khó
lường hết được. Nguyên nhân vì sao?
Trên phương diện lý luận chung, theo tôi, nguyên nhân cốt lõi của vấn
đề bạo lực học đường là do người lớn chúng ta mặc dù đã cố gắng làm tốt
các giải pháp bên ngoài nhưng các giải pháp bên trong dành cho chính mỗi
bản thân các em học sinh – đối tượng của bạo lực học đường, chưa được
14
Svth:Tạ Huy Đông
quan tâm hoặc có quan tâm nhưng không đủ lực. Về các giải pháp bên
ngoài, người lớn chúng ta đã cố gắng đề ra nhiều biện pháp, tổ chức sinh
hoạt, tuyên truyền cho các em, xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các tổ
chức, đoàn thể … nhằm ngăn chặn bạo lực học đường. Nhưng, vấn đề là bản
thân các em học sinh, nhất là học sinh “cá biệt” lại thiếu trầm trọng kỹ năng
sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử. Bên cạnh đó, do sự tác động giáo dục của
người lớn chúng ta chưa đủ lực “trấn áp” các tác động xấu từ nhiều môi
trường đang từng ngày từng giờ tác động lên các em, cho nên đối với những
học sinh có xu hướng giải quyết các vấn đề bằng bạo lực thì các em sẽ dùng
bạo lực trong mọi hoàn cảnh, tình huống; còn đối với những học sinh không
may bị bạo lực từ bạn bè thì các em dễ rơi vào tình trạng bị áp đặt chấp nhận
cái xấu, chịu đựng những tác động không có lợi cho bản thân. Và thế là, bạo
lực trong nhà trường cứ diễn ra. Đó là do các giải pháp bên trong của người
lớn dành cho học sinh chưa đủ sức làm thay đổi nhận thức, hành vi của các
em. Các em thiếu hẳn kỹ năng sống, kỹ năng điều chỉnh hành vi, kỹ năng tự
bảo vệ bản thân.
Xét về mặt thực tế, bạo lực học đường trong học sinh xảy ra là do
nhiều nguyên nhân tác động nên. Nhưng có thể nói, nguyên nhân khách
quan chung có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các em học sinh, chi phối
nhận thức, hành vi của các em đó là môi trường xã hội đang bị “ô nhiễm”

nghiêm trọng: phim ảnh bạo lực, trò chơi điện tử và các game đầy màu sắc
bạo lực, văn hóa phẩm xấu… tràn lan, khó lòng kiểm soát hết được. Môi
trường xã hội bị “ô nhiễm” thì chắc hẳn bản thân các em học sinh cũng ít
nhiều bị ảnh hưởng theo, bởi lứa tuổi của các em là lứa tuổi bắt đầu sự tự
khám phá, ưa bắt chước, muốn khẳng định “cái tôi” của mình và hành động
bộc phát, không có định hướng. Còn về nguyên nhân chủ quan, nhìn chung ở
gia đình và trong nhà trường, người lớn chúng ta, vì nhiều lý do, không phải
ai cũng là người luôn quan tâm, tâm sự, chia sẻ, có những định hướng và
dẫn dắt các em một cách kịp thời. Tác động xấu của môi trường xã hội cộng
với sự thiếu quan tâm, định hướng kịp thời của người lớn dễ làm cho các em
tiêm nhiễm cái xấu, dẫn đến hành vi bạo lực là điều khó tránh khỏi.
15
Svth:Tạ Huy Đông
Trên đây là những nguyên nhân chung và cốt lõi. Chúng ta cần phân
tích các nguyên nhân cụ thể để thấy được hết thực trạng “bức tranh toàn
cảnh” về bạo lực học đường.
Trước hết là nguyên nhân từ phía gia đình. Thực tế, không ít những
bậc phụ huynh học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà thiếu hẳn sự quan tâm
đến con em, chỉ cốt lo sao cho các em đủ ăn đủ mặc mà không quan tâm đến
những diễn biến phức tạp trong đời sống tâm lý, tình cảm của con em mình.
Ngược lại, cũng có những bậc phụ huynh quá nuông chiều cũng dễ làm cho
con em hư. Chúng ta cũng không thể không nói đến tình trạng người lớn
trong gia đình nêu gương xấu; can thiệp quá thô bạo vào đời sống của con
em; đối xử khắc nghiệt, chỉ trách phạt con em bằng đòn roi mà thiếu đi sự
phân tích đúng sai, phải trái để dẫn dắt và định hướng cho con em. Dưới đây
là kết quả khảo sát của nhà trường đối với 418 học sinh khối lớp 8, 9 và
cũng phần nào phản ánh được thực trạng của những nguyên cớ nêu trên:
Với câu hỏi: “Thái độ của cha mẹ khi biết em đánh nhau?”, có 24%
học sinh cho biết bị cha mẹ la mắng, đánh đập; 14.3% học sinh không được
cha mẹ quan tâm đến; 49.1% học sinh chỉ được nghe cha mẹ yêu cầu xin lỗi

bạn và chỉ có 12.6% học sinh là được cha mẹ khuyên bảo, phân tích đúng
sai.
Có thể nói, chính sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm và phương pháp giáo dục
không đúng cách của một bộ phận các bậc phụ huynh là mầm mống làm nảy
sinh và làm tăng thêm hành vi bạo lực của một số học sinh.
Về bản thân các em học sinh, với diễn biến tâm sinh lý phức tạp, có
nhiều biến động của lứa tuổi cộng thêm sự tác động xấu của môi trường xã
hội và sự thiếu quan tâm của người lớn đã khiến cho các em không thể tự
điều chỉnh hành vi, không thể làm chủ cảm xúc và làm chủ bản thân dẫn đến
tình trạng các em đễ gây hấn, dễ giải quyết những xung đột trong quan hệ
bạn bè bằng bạo lực. Thực tế có một số học sinh dễ dàng gây hấn và đánh
nhau chỉ vì những lý do hết sức đơn giản thậm chí có những lý do không thể
nào chấp nhận được. Với câu hỏi khảo sát: “Nguyên nhân em đánh nhau với
bạn (hoặc em biết nguyên nhân vì sao các bạn đánh nhau)?”, đã có kết quả
trả lời từ các em học sinh lớp 8, 9 của nhà trường như sau: 33.9% học sinh
cho rằng do bị khiêu khích, có những va chạm nên đánh; 16.2% học sinh trả
16
Svth:Tạ Huy Đông
lời các em đánh nhau vì lý do tình cảm; 13.9% học sinh cho biết do người
khác nhờ đánh; và thật đáng lo ngại khi có 24.4% học sinh trả lời rằng do
không ưa thì đánh và 11.6% học sinh trả lời không có lý do gì cũng đánh.
Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, ở bản thân các em học sinh,
thái độ thờ ơ, tâm lý sợ bị trả thù của các em đáng để người lớn chúng ta
quan tâm. Chính đó sẽ là mảnh đất dung dưỡng làm cho hành vi bạo lực phát
triển trong học sinh. Khi được hỏi “Thái độ, hành động của em khi chứng
kiến học sinh đánh nhau?”, trong số học sinh lớp 8, 9 của nhà trường chỉ có
7.7% học sinh cho biết sẽ can ngăn và 14.8% học sinh trả lời báo cho người
lớn biết để can thiệp, còn lại đến 77.5% học sinh thì không can ngăn, để mặc
đánh nhau. Các em cũng đã trả lời nguyên nhân vì sao mình không can ngăn
khi chứng kiến các bạn đánh nhau như sau: 27.5% học sinh sợ “bị trả thù”;

70.7% học sinh cho rằng việc riêng của ai, người đó tự giải quyết; 1.8% học
sinh thừa nhận do các em thích bạo lực, thích xem đánh nhau.
Trên đây là những nguyên nhân cụ thể từ phía gia đình và từ chính
bản thân các em học sinh làm nảy sinh tình trạng bạo lực học đường. Còn về
phía nhà trường thì có những nguyên nhân gì làm cho bạo lực trong học sinh
cứ tồn tại? Phải khách quan thừa nhận rằng, nhà trường nói chung tuy có
quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử văn hóa cho học sinh
nhưng thực tế không đạt được kết quả như mong muốn. Một phần vì nhà
trường nói chung, bản thân mỗi giáo viên nói riêng, lo tất bật với việc dạy
chữ, truyền thụ kiến thức văn hóa cho học sinh sao cho giảm tỉ lệ học sinh
yếu kém, nâng tỉ lệ học sinh khá giỏi, ít có thời gian đầu tư cho công tác
định hướng, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
5. Một số những giải pháp để góp phần phòng chống nạn bạo lực học
đường ở lứa tuổi vị thành niên
Với thực trạng và nguyên nhân của nạn bạo lực học đường diễn ra
ngày cáng tăn với mức độ ngày càng nghiêm trọng như hiện nay chúng ta
cần khẩn trương và kịp thời đưa ra các giải pháp để thực hiện trong thời gian
qua nhằm khắc phục nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên.
17
Svth:Tạ Huy Đông
Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” từ đầu
năm học đến nay đã và đang tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao của toàn
xã hội vì sự hướng đến giáo dục một nhân cách toàn diện cho những chủ
nhân tương lai. Tuy nhiên, để tới đích, vẫn có không ít khó khăn, trở ngại.
Nhất là trong thời gian gần đây, một số tệ nạn xã hội vẫn tiếp tục xâm nhập
vào trường học, trong đó, đáng báo động là tình trạng bạo lực học đường có
chiều hướng gia tăng ở tất cả các bậc học, cấp học cần tổ chức những buổi
toạ đàm giữa ngành GD&ĐT và Công an để bàn giải pháp phối kết hợp
“Ngăn chặn và phòng chống bạo lực học đường. Từ sự trao đổi, bàn bạc
những giải pháp nhằm mục tiêu kiềm chế việc vi phạm pháp luật trong cán

bộ ,giáo viên,học sinh; ngăn chặn tận gốc sự phát sinh hành vi bạo lực trong
nhà trường.
Ngành Giáo dục và Công an cần đẩy mạnh việc thực hiện Thông tư liên
tịch số 10/2002 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Công an về công tác bảo vệ an ninh
trong trường học và cơ sở giáo dục. Đáng chú ý hơn cả là việc giao trách
nhiệm cho hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục lên kế
hoạch và chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn
thể, gia đình học sinh, đặc biệt là lực lượng công an; định kỳ tổ chức giao
ban với công an địa phương và các cơ quan chức năng để nắm tình hình, bàn
biện pháp phối hợp phòng ngừa bạo lực học đường; phát động sâu rộng
trong học sinh ý thức ngăn ngừa và phòng chống bạo lực trong trường, lớp
bằng những việc làm cụ thể như khuyên ngăn bạn không gây bạo lực, trực
tiếp hoặc gián tiếp (qua điện thoại, hộp thư góp ý) thông báo cho thầy cô
giáo, cho phụ huynh biết để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý những cá
nhân, băng nhóm gây bạo lực. Ý kiến của phần đông đại diện có trách nhiệm
đều đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp mạnh với các băng nhóm
18
Svth:Tạ Huy Đông
thanh thiếu niên hư hỏng tại địa phương, các băng nhóm được hình thành có
tổ chức và quan hệ với nhau rộng rãi qua mạng internet. Quản lý chặt chẽ
các điểm dịch vụ internet (về giờ giấc truy cập, nội dung truy cập, đối tượng
truy cập); có biện pháp kịp thời khi có sự việc xảy ra.
Cùng với đó các bậc phụ huynh phải thường xuyên quan tâm, giám sát
hơn nữa đến sự phát triển tâm, sinh lý của con cái đặc biệt là trong lứa tuổi
vị thành niên. Không những thế phải quan tâm đến chuyên học hành mà cả
chuyện ban bè, sở thích của con. Tuy nhiên không nên giám sát hay cấm
đoán con cái một cách thái quá sẽ rất dễ rất đến những hành động bất mãn,
sự trai lỳ đòn vọt, mang tư tưởng chống đối và bất cần đời đến trường lớp.
Hơn thế nữa, cha mẹ phải luôn là tấm gương sánh để con cái noi theo và học
tập.

Nhà trường cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa, đặc biệt là các hoạt
động giám sát trong giờ ra chơi, và khu vực phía trước cổng trường. Tăng
cường hơn nữa các buổi học ngoại khóa, các buổi trao đổi, giao lưu về kỹ
năng sống cho học sinh. Cần thay đổi phương pháp dạy và học môn Giáo
dục công dân và các môn chính trị tư tưởng trong nhà trường để khiến học
sinh hứng thú chứ không phải là một cách bắt ép và không được coi đó là
môn học phụ. Các thầy cô giáo luôn là tấm gương sáng cho các em học sinh
noi theo.
Thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình nhà trường và xã hội, tạo nên một thế
kiềng ba chân vững chắc. Bởi lẽ đây là ba môi trường luôn gắn bó mật thiết
trong suốt thời gian đi học của mỗi người. Có được mối qua hệ chặt chẽ thì
sẽ đưa ra được những biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi,
dấu hiệu của bạo lực học đường ngay từ đầu, tránh khỏi được những hậu quả
nghiêm trọng và nặng nề về sau.
19
Svth:Tạ Huy Đông
Các cấp ủy Đảng chính quyền, đoàn thể, cần tăng cường hơn nữa công
tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính
sách pháp luật của nhà nước. Ngoài ra chính quyền các cấp cần tạo điều kiện
cho thanh thiếu niên có các hình thức sinh hoạt văn hóa trong sáng lành
mạnh, tránh xa các trò game bạo lực.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở các phường xã, đơn vị
phát huy vai trò của quần chúng nhân dân chống nạn bạo lực học đường.
6. Một số kiến nghị.
6.1 Kiến nghị với Chính phủ.
Chính phủ cần có những cơ chế, chính sách cụ thể và hướng dẫn thực
hiên triển khai các chương trình Quốc gia về phòng chống nạn bạo lực học
đường ở lứa tuổi vị thành niên trong toàn quốc giai đoạn 2010-2015,có các
cơ chế chính sách về tổ chức quản lý trong trường học, nhanh chóng thực
hiện thí điểm để đưa vào trong các trường trung học môn Kỹ năng số cho

học sinh để các em không khỏi bỡ ngỡ và tạo được cho mình những kỹ năng
sống cơ bản.
6.2 Kiến nghị với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Bộ chỉ đạo như tăng cường chất lượng dạy và học trong nhà trường,
thay đổi phương pháp dạy bằng các phượng tiên hiên đại, tăng cường an
ninh trường học và nơi công cộng…nhằm giảm được nạn bạo lực học đường
ở lứa tuổi vị thành niên.
Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chương trình mục tiêu
quốc gia về phòng chống nạn bạo lực học đường giai đoạn 2011-2015, kế
hoạch chướng trình mục tiêu quốc gia về phòng chống bạo lực học đường
20
Svth:Tạ Huy Đông
năm 2010 và dự báo kế hoạch giai đoạn 2011-2015 chương trình mục tiêu
quốc gia về phòng chống bạo lực học đường.
21
Svth:Tạ Huy Đông
Phần III :KẾT LUẬN
Nghiên cứu về nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên giúp
cho các nhà quản lý giáo dục cũng như các cơ quan an ninh địa phương có
một cách nhìn toàn diện hơn nữa về nạn bạo lực học đường và nắm bắt được
số vụ kỷ luật và số học sinh tham gia bạo lực học đường diễn biến ở các
trường trung học cơ sở và trung học phô thông trên toàn thành phố để có các
giải pháp định hướng cho việc quản lý học sinh một cách có hiệu quả. Bạo
lực học đường cũng chính là một loại tội phạm xã hội có ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều mà phải có sự
đâu tư lâu dài, phối hợp từ trên xuống dưới, của các ban ngành có liên quan
và đặc biệt là sự thay đổi trong nhận thức của mỗi em học sinh sẽ dần dần
giảm và hạn chế một cách tối đa bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên
Trước những thành công của bài viết thì bài tiểu luận cũng còn nhiều

hạn chế do khả năng và trình độ, thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn.
Do vậy, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để bài viết của
em được hoàn thiện hơn về phương pháp nghiên cứu cũng như chất lượng và
nội dung.
22
Svth:Tạ Huy Đông
Tài liệu tham khảo
1. Giáo Trình tâm lí học đại cương (Trường Đại học công nghiệp TP.Hồ
chí minh).
2. />.
23
Svth:Tạ Huy Đông
Phần IV PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về bạo lực học đường.
1.Những hung khí mà cơ quan công an thu giữ được trong vụ đánh
nhau của học sinh trườngTHPT Vũ Văn Hiếu
2.Học sinh của trường THPT Lý Tự Trọng đang chờ xét hỏi tại cơ quan
điều tra.
24
Svth:Tạ Huy Đông

3.Một số hình ảnh nữ sinh đánh nhau
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×