Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

giáo án ngữ văn 8 cực chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.01 KB, 157 trang )

GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn: 17/8/2009
Ngày dạy: 24/8/2009
Tôi đi học
-Thanh Tịnh-
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp hs:
1.Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân
vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời; thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất
thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, cảm
nhận được những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.
3.Thái độ : Trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ tuổi ấu thơ lưu giữ sâu sắc trong
kí ức mỗi con người, giáo dục tình yêu trường lớp, yêu kính thầy, mến bạn.
B- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1.Thầy: Sgk, Sgv, bài soạn, thiết kế…
2.Trò: Sgk, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1:Ổn định tổ chức :
Hoạt động 2:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
Kiểm tra sgk, vở ghi, vở bài soạn
Hoạt động3:Tổ chức dạy - học bài mới:
*Giới thiệu bài :
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu
giữ bền lâu trong trí nhớ , đặc biệt là những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên:
“Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành yêu thương”
Truyện ngắn “Tôi đi học” đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng
của một thời thơ ấu ấy.


Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
-Gv yêu cầu hs theo dõi sgk
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Thanh
Tịnh?
-Tác phẩm của ông toát lên một tình cảm
êm dịu, trong trẻo, văn nhẹ nhàng mà
thấm sâu mang dư vị vừa man mác ,
buồn thương vừa ngọt ngào quyến
luyến Gv nêu yêu cầu đọc : giọng
chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu, chú ý ngữ
I-Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-Tên thật: Trần Văn Ninh (1911-1988)
-Quê: Huế, từng dạy học, viết báo, sáng
tác văn thơ.
-Sáng tác mang đậm chất trữ tình.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích :
-Đọc:
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
1
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

điệu của từng nhân vật, cố gắng thể hiện
chất thơ trong hình ảnh và nhịp điệu các
câu văn.
-Gv đọc mẫu một đoạn , gọi 3,4 hs đọc
hết bài
-Gv nhận xét cách đọc
-Hdẫn hs tìm hiểu chú thích sgk
? “Ông đốc” là danh từ riêng hay danh từ

chung?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần?
Nội dung từng phần?
-Có thể chia làm 5 phần:
P1: từ đầu -> “tưng bừng rộn rã”
P2: tiếp-> “trên ngọn núi”
P3: tiếp-> “trong các lớp”
P4: tiếp-> “chút nào hết”
P5: còn lại
? Truyện có mấy nhân vật, ai là nhân vật
chính?
-Gv yêu cầu hs đọc thầm 4 câu đầu
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả
được khơi nguồn từ thời điểm nào?Vì
sao ? Cảnh vật ntn?
? Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nhớ
lại kỉ niệm cũ ntn? Tâm trạng ấy được
thể hiện qua những chi tiết nào?
? Những cảm giác ấy có mâu thuẫn nhau
không?
-Không mâu thuẫn mà bổ sung nhau, rút
ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ
và hiện tại khiến cho câu chuyện xảy ra
bao năm rồi mà như mới vừa xảy ra hôm
qua, hôm kia thôi.
-Chú thích:2,3,4,5,7
“Ông đốc”: danh từ chung
3.Tác phẩm:
-In trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm

1941
-Bố cục: 2 phần
.Phần 1: từ đầu -> “tưng bừng rộn rã” :
Khơi nguồn nỗi nhớ
.Phần 2: còn lại: Tâm trạng của nhân
vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
II-Phân tích:
-Nhân vật “tôi”
1.Khơi nguồn kỉ niệm :
-Thời điểm: cuối thu (tháng 9) - thời
điểm ngày khai trường
-Cảnh thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây
bành bạc
-Cảnh sinh hoạt: mấy em nhỏ rụt rè cùng
mẹ đến trường
-> Sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên
giữa hiện tại và quá khứ
-Tâm trạng náo nức, mơn man, tưng
bừng rộn rã (từ láy)->Cảm giác trong
sáng nảy nở trong lòng, kỉ niệm đẹp khắc
sâu vào kí ức không thể quên được.
Hoạt động 4:Luyện tập - củng cố:
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
2
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

-Đọc diễn cảm đoạn 1 truyện
Hoạt động 5: HDVN :
-Đọc diễn cảm toàn bộ truyện ngắn-Tìm hiểu tâm trạng nhân vật ‘tôi” qua từng thời
điểm, thời gian trong ngày đầu tiên tới trường.


Tuần 1 Tiết 2 Ngày soạn: 19/8/2009
Ngày dạy: 26/8/2009
Tôi đi học
-Thanh Tịnh-
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Tiếp tục giúp hs:
1.Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân
vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời; thấy được ngòi bút văn xuôi giàu
chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, phân tích tâm trạng nhân vật “tôi” .
3.Thái độ: Trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ tuổi ấu thơ lưu giữ sâu sắc trong
kí ức mỗi con người.
B- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1.Thầy: Sgk, Sgv, bài soạn, thiết kế…
2.Trò: Sgk, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động1: Ổn định tổ chức:
Hoạt động2: Kiểm tra bài cũ :
? Tâm trạng nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kỉ niệm cũ ntn?
-Hs trả lời, nhận xét, gv đánh giá
Hoạt động3:Tổ chức dạy - học bài mới:
*Giới thiệu bài:
Tâm trạng náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã là những cảm giác trong sáng
nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kỉ niệm đẹp khó quên trong đời
khi được mẹ đưa tới trường. Vậy từng khoảnh khắc, thời gian ấy in đậm trong nhân
vật ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp truyện
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
? Tâm trạng đó của nhân vật được miêu
tả qua những thời điểm nào trong ngày
đầu tiên đến trường của nhân vật?

? Tâm trạng và cảm giác của nhân vật
khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên?
(hành động, lời nói nào của nhân vật
khiến em chú ý, vì sao?)
? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác
II-Phân tích: (tiếp)
2.Tâm trạng nhân vật “tôi” trong ngày
đầu tiên đi học:
a.Khi cùng mẹ đến trường:
-Cảm thấy trang trọng và đứng đắn ,
thèm được tự nhiên, nhí nhảnh…
-Cố bặm tay ghì chặt, phải xóc lên…
-Những động từ: thèm, bặm, ghì,xệch,
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
3
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

giả?
-Yêu cầu hs theo dõi sgk
? Khi đến trường nhân vật “tôi’ nhìn thấy
gì?
? Trước cảnh đó tâm trạng nhân vật ra
sao?
-Gv:chuyển biến tâm trạng phù hợp với
tâm lí trẻ em:hồi hộp
? Vì sao lại có tâm trạng đó?
-Vì trường xinh xắn, oai nghiêm, người
đông, ai cũng vui tươi sáng sủa nhất là
mấy cậu học trò cũng mới như mình.
-Yêu cầu hs theo dõi sgk

? Tâm trạng n/v khi nghe ông Đốc gọi
tên … ntn?
? Vì sao n/v bất giác giúi đầu vào lòng
mẹ nức nở khóc khi chuẩn bị rời mẹ vào
lớp?
? Khi bước vào lớp, nhvật thấy gì,có cảm
giác, tâm trạng gì?
? Hình ảnh “một con chim non liệng đến
bên cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ
cánh bay cao” có ý nghĩa gì?
? Có điểm gì thay đổi khi so với ở sân
trường?
? “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa
gì?
-Mở ra một thế giới mới, hồi nhớ lại kỉ
niệm cuộc đời của nhân vật.
? Văn bản đem lại cho em những hiểu
chúi, muốn…được sử dụng đúng chỗ->
hình dung được tư thế ngộ nghĩnh, ngây
thơ, đáng yêu
->Tâm trạng háo hức, hăm hở, tự nhiên
của đứa trẻ ngày đầu tiên đến trường
b.Khi đến trường:
-Thấy: cảnh dày đặc người, đặc biệt là
các bạn học trò cũ vào lớp
->Tâm trạng : lo sợ vẩn vơ vừa bỡ ngỡ,
vừa ước ao thầm vụng…cảm thấy chơ
vơ, vụng về,lúng túng, muốn bước nhanh
mà toàn thân cứ run run, cứ dềnh dàng
c.Khi nghe ông đốc gọi tên và rời tay

mẹ bước vào lớp:
-Tâm trạng: lúng túng lại càng lúng túng
hơn…
-Òa khóc khi rời bàn tay mẹ
-> Cảm giác nhất thời của đứa bé nông
thôn rụt rè khi tiếp xúc với đám đông , lạ
lùng thấy xa mẹ, xa nhà.
d.Khi vào lớp:
-Nhìn cái gì cũng mới lạ và hay hay, cảm
giác lạm nhận chỗ ngồi là của riêng
mình, nhìn bạn mới chưa quen mà thấy
quyến luyến.
-Hình ảnh so sánh gợi nhớ tiếc những
ngày trẻ thơ chuyển sang giai đoạn mới,
giai đoạn tập làm người lớn
-> Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng
-Từ chỗ lúng túng, rụt rè…-> Thấy tự
tin, quyến luyến, chủ động (nhìn thầy và
chủ động đánh vần)
III- Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
-Văn bản tự sự kết hợp các yếu tố miêu
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
4
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

biết gì?
? Nêu chủ đề của văn bản?
-Gọi hs đọc ghi nhớ
? Trong vb tác giả đã sử dụng nghệ thuật

so sánh rất hiệu quả, đó là những hình
ảnh so sánh nào?
tả và biểu cảm
-Truyện giàu chất thơ
2. Nội dung: Văn bản “Tôi đi học” tô
đậm những cảm giác trong sáng nảy nở
trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi tựu
trường đầu tiên.
*Ghi nhớ: SgkT9
IV-Luyện tập:
Hs thảo luận
Hoạt động 4: Củng cố:
? Phân tích tâm trạng nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học?
Hoạt động 5: HDVN:
-Học bài, nắm chắc nội dung, nghệ thuật
-Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường đầu tiên?
-Chuẩn bị bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”

Tuần 1 Tiết 3 Ngày soạn: 19/8/2009
Ngày dạy: 26/8/2009
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs:
1.Kiến thức: Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mqhệ về cấp độ
khái quát của nghĩa từ ngữ
2.Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ trong mqhệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng,
nghĩa hẹp.
3.Thái độ: Giáo dục hs thái độ nghiêm túc trong học tập.
B-CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy: Sgk, giáo án, thiết kế ngữ văn 8, bài tập ngữ văn
2. Trò: Vở ghi, sgk, trả lời câu hỏi theo nội dung sgk

C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: ÔĐTC:
Hoạt động 2: KT bài cũ:
? Phân tích dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” ở buổi đầu tiên đến trường?
Hoạt động 3: Tổ chức dạy - học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
-Hs quan sát sơ đồ
I-Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
1.Xét ví dụ:
Động vật: -Thú: voi, hươu…
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
5
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn
hay hẹp hơn nghĩa của các từ : thú,
chim, cá?
? Nghĩa của các từ : thú, chim, cá
rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các
từ: voi, hươu, tu hú, sáo…?
? Vậy, thế nào là từ ngữ được coi là
có nghĩa rộng, ….có nghĩa hẹp? Một
từ ngữ vừa có nghĩa rộng, vừa có
nghĩa hẹp được không?
? Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát
của nghĩa từ ngữ ở mỗi nhóm?
? Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng
hơn so với các từ ngữ trong mỗi
nhóm sau?

? Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao
hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ
ngữ sau?
-Hs thảo luận nhóm
-Chim:tu hú, sáo…
-Cá : cá rô, cá chép…
*Nhận xét:
-Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của
các từ : thú, chim, cá
-Nghĩa của các từ: thú, chim, cá rộng hơn
nghĩa của các từ: voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô,
cá chép
-> Động vật > thú, chim, cá > voi, hươu, tu
hú, sáo, cá rô, cá chép
2.Ghi nhớ: Sgk T10
II- Luyện tập:
BT1:
a.Y phục: -Quần: quần đùi, quần dài
-Áo: : áo dài, áo sơ mi
b.Vũ khí: -Súng: súng trường, đại bác
-Bom: bom bi, bom ba càng
BT2:
-Nhóm 1: a: chất đốt
-Nhóm 2 : b: nghệ thuật
-Nhóm 3: c: thức ăn
-Nhóm 4: d: nhìn
-Nhóm 5: e: đánh
BT3:
-Nhóm 1: a. xe cộ : xe đạp, xe máy…
-Nhóm 2: b. kim loại : sắt, đồng, nhôm…

-Nhóm 3: c.hoa quả: chanh, cam, bưởi…
-Nhóm 4: d. người họ hàng: họ nội, họ ngoại,
cô, dì, chú, bác…
-Nhóm 5: mang: xách, khiêng, vác, gánh.
BT4:
Hoạt động 4: Củng cố:
-Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng, …nghĩa hẹp?
-Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? VD?
Hoạt động 5: HDVN:
-Nắm chắc nd bài học, làm tiếp bài tập
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
6
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

-Chuẩn bị bài “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”

Tuần 1 Tiết 4 Ngày soạn: 22/8/2009
Ngày dạy: 29/8/2009
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs:
1.Kiến thức: nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai
phương diện: chủ đề và nd
2.Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói,
viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
3.Thái độ: Giáo dục hs ý thức nghiêm túc trong học tập.
B- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy: Sgk, giáo án, thiết kế ngữ văn 8, bài tập ngữ văn
2. Trò: Vở ghi, sgk, trả lời câu hỏi theo nội dung sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:
? Nêu và phân tích dòng tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đến trường đầu
tiên?
Hoạt động 3: Tổ chức dạy - học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
-Đọc lại văn bản “Tôi đi học”
? Tgiả nhớ lại những kỉ niệm sâu
sắc nào trong thời thơ ấu của
mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên
những ấn tượng sâu sắc gì trong
lòng?
? Chủ đề của văn bản này là gì?
? Vậy, chủ đề của văn bản là gì?
? Căn cứ vào đâu mà em biết văn
bản “Tôi đi học” tô đậm những kỉ
niệm của tgiả ở ngày tựu trường
đầu tiên?
I-Chủ đề của văn bản :
*Văn bản “Tôi đi học”:
-Nhớ lại những kỉ niệm trong sáng của buổi đầu
tiên đến trường. Sự hồi tưởng ấy để phát biểu ý
kiến và bộc lộ cảm xúc của tgiả về nnhững kỉ
niệm sâu sắc thuở thiếu thời.
- “Tôi đi học” tô đậm những cảm giác trong
sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” trong buổi
đầu tựu trường
=>Chủ đề của văn bản là vấn đề chốt, là những
ý kiến, những cảm xúc của tgiả được thể hiện
một cách nhất quán trong văn bản
II-Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:

*Căn cứ vào:
-Nhan đề của văn bản
-Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong văn
bản: kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lần
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
7
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

-Văn bản “Tôi đi học” tập trung
hồi tưởng lại tâm trạng, cảm giác
bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong
buổi tựu trường đầu tiên
? Hãy tìm những từ ngữ chứng tỏ
tâm trạng đó in sâu trong lòng
tgiả trong suốt cđ?
? Vậy thế nào là tính thống nhất
về chủ đề của văn bản? Tính
thống nhất này thể hiện ở những
phương diện nào?
-Gọi hs đọc văn bản “Rừng cọ
quê tôi”
? Phân tích tính thống nhất về chủ
đề của văn bản này?
-Văn bản viết về đối tượng nào?
-Thứ tự trình bày của văn bản?
? Theo em có thể thay đổi trật tự
sắp xếp này được không? Vì sao?
? Nêu chủ đề của văn bản trên?
-Đọc yêu cầu sgk T14
-Hd hs làm

-Có những ý lạc chủ đề c,g
-Có những ý lạc chủ đề nhưng do
cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu
sự tập trung chủ đề: b,e
đầu tiên đến trường đi học, 2 quyển vở mới,…
.Câu: Hàng năm cứ vào cuối thu…Hôm nay tôi
đi học
a.Trên đường đi học:
-Con đường quen đi lại lắm lần nhưng lần này
bỗng đổi khác
-Cảm thấy trang trọng, đứng đắn trong bộ quần
áo mới,…-> Đi học thật thiêng liêng
b.Trên sân trường:
-Ngôi trường cao ráo->Lo sợ vẩn vơ
-Lúng túng khi xếp hàng vào lớp
c.Trong lớp:
-Bâng khuâng khi xa mẹ, xa nhà
*Ghi nhớ: SgkT12
-Phương diện: Hình thức: Nhan đề văn bản
Nd: mạch lạc, từ ngữ, chi tiết
Đối tượng: xoay quanh nhân vật
III-Luyện tập:
BT1:
a.Tính thống nhất về chủ đề của văn bản “Rừng
cọ quê tôi”:
-Đối tượng: Rừng cọ quê tôi
-Mạch lạc: Đoạn văn trình bày đối tượng và vấn
đề theo thứ tự:
.Giới thiệu rừng cọ
.Tả cây cọ

.Tác dụng của cây cọ
.Tình cảm gắn bó với cây cọ
-Các ý lớn ở phần thân bài được sắp xếp hợp lí,
không nên thay đổi
b.Chủ đề: Văn bản thể hiện tình cảm gắn bó
giữa người dân sông Thao với rừng cọ
BT2:
Bỏ ý b, d
BT3: Một phương án có thể chấp nhận được:
a.Sgk
b. Cảm thấy con đường quen mà lạ, nhiều cảnh
vật thay đổi
c. Ý d sgk
d.Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
8
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

mà cũng có nnhiều thay đổi
e.Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp
học, với những người bạn mới
Hoạt động 4: Củng cố:
-Thế nào là chủ đề của văn bản? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
-Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề trong văn bản?
Hoạt động 5: HDVN:
-Nắm chắc nd bài học
-Soạn bài “Trong lòng mẹ”

Tuần 2 Tiết 5 Ngày soạn: 24/8/2009
Ngày dạy: 31/8/2009

Trong lòng mẹ
-Nguyên Hồng-
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: Giúp hs hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần
của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của chú đối với
mẹ. Bước đầu tiên hiểu được văn xuôi hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút
Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền
cảm
2.Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích những đoạn văn xuôi giàu chất trữ
tình, giàu cảm xúc mạnh mẽ.
3.Thái độ: Gd tình cảm yêu kính, biết ơn cha mẹ, nguồn tình cảm, chỗ dựa
tinh thần lớn lao, vững chắnc của những đứa con.
B- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy: Sgk, giáo án, thiết kế ngữ văn 8
2. Trò: Vở ghi, sgk, soạn bài theo câu hỏi sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Hoạt động 2: KT sự chuẩn bị của học sinh:
? Thế nào là chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế
nào để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
Hoạt động 3:Tổ chức dạy - học bài mới:
*Giới thiệu bài:
Mỗi chúng ta, ai mà chẳng có một tuổi thơ, một thời thơ ấu: tuổi thơ cay
đắng, tuổi thơ ngọt ngào, tuổi thơ dữ dội, tuổi thơ êm đềm,…Tuổi thơ, thời thơ ấu ấy
trôi qua và không bao giờ trở lại. “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã được
kể, tả, nhớ lại với những “rung động cực điểm của một linh hồn thơ dại” (Thạch
Lam) mà thấm đẫm tình yêu- tình yêu đối với mẹ.
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
9
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân


Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
? Tóm tắt tiểu sử tgiả?
-Gv hd hs đọc: Chậm rãi, tình
cảm, chú ý các đoạn đối thoại
?Nêu những hiểu biết của em
về tác phẩm “Những ngày thơ
ấu”?
?Vị trí đoạn trích học?
?Cấu trúc của đoạn trích học?
Nêu nd từng phần?
? Đọc và kể lại cuộc gặp gỡ và
đối thoại giữa bà cô và chú bé
Hồng?
?Tâm địa của bà cô được diễn
tả theo trình tự ntn?
?Nhân vật bà cô được mtả ntn
qua đoạn văn đầu?
?Bà cô là người chủ động hay
bị động trong cuộc gặp gỡ với
chú bé Hồng? Trong cuộc gặp
gỡ này, tính cách của bà cô
được bộc lộ ntn, qua những chi
tiết nào?
I-Đọc và tìm hiểu chung:
1.Tác giả:(1918- 1982)
-Tên thật: Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định
-Trước CM ông chủ yếu sống ở thành phố Hải
Phòng trong một xóm lao động nghèo
-Ngòi bút của ông hướng về những người lao động

cùng khổ, gần gũi mà ông thương yêu thắm thiết
2. Đọc và tìm hiểu chú thích :
-Đọc:
-Chú thích: 5, 8, 12, 13, 14, 17 Sgk
3.Tác phẩm :
-Đạt giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm
1938
- “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí viết về quãng
tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng
-Đoạn trích học thuộc chương IV của tác phẩm
(1938)
-Cấu trúc: 2 phần:
+Phần 1: Từ đầu-> “…người ta hỏi đến chứ?”: cuộc
đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng; ý
nghĩ, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh
+Phần 2: Còn lại: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ và
cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng
II-Phân tích:
1.Nhân vật bà cô (qua cái nhìn và tâm trạng của
Hồng)
-Tâm địa của bà cô hiện ra theo trình tự các bước
càng lộ rõ:
*Bước 1: “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười
hỏi: “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với
mẹ mày không?”
-Hoàn cảnh nhân vật bà cô xuất hiện trong cuọc gặp
gỡ đối thoại với Hồng là chủ động
-Cử chỉ “cười hỏi” không chút tình cảm
- “Cười rất kịch”: dối trá như đóng kịch
(hoàn cảnh của Hồng lúc này rất đáng thương: bố

mới chết, mẹ lại bỏ nhà đi tha hương cầu thực…lẽ
ra bà cô phải có thái độ cảm thông, chia sẻ nhưng
đằng này lại “cười hỏi”)
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
10
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

?Hồng có nnhận ra điều đó
không?
-Biết được những “rắp tâm
tanh bẩn” của bà cô, Hồng đã
ứng phó thông minh: cúi đầu
không đáp, trả lời “Không,
cuối năm thế nào mợ cháu
cũng về”… những tưởng cuộc
đối thoại đã kết thúc
?Nhưng bà cô có buông tha
không? Bà đã hỏi gì? Nét mặt
và thái độ thay đổi ra sao? Chi
tiết đó chứng tỏ điều gì? Hãy
phân tích?
?Khi chú bé phẫn uất, nức nở,
nước mắt ròng ròng, cuộc đối
thoại diễn ra ntn?
?Qua đó em có nhận xét gì về
bản chất của nhân vật bà cô?
?Tgiả đã sử dụng nghệ thuật gì
khi XD cuộc đối thoại?
?Bà cô đại diện cho lớp người
nào trong XH?


-Hồng vốn nhạy cảm và nặng tình yêu thương quý
mến mẹ -> Em nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng
nói và nụ cười của cô -> Cúi đầu không đáp
*Bước 2:
Bà cô lại hỏi luôn, mắt long lanh nhìn cháu chằm
chặp: “Sao lại không vào…đâu”
->Người cô cứ muốn kéo đứa cháu đáng thương
vào một trò chơi độc ác đã được dàn tính
-Khi chú bé đã cúi đầu, khóe mắt cay cay, bà vẫn
tiếp tục tấn công: Cử chỉ: vỗ vai cười nói: “Mày dại
quá…chứ”
=>Giả dối, độc ác, sự châm chọc, nhục mạ không gì
cay đắng bằng khi vết thương lòng do chinhý người
cô của mình săm soi, hành hạ
*Bước 3:
Đối lập tâm trạng đau đớn, xót xa như bị gai cào,
muối xát >< sự vô cảm, sắc lạnh đến ghê sợ
-Lời nói: Cô tôi vẫn tươi cười kể các chuyện cho tôi
nghe
-Cử chỉ:
. Đổi giọng, vỗ vào vai, nhìn vào mặt nghiêm
nghị
.Hạ giọng tỏ vẻ ngậm ngùi thương xót
=> Bản chất giả dối thâm hiểm
NT: Kịch tính, tăng cấp
-Nhân vật là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm
-Ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo
cả tình máu mủ ruột rà
-Bà cô đại diện cho những hủ tục của XH

TDPKVN giai đoạn 1930-1945
Hoạt động 4:Củng cố:
-Phân tích hình ảnh bà cô qua cuộc đối thoại với chú bé Hồng?
-Tóm tắt đoạn trích
Hoạt động 5: HDVN :
-Học bài theo phần củng cố
-Soạn phần còn lại

Tuần 2 Tiết 6 Ngày soạn: 31/8/2009
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
11
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

Ngày dạy: 7/9/2009
Trong lòng mẹ
-Nguyên Hồng-
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: Tiếp tục giúp hs hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau
tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của
chú đối với mẹ. Bước đầu tiên hiểu được văn xuôi hồi kí và đặc sắc của thể văn này
qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành,
giàu sức truyền cảm
2.Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích những đoạn văn xuôi giàu chất trữ
tình, giàu cảm xúc mạnh mẽ.
3.Thái độ: Gd lòng biết ơn và yêu thương sâu sắc công ơn sinh thành
B- CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Sgk, giáo án, thiết kế ngữ văn 8
2. Trò : Vở ghi, sgk, soạn bài theo câu hỏi sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
?Phân tích hình ảnh bà cô qua cuộc đối thoại với chú bé Hồng?
Hoạt động 3: Tổ chức dạy - học bài mới:
*Giới thiệu bài:
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu nhân vật bà cô quái ác qua cuộc gặp gỡ như
trò đùa độc ác do chính bà dàn dựng. Vậy, tâm trạng của chú bé Hồng ra sao? Tình
cảm của chú đối với mẹ ntn? Đó chính là nd của tiết học.
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
?Hoàn cảnh sống hiện tại của bé
Hồng ntn?
-Gọi hs đọc 4 câu đầu
?Diễn biến tâm trạng của bé
Hồng khi lần lượt nghe những
câu hỏi và trước thái độ, cử chỉ
của bà cô ntn?
?vì sao trước câu hỏi lần đầu
của bà cô, Hồng toan trả lời là
II-Phân tích( tiếp)
2.Nhân vật bé Hồng với những rung động cực
điểm của một linh hồn trẻ dại:
*Hoàn cảnh: Đáng thương:
-Bố chơi bời nghiện ngập, mất sớm
-Mẹ phải xa con nhỏ đi tha hương cầu thực gần
một năm không có tin tức gì
*Tâm trạng của bé Hồng qua cuộc đối thoại với
bà cô:
-Diễn biến tâm trạng rất hồn nhiên, tự nhiên, kì lạ
nhưng cũng rất hợp lí, hợp tình.
Tâm trạng ấy được thể hiện qua 3 giai đoạn nhỏ:
+Bước 1:

-Nghe cô hỏi lần 1-> Kí ức sống lại hình ảnh về
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
12
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

“có” nhưng rồi lại “cúi đầu
không đáp”?
?Hồng còn thấy gì ở bà cô và
em đã ứng xử ntn?
?Trước những câu hỏi , lời
khuyên như xát muối vào lòng,
nnhư châm nnhư chích mà chứa
đầy sự mai mỉa sâu cay thì tâm
trạng Hồng ra sao?
?Chi tiết “Hồng cười dài trong
tiếng khóc” có ý nghĩa gì?
? Đoạn văn “Cô tôi chưa nói dứt
câu…mới thôi” thể hiện điều gì
ở tâm trạng của bé Hồng?
-Gọi hs đọc: “Chiều hôm đó…
sa mạc”
?Khi thoáng nhìn thấy một
người giống mẹ, Hồng có tâm
trạng gì?Vì sao?
?Cái hay và hấp dẫn ở đoạn văn
là nghệ thuật gì?
?Khi gặp mẹ, Hồng có tâm trạng
ntn? Tìm những chi tiết chứng
tỏ điều đó?
?Thái độ của Hồng khi được mẹ

chăm sóc?
?Hãy phân tích những chi tiết,
hình ảnh khi Hồng gặp mẹ để
thấy được khả năng mtả tâm lí
nhân vật tinh tế của tgiả?
?Qua việc phân tích trên em
vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ ở mẹ-> Em rất muốn
gần mẹ nhưng em nhận ra sự giả dối của bà cô->
“cúi đầu không đáp” ->Từ chối dứt khoát
“Không, cháu không đi, cuối năm thế nào mợ
cháu cũng về”: phản ứng thông minh xuất phát từ
sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ, nhận ra ý nghĩ
cay độc của bà cô
*Bước 2:
-Lòng bé Hồng càng thắt lại vì đau đớn, tủi nhục,
xúc động vì thương mẹ-> khóe mắt em cay cay
-Chi tiết “Hồng cười dài trong tiếng khóc” thể
hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng vì nó
thể hiện một cách nồng nhiệt và mạnh mẽ cường
độ, trường độ của cảm xúc, tâm trạng nhân vật =>
Hồng nhỏ bé, yếu ớt mà kiên cường, tự hào đấu
tranh, tin yêu người mẹ của mình nên chọn cách
“cười dài trong tiếng khóc”
+Bước 3:
-Nỗi uất hận càng nặng, càng sâu…-> Bật thành
những so sánh liên tiếp + Động từ mạnh -> Tâm
trạng đau đớn, phẫn uất đến cực điểm
*Tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ:
-Gọi: “Mợ ơi! Mợ ơi”cuống quýt, mừng tủi, xót
xa, đau đớn và hi vọng-> Sự khát khao tình mẹ,

gặp mẹ đang cháy sôi
NT : so sánh: 1 giả định + 1 so sánh
-Khi gặp mẹ, chú “thở hồng hộc, trán đẫm mồ
hôi” chạy ríu cả chân -> hồi hộp, sung sướng khi
được mẹ kéo tay xoa đầu -> òa khóc nức nở-> bao
sầu khổ bị dồn nén, vỡ òa. Hồng cảm thấy ngây
ngất, sung sướng vô bờ khi được nằm trong lòng
mẹ
-Tôi ngồi trên đệm xe…lạ thường…không nhớ là
mẹ đã hỏi những gì (đó là những giây phút hiếm
hoi, đẹp đẽ nhất của con người…TKNV8T36)
=>Hồng là một chú bé giàu tình cảm (tình yêu
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
13
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

thấy Hồng là một chú bé ntn?
?Nghệ thuật đặc sắc cuẩ chương
hồi kí?
?Em hiểu thế nào là hồi kí?
?ND ý nghĩa chính của văn bản?
thương mẹ), giàu lòng tự trọng
III-Tổng kết:
1.NT:
-Hồi kí: ghi lại, tự thuật lại chuyện xảy ra mà
mình chứng kiến
-Tập hồi kí + mtả + so sánh với cảm xúc trữ tình
sôi nổi, tha thiết
2.Nd: -Truyện giàu chất thơ như một bản tình ca
ca ngợi tình mẫu tử trong sáng, thiêng liêng

*Ghi nhớ: Sgk
Hoạt động 4: Củng cố:
-Viết một đoạn văn ghi lại những ấn tượng, cảm nhận rõ nhất, nổi bật nhất của bản
thân về người mẹ của mình?
-Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng qua đoạn trích?
Hoạt động 5: HDVN:
-Tóm tắt đoạn trích, học bài
-Chuẩn bị bài “Trường từ vựng”

Tuần 2 Tiết 7 Ngày soạn: 2/9/2009
Ngày dạy: 9/9/2009
Trường từ vựng
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: Giúp hs bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng
với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân
hóa,…giúp ích cho việc học văn và làm văn. Hiểu được thế nào là trường từ vựng,
biết xác lập các trường từ vựng đơn giản
2.Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ Tiếng Việt
3.Thái độ: Giáo dục hs thái độ nghiêm túc trong học tập.
B- CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Sgk, giáo án, thiết kế ngữ văn 8
2. Trò: Vở ghi, sgk, soạn bài theo câu hỏi sgk
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
14
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

C- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
? Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng, nghĩa hẹp? Cho ví dụ?

-Làm bài tập 4,5
Hoạt động 3: Tổ chức dạy - học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
-Yêu cầu hs đọc kĩ đoạn văn, chú ý
các từ in đậm
?Các từ in đậm dùng để chỉ đối
tượng nào? Nét chung về nghĩa của
nhóm từ trên? Vì sao em biết được
điều đó?
?Nếu tập hợp nhóm từ trên tạo thành
một nhóm thì ta có một trường từ
vựng. Vậy theo em, trường từ vựng
là gì?
?Trường từ vựng “mắt” có thể bao
gồm những trường từ vựng nhỏ nào?
?Từ đó em rút ra nhận xét gì?
?Trong 1 trường từ vựng có thể tập
hợp những từ có từ loại khác nhau
không? Tại sao?
?Cách chuyển trường từ vựng trong
văn thơ và trong cs hàng ngày có td
gì?
?Tìm những từ thuộc trường từ vựng
“người ruột thịt”?
I-Thế nào là trường từ vựng:
1.VD1: Mặt, mắt, miệng, da, gò má, đùi, đầu,
cánh tay,…
->các từ chỉ người
-Chỉ các bộ phận trên cơ thể con người(Vì
chúng được nằm trong các câu văn cụ thể)

*Ghi nhớ 1: SgkT21
-Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có ít
nhất một nét chung về nghĩa
2.Lưu ý:
VD2:
Mắt: -Bộ phận của mắt
-Đặc điểm của mắt
-Cảm giác của mắt
-Hoạt động của mắt
-Bệnh về mắt
-Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều
trường từ vựng nhỏ hơn
-Một trường từ vựng có thể tập hợp những từ
có từ loại khác nhau: DT, ĐT, TT,…
-Một từ có nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều
trường từ vựng khác nhau
VD: Ngọt: -Trường mùi vị
-Trường âm thanh
-Trường thời tiết (rét ngọt)
->Tăng sức gợi cảm
II-Luyện tập:
BT1:
Văn bản “Trong lòng mẹ”
-Trường từ vựng: “Người ruột thịt” : bố, mẹ,

BT2 :
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
15
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân


?Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi
dãy từ dưới đây?
?Các từ in đậm thuộc trường từ vựng
nào?
?Xếp các từ đúng trường từ vựng của
nó theo bảng?
a.Dụng cụ đánh bắt thủy sản
b.Dụng cụ để đựng
c.Hoạt động của chân
d.Trạng thái tâm lí
e.Tính cách
g.Dụng cụ để viết
BT3:
Chỉ thái độ
BT4:
Khứu giác Thính giác
Mũi, thơm, điếc, Tai, nghe, điếc,
thính rõ, thính

Hoạt động 4: Củng cố:
-Thế nào là trường từ vựng?
-So sánh với cấp độ khái quát của từ?
Hoạt động 5: HDVN:
-Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài tập
-Chuẩn bị bài: “Bố cục của văn bản”

Tuần 2 Tiết 8 Ngày soạn: 2/9/2009
Ngày dạy: 9/9/2009
Bố cục của văn bản
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức: Giúp hs nắm được bố cục của văn bản và cách sắp xếp các nd
trong phần thân bài. Biết cách XD bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng
và nhận thức của người đọc việc học văn và làm văn. Hiểu được thế nào là trường từ
vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản
2.Rèn luyện kĩ năng xây dựng bố cục của văn bản
3.Thái độ : Giáo dục hs thái độ nghiêm túc trong học tập.
B- CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Sgk, giáo án, thiết kế ngữ văn 8
2. Trò : Vở ghi, sgk, soạn bài theo câu hỏi sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: ÔĐTC:
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
16
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

Hoạt động 2: KT sự chuẩn bị của hs:
? Thế nào là chủ đề, tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
? Tìm sự thống nhất về chủ đề của văn bản “Tôi đi học”?
Hoạt động 3: Tổ chức dạy - học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
-Đọc văn bản Sgk
?Văn bản có thể chia làm mấy
phần? Chỉ ra các phần đó?
?Cho biết nhiệm vụ của từng
phần trong văn bản trên?
?Phân tích mqhệ giữa các phần
trong văn bản trên?
?Từ việc phân tích trên, hãy cho
biết 1 cách khái quát: Bố cục của
văn bản gồm mấy phần? Nhiệm

vụ của từng phần? Các phần ấy có
mqhệ với nhau không?
?Phần TB của văn bản “Tôi đi
học” kể về những sự kiện nào?
Các sự kiện ấy được sắp xếp theo
trình tự ntn?
?Văn bản “Trong lòng mẹ” của
Nguyên Hồng chủ yếu trình bày
diễn biến tâm trạng của chú bé
Hồng, hãy chỉ ra diễn biến tâm
trạng đó của Hồng trong phần
TB?
?Khi tả người, vật, con vật, phong
I-Bố cục của văn bản:
Văn bản: “Người thầy đạo cao đức trọng”
-Bố cục : 3 phần:
.P1: Chu Văn An->…danh lợi
.P2: Học trò theo->…thăm
.P3: Còn lại
*Nhiệm vụ:
.P1: Giới thiệu Chu Văn An
.P2: Công lao, uy tín và tình cảm của Chu Văn
An
.P3: Tình cảm của mọi người với Chu Văn An
=>Các phần trong văn bản trên luôn gắn bó chặt
chẽ với nhau , phần trước là tiền đề cho phần
sau, phần sau là sự tiếp nối của phần trước
-Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề của văn
bản là “người thầy đạo cao đức trọng”
=> Kết luận chung: Bố cục của văn bản gồm 3

phần MB, TB, KB, 3 phần này có quan hệ chặt
chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn
bản
II-Cách bố trí và sắp xếp phần TB của VB:
1.Cách sắp xếp:
-Hồi tưởng, đồng hiện
.Kỉ niệm trước khi đi học
. Đồng hiện những cảm xúc trước, trong khi đến
trường, bước vào lớp
Bằng: liên tưởng, so sánh, đối chiếu những suy
nghĩ, cảm xúc trong hồi ức và hiện tại
2.Diễn biến tâm lí:
a.Tình cảm, thái độ:
-Tình cảm: thương mẹ sâu sắc
-Thái độ: căm ghét những kẻ nói xấu mẹ
b.Niềm vui hồn nhiên khi được ở trong lòng mẹ:
3.Trình tự mtả:
*Tả người, vật, con vật:
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
17
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

cảnh, em sẽ lần lượt mtả theo
trình tự nào? Hãy kể một số trình
tự thường gặp mà em biết?
?Phần TB của văn bản “người
thầy đạo cao đức trọng” nêu các
sự việc để thực hiện chủ đề
“người thầy đạo cao đức
trọng”.Hãy cho biết cách sắp xếp

các sự việc ấy?
?Nêu cách sắp xếp nd phần TB
của văn bản?
?Phân tích cách trình bày các ý
trong các đoạn trích sau?
-Theo không gian: từ xa-> gần hoặc ngược lại
-Theo thời gian: quá khứ, hiện tại, đồng hiện
-Từ ngoại hình-> quan hệ cảm xúc hoặc ngược
lại
4.Cách sắp xếp các sự việc trong phần TB:
*Ghi nhớ: SgkT25
III-Luyện tập:
BT1: Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn
văn
a.Theo không gian
-Giới thiệu đàn chim từ xa-> gần
-Mtả đàn chim bằng những quan sát mắt thấy tai
nghe, xen mtả là những cảm xúc, liên tưởng, so
sánh
-Ấn tượng về đàn chim từ xa-> gần
b.Theo không gian hẹp: Mtả trực tiếp Ba Vì
-Theo không gian rộng: mtả Ba Vì trong mqhệ
hài hòa với các sự việc xung quanh nó
c.Bàn về mqhệ giữa sự thật lịch sử và các truyền
thuyết mang đậm màu sắc huyền thoại dân gian
về những đoạn kết bi tráng của một số anh hùng
+Luận chứng về lời bàn trên
+Phát triển lời bàn + luận chứng
Hoạt động 4: Củng cố:
-Thế nào là bố cục của văn bản?

-Phần TB của văn bản có bố cục ntn?
Hoạt động 5: HDVN:
-Nắm chắc nd bài học
-Soạn bài “Tức nước vỡ bờ”

Tuần 3 Tiết 9 Ngày soạn: 6/9/2009
Ngày dạy: 12/9/2009
Tức nước vỡ bờ
(Trích “Tắt đèn”) -Ngô Tất Tố-
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
18
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân


A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: Giúp hs qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế
độ XH đương thời và tình cảnh đau thương của người nd cùng khổ trong XH ấy;
cảm nhận được cái quy luật của hiện thực: có áp bức, có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp
tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nd VN. Thấy được những nét đặc
sắc của nt viết truyện của tgiả
2.Rèn luyện kĩ năng phân tích diễn biến tâm lí nhân vật, kĩ năng đánh giá thái
độ của tác giả qua mtả.
3.Thái độ: Giáo dục tinh thần căm ghét những kẻ tàn ác vô lương tâm chà đạp
con người
-Giáo dục tình cảm yêu mến, kính trọng những người dám đứng lên chống lại
những áp bức bất công.
B-CHUẨN BỊ :
1. Thầy: Sgk, giáo án, thiết kế ngữ văn 8
2. Trò: Vở ghi, sgk, soạn bài theo câu hỏi sgk
C-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

Hoạt động 1: ÔĐTC:
Hoạt động 2: KT sự chuẩn bị của hs:
? Nêu cảm nhận của em về nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
Hoạt động 3: Tổ chức dạy -học bài mới:
*Giới thiệu bài :
“Tức nước vỡ bờ”- câu tục ngữ nêu lên một quy luật của tự nhiên mà có ý
nghĩa thâm thúy vô cùng. Tgiả sgk đã vận dụng cách nói dân gian ngắn gọn, rất
thông minh ấy để đặt tên cho chương 18 của tiểu thuyết “ Tắt đèn”- một tiểu thuyết
nỏi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
? Nêu những nét khái quát về tiểu sử
NTT?
-Các tác phẩm chính: Tắt đèn, Lều
chõng…
-Gv hd hs đọc: Làm rõ không khí truyện
hồi hộp, khẩn trương, căng thẳng ở đoạn
I-Đọc và tìm hiểu chung:
1.Tgiả:
NTT (1893- 1954)
-Là một nhà nho gốc nông dân, là một học
giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học,
văn học có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với
nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ
tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn
hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn
trước CM
-Được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM
về văn học nghệ thuật năm 1996
2. Đọc và tìm hiểu chú thích :
-Đọc:

Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
19
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

đầu, bi hài, sảng khoái ở đoạn cuối, chú ý
ngôn ngữ đối thoại
-Lưu ý các từ cũ: cai lệ, sưu, xái, lực
điền, hầu cận…
? Nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm
“Tắt đèn”?
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
Nội dung từng phần?
? Phần đầu đoạn trích cho ta thấy tình
cảnh của gia đình chị Dậu ntn?
(Cũng có thể nói đây là thế “tức nước” đã
được tác giả xây dựng và dồn tụ)
? Mục đích duy nhất lúc này của chị Dậu
là gì?
? Qua đây, em thấy chị Dậu là người ntn?
? Giải thích từ “cai lệ”?
? “Cai lệ” là danh từ chung hay danh từ
riêng?
? Tên cai lệ này có vai trò gì trong vụ
thuế ở làng Đông Xá?
? Những cử chỉ, hành động của y đối với
anh Dậu, chị Dậu khi đến thúc sưu được
tác giả mtả ntn?
-Ngôn ngữ?
-Chú thích: Sgk
3.Tác phẩm:

- “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương 18
của tiểu thuyết “Tắt đèn”
-Cấu trúc: 2 phần:
.P1: từ đầu-> “…ngon miệng hay không?”:
Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu
.P2: còn lại: Cuộc đối mặt với tên cai lệ và
người nhà Lí trưởng
II-Phân tích:
1.Tình thế của gia đình chị Dậu:
-Món nợ sưu chưa có cách gì trả được
-Anh Dậu đang ốm vẫn có thể bị bắt, bị đánh
đập bất cứ lúc nào
-Gđ nghèo xác xơ + 3 đứa con lít nhít đói
khát
-> Tình thế thê thảm, đáng thương, nguy cấp
-Mục đích duy nhất của chị Dậu lúc này là
tìm mọi cách để thoát khỏi tình cảnh này và
trước mắt là làm thế nào để bảo vệ cho người
chồng đang ốm nặng
=> Thương yêu, lo lắng cho chồng
(Chính tình thương yêu đó đã quyết định
phần lớn thái độ và hành vi của chị trong
đoạn tiếp theo)
2.Nhân vật cai lệ:
-Được coi là tên tay sai đắc lực của quan
phủ, giúp bọn lí dịch tróc nã những người
nghèo chưa đủ tiền sưu thuế
-Với những người dân cùng thì hắn tha hồ
đánh trói, bắt bớ, tha hồ tác oai, tác quái, làm
mưa, làm gió

-Là tên tay sai đắc lực của quan phủ huyện,
về đến làng Đông Xá hắn tha hồ tác oai tác
quái, hắn hung dữ, độc ác, tàn nhẫn, táng tận
lương tâm, chỉ biết làm theo lệnh quan thầy
-Ngôn ngữ cửa miệng của hắn là : quát, thét,
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
20
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

-Cử chỉ, hành động?
(NT: Sử dụng liên tiếp các động từ
mạnh)
-Hắn như một công cụ bằng sắt, vô tri vô
giác chỉ có một mục đích duy nhất phải
thực hiện bằng bất cứ giá nào là bắt trói
anh Dậu, giải ra đình theo lệnh quan.
? Chi tiết tên cai lệ bị chị Dậu ấn giúi ra
cửa, ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng
vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ
thiếu sưu gợi cho em cảm xúc, liên tưởng
gì?
? Chị Dậu đã tìm mọi cách để bảo vệ
chồng ntn?
-Đó là cách ứng xử tất nhiên của người
dan cùng đối với các ông người nhà quan
đại diện cho nhà nước. Chị luôn xem
mình là hàng con sâu cái kiến, nghèo khổ
vào bậc nhất nhì trong làng. Chị và anh
cùng những người dân trong cái làng này
vẫn quen chịu đựng, nhẫn nhịn.

?Khi tên cai lệ được thể vừa đến chỗ anh
dậu định hành hung anh thì chị có thái độ
và cử chỉ gì?
?Khi hắn được thể vừa đánh chị vừa nhảy
đến chỗ anh Dậu thì ở chị có sự chuyển
đổi từ cách xưng hô đến nét mặt, cử chỉ
và hành động ntn?
?Chi tiết và hành động nào của chị Dậu
khiến em đồng tình và thú vị nhất?Giải
thích vì sao?
(Chị Dậu nđến phút này đã thay đổi căn
bản: từ van xin lễ phép, nhẫn nhục chịu
đựng chị trở thành con người quyết liệt,
chửi mắng, hầm hè,…
-Cử chỉ, hành động thô bạo, vũ phu: sầm sập
tiến vào, trợn ngược hai mắt, giật phắt cái
thừng, sầm sập chạy tới, bịch mấy bịch, sấn
đến, nhảy vào,…
-Bỏ ngoài tai những lời van xin thảm thiết
của chị Dậu, tiếng khóc của những đứa trẻ,
không thèm để ý đến tình cảnh của anh Dậu
(gọi chị Dậu là “mày”, xưng “cha”, “ông”)
-> Bản chất hung ác, đểu cáng, phũ phàng
đến cùng của tên đại diện ưu tú của chính
quyền thực dân phong kiến mạt hạng- những
kẻ chỉ quen bắt nạt, đe dọa, áp bức những
người nhút nhát, cam chịu còn thực lực thì
thật yếu ớt, hèn kém và đáng cười
2.Nhân vật chị Dậu:
*Tìm mọi cách để bảo vệ chồng:

-Một mực van xin tha thiết bằng giọng run
run, xưng “cháu”, gọi cai lệ và người nhà Lí
trưởng là “hai ông”, tha thiết xin “hai ông
trông lại”
-“Xám mặt vì lo cho sự an toàn của anh Dậu.
Cử chỉ và hành động lúc này của chị Dậu đột
nhiên trở lên nhanh nhẹn nhưng vẫn từ tốn,
giọng nói càng mềm mỏng, thiết tha
-Gọi “ông” xưng “tôi”
- “Tức quá không thể chịu được”…cự lại
“Chồng tôi đau ốm, ông không được phép
hành hạ”
-Đứng thẳng, nghiến hai hàm răng, ngăn
cấm, thách thức kẻ thù: “Mày trói ngay
chồng bà đi, bà cho mày xem”
-Túm cổ cai lệ, ấn giúi ra cửa, bắt gậy của
người nhà Lí trưởng, du dẩy nnhau với hắn
và cuối cùng túm tóc hắn, lẳng một cái khiến
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
21
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

liều lĩnh, muốn chống đối lại và quật ngã
tất cả)
?Vì sao chị có đủ dũng khí để quật ngã
hai tên đàn ông ấy?
?Việc hai tên tay sai thất bại trước chị
Dậu có ý nghĩa gì và chứng tỏ điều gì?
(Chị Dậu là một điển hình văn học đẹp,
khỏe, hiếm hoi trong văn học Việt Nam

trước cách mạng tháng tám mà NTT đã
xây dựng được bằng vốn hiểu biết sâu
rộng của ông và lòng đồng cảm của ông
đối với những người nông dân nghèo)
?Nhận xét nghệ thuật kể chuyện và mtả
nhân vật của tác giả trong đoạn trích?
?Nội dung chính của đoạn trích?
-Hd hs đọc phân vai
hắn ngã nhào ra thềm
-Vì quá giận giữ, vì bị khinh bỉ, bị dồn đến
con đường cùng, vì tình thương yêu chồng
còn hơn bản thân mình
->Chứng minh quy luật “tức nước vỡ bờ”, có
áp bức, có đấu tranh…
-Bản chất nhân hậu, khỏe mạnh, sức mạnh
vùng lên của người phụ nữ bị áp bức.
III-Tổng kết:
1.NT:
-Kể chuyện + mtả, biểu cảm
-Khắc họa nhân vật bằng việc kết hợp các chi
tiết điển hình về lời nói, hành động, cử chỉ
-Thể hiện chính xác quá trình tâm lí nhân vật,
có thái độ rõ ràng với nhân vật
2.ND:
*Ghi nhớ: SgkT33
IV-Luyện tập:
Phân vai:
-Người dẫn truyện
-Chị Dậu
-Anh Dậu

-Cai lệ
-Người nhà Lí trưởng
Hoạt động 4: Củng cố:
-Phân tích hình ảnh chị Dậu, nhân vật cai lệ trong đoạn trích?
Hoạt động 5: HDVN
-Tóm tắt đoạn trích
-Nắm chắc nội dung bài học
-Chuẩn bị bài: “Xây dựng đoạn văn trong văn bản”

Tuần 3 Tiết 10 Ngày soạn: 6/9/2009
Ngày dạy: 12/9/2009
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
22
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: Giúp hs hiểu được khái niệm đoạn văn, câu chủ đề, quan hệ giữa
các câu trong đoạn văn và cách trình bày nd đoạn văn. Tích hợp với văn bản “Tức
nước vỡ bờ”, với tiếng Việt qua bài “Trường từ vựng”
2.Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu về cấu trúc và
ngữ nghĩa
3.Thái độ: Giáo dục hs ý thức nghiêm túc trong học tập.
B- CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Sgk,sgv, giáo án, thiết kế ngữ văn 8
2. Trò: Vở ghi, sgk, chuẩn bị bài theo nd câu hỏi sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: ÔĐTC
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
?Nêu bố cục phần thân bài của văn bản?

Hoạt động 3: Tổ chức dạy - học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
-Gọi hs đọc văn bản: NTT và tác
phẩm “Tắt đèn”
?Văn bản này gồm mấy ý? Mỗi ý
được viết thành mấy đoạn văn?
?Em dựa vào dấu hiệu hình thức
nào để nhận biết đoạn văn?
?Vậy, theo em thế nào là đoạn văn?
-Gv chốt: đoạn văn là đơn vị trên
câu, có vai trò trong việc tạo lập
văn bản
?Đọc đoạn văn thứ nhất của văn
bản trên và tìm các từ ngữ chủ đề?
? Đọc đoạn văn 2, tìm câu chủ đề?
?Các câu chủ đề có ý nghĩa gì trong
văn bản?
(ý nghĩa của cả đoạn văn: Đoạn văn
đánh giá những thannhf công xuát
sắc của NTT trong việc tái hiện
thực trạng nông thôn VN trước CM
I-Thế nào là đoạn văn:
*Xét văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt
đèn”:
-Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được viết thành một
đoạn văn
-Dấu hiệu hình thức: viết hoa lùi vào đầu dòng
và có dấu chấm xuống dòng
*Nhận xét: Đoạn văn là:
-Đơn vị trực tiếp cấu tạo nên văn bản

-Về hình thức: viết hoa lùi vào đầu dòng và có
dấu chấm xuống dòng.
-Dấu hiệu nd: thường biểu đạt một ý tương đối
hoàn chỉnh
II-Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
1.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn
văn:
*Các từ ngữ chủ đề:
-Đoạn 1: Ngô Tất Tố (ông, nhà văn)
-Đoạn 2: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất
của NTT
Vai trò: mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn
văn, lời lẽ ngắn gọn, có đủ 2 thành phần chính,
đứng đầu đoạn hoặc cuối đoạn
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
23
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

tháng tám và khẳng định phẩm chất
tốt đẹp của người lao động chân
chính)
?Vậy, thế nào là từ ngữ chủ đề, câu
chủ đề?
-Hs tìm hiểu 2 đoạn văn trong văn
bản ở mục I sgk và đoạn văn ở mục
II.2 sgk
? Đoạn văn nào có câu chủ đề, đoạn
văn nào không có câu chủ đề? Xác
định vị trí của câu chủ đề trong mỗi
đoạn văn?

?Cho biết cách trình bày ý ở mỗi
đoạn văn:
-Đ1.I: Đoạn văn song hành
-Đ2.I: Đoạn văn diễn dịch
-Đoạn 2.II: Đoạn văn quy nạp
-Gọi 2 hs đọc ghi nhớ
?Văn bản sau được chia làm mấy
ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy
đoạn văn?
?Phân tích cách trình bày nd trong
các đoạn văn?
-Hd hs làm bài tập 3,4
*Ghi nhớ 1,2: SgkT36
2.Cách trình bày nd đoạn văn:
-Đoạn 1 mục I không có câu chủ đề
-Đoạn 2 mục I và đoạn ở mục II có câu chủ đề
+Vị trí của câu chủ đề:
-Đ2.I: đầu đoạn văn
-Đoạn văn mục II: cuối đoạn văn
+Cách trình bày ý:
-Đ1.I: các ý được lần lượt trình bày trong các
câu bình đẳng với nhau
-Đ2.I: ý chính nằm trong câu chủ đề ở đầu
đoạn văn, các câu tiếp theo cụ thể hóa ý chính
-Đ2.II: ý chính nằm trong câu chủ đềủơ cuối
đoạn văn, các câu phía trước cụ thể hóa ý
chính
*Ghi nhớ: SgkT36
III-Luyện tập:
BT1:

Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt thành
một đoạn văn
BT2:
a. Đoạn diễn dịch
b. Đoạn song hành
c. Đoạn song hành
Hoạt động 4: Củng cố:
-Thế nào là đoạn văn?
-Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn?
-Nêu cách trình bày nd đoạn văn?
Hoạt động 5: HDVN:
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3,4
-Chuẩn bị tiết sau làm bài viết số 1, văn tự sự

Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
24
GV: Bùi Thị Thuý Quỳnh Trường THCS Nhật Tân

Tuần 3 Tiết 11, 12 Ngày soạn: 9/9/2009
Ngày dạy: 16/9/2009
Viết bài tập làm văn số 1
(Soạn trong giáo án kiểm tra)

Tuần 4 Tiết 13 Ngày soạn: 7/9/2009
Ngày dạy: 14/9/2009
Lão Hạc
-Nam Cao-
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: Giúp hs thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý
của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đ ẹp tâm hồn

đáng trọng của người nông dân VN trước CM tháng tám. Thấy được lòng nhân đạo
sâu sắc của Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo) , thương cảm đến xót
xa và sự trân trọng đối với người nd nghèo khổ. Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ
thuật của truyện ngắn Ncao: khắc họa nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên,
hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.
2.Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích tâm lí nhân vật trong truyện ngắn
3.Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu mến, quý trọng những người lao động, quý
trọng nhân cách, phẩm giá của con người.
B- CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Sgk,sgv, giáo án, thiết kế ngữ văn 8
2. Trò: Vở ghi, sgk, soạn bài theo nd câu hỏi sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Hoạt động 2: KTsự chuẩn bị của hs:
? Từ các nhân vật chị Dậu, anh Dậu và bà lão hàng xóm, em có thể khái quát điều gì
về số phận và phẩm chất của người nd VN trước CM tháng tám?
? Từ các nhân vật cai lệ và người nhà Lí trưởng, có thể khái quát diều gì về bản chất
của chế độ TDPK VN trước đây?
Hoạt động3.Tổ chức dạy - học bài mới:
Giáo án ngữ văn 8 Năm học 2009-2010
25

×