Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHỐI HỢP VỚI GIÁO VIÊN RÈN VIẾT CHỮ ĐẸP, GIỮ VỞ SẠCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.53 KB, 7 trang )




ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHỐI HỢP VỚI GIÁO VIÊN RÈN VIẾT CHỮ ĐẸP, GIỮ VỞ SẠCH CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC


I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ :
Trong thực tế hiện nay, chữ viết của học sinh đã xuống cấp, nhiều em viết quá tháo,
viết không đủ nét, không đúng về độ cao và khoảng cách của con chữ, đánh dấu thanh và
các dấu phụ một cách tùy tiện, thậm chí viết chữ người khác không đọc được. Tập quăn
góc, gạch xoá lung tung, bỏ giấy trắng hoặc gạch hàng bằng tay, dẫn đến tập vỡ bị nhàu
nát, mất vẽ mĩ quan, do các nguyên nhân sau :
- Học sinh ngồi viết không đúng tư thế, không thẳng lưng, khoảng cách tầm nhìn
quá gần
- Cách cầm viết không đúng qui định, cầm sát ngồi dẫn đến ria bút bị ngắt quãng
không liền nét, thiếu độ cao và viết rất chậm.
- Học sinh chưa thuộc các nét cơ bản của từng con chữ ,viết còn theo quán tính.




II. LÝ DO ĐẶT VẤN ĐỀ :
Từ thực trạng nêu trên, tôi nghĩ việc rèn chữ viết đẹp và giữ vở sạch cho học sinh là
một việc làm cần thiết và qua đây cũng rèn đươc tính cách cho các em nên tôi chọn đề tài
sáng kiến kinh nghiệm :
Phối hợp với giáo viên “Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh tiểu học”
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH :
1. Biện pháp chỉ đạo theo kế hoạch :
- Đảo tạo nguồn dự hti Vở sạch – chữ đẹp các cấp hàng năm theo kế hoạch chung


của nhà trường, có tổ chức thi vở sạch chữ đẹp cấp trường vào tháng 11, vừa là hoạt động
chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, vừa chuẩn bị đội tuyển dự thi. ( Thành lập lớp bồi
dưỡng rèn chữ đẹp – giữ vở sạch )
- Từ kế hoạch trên sau khi ổn định lớp xong, GVCN bắt vào rèn VSCĐ cho học
sinh và chọn em xuất sắc dự thi cấp trường.
2. Biện pháp kiểm tra trực tiếp đối tượng :
- Thông qua giáo viên và cùng với giáo viên tuỳ vào thời gian trogn tuần, trong
tháng tổ chức giao việc cho các em tự rèn :
+ Bước 1 : Buộc học sinh thuộc lòng bảng chữ cái và các nét cơ bản
+ Bước 2 : Viết thứ tự bảng chữ cái nhiều lần đúng mẫu



+ Bước 3 : tập chép một số bài thơ văn vần trong chương trình theo nhiều
thể loại như : thơ lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, v.v
+ Bước 4 : Đọc cho học sinh viết một số bài văn xuôi có nhiều từ khó, dễ
viết sai, để rèn viết đúng chính tả cũng như kỹ năng nghe. Qua đây cũng sửa tư thế ngồi
và cách cầm bút cho các em.
+ Bước 5 : Kiểm tra vở chính tả cũng như một số vở bài tập khác,nhằm
xem ý thức bảo quản, cách sửa sai theo qui định, kiểm tra cách nối nét và khoảng cách
giữa các chữ, từ với từ, cách ghi thứ, tựa bài, môn, cả cách ghi tên tác giả sao cho cân đối
với bài viết.
Cách làm việc này, bản thân tôi cùng với giáo viên phải theo dõi kiểm tra để kịp
thời uốn nắn sửa sai cho các em từng bước một
3. Biện pháp tự kiểm tra giữa học sinh – học sinh :
Cách làm này tổ chức cho các em thực hiện kiểm tra chéo trong vở rèn qua phần
giao việc từng bước ở trên, mục đích chính là giúp các em biết phát hiện sai sót của bạn
và qua đây tự điều chỉnh sai sót của chính mình, tôi và giáo viên giữ vai trò kiểm tra nhận
định cuối cùng.
4. Biện pháp luyện tập thực hành :

Biện pháp tổ chức cho các em thi thử qua các dạng đề của Phòng Giáo dục, Sở
Giáo Dục ở các năm học trước. Biện pháp này giúp học sinh làm quen với cách trình bài



làm đồng thời rèn tốc độ viết đúng theo thời gian quy định. Mặt khác cho các em xem tập
và chữ viết của học sinh đạt giải các năm qua để làm cơ sở rút kinh nghiệm cho chữ viết
của mình.
5. Biện pháp tác nghiệp :
Thông qua quá trình theo dõi việc thực hiện từng biện pháp nêu trên, tôi phản hồi
thông tin ngược lại cho Hiệu trưởng nắm vững ưu điểm cũng như những sai sót trong chữ
viết học sinh, để hiệu trưởng có cơ sở nhận định cụ thể trong Hội đồng sư phạm.
Ngoài ra tôi tham dự họp tổ chuyên môn, nêu rõ những hạn chế của từng em
trong lớp bồi dưỡng vở sạch chữ đẹp để giáo viên chủ nhiệm có định hướng sửa sai cho
học sinh của mình.
IV. KẾT QUẢ BAN ĐẦU :
Qua tổ chức thi vở sạch chữ đẹp cấp trường, kết quả ban đầu :
- Hầu hết học sinh có ý thức bảo quản tập vở khá tốt, biết sửa chữa đúng qui định
- Chữ viết rõ ràng, khá đều.
- Chưa thuộc lòng bảng chữ cái, viết sai thứ tự.
- Cách nối nét giữa các chữ còn độ gãy, chưa đúng về độ cao và khoảng cách giữa
chữ với chữ từ với từ, trình bày bài làm chưa cân đối.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :



- Qua các biện pháp nêu trên cùng với sự quan tâm sâu sát của Hiệu trưởng và khâu
kiểm tra tác đồng thường xuyên của Giáo viên chủ nhiệm, hằng năm trong trường đều có
học sinh đạt Vở sạch chữ đẹp các cấp như :


Năm học Cấp thành phố Cấp tỉnh
2000 – 2001 6/6
5/6 trong đó : 01 giải nhất. 02 giải nhì, 01 giải ba,
01 giải khuyến khích
2001 – 2002 6/7
6/6 trong đó : 01 giải nhì, 02 giải ba, 03 giải
khuyến khích.
2002 – 2003 7/7
7/7 trong đó : 01 giải nhì, 02 giải nhì, 0 2 giải ba,
02 giải khuyến khích
2003 – 2004 10/11
10 em dự thi cấp tỉnh

VI. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG :



- Trường phải có kế hoạch thi tuyển học sinh đạt Vở sạch chữ đẹp cấp trường hàng
năm.
- Có sự hợ tác thống nhất từ Ban Giám hiệu – Giáo viên và vai trò chủ động của bản
thân tôi.
- Bản thân học sinh cũng phải chịu khó và thích viết chữ đẹp, cộng với sự nhiệt tình
của phụ huynh trong nhắc nhở đưa rước con em.
VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
- Bất cứ việc làm nào muốn thực hiện có hiệu quả thì phải có kế hoạch và con người
thực hiện. Nhờ vậy mà mọi hoạt động của nhà trương luôn diễn ra một cách tự nhiên và
có chất lượng, trongđó các phong trào Giữ vở sạch – rèn chữ đẹp. Với nhiệm vụ phụ
trách chuyên môn, tôi phải có trách nhiệm cao đối với hoạt động này, bằng cách theo dõi,
kiểm tra học sinh trong từng giai đoạn rèn luyện, uốn nắn sửa sai những sai sót của các
em.

VIII. KẾT LUẬN :
Điều không thể không nói đến là vai trò chỉ đạo của Hiệu trưởng, rất quan tâm và
sâu sát với hoạt động này cộng với sự cộng tác trực tiếp của giáo viên và sự theo dõi
kiểm tra thường xuyên của bản thân tôi, nhờ thế mà tôi đã hoàn thành đề tài SKKN nêu
trên một cách thuận lợi



Người viết

Đặng Hoàng Nam


×