Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh thiểu số học tốt môn âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.78 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
KHOA NGHỆ THUẬT

Học viên: NGUYỄN THỊ ÁNH TRANG
TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC
SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ KHỐI LỚP 4
TRƯỜNG TH BÀU PHỤNG HỌC TỐT
PHÂN MÔN HỌC HÁT
Đồng Nai tháng 6 năm 2014
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
KHOA NGHỆ THUẬT

TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC
THIỂU SỐ KHỐI LỚP 4 TRƯỜNG TH BÀU PHỤNG
HỌC TỐT PHÂN MÔN HỌC HÁT
Người thực hiện : Nguyễn Thị Ánh Trang
Lớp : ĐHSP ÂM NHẠC K4 ĐỒNG NAI
Người hướng dẫn : Thạc sĩ Trần Hương Giang
Đồng Nai tháng 6 năm 2014
MỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Phương pháp nghiên cứu 4
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5
5. Đóng góp của đề tài 5


6. Bố cục của đề tài 5
PHẦN II: NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6
1.1. Cơ sở lý luận 6
1.2/ Vài nét về phương pháp dạy hát ở trường tiểu học
8
1.2.1/ Mục tiêu dạy hát ở trường tiểu học
8
1.2.2/ Quy trình dạy hát.
10
1.3/ Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh người kinh và
dân tộc thiểu số.
10
1.4/ Nguyên nhân dẫn đến học sinh dân tộc thiểu số đọc sai cao độ
và phát âm chưa chuẩn xác.
11
CHƯƠNG II
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
KHỐI LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀU PHỤNG HỌC TỐT
PHÂN MÔN HỌC HÁT
13
2.1 Biện pháp thứ nhất: Phát triển kĩ năng giao tiếp.
13
2.2/Biện pháp thứ hai: Luyện kĩ năng phát âm nhã chữ trong
quá trình dạy hát
13
2.3/Biện pháp thứ ba: Phát huy tính tích cực của HS trong quá
trình học hát cũng như hoạt động ngoại khóa 16
PHẦN III: KẾT LUẬN 19
3.1/ TỔNG KẾT…………………………………………

19
3.2/ KIẾN NGHỊ ……………………………………
20
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế phát triển của xã hội ngày càng cao thì yếu tố con người
lại
càng được các quốc gia quan tâm trên hết. Ở Việt Nam chúng ta cũng vậy, Giáo
dục đào tạo được nhìn nhận là con đường quan trọng nhất để phát triển với mục
đích hướng tới phát triển tối đa năng lực cho từng cá nhân, giúp họ hoà nhập với
cuộc sống xã hội.
Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng toàn diện nền móng cho hệ
thống giáo dục phổ thông, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong tất cả các môn học ở bậc học tiểu học, môn Âm Nhạc là phân môn
nghệ thuật được giảng dạy ngay từ bậc tiểu học nhằm giúp học sinh có năng lực
cảm thụ âm nhạc. Môn Âm nhạc bậc tiểu học ngày nay cũng được đánh giá
ngang tầm với các môn khác để các em được phát triển nhân cách một cách
toàn diện.
Trong giảng dạy bất kì một môn học nào, việc hướng dẫn học sinh học và
hiểu bài, thực hiện được yêu cầu của bài là rất cần thiết được giáo viên quan
tâm., vì qua tiết học , nội dung kiến thức được truyền tải đến học sinh một cách
cụ thể; môn âm nhạc cũng vậy. Với mục tiêu giáo dục cho học sinh cái hay, cái
đẹp trong cuộc sống thông qua nội dung các bài hát, giúp học sinh cảm nhận
được sự quan trọng của âm nhạc đối với đời sống con người. Tạo cho học sinh
một phong cách, tính bản lĩnh, tự tin, lạc quan yêu đời. Biết thương yêu, đoàn
1
kết giúp đỡ nhau trong học tập. Có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc

sống. Và qua các tiết dạy và học môn Âm nhạc, giáo viên phát hiện những em
có năng khiếu để bồi dưỡng, động viên, giúp các em nhận ra thế mạnh của bản
thân mình mà phát huy trong cuộc sống.
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật hấp dẫn với mọi đối tượng. Nó mang đến cho con
người những giây phút thư giãn vô cùng quý báu. Âm Nhạc xuật hiện từ rất lâu
đời. Từ những bước chân nhịp nhàng của những người thợ săn cho đến những
tiếng hò reo vui mừng của thôn bản, từ giai điệu hát ru êm dịu đến những bản
giao hưởng của Bét –tô ven, Sô –panh, Trai-cốp –xki…
Ngày nay khi đất nước càng phát triển thì nhu cầu hưởng thụ Âm Nhạc càng
được nâng cao. Việc đưa Âm Nhạc vào giảng dạy ở các trường Tiểu Học và
Trung Học Cơ Sở cũng thể hiện được điều này. Vậy mục tiêu của việc dạy học
Âm Nhạc là gì? Câu hỏi này đã được các nhà biên soạn sách trả lời rất cụ thể.
Thứ 1: Giúp học sinh thư giãn thoải mái hơn sau những tiết học văn hóa căng
thẳng.
Thứ 2 :Phát hiện những học sinh có năng khiếu khuyến khích giúp đỡ các em
phát triển năng khiếu của mình.
Thứ 3 : Qua các tiết học Giáo Dục các em biết sống lành mạnh, trong sáng,
hướng tới cái đẹp trong cuộc sống.
Thứ 4 : Động viên các em tham gia các hoạt động văn nghệ bằng nhiều hình thức
giúp các em phát triển hài hòa.
Tuy nhiên không phải học sinh ở địa phương nào cũng tiếp nhận được hết các
mục tiêu đó. Tỉnh Đồng Nai mà đặc biệt ngay địa phương tôi ở xã Phú Lý huyện
Vĩnh Cửu là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Hoa , Chăm, Tày ,
Nùng, nhiều nhất và chiếm một nữa dân số của xã nhà là dân tộc Ch’Ro. Nó tạo
nên một nền văn hóa đa dạng và phong phú bởi những phong tục tập quán của
mỗi dân tộc, (chẳng hạn như lễ hội Sayangva hay còn gọi là lễ hội cúng thần lúa
2
của đồng bào dân tọc Ch’Ro mà chính bản thân tôi đã được nhiều lần tham dự
với vai trò là một trong những thành viên hỗ trợ cho công tác tổ chức) , nhưng
nó cũng tạo cho ngành giáo dục không ít khó khăn Đặc biệt trong phân môn dạy

hát của bộ môn Âm Nhạc. Để dạy hát cho học sinh người kinh của địa phương đã
khó nhưng dạy hát cho học sinh dân tộc thiểu số còn khó hơn vì thường các em
hay đọc sai cao độ và hát phát âm sai.
Qua điều tra tại trường cho thấy số lượng học sinh dân tộc của khối 4 chiếm khá
nhiều và tình trạng các em hát sai cao độ và phát âm sai là đa số. Vậy làm thế nào
để chất lượng được nâng cao hơn.
Xuất phát từ kết quả tìm hiểu trên cho thấy cùng một lớp học , cùng một thầy dạy
tại sao học sinh dân tộc chất lượng lại không bằng học sinh người kinh?.Vậy làm
thế nào để học sinh dân tộc thiểu số khối 4 hát đúng cao độ của một bài hát và
phát âm chuẩn xác?. Đây là vấn đề cấp thiết cần phải có hướng giải quyết. Từ đó
tôi đã nghiên cứu và tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng này bằng cách phân
loại, chia tổ,có phương pháp riêng cho các em giúp các em học tốt hơn và yêu
thích âm nhạc hơn.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em được tham
gia ca hát, được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân
mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc
của các em giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng sáng tạo và có tác
dụng giáo dục đạo đức rất tốt.
Trong trường tiểu học, học môn âm nhạc là một quá trình liên tục rèn luyện
học hát tập thể, phát triển khả năng nghe nhạc. Thông qua việc học âm nhạc ở
giai đoạn đầu chủ yếu là học hát, tình cảm và trí tuệ của các em được giáo dục,
bồi dưỡng phát triển theo năm tháng. Năng lực cảm thụ âm nhạc của các em
3
được dần dần nâng lên là cơ sở để hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc theo
mục tiêu của môn học. Vì vậy, giáo viên phải nắm bắt được mục tiêu dạy - học
để từ đó lên kế hoạch bài giảng cho phù hợp với yêu cầu môn học.
Môn học Âm Nhạc là môn học đặc thù và phụ thuộc vào năng khiếu nên nhiều
em còn bị hạn chế, nên khi hát còn sai giọng hoặc đọc nhạc chưa đúng cao độ.

Môn âm nhạc được rất nhiều người yêu thích. Trong các nhà trường, môn học
âm nhạc được học sinh đón nhận một cách hào hứng, đặc biệt là lứa tuổi học
sinh tiểu học. Vì lứa tuổi này hội tụ sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, thích
được thể hiện, được bộc lộ khả năng biểu diễn của bản thân. Nhưng đối với các
em học sinh dân tộc thiểu số thì ở độ tuổi này lại hay mắc cỡ và ngại giao tiếp.
- Các em là đồng bào dân tộc còn khá nhiều em chưa mạnh dạn, tự tin
trong khi hát. Còn gò bó khi biểu diễn trước lớp
Mục đích : Giúp các em học sinh dân tộc hát đúng cao độ và phát âm chuẩn xác
để các em thêm yêu môn Âm nhạc hơn
3/ Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp quan sát thực tế : Quan sát thực tế học tập của các em học sinh và
đặc điểm tâm lý của các em
- phương pháp phỏng vấn đối tượng: với phương pháp này tôi đi vào phỏng vấn,
trò chuyện với các em học sinh để biết được điểm gống nhau và khác nhau giữa
những em học sinh người kinh và những em học sinh dân tộc thiểu số. Từ chỗ
nắm được tâm tư nguyện vọng của các em cũng như đặc điểm văn hóa của bươn
làng nơi các em sinh sống mà rút ra được sự giống nhau và khác nhau giữa các
em học sinh người Kinh và các em học sinh dân tộc thiểu số.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Sau 10 năm đứng trên bục giảng
tôi ít nhiều cũng rút được những kinh nghiệm từ công tác giảng dạy và có biện
pháp để thực hiện tốt công tác của mình.
4
4/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
*Đối tượng :
Các biện pháp giúp Học sinh dân tộc thiểu số học tốt phân môn học hát trong bộ
môn âm nhạc.
* Phạm vi nghiên cứu:
Với khả năng của bản thân thì chỉ tập trung nghiên cứu về học sinh dân tộc thiểu
số đặc biệt là dân tộc Cho’Ro của khối 4 Trường tiểu học Bàu Phụng trong địa
bàn xã Phú Lý Huyện Vĩnh Cửu Tỉnh Đồng Nai

5/ ĐÓNG GÓP CỦA BÀI TIỂU LUẬN:
Với những quan sát và những biện pháp của bản than tôi được trình trong bài tiểu
luận này rất mong sẽ là những tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp, để từ đó các
đồng nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm hoàn chỉnh hơn để giúp các em học sinh
dân tộc Ch’Ro học tốt phân môn học hát của bộ môn âm nhạc.
6/ Bố cục:
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số khối lớp 4 trường tiểu
học Bàu Phụng học tốt phân môn học hát .
5
PHẦN II
NỘI DUNG
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Từ lâu âm nhạc đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi con
người chúng ta. Âm nhạc đóng vai trò rất to lớn, đem đến những khoái cảm
thẩm mĩ cao, tạo cho chúng ta những giây phút thư giãn tuyệt vời. Và gần đây
theo một số nghiên cứu cho rằng âm nhạc còn góp phần phát triển trí tuệ cho
các em.
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn
đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ
phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương
pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của
các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã
hội.
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó
khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách
tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự
đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học

sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây
thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những
lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu,
kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng
bài nhạc, từng câu nhạc.
Do đó mục đích dạy nhạc ở trường phổ thông không phải đào tạo cho các em trở
thành những ca sĩ hay nghệ sĩ chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa âm
6
nhạc, làm cho các em yêu thích môn nghệ thuật này, hình thành cho học sinh một
tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, giàu tình cảm, nhanh nhẹn
tự tin sống vui tươi yêu đời.
Thế nhưng qua thực tế cho thấy làm thế nào để các em tốt phân môn học hát
trong bộ môn âm nhạc đã khó mà làm thế nào để các em học sinh dân tộc thiểu số
học tốt môn học hát lại càng khó hơn. Trước tiên các em phải hát đúng cao độ
của một bài hát và phải phát âm chuẩn xác phần lời ca rồi sau đó khuyến khích
các em tham gia vận động một số động tác đơn giản và biểu diễn.Để các em có
hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng
thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một
trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các
kiến thức về Âm nhạc và tạo được không khí vui tươi bình đẳng giữa các học
sinh người Kinh và các em dân tộc thiểu số.
Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành Âm nhạc Tiểu học, qua thời gian trực
tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm
trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học hát của các em còn rất nhiều hạn
chế, nhiều em còn rất lúng túng. Trước những hạn chế thực tại, tôi xin đưa ra một
số kinh nghiệm giúp các em họ sinh dân tộc thiểu số khối lớp 4 trường Tiểu học
Bàu Phụng học tốt hơn phân môn học hát của môn âm nhạc mà tôi đã tiến hành
mấy năm nay.
Đa số các em học sinh dân tộc thiểu số ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đa
phần các em rất rụt rè nhút nhát mà đặc biệt là bắt đầu từ độ tuổi lớp 4 là các em

đã bắt đầu biết mắc cỡ trước sự trêu chọc của các bạn. Vì vậy người giáo viên
phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kỹ năng cơ bản từ
đó giúp các em phát triển tai nghe, sửa cách phát âm và khả năng thể hiện tốt các
bài hát.
7
Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường, tôi đã tìm
hiểu khả năng học nhạc của học sinh. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học
nên tôi đã tiến hành viết sang kiến kinh này.
Đây là một đề tài không mới, trên thực tế đã có nhiều người nghiên cứu .Nhưng
trên địa bàn xã Phú Lý Huyện Vĩnh Cửu thì đây là đề tài lần đầu tiên được
nghiên cứu.
1. 2./ VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT TẠI TRƯỜNG TIỂU
HỌC
1.2.1/Mục tiêu dạy phân môn học hát ở trường tiểu học:
Trong nhà trường phổ thông, những học sinh có khả năng biểu diễn âm nhạc
chiếm tỉ lệ rất thấp, những em có khả năng sáng tác âm nhạc chiếm tỉ lệ còn thấp
hơn rất nhiều lần. Tuy vậy, dạy Âm nhạc ở Tiểu học và Trung học cơ sở là việc
dạy cho tất cả học sinh, mà đa số là không có năng khiếu âm nhạc, vì vậy môn
học này không đặt mục tiêu giúp các em trở thành người biểu diễn hoặc sáng tác
âm nhạc chuyên nghiệp. Mục tiêu môn Âm nhạc nhằm cung cấp cho học sinh
những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực của các em,
giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, tự nhiên và cân bằng về trí tuệ, sáng
tạo và cảm xúc thẩm mĩ.
*Kiến thức
- Dạy học Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc của học
sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo
dục toàn diện cho học sinh.
- Môn Âm nhạc cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa
tuổi về: Học hát, Phát triển khả năng âm nhạc, Tập đọc nhạc, Nhạc lí và Âm nhạc
thường thức.

8
*Kĩ năng
- Luyện tập kĩ năng hát đúng giai điệu, lời ca và bước đầu tập hát diễn cảm.
- Luyện tập kĩ năng đọc nhạc và ghi chép nhạc đơn giản.
- Luyện tập kĩ năng nghe và cảm nhận âm nhạc.
- Luyện tập một số kĩ năng âm nhạc khác như gõ đệm, đánh nhịp, vận động theo
nhạc…
*Thái độ và giá trị
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu âm nhạc nhằm phát triển hài hoà nhân
cách.
- Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành
mạnh, đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự tin,
lòng tự trọng và các giá trị khác.
- Khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và
ngoài trường học.
* Tóm lại:
Dạy hát ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh biết hát được đúng cao độ, trường
độ cũng như thuộc lời bài hát và thể hiện một cách có diễn cảm và các bài nhạc,
biết các cách gõ đệm nhằm phát triển khả năng nghe và cảm thụ âm nhạc cho học
sinh. Có thể tự tin trước mọi người vì trong điều kiện học hát hằng ngày các em
phải rất nhiều lần đứng trước lớp để biểu diễn ( hát và nhún chân hoặc múa minh
họa) một bài hát trong chương trình học giúp các em phát triển toàn diện, tạo cho
các em có niềm vui trong học tập, làm cho đời sống tinh thần của các em thêm
phong phú, lành mạnh Qua các bài hát còn có tính giáo dục các em thêm yêu gia
đình, thầy cô, bạn bè, yêu quê hương đất nước yêu hòa bình, là những động lực
góp phần cho các em rèn luyện bản than để trở thành những người con ngoan trò
giỏi và lớn lên sẽ là những người chủ tương lai của đất nước góp phần trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương xinh đẹp của mình.
9
1.2.2/Quy trình dạy một bài hát như sau:

Bước 1 : Giới thiệu bài
Bước 2 : Tìm hiểu bài , giải thích từ khó
Bước 3 : nghe mẫu
Bước 4 : đọc lời ca
Bước 5 : Tập đọc từng câu
Bước 6 : tập hát cả bài
Bước 7 : Củng cố bài lồng ghép giáo dục
1.3/ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ VÀ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
NGƯỜI KINH VÀ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
HỌC SINH NGƯỜI KINH HỌC SINH DÂN TỘC
1.Lứa tuổi học sinh lớp 4 :độ tuổi
10 - 11 tuổi.
2. Đặc điểm tâm lí .
-Mạnh dạn, tự nhiên, nhanh nhẹn.
3.Khả năng nói Tiếng Việt.
-Các em học sinh người kinh tất
nhiên là nói Tiếng Việt thành thạo vì
đây là ngôn ngữ mẹ đẻ.
4.Qúa trình nhận thức và khả
năng âm nhạc.
-Do được tiếp xúc với môi trường
hiện đại bên ngoài nên việc nhận
1.Lứa tuổi học sinh lớp 4: độ tuổi 10
- 11 tuổi.
2. Đặc điểm tâm lí .
-Rụt rè, ngại ngùng, ít hòa đồng, có vẻ
hơi sợ sệt.
3.Khả năng nói Tiếng Việt.
-Đối với học sinh dân tộc thiểu số lại
là vấn đề khó khăn, nhiều em phát âm

rất khó.
4.Qúa trình nhận thức và khả năng
âm nhạc.
-Do điều kiện ,hoàn cảnh của học sinh
dân tộc nên việc tiếp xúc với môi
10
thức về thế giới quan của các em rất
nhạy bén
trường bên ngoài của các em rất hạn
chế nên âm nhạc với các em dường
như rất mới dẫn đến nhận thức chưa
sâu.
1.4/ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC HỌC SINH DÂN TỘC ĐỌC SAI
CAO ĐỘ VÀ PHÁT ÂM CHƯA CHUẨN XÁC:
Ở địa phương tôi đang sinh sống thì có đặc điểm là những người dân tộc thiểu số
sẽ quy tụ thành một làng biệt lập, và chỉ có những người lớn trong làng thì mới
hay đem những sản vật của mình ra chợ để giao lưu buôn bán, trao đổi thôi. Còn
các em thanh thiếu niên thì suốt ngày chỉ ở trong làng và làm những công việc
khác để giúp đỡ gia đình như: làm lúa, sắn măng, lượm ươi…do đó khả năng
giao tiếp của các em với người Kinh là rất hạn chế, các em thậm chí biết rất ít
tiếng Kinh nữa.
Vì tiếp xúc với thế giới bên ngoài bị hạn chế dẫn đến việc các em quá rụt rè và lo
sợ khi đứng trước đám đông nên khi giáo viên đàn giai điệu câu nhạc sau đó cho
học sinh hát lại thì các em lại không mạnh dạn hát vì sợ các bạn chê cười trêu
chọc, và cứ mỗi lần như vậy thì sự nhút nhát làm cho các em có sự ỉ lại dẫn đến
đọc không chính xác cao độ.
Ngoài ra còn một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó chính là khả năng
nói tiếng Việt của các em rất hạn chế như lúc nãy tôi có trình bày bởi các em phải
cùng lúc học 2 thứ ngôn ngữ chúng ta cứ tưởng tượng cứ như là khi người Kinh
chúng ta mà học hát tiếng Anh cùng với người Anh chính gốc thì ta cũng sẽ có

cảm giác tương tự như vậy bởi khi các em phát âm thì còn bị các bạn trong lớp
cười chế nhạo dẫn đến xấu hổ không phát âm được, nếu có phát âm được thì cũng
sai cao độ.
11
Là học sinh dân tộc thiểu số nên đa phần các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
gia đình nghèo suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Vì vậy để tiếp cân
với âm nhạc qua thông tin đại chúng cũng bị hạn chế. Nếu là học sinh người kinh
thì một máy MP3 trang bị là đơn giản,hay một số chương trình ca nhạc do các ca
sĩ biểu diễn các em thường xuyên tiếp cận bởi trong điều kiện kinh tế như hiện
nay và giá cả đồ điên tử là rất rẻ thì nhà nào cũng có thể có được một cái Tivi,
hay đầu đĩa thậm chí là cả dàn vi tính hay Karaoe hiện đại nữa .Còn đối với học
sinh dân tộc thiểu số một phần vì hoàn cảnh khó khăn, hơn nữa đa phần các em ở
sâu trong các làng việc đi lại không thuận tiện.Từ đó âm nhạc với các em hầu như
mới mẻ.
Tóm lại những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng các em hát sai cao độ và phát
âm sai. Đây là tình trạng phổ biến trong các trường Tiểu học trong địa bàn toàn
huyện. Dẫn đến việc các em thiếu sự tự tin trong giao tiếp cho nên việc tiếp cận
các môn học khác cũng gặp nhiều khó khăn.
Từ đó việc đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng này là cần thiết nhằm giúp
học sinh dân tộc thiểu số hát tốt những bài hát trong chương trình học thì sẽ yêu
quý môn học hơn. Việc lấy âm nhạc để thư giãn và tiếp cận môn học khác một
cách dễ dàng nhất tất nhiên chất lượng dạy học sẽ được nâng cao.Dưới dây là
một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu học tốt phân môn học hát trong bộ
môn âm nhạc
12
CHƯƠNG II
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIUP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ KHỐI LỚP
4 TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀU PHỤNG HỌC TỐT PHÂN MÔN HỌC HÁT
2.1/ Biện pháp thứ nhất.: Phát triển kĩ năng giao tiếp.
Dưa trên những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh dân tộc thiểu số hát sai cao

độ và phát âm sai thì biện pháp đầu tiên là :
- Tập cho các em thói quen giao tiếp bình thường trong mỗi giờ học âm nhạc.
Ví dụ : Khi dạy học hát thi GV thường cho học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình
sau khi nghe hoặc học xong một bài hát. Lúc này GV nên gọi học sinh dân tộc
thiểu số trả lời sau câu trả lời của HS người kinh. Như vậy thì các em chỉ cần
nhắc lại ý mà bạn mình đã trả lời nên dễ hơn .GV chú ý khen ngợi nhằm động
viên tinh thần và dần dần các em sẽ mạnh dạn hơn.
Cách khác: gọi HSDT thiểu số lên biểu diễn động tác cùng với các bạn trong
lớp,làm như vậy các em sẽ thấy được sự quan tâm giữa HS người kinh và học
sinh dân tộc thiểu số là như nhau. Tạo sự gần gũi đoàn kết giữa học sinh trong
lớp, tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số sẽ thoải mái, tự tin hơn.
Nói tóm lại ở biện pháp này GV có thể làm nhiều cách xong với mục đích cuối
cùng là làm thế nào để học sinh dân tộc thiểu số mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi
đứng trước nhiều người.
2.2/ Biện pháp thứ 2 : Luyện kĩ năng phát âm nhã chữ trong quá trình dạy
hát.
Với khả năng nói Tiếng Việt không thành thạo của học sinh dân tộc thiểu số thì
việc thay đổi khả năng này là không thể. Tuy nhiên không phải là không có cách
khắc phục tình trạng này.Nếu các em hát sai cao độ vì khả năng nói Tiếng Việt
13
thì cách tốt nhất khi học các bài hát giáo viên dành riêng cho các em học sinh này
một chút thời gian để khởi động giọng riêng vì các em thường hay có giọng hát
lơ lớ, chênh chênh so với cao độ .
Ví dụ : Học bài Em yêu hòa bình ở SGK âm nhạc lớp 4. Thông thường GV cho
học sinh đọc gam Fa trưởng, đối với học sinh dân tộc thiểu số cũng vậy các em
cũng được đọc bình thường. Sau đó gọi tốp học sinh dân tộc thiểu số trong lớp
đọc riêng tất nhiên là các em đọc chưa chính xác. Lúc này GV không chỉnh sửa
bằng tiếng đàn mà phải bằng chính giọng hát của mình. Có thể ban đầu ta chỉ cho
các em này đọc những âm chủ của thang âm Fa trưởng thôi ( Fa La Dô Fa) rồi
sau đó mới đọc cả thang âm.

Điều tối kỵ trong khi dạy hát là GV không được hát sai cao độ và chẳng những
phải chuẩn xác lời mà còn phải phát âm đúng đặc trưng của từng vùng miền nữa.
Chẳng hạn như bài Cò Là thì ta phải hát đúng giọng của dân ca Bắc Bộ.
Và đối với những bài dân ca như thế này thì còn vất vả hơn cho các em trong việc
học cách phát âm nhã chữ, tuy nhiên giáo viên chúng ta cần có một chút lòng
kiên nhẫn vì đây là điều tối quan trọng trong quá trình dạy hát.
VD: Có thể sau khi hát mẫu và tập vỡ từng câu xong thì các em có thể hát được
phần giai điệu một cách tương đối nhưng chưa thể nào phát âm một cách chính
xác giọng Bắc Bộ. Nhưng chúng ta phải tập từ từ, chữ nào các em sai nhiều thì
gọi em đó đứng lên hát và sửa ngay tai chỗ từng chữ một.
Trên địa bàn xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu như tôi đã trình bày ở thì đa số là học
sinh dân tộc Ch’Ro…nên khi phát âm chủ yếu là thiếu dấu Vì vậy nốt mà các em
hát sai nhiều là những nốt cách nhau một cung, chẳng hạn như các em có thể hát
rất tốt những chỗ nữa cung như si-Đô , Mi- Fa nhưng những chỗ nguyên cung
14
như Sol- La hay đồ- Rê thì các em hát hay bị lơ lớ và rất có thể là khi nghe các
em hát sai như vậy thì các em học sinh người kinh có thể bị nhiễm theo như vậy
có thể các em sẽ sai theo. Vì vậy GV khi dạy cần lưu ý học sinh người về điều
này một cách tế nhị, là chúng ta hãy hát thật chắc chắn các nốt để các bạn đồng
bào sẽ hát theo chứ không nên hát sai theo bạn, và để tránh cho các em học sinh
thiểu số mặc cảm về điều này thì là một người giáo viên chúng ta nên đưa ra
những ví dụ về sự khó khăn của các bạn học sinh dân tộc thiểu số khi nói tiếng
Việt. ( Giống như người Việt mà hát nhạc tiếng Anh sẽ không thể nào chuẩn xác
như người Anh , hay cũng giống như khi các em xem trên tivi thấy những người
mẫu hoặc ca sĩ người Hàn Quốc mà nói tiếng Việt thì sẽ tương tự như vậy) hoặc
là đôi khi ta thử mời một em học sinh dân tộc Ch’Ro nói một câu đơn giản và đề
nghị lớp nhắc lại và kết quả chắc chắn sẽ không chuẩn xác và rất tức cười và
chính những vi dụ thiết thực như thế các em sẽ nhận ra rằng đó chỉ là đặc điểm
của từng ngôn ngữ thôi , và chúng ta may mắn vì người Kinh chiếm đa số nên
các bạn dân tộc thiểu số phải học ngôn ngữ của mình chứ không được chê cười

trêu chọc bạn khi bạn hát lơ lớ như vậy. dẫn đến ta sẽ dùng sức mạnh của tập thể
để cùng giúp đỡ những người bạn thiểu số phát âm tốt hơn.
Sau khi đã chỉnh sửa được phần nào cao độ ở thang âm để học một bài hát thì GV
có thể tiến hành dạy bình thường theo quy trình dạy hát thông thường cho cả học
sinh người kinh và học sinh dân tộc thiểu số.
*Quy trình dạy một bài hát như sau:
Bước 1 : Giới thiệu bài
Bước 2 : Tìm hiểu bài , giải thích từ khó
Bước 3 : nghe mẫu
Bước 4 : đọc lời ca
Bước 5 : Tập đọc từng câu
Bước 6 : tập hát cả bài
15
Bước 7 : Củng cố bài lồng ghép giáo dục
Cách dạy thích hợp và hiệu quả nhất là khi dạy học sinh hát cao độ GV dựa vào
cả giọng hát và tiếng đàn để làm mẫu cho các em. Việc thể hiện trường độ và tiết
tấu phải được chuẩn bị chu đáo. Giáo viên đàn từng câu ngắn cho học sinh nghe
và hát theo thật trôi chảy, chuẩn xác sau đó ghép thành từng câu theo lối móc
xích thành bài hoàn chỉnh và kết hợp gõ đệm. và khi đến tiết ôn tập thì cho các
em lên biểu diễn bài hát trước lớp nếu các em còn rụt rè , nhút nhát thì ta hạn chế
gọi lên để hát đơn ca mà ta nên cho hát theo nhóm để các em làm quen .Cách dạy
này đã được kiểm nghiệm trên thực tế và rất phù hợp với các trường phổ thông.
Nó vừa giúp các em khả năng nghe và nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc.
Tóm lại với quy trình dạy hát thông thường thì GV có thể thay đổi đôi chút phù
hợp với khả năng của học sinh dân tộc thiểu số như đã giới thiệu để các em có
thể theo kịp với học sinh người kinh và hứng thú hơn ,tự tin hơn khi học âm
nhạc. và luôn đề cao sự bình đẳng không phân biệt đối xử qua mỗi một tiết học
để giúp các em hòa nhập hơn với cuộc sống hiện tại.
2.3/ Biện pháp thứ 3: Phát huy tính tích cực của HS trong quá trình học hát
cũng như hoạt động ngoại khóa:

Ngoài các biện pháp trên thì GV phải là người chủ đạo trong vấn đề làm thế nào
để nâng cao chất lượng dạy học. Tạo cho lớp học không khí thoải mái là điều
quan trọng không chỉ đối với môn Âm nhạc mà nó còn là mục tiêu quan trọng với
tất cả các môn học trong chương trình đổi mới phương pháp dạy học và SGK đã
đề ra.
Trong khi giảng dạy GV khuyến khích các em nên tham gia vào các hoạt động
văn hóa văn nghệ do trường phát động. Đối với học sinh dân tộc thiểu số thì các
em thường rụt rè, nhút nhát. GV nên đề nghị với giáo viên làm công tác chủ
nhiệm nên quan tâm đến các em trong các phong trào của lớp, tập cho các em có
thói quen mạnh dạn, tự tin trước nhiều người.
16
Tâm lí trẻ ở lứa tuổi này thường thích nghe lời khen ngợi đặc biệt là sự khen ngợi
của thầy cô. Vì thế mà khi các em làm được một việc gì đó dù nhỏ thì khen ngợi
cũng là hình thức khuyến khích các em học tập và tham gia một cách tích cực.
Ví dụ : Khi dạy bài Bạn ơi lắng nghe (SGK âm nhạc 4 ). Đây là bài hát rất ngắn
và dễ, giai điệu và thang âm , điệu thức gần gũi với các em học sinh dân tộc thiểu
số nên thường là các em hát rất tốt nên chúng ta nên để các em hát mẫu cho lớp,
các em sẽ thấy rất tự hào thú vị khi được lảm mẫu cho các bạn. Điều này đôi khi
khiến các em tự tin , mạnh dạn hơn trong các tiết học sau vì không phải bài nào
mình cũng không làm tốt bằng bạn bè. Lúc này đây GV nên dùng lời khen ngợi
để các em hứng thú học hơn và cũng để các bạn cùng lớp sẽ không xem thường
các em dân tọc thiểu số là bao giờ cũng hát sai.
Và trong năm vừa rồi khi được cô hiệu trưởng giao nhiệm vụ dàn dựng một số
tiết mục để phục vụ cho ngày khai giảng thì tôi đã mạnh dạn đưa một số em học
sinh dân tộc thiểu số vào cùng một tiết mục ca múa bài Bạn ơi lắng nghe và đã
thu được kết quả bất ngờ, bởi sự trình diễn rất hồn nhiên của các em và chất
giọng rất phù hợp với bài làm cho các phụ huynh cũng như quý thầy cô xem tiết
mục hết sức xúc động. và cả các em học sinh dân tộc thiểu số khác cũng cổ vũ
hết sức nhiệt tình làm cho các bạn đã trình diễn một cách hết mình, và sau đó thì
các em đó như là một tấm gương sang cho các bạn học sinh dân tộc thiểu số khác

trên toàn trường, vì các em nghĩ rằng nếu các bạn ấy làm được thì mình cũng có
khả năng làm được, còn về phần những em người Kinh thì cũng bớt trêu ghẹo
bạn vì thực tế chứng minh là các bạn không thua kém gì cả, và từ đó tôi quyết
định trong thời gian tới đây tôi sẽ cố gắng dựng cho các em học sinh dân tộc
thiểu số những tiết mục thật hay, thật phù hợp với các em để các em có thể trình
diễn trong lễ hội Sayangva sẽ được tổ chức vào tháng 3 âm lịch tới đây , vì trên
thực tế là lễ hội của người dân tộc Ch’Ro nhưng nhìn lên sân khấu toàn thấy
người Kinh mặc xà rông biểu diễn còn đồng bào dân tộc chính gốc thì biểu diễn
mỗi một tiết mục đánh cồng chiêng và thổi kèn Lúa thôi Tôi nghĩ các em sẽ là
17
một nguồn động viên rất lớn và không những có ảnh hưởng đến học sinh trong
trường mà còn ảnh hưởng đến cả các em thanh thiếu niên khác trong làng bản của
các em.
Nếu các cách trên làm cho lớp học thêm phần sôi động thì phần tập động tác cho
bài hát là hấp dẫn không kém bởi vì những động tác mà các em thực hiện do
chính các em nghĩ ra đôi khi chưa khớp với nhịp của bài hát nên hơi khó thực
hiện, thì trong quá trình giảng dạy chúng ta sẽ chỉnh sửa thêm các động tác cho
các em và chắc chắn các em sẽ rất thích và không khí lớp học càng sôi động.
Nói tóm lại : Nếu không khí lớp học thoải mái không những làm các em tiếp thu
bài tốt mà còn để lại nhiều ấn tượng cho môn học. Và HSDT thiểu số cũng từ đó
mà không tìm cách học đối phó.
18
PHẦN III
KẾT LUẬN
3.1/ TỔNG KẾT
Nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cần thiết và đó cũng là mục tiêu mà
ngành GD mong muốn. Việc thay đổi phương pháp dạy học, tìm hướng đi mới
cho việc dạy đã và đang hoàn thiện. Trong quá trình này đội ngũ giáo viên đã
không ngừng lỗ lực tìm giải pháp tốt nhất cho từng đối tượng học sinh .Giúp các
em nhanh chóng bắt nhịp với chương trình, và việc giúp học sinh dân tộc thiểu số

yêu thích môn Âm nhạc hơn cũng là vấn đề cần quan tâm.
Khắc phục được tình trạng học sinh dân tộc thiểu số đọc sai cao độ Tập Đọc
Nhạc là điều nên làm vì:
Theo quan điểm xây dựng chương trình của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo thì môn Âm
nhạc được xác định là môn văn hóa bắt buộc, tất cả học sinh đều được học, không
phân biệt có năng khiếu hay không, có yêu thích Âm nhạc hay không.Cho nên
nếu các em chưa yêu thích thì giáo viên tìm biện pháp giúp các em yêu thích và
tích cực đón nhận bộ môn.
Mọi vấn đề đều được nghiên cứu xây dựng dựa trên đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
và năng lực tiếp thu của học sinh. Nghe nhạc để nâng cao hiểu biết về đời sống
Âm nhạc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục văn hóa Âm nhạc cho học sinh
người kinh cũng như học sinh dân tộc thiểu số.
Việc giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt Tập Đọc Nhạc cũng chính là góp phần
nâng cao chật lượng giáo dục của huyện nhà vì : Nếu các em yêu thích môn học
thì sẽ hứng thú với trường với lớp, như vậy tỷ lệ học sinh nghỉ học cũng giảm, và
trình độ dân trí sẽ được nâng cao- Đất nước sẽ càng phát triển.
19
Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh dân tộc thiểu số đọc sai cao độ TĐN
mang lại sự đồng đều cho lớp học.Là sự xích lại gần nhau giữa các em học sinh
trong lớp, tránh sự phân biệt giữa HS người kinh với HSDT thiểu số. Là sự hứng
thú trong các hoạt động học tập.
Như chúng ta đã biết tình trạng học sinh bỏ học đang là vấn đề mà các ban ngành
quan tâm. Qua cuộc điều tra thực tế cho thấy số lượng học sinh bỏ học lại rơi vào
học sinh dân tốc thiểu số. Mà lí do chủ yếu là vì các em học quá yếu. Như vậy
nếu các em hứng thú với trường, lớp qua từng tiết học thì việc bỏ học sẽ được
giảm rõ rệt.
Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật. Tiếp cận với môn học này thì ngay từ
đầu người giáo viên phải nhận thức được mục tiêu giảng dạy âm nhạc để trong
quá trình giảng day không bị sa đà vào những mục tiêu khác làm ảnh hưởng
không tốt tới chất lượng dạy và học.

Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài cho thấy đây là kinh nghiệm quý
báu giúp nâng cao chất lượng của môn học. Đồng thời đã được thử nghiệm tại
đơn vị và cho kết quả tốt. Rất mong được sự ủng hộ góp ý của các ban ngành, các
đồng nghiệp.
3.2/KIẾN NGHỊ:
Trong tình hình thực tế trường tôi hiện nay, vừa có nhiều phân hiệu mà mỗi phân
hiệu lại không có phòng học nhạc riêng,. Điều này làm hạn chế rất nhiều trong
công tác giảng dạy của tôi, thứ nhất là ảnh hưởng đến các môn học khác xung
quanh, thứ hai là tôi không thể nào đem hết tất cả các đồ dùng dạy học cần thiết
cho một tiết học để mà đi từ phân hiệu này sang phân hiệu khác. Do đó tôi mạnh
dạn có những đề xuất kiến nghị như sau:
-BGH các trường nên chú ý đến việc bố trí phòng học nhạc riêng để tránh làm
ảnh hưởng tới các môn học khác và nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc.
20
-Tạo điều kiện hỗ trợ về thiết bị dạy học. Cụ thể là máy chiếu, loa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Sách Phương pháp dạy học âm nhạc – NXB Đại học Sư phạm
-Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Thiết kế bài giảng âm nhạc
MỤC LỤC
-
Nội dung Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Phương pháp nghiên cứu 4
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5
5. Đóng góp của đề tài 5
6. Bố cục của đề tài 5
PHẦN II: NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6
1.1. Cơ sở lý luận 6
1.2/ Vài nét về phương pháp dạy hát ở trường tiểu học
8
1.2.1/ Mục tiêu dạy hát ở trường tiểu học
8
1.2.2/ Quy trình dạy hát.
10
1.3/ Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh người kinh và
dân tộc thiểu số.
10
1.4/ Nguyên nhân dẫn đến học sinh dân tộc thiểu số đọc sai cao độ
và phát âm chưa chuẩn xác.
11
CHƯƠNG II
21
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
KHỐI LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀU PHỤNG HỌC TỐT
PHÂN MÔN HỌC HÁT
13
2.1 Biện pháp thứ nhất: Phát triển kĩ năng giao tiếp.
13
2.2/Biện pháp thứ hai: Luyện kĩ năng phát âm nhã chữ trong
quá trình dạy hát
13
2.3/Biện pháp thứ ba: Phát huy tính tích cực của HS trong quá
trình học hát cũng như hoạt động ngoại khóa 16
PHẦN III: KẾT LUẬN 19
3.1/ TỔNG KẾT…………………………………………
19

3.2/ KIẾN NGHỊ ……………………………………
20
22

×