Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại điện lực hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866 KB, 47 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
LỜI MỞ ĐẦU
Điện lực Hà Tây là một đơn vị quản lý, sản xuất và kinh doanh điện năng,
dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin, trong đó chủ yếu là kinh doanh điện năng.
Khác với các loại vật tư, hàng hoá khác, Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, nó
là một sản phẩm dưới dạng năng lượng không có bán thành phẩm, không có dự trữ
mà nằm trên lưới điện rải rác ở khắp nơi. Điện năng vừa là tư liệu sản xuất vừa là tư
liệu tiêu dùng. Quá trình sản xuất - truyền tải và phân phối điện năng đến nơi tiêu
thụ diễn ra đồng thời, thống nhất, liên tục.
Là một thành viên của Công ty Điện lực I, Điện lực Hà Tây đóng một vai trò
quan trọng trong hoạt động phân phối và truyền tải điện năng.Trong quá trình phát
triển của mình, Điện lực Hà Tây không ngừng mở rộng quy mô cũng như chất
lượng phục vụ của mình, hạot động kinh doanh điện năng theo đúng quy định của
pháp luật, của Tổng công ty Điện lực cũng như Công ty điện lực I.
Với một đơn vị có quy mô lớn như vậy nên bộ máy kế toán của Điên lực Hà
Tây cũng được tổ chức với quy mô phù hợp và hoạt động hiệu quả. Cùng với sự
phát triển của đơn vị, Bộ máy kế toán đã có đóng góp rất lớn bằng việc hạch toán
chính xác, kịp thời và trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngoài ra bộ máy
kế toán còn có vai trò quan trọng trong việc tham gia lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh, đầu tư xây dựng đời sống xã hội của đơn vị; tổ chức thực hiện thanh toán,
cấp phát thu nộp cho các đơn vị trực thuộc, chio ngân hàng, ngân sách và các đơn vị
có quan hệ kinh tế, với cán bộ công nhân viên đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ;…
Là một sinh viên thực tập, trong giai đoạn đầu tìm hiểu về đơn vị, được sự giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình của các cô chú trong phòng tài vụ và sự hướng dẫn chi tiết của
Thầy giáo, em đã có thêm nhiều kiến thức thực tiễn để hoàn thành bài báo cáo này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng của bản thân nhưng những thiếu sót là không thể trành
khỏi, vì vậy em kính mong nhận được sự thông cảm cũng như góp ý của các cô chú
trong phòng tài vụ và Thầy giáo hướng dẫn để những bài viết sau em sẽ hoàn thành
tốt hơn.
Em xin chân thnàh cảm ơn các cô chú trong phòng tài vụ Điện lực Hà Tây và


Thầy giáo Trần Đức Vinh đã giúp em hoàn thành bài viết này!
Sinh viên: Nông Bích Ngọc
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
I.Quá trình hình thành, phát triển của Điện lực Hà Tây.
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của điện lực Hà Tây.
Có trụ sở giao dịch tại số 100 đường Trần Phú - Phường Vân Mỗ, Thị xã Hà
Đông - Tỉnh Hà Tây, Điện lực Hà Tây đã trải qua 30 năm xây dựng và phát triển.
Tiền thân của Điện lực Hà Tây là Sở quản lý và phân phối điện Hà Sơn Bình
được thành lập vào ngày 23 tháng 02 năm 1977 theo quyết định của Bộ Năng
lượng.
Lúc bấy giờ cũng như các đơn vị điện khác, do quy mô chưa lớn, nguồn lực
cả về vật chất lẫn trí tuệ chưa nhiều nên Sở quản lý và phân phối điện Hà Sơn Bình
còn rất nhỏ, gần tương đương với một chi nhánh điện bây giờ và nhiệm vụ chính chỉ
là tiếp nhận điện từ lưới điện và truyền tải tới các nơi tiêu thụ điện. Từ sau khi đất
nước được thống nhất, Sở quản lý và phân phối điện Hà Sơn Bình đã không ngừng
phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh với cơ cấu và nguồn điện phân phối lớn
bao gồm cả thuỷ điện Hoà Bình và toàn bộ mạng lưới điện của tỉnh Hà Sơn Bình và
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển của cả ngành điện
lực.
Năm 1991, Tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành hai tỉnh là Hà Tây và Hoà
Bình thì Sở quản lý và phân phối điện Hà Sơn Bình cũng chịu ảnh hưởng và bị tách
ra. Ngày 30 tháng 9 năm 1991, theo quyết định số 492/QĐ/TTCB của Bộ Năng
lượng, công ty điện lực I đã quyết định đổi tên “Sở quản lý và phân phối điện Hà
Sơn Bình” thành “Sở điện lực Hà Tây”, bàn giao chi nhánh Hoà Bình cho Tỉnh Hoà
Bình đồng thời tiếp nhận 4 chi nhánh của điện lực Hà Nội nâng tổng số chi nhánh từ
7 lên 11 chi nhánh.

Cũng trong năm 1991, Sở điện lực Hà Tây đã đem điện đến cho hầu hết các
xã trong tỉnh.
Năm 1995, cùng với sự ra đời của Tổng công ty điện lực Việt Nam (ngày 27
tháng 01) nên đến ngày 28 tháng 02 năm 1995 “Sở điện lực Hà Tây” đã đổi tên
thành “Điện lực Hà Tây” để phù hợp với tính chất và nhiệm vụ mới của công tác
sản xuất kinh doanh điện năng.
Đến năm1999, Điện lực Hà Tây đã tách một số chi nhánh thành chi nhánh độc
lập, nâng tổng số chi nhánh lên 14 chi nhánh. Điều này giúp cho việc quản lý và
phân phối điện thuận tiện hơn, triệt để hơn và tối ưu hơn.
Ngày 01 tháng 12 năm 2006 Trung tâm viễn thông và công nghệ thông tin
chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Trung tâm không chỉ cung cấp dịch vụ viễn
thông điện lưc và còn kinh doanh các mặt hàng viễn thông như máy điện thoại cố
định, máy điện thoại di động, dịch vụ internet, công nghệ thông tin… phục vụ cho
hoạt động viễn thông và công nghệ thông tin của nhân dân và đơn vị.
Đến nay, trải qua nhiều biến đổi của cơ cấu nền kinh tế, Điện lực Hà Tây đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn, mở rộng hoạt động ra khắp toàn Tỉnh, ngày càng
trở lên vững mạnh và phát triển.
Điện lực Hà Tây có tư cách pháp nhân không đầy đủ, thực hiện hạch toán kinh
tế phụ thuộc ở Tổng công ty, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng,
được đăng ký kinh doanh theo nghĩa vụ mà Bộ quy định.
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
2. Chức năng và nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh của điện lực Hà Tây.
* Chức năng.
Theo quy định của Tổng công ty điện lực Việt Nam và Công ty điện lực I,
Điện lực Hà Tây thực hiện những chức năng kinh doanh chủ yếu là:
- Quản lý lưới điện.

- Kinh doanh điện năng.
- Xây lắp, cải tạo đường dây và trạm điện.
- Sửa chữa, đại tu thiết bị điện.
- Thiết kế lưới điện phân phối.
- Tư vấn thiết kế xây dựng lưới điện đến cấp điện áp 35 Kv theo giấy phép
hành nghề.
- Cung cấp dịch vụ vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
* Nhiệm vụ kinh doanh.
Là đơn vị thành viện của Công ty điện lực I, điện lực Hà Tây chuyên kinh
doanh bán điện cho các hộ tiêu dùng, các cơ sở sản xuất, đồng thời có hoạt động
truyền tải - phân phối điện năng và cung cấp dịch vụ viễn thông, nên điện lực Hà
Tây có những nhiệm vụ kinh doanh sau:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực
của điện lực Hà Tây và hướng dẫn của Công ty điện lực I, đồng thời chỉ đạo các chi
nhánh trực thuộc xây dựng, thực hiện kế hoạch quý, năm nhằm thực hiện có hiệu
quả và đồng bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Điện lực Hà Tây.
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Công ty
đồng thời đề xuất, tham gia quy hoạch các dự án đầu tư phát triển thuộc phạm vi
quản lý.
- Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được giao, hoàn thành các
nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện bán điện theo biểu giá do Nhà nước quy định.
- Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động, tiền lương và đào tạo.
- Tổ chức tốt công tác quản lý lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, lien
tục, chất lượng, phấn đấu giảm chi phí trong truyền tải và phân phối điện.
- Tổ chức tốt công tác phát triển điện nông thôn và miền núi.
- Quản lý và kinh doanh tốt dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
II. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh.
Cũng như các đơn vị điện lực khác trực thuộc Công ty điện lực I, Điện lực
Hà Tây thực hiện nhiệm vụ chính là truyền tải và phân phối điện năng tới các hộ

tiêu dùng, các nhà máy, xí nghiệp,…trong địa bàn Tỉnh.Từ công ty truyền tải, Điện
lực Hà Tây nhận điện đầu nguồn truyền đi tới các trạm 110kv, rồi từ mỗi trạm
110kv này điện năng lại được truyền tải đến các trạm trung gian qua các đường dây
với mức điện áp khác nhau: 35kv, 22kv…Từ các trạm trung gian, điện được truyền
tải tới các trạm hạ thế. Điện sử dụng cho sinh hoạt của gia đình, của nhà máy, xí
nghiệp,… được truyền về từ các trạm hạ thế này được gọi là điện thương phẩm.
Theo quy trình này thì định kỳ hàng tháng, nhân viên phòng kinh doanh xuống các
trạm 110kv để ghi chỉ số nhận điện đầu nguồn của mỗi trạm; đồng thời vào cuối
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
tháng cũng có nhân viên ghi chỉ số công tơ tại các hộ tiêu dùng, nhà mày, xí nghiệp,
… để xác định sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ. Cần thiết phải thực hiện việc
ghi chỉ số này là để xác định được sản lượng điện tổn thất trên đường truyền tải
nhằm tìm cách hạn chế, khắc phục tổn thất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Sơ đồ 1. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
tại Điện lực Hà Tây
110 Kv
35 Kv/22 Kv
10 Kv/0,4 Kv


III. Đặc điểm tổ chức quản lý.
Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Hà Tây bao
gồm có 13 phòng ban chức năng; 4 phân xưởng, đội; 14 chi nhánh được tổ chức
theo mô hình sau:
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A

4
Công ty truyền tải
(Điện nhận đầu nguồn)
Trạm 110 Kv
Trạm trung gian
Trạm hạ thế
Các hộ và đơn vị tiêu thụ
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán
Sơ đồ : BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA ĐIỆN LỰC HÀ TÂY
Nông Bích Ngọc Kế toán 45A
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
P.
QL
XD
TT
VT
ĐL
CN

Đông
CN
Ba

CN
Sơn
Tây
CN
Th.
Thất

CN
Phúc
Thọ
CN
Quốc
Oai
CN
Đan
Phượng
CN
Hoài
Đức
CN
Ch.
Mỹ
CN
Thanh
Oai
PX
ĐL
P.
điện
NT
P.
KD
P.
KH
VT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

KỸ THUẬT
P.
điều
độ
P.
tài
vụ
P.
TT
PX

điện
P.
AT

P.
thiết
bị
P.
KT
P.
HC
QT
P.
TC

Đ.
cao
thế
Đ.

XL
CN
Ứng
Hoà
CN
Mỹ
Đức
CN
Th.
Tín
CN
Phú
Xuyên
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
Với mô hình tổ chức trên, Giám đốc, Phó giám đốc, các phòng ban trong Điện
lực Hà Tây có các chức năng chính sau:
1. Giám đốc. Giám đốc là người điều hành quản lý trực tiếp toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị, ngoài ra còn phụ trách chính các khâu: Kế hoạch vật tư,
Tổ chức lao động, Tài chính kế toán, Thanh tra kiểm tra và Hành chính quản trị.
2. Phó giám đốc kỹ thuật. Phó giám đốc kỹ thuật chỉ đạo các hoạt động về thực
hiện kế hoạch sản xuất, cung ứng điện. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng:
Phòng thanh tra kiểm tra, Phòng kỹ thuật, Phòng điều độ, và Phòng thiết bị.
3. Phó giám đốc kinh doanh. Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ đạo các hoạt
động của các phòng chức năng. Phòng kinh doanh bán điện, Phòng điện nông thôn,
Phòng tổ chức lao động.
4. Các phòng ban tham mưu giúp việc gồm:
4.1 Phòng kinh doanh bán điện:
Phòng kinh doanh bán điện tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo các đơn vị

trong điện lực Hà Tây thực hiện đầy đủ, đúng đắn các chủ trương, chính sách của
Nhà nước, của ngành về công tác kinh doanh bán điện trên địa bàn Tỉnh.
Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các chi nhánh điện, các kế hoạch
sử dụng điện về các mặt nghiệp vụ để thực hiện các chính sách, chế độ kinh doanh
bán điện
4.2. Phòng điện nông thôn:
Phòng điện nông thôn dự báo nhu cầu, xây dưng kế hoạch mở rộng lưới điện
cho các vùng trong Tỉnh.
4.3. Phòng tổ chức lao động:
Phòng tổ chức lao động giúp giám đốc quản lý nhân sự, tiền lương, xây dựng
định mức.
4.4. Phòng hành chính quản trị:
Phòng hành chính quản trị tham mưu cho ban cán sự Đảng và Giám đốc về
các lĩnh vực trong công tác hành chinh của đơn vị.
4.5. Phòng kế họạch vật tư:
Phòng kế hoạch vật tư có chức năng tham mưu cho giám đốc quản lý về tiến
độ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để đảm bảo các chỉ tiêu pháp lênh
được giao và thực hiện tốt công tác tại địa phương.
4.6. Phòng tài vụ:
Phòng tài vụ làm nhiêm vụ hạch toán tài chính của đơn vị, làm việc thống kê,
tổng hợp và phân tích các hoạt động kinh doanh của đơn vị.
4.7.Phòng quản lý xây dựng:
Phòng quản lý xây dựng tham mưu đề xuất giúp giám đốc trong việc thực
hiện đúng các quy định của Nhà nước, Tổng công ty Điện lực Việt Nam và Công ty
Điện lực I về công tác đầu tư xây dựng, công tác đấu thầu,…
4.8. Phòng an toàn lao động:
Phòng an toàn lao động tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện, kiểm tra công tác an toàn trong sản xuất, bảo hộ lao động, chăm sóc
sức khoẻ người lao động, vệ sinh môi trường, chống lụt bão.
Nông Bích Ngọc Kế toán

45A
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
4.9. Phòng thanh tra, kiểm tra:
Phòng thanh tra, kiểm tra tham mưu cho giám đốc trong việc kiểm tra tình
hình sản xuất, kinh doanh của các phòng ban theo đúng chức năng, nhiệm vụ; kiểm
tra chất lượng đồng hồ đo điện.
4.10. Phòng kỹ thuật:
Phòng kỹ thuật giúp Ban giám đốc chỉ đạo và quản lý về mặt kỹ thuật lưới
điện và trạm điện trên địa bàn Tỉnh.
4.11. Phòng thông tin viễn thông điện lực:
Phòng thông tin viễn thông tham mưu với Giám đốc các chương trình, dự án
kế hoạch về việc phát triển ứng dụng công nghệ tin học trong sản xuất kinh doanh.
Tổ chức thực hiện áp dụng những tiến bộ công nghệ thông tin kịp thời, chính xác và
có hiệu quả.
Đồng thời tổ chức thực hiện việc kinh doanh viễn thông và công nghệ thông
tin theo đúng quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị.
4.12. Phòng điều độ:
Phòng điều độ điều hành lưới điện trong từng ca điều độ, đồng thời tham
mưu giúp Giám đốc khai thác vận hành lưới điện địa phương, hoàn thiện hệ thống
thông tin liên lạc thông suốt.
4.13. Phòng thiết bị:
Phòng thiết bị giúp Giám đốc quản lý trang thiết bị của toàn đơn vị.
6. Ngoài ra, còn có các phận xưởng, đội và các chi nhánh.
6.1. Các phân xưởng, đội:
Các phân xưởng thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của phân xưởng mình.
6.2. Các chi nhánh:
Các chi nhánh có mô hình tổ chức như một điện lực tỉnh thu nhỏ, chịu trách
nhiệm quản lý và phân phối điện.

Cách bố trí lãnh đạo và việc quy định cho mỗi phòng ban một chức năng và
nhiệm vụ cụ thể làm cho việc quản lý kinh doanh của đơn vị được thực hiện một
cách chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ,Với sự chỉ đạo của Giám đốc đến
các phòng ban nhằm giải quyết các vấn đề một cách chính xác và thông suốt.
V. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
1.1. Nhiệm vụ kế toán ở Điện lực Hà Tây
Để thực hiện được những chức năng hoạt động của mình, Bộ máy kế toán
của Điện lực Hà Tây phải thực hiện được các nhiệm vụ cụ thể sau:
* Về công tác quản lý tài chính:
- Tham gia lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng đời sống xã
hội của đơn vị. Thực hiện quản lý và tham gia tính toán để phân phối các quỹ và
nguồn thu khác.
- Tổ chức thực hiện thanh toán, cấp phát thu nộp cho các đơn vị trực thuộc,
cho ngân hàng, ngân sách và các đơn vị có quan hệ kinh tế, với cán bộ công nhân
viên kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ. Quản lý và thực hiện các chế độ chính sách về
tài chính kế toán của đơn vị theo đúng chế độ quy định.
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện xây dựng cơ bản (XDCB), sửa chữa lớn,
chủ động thực hiện thanh, quyết toán các công trình XDCB.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn.
* Về công tác hạch toán kế toán.
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong toàn đơn vị nhằm đảm bảo việc
ghi chép, thanh toán phản ánh kịp thời, trung thực, chính xác tình hình hoạt động
knh tế tài chính của toàn đơn vị theo đúng pháp lệnh kế toán của Nhà nước. Hướng
dẫn các đơn vị thực hiện thống nhất, đầy đủ ghi chép ban đầu, chế độ biểu mẫu, sổ

sách, báo cáo kế toán, quy trình hạch toán kế toán, luân chuyển chứng từ theo đúng
quy định của Nhà nước, Tổng công ty, Công ty điện lực I và Điện lực Hà Tây.
- Thực hiện công tác hạch toán chi tiết và tổng hợp tập trung toàn đơn vị, bao
gồm:
+ Chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý và các phát sinh khác.
+ Doanh thu, giá thành sản xuất kinh doanh điện.
+ Doanh thu, giá thành, lãi lỗ sản xuất kinh doanh khác.
+ Các loại vốn, tài sản, vật tư, các quỹ.
+ Các khoản thanh toán, trích nộp.
+ Thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp ngân
sách.
+ Xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn.
- Tổng hợp và lập báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm của đơn
vị gửi các cơ quan theo quy định.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của Điện lực Hà Tây được tổ chức theo hình thức kế toán tập
trung. Theo hình thức này, toàn bộ công tác được thực hiện tập trung tại phòng tài
vụ, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc đơn vị.
Hiện nay Điện lực Hà Tây đang thực hiện kế toán trên máy vi tính và thực
hiện ở 4 chương trình cơ bản: Kế toán sản xuất kinh doanh, Kế toán XDCB, Kế
toán quản lý vật tư, Kế toán quản lý tài sản cố định.
Căn cứ vào đặc điểm, quy mô sản xuất của đơn vị, bộ máy kế toán được bố
trí theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3. Tổ chức bộ máy kế toán.
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán
Nông Bích Ngọc Kế toán 45A
KT

tiền
mặt

KT
tiền
gửi
KT
theo
dõi
công
nợ
KT
vật

hàng
hoá
KT KT
sửa
chữa
lớn
TSCĐ

KT
Thuế

GTG
Tăng

KT
sản

xuất
khác

Phó Trưởng Phòng
KTT- Trưởng Phòng
KT
viễn
thông
KT
tổng
hợp
KT
TSCĐ
KT
thanh
toán
với
các
chi
nhánh
KT
XD
CB
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
Với sơ đồ tổ chức như trên thì mỗi vị trí có nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn
sau:
a. Kế toán trưởng - Trưởng phòng:
* Nhiệm vụ:

- Căn cứ trình độ, khả năng của cán bộ, tổ chức phân công nhiệm vụ cho các nhân
viên cho hợp lý.
- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán cho
phù hợp với đặc điểm của sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức, hướng dẫn việc ghi chép kế toán chính xác, trung thực, kịp thời, đúng
chế độ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị.
- Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản của
đơn vị. Nếu xảy ra mất mát, tổ thất phải đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời.
- Lập và gửi đúng hạn các báo cáo tài chính và quyết toán của đơn vị theo chế độ
quy định.
- Thường xuyên kiểm tra kế toán nội bộ đơn vị. Kịp thời phát hiện các sai sót để có
biện pháp xử lý.
- Định kỳ phân tích hoạt động kinh tế để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề
xuất các biện pháp tích cực, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu khác có liên quan đến
công tác tài chính.
* Quyền hạn:
- Có quyền phân công, chỉ đạo trực tiếp các nhân viên kế toán tại đơn vị về các
công việc thuộc nghiệp vụ kế toán thống kê.
- Có quyền yêu cầu các đơn vị trong phạm vi doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, kịp
thời các tài liệu pháp quy và tài liệu khác có liên quan đến kế toán và kiểm tra kế
toán.
- Có quyền ký duyệt các báo cáo tài chính, thống kê và các tài liệu khác có liên
quan đến thanh toán lương, thưởng và các khoản chi tiêu khác.
- Có quyền báo cáo với thủ trưởng đơn vị, kế toán cấp trên và các cơ quan thanh
tra…các hành vi vi phạm chế độ, luật lệ trong quản lý tài chính.
- Có quyền không ký duyệt các báo cáo tài chính và các chứng từ, tài liệu không
đúng chế độ, luật lệ.
* Chức năng:
- Kiểm tra công tác kế toán của đơn vị.Với chức năng này, Kế toán trưởng là người

giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn tài chính kế toán cho Giám đốc.
b. Phó trưởng phòng:
* Nhiệm vụ:
- Là người giúp việc cho Trưởng phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh tế tài
chính.
- Khi có uỷ quyền của Trưởng phòng có thể xử lý, giải quyết một số công việc để
đảm bảo tính chất kịp thời của công việc. Sau khi xử lý phải báo cáo lại nội dung
công việc đã giải quyết với Trưởng phòng.
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
* Quyền hạn: Có quyền phân công nhiệm vụ và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ của
phòng trong thời gian Trưởng phòng đi vắng.
Các phần hành kế toán khác bao gồm:
c. Kế toán tài sản cố định:
* Nhiệm vụ:
- Phân loại tài sản cố định của đơn vị theo các tiêu thức quản lý cụ thể để thuận tiện
trong quản lý.
- Căn cứ các chứng từ gốc và thực tế phát sinh phản ánh chính xác tình hình tăng
giảm tài sản cố định theo các ngồn vốn.
- Tính và trích khấu hao tài sản cố định đúng chế độ tài chính quy định.
- Mở và ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời: Thẻ tài sản cố định, Sổ kế toán chi
tiết, Bảng phân bổ khấu hao và các tài liệu sổ sách khác phục vụ cho kế toán tài sản
cố định.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) lập bảng kê, báo cáo về tình hình tăng, giảm tài sản cố
định, khấu hao tài sản cố định, nguồn vốn, phân tích tình hình quản lý và sử dụng
tài sản cố định. Thường xuyên đối chiếu số liệu về tài sản cố định với bộ phận tổng
hợp và các bộ phận khác có liện quan.

- Kiểm tra việc bảo quản, quản lý và sử dụng tài sản cố định ở các bộ phận; kiểm
tra, kiểm soát chế độ kiểm kê, đánh giá tài sản cố định.
- Bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán
tài sản cố định.
* Quyền hạn: Có quyền yêu cầu các bộ phận cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên
quan đến việc quản lý, sử dụng, kế toán tài sản cố định.
d. Kế toán tiền mặt:
* Nhiệm vụ:
- Kiểm tra các chứng từ gốc, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các chứng
từ thanh toán.
- Thực hiện thanh toán các khoản thu, chi bằng tiền mặt theo đúng chế độ quản lý.
- Mở và ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời các loại sổ chi tiết và các tài liệu khác
có liên quan đến kế toán tiền mặt.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) lập báo cáo, bảng kê phản ánh tình hình thu, chi của
đơn vị.
- Thường xuyên kiển tra, đối chiếu tình hình tồn quỹ tiền mặt giữa sổ sách kế toán
với thực tế tại quỹ, với bộ phận kế toán tổng hợp và các bộ phận khác, phát hiện các
trường hợp chênh lệch, nhầm lẫn, tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bảo quản lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán
tiền mặt.
* Quyền hạn: Có quyền từ chối thanh toán khi các chứng từ không hợp lệ, hợp
pháp, hợp lý; đồng thời báo cáo với Trưởng phòng về các trường hợp sai trái đó.
e. Kế toán tiền gửi:
* Nhiệm vụ:
- Kiểm tra các chứng từ gốc, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các chứng
từ thanh toán.
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế

toán
- Thực hiện thanh toán các khoản thu, chi bằng tiền gửi ngân hàng theo đúng chế
độ quản lý.
- Mở và ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời các loại sổ chi tiết và các tài liệu khác
có liên quan đến kế toán tiền gửi.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) lập báo cáo, bảng kê phản ánh tình hình thu chi bằng
tiền gửi ngân hàng của đơn vị.
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền gửi giữa sổ sách
kế toán với báo cáo, số dư thực tế tại ngân hàng, đối chiếu với bộ phận kế toán tổng
hợp và các bộ phận khác, phát hiện các trường hợp chênh lệch, nhầm lẫn, tìm
nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bảo quản lưu trữ chứng từ, sổ sách, séc và các tài liệu khác có liên quan đến kế
toán tiền gửi ngân hàng.
* Quyền hạn: Có quyền từ chối thanh toán khi các chứng từ không hợp lệ, hợp
pháp, hợp lý; đồng thời báo cáo với Trưởng phòng về các trường hợp sai trái đó.
f. Kế toán theo dõi công nợ:
* Nhiệm vụ:
- Mở và ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời các loại sổ chi tiết và các tài liệu khác
để theo dõi từng khoản phải thu, phải trả cho từng đối tượng khách hàng.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) lập báo cáo, bảng kê phản ánh tình hình thanh toán
công nợ, số dư công nợ của đơn vị.
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu tình hình thanh toán công nợ giữa sổ sách kế
toán chi tiết với bộ phận kế toán tổng hợp và các bộ phận khác, phát hiện các trường
hợp chênh lệch, nhầm lẫn, tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bảo quản lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu khác có liên quan đến việc theo
dõi công nợ.
- Kiểm tra, kiểm soát từng khoản nợ phải thu, phải trả, phát hịên kịp thời những
khách hàng không có khả năng thanh toán.
- Định kỳ đối chiếu công nợ với khách hàng, đề xuất các biện pháp để thanh toán
và xử lý các khoản công nợ.

* Quyền hạn: Có quyền yêu cầu các bộ phận liên quan cung cấp chứng từ, tài liệu
để hạch toán và theo dõi tình hình thanh toán công nợ của đơn vị.
g. Kế toán vật tư, hàng hoá:
* Nhiệm vụ:
- Phân loại vật tư, hàng hoá của đơn vị theo các tiêu thức quản lý cụ thể để thuận
tiện trong quản lý.
- Căn cứ các chứng từ gốc và thực tế phát sinh phản ánh chính xác tình hình nhập,
xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá.
- Mở và ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời: Sổ kế toán chi tiết vật tư, các tài liệu
sổ sách khác phục vụ cho kế toán vật tư, hàng hoá.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) lập bảng kê, báo cáo tình hình nhập, xuất, tồn kho vật
tư, hàng hoá. Thường xuyên đối chiếu số liệu với bộ phận tổng hợp và các bộ phận
khác có liên quan; phát hiện các trường hợp chênh lệch, nhầm lẫn, tìm nguyên nhân
để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
- Kiểm tra, giám sát tình hình nhập, xuất vật tư, hàng hoá theo số lượng, chất lượng
và chủng loại trong đơn vị. Kiểm tra việc quản lý và sử dụng vật liệu ở các bộ phận;
kiểm tra, kiểm soát chế độ kiểm kê vật tư, hàng hoá.
- Bảo quản lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán
vật tư, hàng hoá.
* Quyền hạn: Có quyền yêu cầu các bộ phận kho vật tư và các bộ phận khác có liên
quan cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu về nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá.
h. Kế toán lương và Bảo hiểm xã hội (BHXH):
* Nhiệm vụ:
- Mở và ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời: bảng thanh toán lương, bảng phân bổ
tiền lương, các tài liệu, sổ sách khác phục vụ cho kế toán tiền lương và BHXH.

- Căn cứ bảng chấm công đã được duyệt, tính lương phải trả cho cán bộ viện chức.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) lập bảng kê, báo cáo tình hình thanh toán và phân bổ
lương cho các đối tượng sử dụng. Thường xuyên đối chiếu số liệu với bộ phận tổng
hợp và các bộ phận khác có liện quan; phát hiện các trường hợp chênh lệch, nhầm
lẫn, tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán
tiền lương và BHXH.
- Kiểm tra việc chấm công, thanh toán lương, BHXH, BHYT của đơn vị.
- Thường xuyên đối chiếu, kiểm tra và theo dõi số thu và nộp KPCĐ, BHXH,
BHYT của đơn vị. Quyết toán kịp thời số chi BHXH 2 chế độ cho cán bộ viên chức.
* Quyền hạn: Có quyền từ chối việc thanh toán lương không đúng chế độ và yêu
cầu các bộ phận thực hiện việc thanh toán lương và BHXH theo đúng quy định,
đảm bảo quyền lợi của cán bộ viên chức.
i. Kế toán thuế giá trị gia tăng (GTGT):
* Nhiệm vụ:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng và ghi chép các chứng từ hoá đơn GTGT cho
các chi nhánh, phòng ban, phân xưởng trong đơn vị.
- Mở sổ kế toán chi tiết theo quy định của Bộ tài chính, Tổng công ty và Công ty
Điện lực I để đảm bảo yêu cầu quản lý của đơn vị.
- Tính toán, đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế GTGT chính xác, kịp thời,
đầy đủ.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) lập báo cáo về thuế GTGT theo yêu cầu của cơ quan
thuế và cấp trên, đồng thời lập báo cáo chi tiết thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,
thuế GTGT đầu ra và xác định số thuế GTGT phải nộp để phục vụ công tác hạch
toán. Thường xuyên đối chiếu số liện với bộ phận tổng hợp và các bộ phận khác có
lien quan; phát hiện các trường hợp sai sót, nhầm lẫn, tìm nguyên nhân để có biện
pháp xử lý và rút kinh nghiệm kịp thời.
- Tính toán, lập kế hoạch để đăng ký mua và cấp phát hoá đơn GTGT cho các đơn
vị. Quản lý và theo dõi tình hình cấp phát, sử dụng hoá đơn GTGT của các đơn vị.
* Quyền hạn: Có quyền hạn đề nghị từ chối thanh toán các trường hợp mua bán

không có hoá đơn thuế GTGT hoặc hoá đơn GTGT không hợp lệ.
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
k. Kế toán thanh toán với các chi nhánh:
* Nhiệm vụ:
- Kiểm tra các chứng từ gốc, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các chứng
từ thanh toán.
- Mở và ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời các loại sổ chi tiết và các tài liệu khác
có lien quan đến kế toán thanh toán với các chi nhánh.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) lập báo cáo, bảng kê phản ánh tình hình thanh toán với
các chi nhánh.
- Kiểm tra các chi phí tại các chi nhánh. Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu
với bộ phận kế toán tổng hợp và các bộ phận khác, phát hiện các trườgn hợp sai sót,
nhầm lẫn, tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu khác có liên quan đến việc
thanh toán với các chi nhánh.
* Quyền hạn: Có quyền từ chối thanh toán khi các chứng từ không hợp lệ, hợp
pháp, hợp lý; đồng thời báo cáo với Trưởng phòng về các trường hợp sai trái đó.
l. Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định (TSCĐ):
* Nhiệm vụ:
- Mở và ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời các loại sổ chi tiết cho các công trình
sửa chữa lớn và các tài liệu khác có liện quan đến kế toán sửa chữa lớn.
- Tập hợp và tính toán chính xác, kịp thời giá thành các công trình sửa chữa lớn và
trích trước về sửa chữa lớn.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) lập báo cáo, bảng kê phản ánh các chi phí và giá thành
về sửa chữa lớn.
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu với bộ phận kế toán tổng hợp và các bộ

phận khác, phát hiện các trường hợp sai sót, nhầm lẫn, tìm nguyên nhân để có biện
pháp xử lý kịp thời.
- Kiểm tra việc thực hiện các công trình sửa chữa lớn, tham gia nghiệm thu các
công trình sửa chữa lớn hoàn thành.
- Bảo quản, lưu trữ các chứng từ, sổ sách và các tài liệu khác có liên quan đến kế
toán sửa chữa lớn.
* Quyền hạn: Có quyền kiến nghị từ chối thanh toán cho các bên nhận thầu khi thủ
tục thanh toán các công trình sửa chữa lớn không hợp pháp, hợp lý, hợp lệ.
m. Kế toán sản xuất khác:
* Nhiệm vụ:
- Mở và ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời các loại sổ kế toán chi tiết, tổng hợp
và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán hoạt động sản xuất khác.
- Tập hợp và tính toán chính xác, kịp thời giá thành, lãi, lỗ cho từng hoạt động sản
xuất khác của đơn vị.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) lập báo cáo, bảng kê phản ánh các chi phí, giá thành và
lãi lỗ của hoạt động sản xuất khác.
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu với bộ phận kế toán tổng hợp và các bộ
phận khác, phát hiện các trường hợp sai sót, nhầm lẫn, tìm nguyên nhân để có biện
pháp xử lý kịp thời.
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
- Kiểm tra việc chi phí cho các hoạt động sản xuất khác.
- Bảo quản lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán
các hoạt động sản xuất khác.
* Quyền hạn: Có quyền từ chối thanh toán các chi phí sản xuất khác khi các chứng
từ không hợp lệ, hợp pháp, hợp lý và không đúng định mức quy định của ngành,
đơn vị; đồng thời báo cáo với Trưởng phòng về các trường hợp sai trái đó.

n. Kế toán tổng hợp:
* Nhiệm vụ:
- Căn cứ báo cáo kế toán chi tiết, tổng hợp số liệu lập hệ thống báo cáo kế toán
chính xác, kịp thời theo đúng quy định của Bộ tài chính, Tổng công ty và Công ty
Điện lực I.
- Kiểm tra các khâu công việc kế toán chi tiết và những số liệu chi tiết trong
chương trình kế toán trên máy vi tính để đảm bảo tính đúng đắn, trung thực của các
số liệu trên báo cáo. Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu với bộ phận kế toán
chi tiết, phát hiện các trường hợp sai sót, nhầm lẫn, tìm nguyên nhân để có biện
pháp xử lý kịp thời.
- Phân tích các số liệu trên báo cáo theo yêu cầu quản lý của đơn vị, giúp Trưởng
phòng có những đề xuất quản lý đúng đắn.
- Tính toán và xác định số thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước theo luật định.
- Cùng với Trưởng phòng hướng dẫn chế độ chính sách nghiệp vụ, phương pháp
hạch toán cho các bộ phận hạch toán chi tiết.
- Hạch toán các khoản thu chi các quỹ xí nghiệp theo đúng chế độ quy định.
- Bảo quản lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán theo hệ thống, đúng yêu cầu
của công tác quản lý.
* Quyền hạn:
- Có quyền yêu cầu các bộ phận kế toán chi tiết cung cấp bảng kê,báo cáo và các số
liệu khác để phục vụ cho việc lập báo cáo tổng hợp.
- Có quyền yêu cầu các bộ phận kế toán chi tiết kiểm tra các tài liệu cung cấp khi
đối chiếu số liệu không đúng giữa các bộ phận.
o. Kế toán Xây dựng cơ bản:
* Nhiệm vụ:
- Mở và ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời các loại sổ chi tiết cho từng công trình
XDCB và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán XDCB.
- Tập hợp và tình toán chính xác, kịp thời các chi phí phát sinh, giá thành, lãi lỗ các
công trình XDCB.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) lập báo cáo XDCB theo quy định của Bộ tài chính,

Tổng công ty và Công ty Điện lực I.
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu với bộ phận kế toán sản xuất, phát hiện
các trường hợp sai sót, nhầm lẫn, tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Kiểm tra việc thực hiện các công trình XDCB, tham gia nghiệm thu các công
trình XDCB hoàn thành. Theo dõi việc thanh quyết toán các công trình XDCB.
- Bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách, báo cáo và các tài liệu khác có lien quan
đến kế toán XDCB.
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
15
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
* Quyền hạn: Có quyền kiến nghị từ chối thanh toán cho các bên nhận thầu khi thủ
tục thanh toán các công trình XDCB không hợp pháp, hợp lý, hợp lệ.
p. Kế toán Viễn thông và công nghệ thông tin:
* Nhiệm vụ:
- Mở và ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời các loại sổ kế toán chi tiết, tổng hợp
và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán hoạt động viễn thông và công nghệ
thông tin.
- Tập hợp và tính toán chính xác, kịp thời giá thành, lãi lỗ cho họat động viễn thông
và công nghệ thông tin của đơn vị.
- Định kỳ (thàng, quý, năm) lập báo cáo, bảng kê phản ánh các chi phí, giá thành và
lãi, lỗ của hoạt động viễn thông và công nghệ thông tin
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu với bộ phận kế toán tổng hợp và các bộ
phận khác, phát hiện các trường hợp sai sót, nhầm lẫn, tìm nguyên nhân để có biện
pháp xử lý kịp thời.
- Bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán
hoạt động viễn thông và công nghệ thông tin.
* Quyền hạn: Có quyền từ chối thanh toán khi các chứng từ không hợp lệ, hợp
pháp, hợp lý và không đúng quy định của ngành, đơn vị, đồng thời phải báo cáo với

trưởng phòng về các trường hợp sai trái đó.
q. Thủ quỹ:
* Nhiệm vụ:
- Ký phiếu thu, chi tiền đã được cấp trên duyệt.
- Kiểm kê, bảo quản tiền mặt.
* Quyền hạn: Có quyền từ chối chi tiền từ quỹ nếu các chứng từ không hợp pháp,
hợp lý, hợp lệ.
2. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ.
Điện lực Hà Tây vận dụng hệ thống chứng từ theo quyết định 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính.
Phụ lục 1: Danh mục chứng từ
TT TấN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU
I/ Lao động tiền lương
1 Bảng chấm công 01a-LĐTL
2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL
3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL
4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL
5 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL
6 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL
7 Bảng kờ trớch nộp các khoản theo lương 10-LĐTL
8 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
16
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
II/ Hàng tồn kho
1 Phiếu nhập kho 01-VT
2 Phiếu xuất kho 02-VT
3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm,

hàng hoá
03-VT
4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT
5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 05-VT
6 Bảng kê mua hàng 06-VT
7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ 07-VT
III/ Bán hàng
1 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01-BH
2 Thẻ quầy hàng 02-BH
IV/ Tiền tệ
1 Phiếu thu 01-TT
2 Phiếu chi 02-TT
3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT
4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT
5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT
6 Biên lai thu tiền 06-TT
7 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) 08a-TT
8 Bảng kê chi tiền 09-TT
V/ Tài sản cố định
1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ
2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ
3 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ
4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ
5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ
6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ
VI. Các chứng từ khác
1 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
2 Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
3 Hoá đơn Giá trị gia tăng
01GTKT-3LL

4 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
03 PXK-3LL
5 Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá
đơn
04/GTGT
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
17
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
3. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Điện lực Hà Tây vận dụng hệ thống tài khoản theo quyết định
số15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính và theo Công văn
số 7444/BTC- CĐKT ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Bộ tài chính về việc chấp
thuận chế độ kế toán doanh nghiệp cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Công văn
số 3031/CV-EVN-TCKT ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Tổng công ty Điện lực
Việt Nam về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán.Tại Điện lực Hà Tây
theo quy định của Tổng công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên.
Phụ lục 2: Danh mục tài khoản.

SỐ HIỆUTÀI
KHOẢN
TÀI KHOẢN
TấN TÀI KHOẢN
GHI CHÚ
TKTCT
MỞ
THấM
MỞ

THÊM
TK ĐƠN
VỊMỞ
THấM
MỞ
THÊM
1 2 3 4
111 Tiền mặt
1111 Tiền Việt Nam
112 Tiền gửi ngân hàng
1121 Tiền Việt Nam
113 Tiền đang chuyển
1131 Tiền Việt Nam
131 Phải thu của khách hàng
1311 Điện
13111 Điện ì
131111 Điện kinh doanh ì
1311111 Tiền Việt Nam ì
13112 Công suất phản kháng ì
1313 Sản xuất khác ì
13131 Xây lắp điện ì
13132 Khảo sát thiết kế ì
13134 Mắc dây đặt điện ì
13135 Sửa chữa thí nghiệm điện ì
13138 Sản phẩm khác ì
1314 Dịch vụ ì
13142 Cho thuê tài sản ì
1315 Nhượng bán vật tư hàng hoá ì
133 Thuế GTGT được khấu trừ
Nông Bích Ngọc Kế toán

45A
18
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
1331
Thuế GTGT được khấu trừcủa hàng hoá
dịch vụ
của hàng hoá dịch vụ
13311 Sản phẩm điện ì
1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
13321 Sản phẩm điện ì
136 Phải thu nội bộ
1363
Phải thu nội bộ giữa công ty với các đơn vị
trực thuộc ì
13635 Chi phí sản xuất kinh doanh điện ì
136351 Chi phí sửa chữa lớn ì
136352 Chi phí KH TSCĐ ì
136358 Chi phớ khỏc còn lại ì
13637
Chi phí sản xuất kinh doanh VT và
CNTT ì
136372 Viễn thông công cộng ì
1363728 Khác ì
1364 Phải thu trong nội bộ đơn vị cơ sở ì
13641 Vốn khấu hao TSCĐ ì
136412 Công ty ì
138 Phải thu khác
1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
1388 Phải thu khác

13881 Tiền Việt Nam ì
1389 Phải thu dịch vụ Viễn thông Và CNTT ì
13891 Cước dịch vụ ì
13898 Khác ì
141 Tạm ứng
152 Nguyên liệu, vật liệu
1521 Nhiên liệu ì
15218 Nhiên liệu khác ì
1522 Nguyên liệu, vật liệu ì
15222 Vật liệu phụ ì
1523 Phụ tùng ì
1525 Phế liệu ì
153 Công cụ, dụng cụ
1531 Công cụ, dụng cụ
154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
1541 Sản xuất kinh doanh điện ì
15413 Phân phối điện ì
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
19
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
154132 Vật liệu phụ ì
1541322 Dầu máy chế biến ì
1541327 Vật liệu phụ khác ì
154133 Chi phí nhân công trực tiếp ì
1541331 Lương nhân công -tiền lương ì
1541332 BHXH, BHYT, KPCĐ ì
154136 Chi phí giải quyết sự cố ì
1541363 Vật liệu phụ ì

154137 Chi phí sản xuất chung ì
1541372 Chi phí vật kiệu phụ ì
1541373 Chi phí dụng cụ sản xuất ì
1541374 Chi phí KHTSCĐ ì
1541376 Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ì
1541377 Chi phí dịch vụ mua ngoài ì
1541378 Chi phí khác bằng tiền ì
1541379 Các chi phí sản xuất chung khác ì
1542 Viễn thông và công nghệ thông tin ì
15422 Viễn thông công cộng ì
154223 CDMA ì
1542237 Chi phí sản xuất chung ì
1543 Sản xuất khác ì
15431 Xây lắp điện ì
154311 Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp ì
154317 Chi phí sản xuất chung ì
1543178 Chi phí bằng tiền khác ì
15433 Cơ khí, thiết bị điện ì

154331 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ì
15434 Mắc dây đặt điện ì
154341 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ì
154344 Chi phớ thuờ ngoài ì
1543444 Chi phí khác ì
15435 Sửa chữa thí nghiệm điện ì
154354 Chi phớ thuờ ngoài ì
1543544 Chi phí khác ì
15438 Sản phẩm khác ì

154381 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ì

LOẠI TK 2 TÀI SẢN DÀI HẠN
211 Tài sản cố định hữu hình
2111 Nhà cửa, vật kiến trúc
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
20
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
2112 Máy móc thiết bị
2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn
2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý
2118 Tài sản cố định khác
213 Tài sản cố định vô hình
2131 Quyền sử dụng đất
214 Hao mòn tài sản cố định
2141 Hao mòn tài sản cố định hữu hình
21411 Nhà cửa, vật kiến trúc ì
21412 Máy móc thiết bị ì
21413 Phương tiện vận tải, truyền dẫn ì
21414 Thiết bị, dụng cụ quản lý ì
21418 Tài sản cố định khác ì
2143 Hao mòn tài sản cố định vô hình
21431 Quyền sử dụng đất ì
241 Xây dựng cơ bản dở dang
2413 Sửa chữa lớn tài sản cố định
24131 Dở dang ì
241311 Tự làm ì
2413111 Vật liệu ì
2413112 Nhân công ì
2413113 Máy thi công ì

2413114 Chi phớ khỏc ì
241312 Thuê ngoài ì
2413121 Vật liệu ì
2413122 Nhân công ì
2413123 Máy thi công ì
2413124 Chi phí khác ì
24132 Hoàn thành chờ quyết toán ì
241322 Thuê ngoài ì
2413221 Vật liệu ì
2413222 Nhân công ì
2413223 Máy thi công ì
2413224 Chi phí khác ì
242 Chi phí trả trước dài hạn
LOẠI TK 3 NỢ PHẢI TRẢ
331 Phải trả cho người bán
3311 Phải trả cho người bán VTHH ì
33111 Tiền Việt Nam ì
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
21
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
3312 Phải trả cho người nhận thầu ĐTXD ì
33121 Tiền Việt Nam ì
3313 Phải trả cho người nhận thầu về SCL ì
333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331 Thuế GTGT phải nộp
33311 Thuế GTGT đầu ra
333111 Thuế GTGT đầu ra sản phẩm điện ì
333113 Thuế GTGT đầu ra sản phẩm khác ì

3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất

33371 Thuế nhà đất ì

33372 Tiền thuê đất ì

3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

33391 Phí, lệ phí ì

334 Phải trả người lao động

3341 Phải trả công nhân viên

33411 Lương

ì
33412 Ăn ca

ì
33418 Khác

ì
335 Chi phí phải trả

3351 Sửa chữa lớn phải trả ì

336 Phải trả nội bộ


3363 Giữa Công ty và các đơn vị ì

33631 Doanh thu ì

336311 Tiền điện

ì
3363111 Doanh thu điện

ì
3363112 Công suất phản kháng

ì
336312 Viễn thông

ì
33633 Vốn khấu hao TSCĐ ì

336332 Công ty

ì
33635 Chi phí sản xuất kinh doanh điện ì

336351 Chi phí sửa chữa lớn

ì
336352 Chi phí khấu hao TSCĐ

ì
33636 Phải trả về thuế GTGT được khấu trừ ì


336361 Nội địa

ì
3363611 Điện

ì
33638 Phải trả nội bộ về các khoản khác ì

336382 Hoạt động khác ì

3363829 Hoạt động khác

ì
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
22
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
336388 Các khoản khác ì

3363888 Các khoản khác

ì
3364 Phải trả trong nội bộ đơn vị cơ sở ì

33641 Vốn khấu hao TSCĐ

ì
336412 Công ty


ì
33648 Các khoản khác

ì
3369 TSCĐ tạm tăng ì

33692 Công ty ì

33693 Đơn vị ì

338 Phải trả, phải nộp khác

3382 Kinh phí công đoàn

3383 Bảo hiểm xã hội

3384 Bảo hiểm y tế

3388 Phải trả, phải nộp khác

33881 Tiền Việt Nam

ì
338818 Khác

ì
351 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

LOẠI TK 4 VỐN CHỦ SỞ HỮU


411 Nguồn vốn kinh doanh

4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu

41111 Vốn ngân sách ì

41112 Vốn góp ì

414 Quỹ đầu tư phát triển

415 Quỹ dự phòng tài chính

421 Lợi nhuận chưa phân phối

4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

431 Quỹ khen thưởng phúc lợi

4311 Quỹ khen thưởng

4312 Quỹ phúc lợi

4314
Quỹ hỗ trợ những người hy sinh, bị chết,
MKNLĐ ì

441 Nguồn vốn ĐTXD cơ bản

4412 Vốn tự bổ sung ì


44121 Của Tổng công ty

ì
461 Nguồn kinh phí sự nghiệp

4612 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay

46124 Sự nghiệp có thu ì

461241 Kinh tế ì
LOẠI TK 5 DOANH THU
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
23
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế
toán
511 Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
5111 Doanh thu bán điện ì
51111 Điện kinh doanh ì
51113 Tiền thu công suất phản kháng ì
5116 Doanh thu bán vật tư hàng hoá ì
515 Doanh thu hoạt động tài chính
5151 Tiền lãi ì
51511 Lãi tiền gửi, tiền cho vay ì
LOẠI TK 6 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
627 Chi phí sản xuất chung
6271 Chi phí nhân viên phân xưởng
62713 Phân phối điện ì
627131 Chi phí nhân viên phân xưởng ì

6271311 Lương nhân viên phân xưởng ì
6271312 BHXH, BHYT, KPCĐ ì
627132 Chi phí vật liệu ì
627133 Chi phí dụng cụ sản xuất ì
627134 Chi phí khấu hao TSCĐ ì
627136 Chi phí sửa chữa lớn ì
6271361 Sửa chữa lớn ì
6271362 Thường xuyên ì
627137 Chi phí dịch vụ mua ngoài ì
6271371 Điện, nước ì
6271372 Điện thoại, bưu phí ì
627138 Chi phí bằng tiền khác ì
6271382 Khác ì
627139 Các chi phí sản xuất chung khác ì
6271391 Bảo hộ, an toàn lao động ì
6271392 Kỹ thuật, an toàn vệ sinh công nhân ì
6271395 Ăn ca ì
6272 Chi phí vật liệu
62722 Thông tin viễn thông công cộng ì
627223 VT & CNTT - dịch vụ CDMA ì
6272232 Chi phí vật liệu ì
6272234 Chi phí khấu hao TSCĐ ì
632 Giá vốn hàng bán
6323 Sản phẩm khác ì
63238 Các sản phẩm khác ì
641 Chi phí bán hàng
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
24
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế

toán
6411 Chi phí nhân viên bán hàng
64113 Phân phối điện ì
641131 Chi phí nhân viên ì
6411311 Tiền lương nhân viên bán hàng ì
6411312 BHXH, BHYT, KPCĐ ì
641132 Chi phí vật liệu bao bì ì
641133 Chi phí dụng cụ, đồ dùng ì
641134 Chi phí khấu hao TSCĐ ì
641137 Chi phí dịch vụ mua ngoài ì
641138 Chi phí bằng tiền khác ì
6411381 Quảng cáo, tuyên truyền ì
6411382 Chi phí khuyến mại ì
6411385 Ăn ca ì
6411388 Các chi phí bằng tiền khác ì
6412 Chi phí vật liệu bao bì
64122 Thông tin viễn thông công cộng ì
641223 VT & CNTT - dịch vụ CDMA ì
6412238 Chi phí bằng tiền khác ì
6421 Chi phí nhân viên quản lý
64213 Phân phối điện ì
642131 Chi phí nhân viên quản lý ì
6421311 Lương nhân viên quản lý ì
6421312 BHXH, BHYT, KPCĐ ì
642132 Chi phí vật liệu quản lý ì
642133 Chi phí đồ dùng văn phòng ì
642135 Thuế, phí và lệ phí ì
6421351 Thuế nhà đất ì
642137 Chi phí dịch vụ mua ngoài ì
6421371 Điện, nước ì

6421372 Điện thoại, bưu phí ì
6421378 Dịch vụ khác ì
642138 Chi phí bằng tiền khác ì
6421381 Chi phí hội nghị, tiếp khách ì
6421382 Chi phí đào tạo ì
6421383 Công tác phí, tàu xe đi phép ì
6421388 Chi phí quản lý bằng tiền khác ì
642139 Chi phí quản lý doanh nghiệp khác ì
6421395 Ăn ca ì
6422 Chi phí vật liệu quản lý
Nông Bích Ngọc Kế toán
45A
25

×