TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT TÂY NINH
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LONG THÀNH BẮC TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN HƯNG
TỔ : 01
LỚP: Trung Cấp QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
NĂM 2009- 2010
Trang
1
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT TÂY NINH
BẢNG NHẬN XÉT
ƯU- KHUYẾT ĐIỂM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TỒN TẠI
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
ĐIỂM SỐ: Bằng chữ:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
GIÁO VIÊN CHẤM GIÁO VIÊN CHẤM
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Trang
2
PHỤ LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN A : MỞ ĐẦU 5-6
PHẦN B: NỘI DUNG
I- Cơ sở lý luận 7
1- Giải thích từ ngữ 7
2- Vai trò của đất 7
3- Nguyên tắc giải quyết các trường hợp khiếu kiện đất đai 8
4- Ý nghĩa của công tác giải quyết tranh chấp đất đai 8
II- Khái quát điều kiện tự nhiên- Tài nguyên thiên nhiên 9
1- Vị trí địa lý 9
2- Địa hình 9
3- Thời tiết ,khí hậu 9
4- Thủy văn, nguồn nước 10
5- Thổ nhưỡng 10
6- Cảnh quan môi trường 11
III- Tình hình kinh tế -xã hội 12
1- Dân số 12
2- Lao động và việc làm 12
3- Văn hóa- giáo dục- y tế 12-13
IV- Tình hình kinh tế các ngành 14
a- Thương mại và dịch vụ 14
b- Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 14
c.-Ngành nông nghiệp 14
d.-Ngành nghề khác 14
V- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 15
a-Giao thông 14-15
b- Thủy lợi 15
Trang
3
VI- Tình hình phân bố sử dụng đất và các nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai 17
1- Tình hình phân bố sử dụng đất 17
2- Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai 19
VII- Kết quả thanh tra kiểm tra giải quyết khiếu nại về tranh chấp 19
đất đai trên địa bàn xã Long Thành Bắc từ năm 2007 đến
năm 2010
1- Giải quyết khiếu nại về tranh chấp đất đai 19
2- Kết quả giải quyết về tranh chấp đất đai trên địa bàn xã 20
Long Thành Bắc từ năm 2007 đến nay
3- Biện pháp hạn chế tranh chấp đất đai trong thời gian tới 22
VIII- Đánh giá chung, nguyên nhân, quan điểm của UBND xã 22
trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai
1- Những việc làm được 22
2- Những thiếu xót, tồn tại và nguyên nhân 24-25
3- Quan điểm giải quyết 26
IX- Phương hướng, biên pháp giải quyết tranh chấp đất đai trong 26
thời gian tới
1- Phương hướng 26
2- Biện pháp giải quyết tranh chấp trong thời gian tới 27
PHẦN C : KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 28
1- Kiến nghị 28
2- Kết luận 29
Trang
4
PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam ta trong thời đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước như hiện nay thì
mọi hoạt động của các ngành đều đều phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước và đối với ngành đất
đai cũng như thế, để thực hiện công nghiệp hóa- hiên đại hóa đất nước thì việc quản lý, sử dụng đất
có hiệu quả đang là vấn đề hết sức cấp bách, chúng ta nhận thấy rằng: dưới sự tác động của cơ chế
thị trường, tốc độ tăng dân số thì vấn đề về đất đai trở nên quan trọng, gay gắt, bức xúc nóng bỏng
hơn, hàng loạt các vụ tranh chấp về quyền lợi, khiếu nại tố cáo luôn diễn ra hết sức phổ biến và hết
sức phức tạp ở hầu hết mọi nơi…Tuy nhiên, cần phải thừa nhận thực tế là cho đến nay công tác
quản lý về đất đai còn nhiều hạn chế, Luật Đất Đai chưa giải quyết mâu thuẫn về quan hệ đất đai,
đất òn sử dụng manh mún, hiệu quả sử dụng chưa cao. Để đất đai phục vụ triệt để cho mục đích
phát triển chung luôn là mối quan tâm lớn của các vị lãnh đạo, các nhà quản lý và các nhà khoa học.
Hiện nay nền kinh tế nước ta được định hướng phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp- công nghiệp- thương mại dịch vụ sang
công nghiệp - thương mại dịch vụ- nông nghiệp đã gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai đòi hỏi
phỉ nghiên cứu và đánh giá đúng đắn thực trạng quản lý để đề xuất những biện pháp sử dụng đất đai
sao cho hợp lý, đầy đủ và bền vững.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá không thể tái tạo được, là tư liệu sản xuất đặt biệt
không gì thay thế được của nông lâm nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là
nền tảng để phân bố các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đã trải qua nhiều thế
hệ nhân dân ta đã tốn biết bao công sức và xương máu mới khai thác bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được
vốn đất đai như ngày nay.
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ và sử dụng đất đai,
bảo vệ môi trường, đưa việc quản lý và sử dụng đất vào quy chế chặt chẽ, khai thác tốt tiềm năng
của đất đai một cách hợp lý và có hiêu quả, triệt để tiết kiệm góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ công bằng xã hội, từng bước đưa nông lâm nghiệp lên sản xuất lớn, phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Luật Đất Đai đã được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua và được
ban hành ngày 14/07/1993 và bắt đầu có hiệu luật từ ngày 15/10/1993 quy định: “Đất đai thuộc sỡ
hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất
Đai ngày 11/12/1998 đã qui định giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những nhiệm vụ của cơ
quan quản lý Nhà nước, để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh bất đồng giữa các tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân liên quan đến quyền sử dụng đất, từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp
luật nhằm khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại, đồng thời sử lý các hành vi, vi phạm
pháp luật về đất đai.
Căn cứ vào điều 17,18,19,20,83 và 84 của Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
đất nước ta đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa từ một nền nông nghiệp lạc hậu, đất đai luôn được
coi là tài sản vô cùng quý giá .
Để giúp Nhà nước quản lý đất đai được chặt chẽ thì công việc thanh tra kiểm tra về tranh chấp đất
đai là một công việc hết sức quan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu nhằm đưa công tác thanh tra giải
quyết tranh chấp đất đai vào quy chế chặt chẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cơ quan, mọi tổ
chức và mọi người trong việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích với
tất cả các loại đất nhằm phát triển và bảo vệ đất đai, bảo vệ môi sinh , môi trường. Tạo điều
Trang
5
kiện cho việc tổ chức lại sản xuất thao hướng công nghiệp- hóa hiện đại hóa đất nước để đất đai
được coi là tài sản quý giá nhất.
Trong những năm gần đây việc giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai của Huyện Hòa Thành nói
chung và của xã Long Thành Bắc nói riêng có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên việc giải quyết
khiếu nại, tranh chấp đất đai vẫn còn vướng phải những nhược điểm cần khắc phục nên việc giải
quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã Long Thành Bắc cũng đi theo chiều hướng đó. Do nhiệm
vụ của cấp cơ sở chỉ là hòa giải, không có thẩm quyền giải quyết dứt khoát tranh chấp về đất đai,
chủ yếu chuyển hồ sơ tranh chấp về Huyện giải quyết vì không thuộc thẩm quyền. Cho nên để góp
phần đưa việc quản lý và sử dụng đất đai cũng như giải quyết đơn thư khiếu nại về tranh chấp đất
đai của nhân dân nên bản thân học viên chọn đề tài về “ Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp
đất đai trên địa bàn xã Long Thành Bắc” làm tiểu luận tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình học tập và sự hướng dẫn của thầy cô, nhưng với kiến thức lý
luận còn thấp, lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu xót, học viên rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô để bản thân
nhận rõ những điểm hạn chế nhằm hoàn thành tốt hơn trong công việc sau này.
Trang
6
PHẦN B: NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
Để từng bước đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng như công tác giải quyết tranh chấp
về đất đai ngày càng sâu sát với tình hình thực tế, thì việc nghiên cứu, ban hành ban hành Luật
và các văn bản hướng dẫn về Đất đai là rất cấn thiết nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý sử
dụng đất đai.
Công tác gải quyết tranh chấp về đất đai nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để giải quyết sự
tranh chấp giữa các chủ thể có liên quan đến quyền quản lý và sử dựng khu đất cụ thể, hạn chế
những trường hợp không tốt xảy ra, bảo đảm ổn định an ninh trật tự tại địa phương và góp phần
xây dựng tình đoàn kết trong xã hội.
1.Giải thích từ ngữ:
“ Khiếu nại” là việc công dân, tổ chức hoặc theo thủ tục do luật khiếu nại, tố cáo qui định đề
nghị cơ quan tổ chức,cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,hành vi hành
chính do mình ban hành… khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật,
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
“Tranh chấp đất đai” là tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các bên tham gia đều cho rằng đất
đó thuộc quyền sử dụng của mình. Thực chất là quyền khai thác các lợi ích của đất đai, là mặt
bằng để tiến hành xây dựng hay dùng để sản xuất nông nghiệp… mang lại lợi ích cho con
người. Tranh chấp đất đai giữa các tổ chức với tổ chức, giữa cá nhân với cá nhân. Người ta
tranh chấp để xác định quyền sử dụng đất nhằm mục đích giành quyền sử dụng đó thuộc về
mình chứ không phải tranh chấp quyền sử dụng hợp pháp thuộc trách nhiêm của chính quyền
điạ phương, để tiến hành gải quyết làm trọng tài phán xử giữa hai bên tranh chấp thông qua
những tài liệu về nguồn gốc của đất tranh chấp. Việc đòi lại đất “ quy định tại Khoản 02 điều 02
Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998” không
phải là tranh chấp đất đai. Đất đai được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình sử dụng mà người tranh chấp cho là thuộc quyền sử dụng của mình nên yêu
cầu đòi trả lại.
2.Vai trò của đất đai:
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên được hình thành qua quá trình vận động biến đổi lâu dài của
lớp vỏ trái đất, dưới tác động của quá trình lý hóa sinh học phức tạp, đồng thời chịu tác động
của con người trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Đất đai còn là tư liệu chính của các nghành
kinh tế đặt biệt trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được
là thành phần quan trọng của môi trường sống, của xon người cũng như các loài sinh vật.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt ở chỗ nếu được sử dụng khai thác hợp lý không bao giờ hao
mòn mà chất lượng lại ngày càng tốt hơn và sức sản xuất ngày càng cao hơn. Đất đai là nguyên
liệu chính của một số ngành sản xuất như : vật liêu xây dựng, làm xi măng, đồ gốm… Đất đai
cùng với vùng trời, vùng biển tạo nên từng lãnh thổ quốc gia. Vì vậy theo điều 18 Hiến pháp
1992 và điều 01 Luật đất đai quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý. Là cơ sở pháp lý cao nhất xác định Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai. Là
người đại diện cho quyền sở hữu toàn dân thống nhất quản lý toàn bộ đất đai của cả nước nhằm
duy trì và phát triển các quan hệ đất đai theo trình tự Pháp luật quy định.
Trang
7
3.Nguyên tắc giải quyết các trường hợp khiếu nại tranh chấp đất đai:
Thực hiện đúng Luật đất đai, Luật khiếu nại,tố cáo, Bộ Luật dân sự, các văn bản pháp luật khác
có liên quan và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, quy định về các trường hợp giải
quyết khiếu nại tranh chấp đất đai.
Tuân thủ nguyên tắc đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân do Nhà nước thóng nhất quản lý, Nhà nước
giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng ổn định lâu dài… Ủy ban nhân dân các
cấp phải thực hiện chức năng quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết
khiếu nại tranh chấp đất đai nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân kịp thời, đúng pháp luật.
Các giấy tờ về đất đai của chế độ củ để lại như: Bằng khoán điền thổ, chứng thư quyền sử dụng
ruộng đất, chứng thư đoạn mãi các thị thực đăng tịch, sang tên tại Văn phòng chưởng Khế ty
điền địa, nha trước bạ, giấy tờ mua bán, sang nhượng đất được chính quyền xã của chế độ củ
xác nhận và các loại giấy tờ khác… không phải là chứng cứ pháp lý để giải quyết các trường
hợp khiếu nại, đòi lại đất, mà chỉ là cơ sở tham khảo để xác định nguồn gốc lịch sử và quá trình
sử dụng đất, giúp tạo điều kiện cho việc xem xét giải quyết tranh chấp đất đai và khiếu nại về
đất đai.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra xem xét là quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình. Nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa khắc phục để tránh phát sinh
khiếu nại. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trước khi
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Các tranh chấp khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây cơ quan có thẩm quyền không
thụ lý giải quyết:
- Các tranh chấp khiếu nại mà người tranh chấp, người khiếu nại không có quyền và lợi ích
hợp pháp bị xâm hại có liên quan đến vụ tranh chấp khiếu nại.
- Người tranh chấp, khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không có người đại diện
hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Người đại diện không hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Thời hiệu khiếu kiện, thời hạn khiếu nại đã hết.
- Việc trang chấp, khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để gải quyết hoặc đã có bản án quyết định
của Tòa án.
Người khiếu nại, người phát sinh tranh chấp phỉ cung cấp đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ cần thiết để
chứng minh việc khiếu nại, tranh chấp của mình trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
4. Ý nghĩa của công tác giải quyết tranh chấp đất đai:
- Vận động, giải thích cho các đối tượng tranh chấp nên tôn trọng lẫn nhau và tìm ra giải phap
tối ưu để mọi người hiểu, chấp thuận phải trên cơ sở của pháp luật.
- Hạn chế tối đa các tình huống xung đột khi xảy ra việc tranh chấp đất đai.
- Thông qua giải quyết tranh chấp này mà tuyên truyền, hướng dẫn mọi người dân hiểu và chấp
hành đúng các quy định của Luật đất đai.
- Ngăn cản các hành vi cố tình vi phạm đến quyền sử dụng đất và bảo vệ quyền lợi chính đáng
của chủ sử dụng đất hợp pháp. Giúp cho chủ sử dụng đất an tâm trong việc quản lý sử dụng đất.
- Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về đất đai
- Trấn an các dư luận, bảo đảm trật tự an toàn trong xã hội và xây dựng mối đoán kết trong nhân
dân.
Trang
8
II . KHÁI QT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- TÀI NGUN THIÊN NHIÊN
1. Vò trí đòa ly ù
Xã Long Thành Bắc là một xã Đồng bằng nằm ờ khu vực trung tâm huyện Hoà Thành với
tổng diện tích tự nhiên là 493 ha.
- Phía Bắc giáp xã Ninh Thạnh
- Phía Nam giáp xã Long Thành Trung và Xã Trường Tây
- Phía Đông giáp huyện Dương Minh Châu và xã Chà là
- Phía Tây giáp xã Thò Trấn Hoà Thành
Xã Long Thành Bắc là một trong những xã có mạng lưới đường giao thông khá hoàn
chỉnh. Nằm cạnh thò trấn Hoà Thành – một trung tâm văn hoá – kinh tế – chính trò và
thươngt mại của huyện, Long Thành Bắc có điều kiện khá thuận lợi trong việc giao lưu về
mọi mặt, đặc biệt trong thương mại dòch vụ và phát triển các loại ngành nghề phụ thủ công
mỹ nghệ…
2. Đòa hình
Xã có đòa hình khá đơn giản. Việc bố trí khu dân cư, các công trình công cộng… từ trước đã
được bố trí trên nền cao ráo thuận lợi cho sinh hoạt và sử dụng. Bởi vậy việc điều tra chỉ
chú trọng đến đòa hình tương đối ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Qua điều tra sơ bộ,
đòa hình tương đối khu vực đất canh tác của xã phân bố như sau:
-Đòa hình cao: 20,00 ha chiếm 7,72% đất nông nghiệp
-Đòa hình vàn cao: 49,04ha chiếm 20,47% đất nông nghiệp
-Đòa hình vàn: 54,40ha chiếm 20,07% đất nông nghiệp
-Đòa hình vàn thấp: 111,50ha chiếm 41,95% đất nông nghiệp
-Đại hình trũng: 30,33ha chiếm 11,41% đất nông nghiệp
Đòa hình cao và vàn cao chủ yếu là đất trồng cây lâu năm và hoa màu. Còn lại chủ yếu là
trồng lúa, với đòa hình như thế rất thuận lợi cho việc tưới tiêu thâm canh tăng năng suất
cây trồng.
3. Thời tiết, khí hậu
Xã Long Thành Bắc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, tính chất chung là nóng ẩm,
mưa nhiều và nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm là 27
0
C, trong một ngày đêm biên độ
là 3-4
0
C. Nhiệt độ cao nhất trong năm vào khoảng thời gian chuyển tiếp từ mùa khô sang
mùa mưa, nhiệt độ thấp vào khoảng tháng 12.
* Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm tương đối lớn nhưng phân bố không đều. Trong
năm chia làm hai mùa rõ rệt.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
Trang
9
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Lương mưa trung bình năm khoảng 1.911mm, tập trung chủ yếu vào sáu tháng mùa
mưa, số ngày mưa trong năm vào khoảng 152 ngày.
* Độ ầm không khí bình quân năm:79%, thấp nhất: 42%
* Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.489mm. Mùa khô khoảng 950mm và mùa mưa
540mm. Mùa khô ít mưa, lượng bốc hơi lại cao là nguyên nhân chính gây ra hạn hán trong
vụ đông xuân.
Hướng gió thònh hành trong mùa khô là Tây Bắc và Đông Nam, trong mùa mưa là
hướng Tây Nam.
4. Thuỷ văn
Nguồn nước tưới chính trong sản xuất nông nghiệp được dẫn vào kinh TN5 lấy nước
từ kênh tây rôpì toả ra hệ thống kênh mương của xã. Ngoài ra còn được lấy từ các ao hồ
trong xã, từ nguồn nước mưa và nước ngầm.
Nhìn chung các yếu tố khí hậu diễn ra trên đòa bàn xã Long Thành Bắc tuân theo
một quy luật tương đối ổn đònh, một số hiện tượng khí hậu đặc biệt như lốc, bão, mưa đá ít
khi xảy ra.
5. Thổ nhưỡng
Trong phạm vi xã có 2 loại đất đó là:
- Sialit Feralit xám phát triên trên phù sa cổ – diện tích 316 ha chiếm 66,67% tồng
diện tích tự nhiên.
- Sialit Feralit mùn glây vùng trũng – diện tích 158 ha chiếm 33,33% tổng diện tích
tự nhiên.
Đây là hai loại đất phát triển trên phù sa cổ có tầng dày >100cm, thành phần cơ giới
chủ yếu là cát pha và thòt nhẹ.
Nhìn chung đặc điểm nông hoá thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển của các loại
cây trồng.
Trang
10
66,67%
33,33%
Biểu đồ Thổ nhưỡng xã Long Thành Bắc
6. Cảnh quan môi trường :
- Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Từ năm 2000 đến nay đã hoàn thành
đưa vào sử dụng 45 tuyến đường đất, sỏi đỏ ở 04 khu dân cư với tổng chiều dài 19.534
mét, bằng tổng kinh phí 1.635.953.000đ. Đồng thời đã tu sửa đường giao thông nông thôn
và nạo vét mương thoát nước với tổng diện tích chiều dài 12.205mét, với tổng số ngày
công tham gia tại hiện trường là 1.070 người. Nhìn chung đường giao thông nông thôn về
cơ bản tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện hơn so với năm 2000.
- Vệ sinh môi trường thường xuyên được quan tâm, rác thải được thu gom xử lý kòp thời,
các công trình vệ sinh chuồng trại chăn nuôi đảm bảo tốt, không gây ô nhiễm môi trường,
không có súc vật chết vứt ra đường.
- Các xí nghiệp, nhà máy đóng trên đòa bàn sản xuất đều có báo cáo với đòa phương về
đánh giá tác động môi trường. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất đảm bảo vệ sinh
môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Việc chấp hành treo cờ Tổ quốc khi có thông báo của chính quyền đòa phương trong các
dòp lễ Tết cổ truyền của đất nước, của dân tộc được dân nhân chấp hành tốt.
- Các giá trò văn hoá đều được bảo vệ và phát huy tốt.
Đánh giá chung về tình hình điều kiên tự nhiên
Thuận lợi:
Một số mặt của điều kiện tự nhiên khá thuận lợi: đòa hình, đất đai… là điều kiện cho
xã phát triển một nền kinh tế tòan diện theo hướng mở phù hợp với nhiều loại cây trồng.
Thích hợp cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng về nhiều loại cây trồng phù hợp từ
các loại cây lương thực ( lúa, mì ) đến cây công nghiệp ngắn ngày ( đậu phộng, mía ), cây
công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. Phục vụ cho việc giao lưu phát triển kinh tế và nâng cao
mức sống của người dân. Có nguồn tài nguyên nước ngầm phong phú, cơ bản đáp ứng được
yêu cầu cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Đối với công tác cấp giấy: vì đòa hình tương đối bằng phẳng nên thuận lợi cho việc
đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do xã gần trung tâm huyện nên dễ dàng
tiếp thu những chủ trương chính sách, chỉ đạo của cấp trên.
Khó khăn:
Do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu phân hóa theo mùa gây úng cục bộ vào mùa
mưa và gây hạn hán thiếu nước vào mùa khô ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh
họat của nhân dân.
Hệ thống thủy văn nhỏ, lòng sông hẹp hạn chế đến khả năng tiêu thóat nước, gây
ngập úng khu vực ven rạch vào mùa mưa.
Trang
11
Vấn đề ô nhiễm môi trường do tập quán sinh hoạt, thiếu hệ thống thu gom rác thải,
tập quán chôn cất đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân
dân.
Xã có diện tích khá lớn nên cũng gây khó khăn trong việc tra xét các thửa đất chưa
được cấp giấy, cùng với đòa hình một số nơi phức tạp, khu vực ven sông rạch cũng làm gây
khó khăn cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặt khác vào mùa mưa
một số vùng bò ngập nước gây ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy.
III . Tình hình kinh tế - xã hội
1. Dân số :
Dân số xã xã Long Thành Bắc theo tài liệu điều tra thì tổng dân số là 18.513 nhân
khẩu 4.080 hộ; trong đó đa số là người kinh và một ít là người dân tộc. Đa số sống bằng
nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dòch vụ, số còn lại sống bằng nghề nông nghiệp, do
đó cuộc sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Tòan xã có 4 ấp: Long Mỹ, Long Tân, Long Thời, Long Đại, đặc điểm phân bố dân
cư ở các ấp không đều nhau.
2. Lao động và việc làm:
Trong những năm gần đây nhờ có chính sách chăm lo phát triển kinh tế của nhà nước, hầu
hết các hộ nghèo và các hộ làm kinh tế đều được vay vốn làm ăn nên nhân dân trong xã
có cuộc sống ổn đònh, từng bước xây dựng dược nhà ở vững chắc, không còn hộ đói, nhà
dột nát.
Qua khảo sát mức sống của người dân trong toàn xã có 487 hộ giàu, 3.396 hộ khá,
84 hộ nghèo ( trong đó có 53 hộ nghèo Trung ương và 31 hộ nghèo liền kề) giảm 106 hộ so
với năm trước, đạt tỷ lệ 2,1%. Cuộc sống của nhân dân ngày càng ổn đònh, hộ giàu, khá
ngày càng được nâng lên.
Như vậy, dân số Long Thành Bắc sống chủ yếu bằng các ngành nghề phi nông
nghiệp, trong xu hướng tương lai tốc độ đô thò hóa cao sẽ kéo theo các ngành nghề phụ,
dòch vụ và thương mại phát triển.
3. Văn hoá- giáo dục- y t ế :
a. Giáo dục – đào taọ
Sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất
nhà trường không ngừng được tăng cường. Hiện nay xã Long Thành Bắc có 05 trường gồm:
Trường mẫu giáo: 01
Tiểu học: 03
THCS: 01
Trang
12