Các văn bản pháp luật về môi trường ở Việt Nam và trên thế giới
1. Các loại văn bản về môi trường hiện hành ở Việt Nam
Cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta thời
gian qua đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội gắn liền với yếu tố môi trường. Các quy định pháp luật về môi trường đã
chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường. Tính tương đồng
giữa các quy phạm pháp luật môi trương Việt Nam với các quy định trong
công ước quốc tế về môi trường được nâng cao. Hệ thống pháp luật môi
trường Việt Nam đã khẳng định tính ưu tiên của các quy định trong công ước
quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đa ký trước các quy định của Pháp luật nội
địa trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể.
1. Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT – BCA - BTNMT Bộ Công an
- Bộ Tài nguyên và Môi trường 6/2/2009: Hướng dẫn quan hệ phối hợp công
tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Thông tư số 05/2008/TT - BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
8/12/2008: Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
3. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT – BTNMT - BTC Bộ Tài
nguyên và Môi trường 29/4/2008: Hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ
môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
4. Nghị định số 21/2008/NĐ - CP Chính phủ 28/2/2008: Về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
5. Thông tư số 10/2007/TT - BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
22/10/2007: Hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong
quan trắc môi trường.
1
Các văn bản pháp luật về môi trường ở Việt Nam và trên thế giới
6. Nghị định số 81/2007/NĐ - CP Chính phủ 23/5/2007: Quy định tổ
chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và
doanh nghiệp nhà nước
7. Quyết định số 13/2007/QĐ - BXD Bộ Xây dựng 23/4/2007: Về việc
ban hành "Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đô thị".
8. Nghị định số 31/2007/NĐ - CP Chính phủ 2/3/2007: Về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất nguy hiểm.
9. Quyết định số 18/2007/QĐ - TTg Chính phủ 5/2/2007: Phê duyệt
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.
10. Nghị định số 04/2007/NĐ - CP Chính phủ 8/1/2007: Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ - CP ngày 13 tháng 6 năm
2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
11. Quyết định số 23/2006/QĐ - BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi
trường 26/12/2006: Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
12. Thông tư số 12/2006/TT - BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
26/12/2006: Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
13. Thông tư số 08/2006/TT - BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
8/9/2006: Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
14. Nghị định số 80/2006/NĐ - CP Chính phủ 9/8/2006: Về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
15. Nghị định số 81/2006/NĐ - CP Chính phủ 9/8/2006: Về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
16. Luật Bảo vệ môi trường 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2006.
2
Các văn bản pháp luật về môi trường ở Việt Nam và trên thế giới
17. Luật Bảo vệ môi trường 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 10
tháng 01 năm 2004.
18. Quyết định 845 – TTg ngày 22/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt “ Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt
Nam.
19. Quyết định 07 – TTg ngày 01/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập ban điều hành quốc gia về quỹ môi trường toàn cầu Việt
Nam.
20. Chỉ thị 389 – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc các biện pháp
để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã.
21. Chỉ thị 487 – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/07/1996 về
tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước.
22. Thông tư 1420/MTg ngày 26/11/1994 về hướng dẫn đánh giá tác
động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động.
23. Thông tư 715/MTg ngày 03/04/1995 về hướng dẫn và thẩm định
báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
24. Thông tư 2262 – TT – MTg ngày 29/12/1995 của Bộ KH, CN &
MT, hướng dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu.
2. Trên thế giới
a. Các Hiệp định quốc tế về môi trường
Cho đến thời điểm hiện nay đã có trên 140 Hiệp định quốc tế về môi
trường và các công cụ quốc tế về lĩnh vực môi trường, trong số đó có khoảng
20 Hiệp định có các quy định liên quan đến thương mại quốc tế. Các biện
pháp môi trường trong các hiệp định môi trường quốc tế được áp dụng đối
với việc vận chuyển buôn bán, trao đổi, khai thác các sản phẩm có ảnh
3
Các văn bản pháp luật về môi trường ở Việt Nam và trên thế giới
hưởng đến môi trường như chất thải độc hại, động vật hoang dã, các nguồn
gen thực động vật, các chất phá huỷ tầng ô zôn…
Những Hiệp định môi trường quốc tế có thể được phân thành 3 nhóm
chính:
- Các Hiệp định kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới hoặc để bảo vệ
môi toàn cầu.
Ví dụ như: Công ước Viên bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư
Montreal về các chất huỷ hoại tầng ôzôn thực hiện Công ước trên và Hiệp
định về thay đổi môi trường.
- Các Hiệp định bảo vệ các chủng loại bị đe doạ, các loài chim di trú,
và các loại cá và động vật biển.
Ví dụ như: Hiệp định về thương mại quốc tế đối với những loài có
nguy cơ bị diệt chủng (CITES), Hiệp định Quốc tế về gỗ nhiệt đới; Hiệp
định Liên Hiệp quốc về cá biển và Công ước quốc tế quy định về săn bắt cá
voi. Trong số các điều khoản của các Hiệp định này là các hướng dẫn về
cách thức bắt và giết các loại động vật hoang dã và cá.
- Các Hiệp định về quản lý việc sản xuất và thương mại các sản phẩm
và các chất nguy hiểm
Ví dụ: Hiệp định Basel về Quản lý di chuyển và thải các chất thải
nguy hiểm xuyên biên giới, Hướng dẫn Luân Đôn về việc trao đổi thông tin
về các chất hoá học trong thương mại quốc tế.
b. Một số Công ước
- Công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã
có nguy cơ tuyệt chủng (CITES);
- Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải
nguy hiểm;
4
Các văn bản pháp luật về môi trường ở Việt Nam và trên thế giới
- Công ước đa dạng hoá sinh học (CBD);
- Công ước An toàn sinh học;
- Công ước Quốc tế về Bảo vệ thực vật;
- Công ước Quốc tế về bảo tồn cá hồi Đại Tây Dương;
- Công ước về Bảo tồn các nguồn tài nguyên biển Nam Cực;
- Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu;
- Công ước Rotterdam về Thủ tục đồng thuận thông báo trước đối với
các hoá chất độc hại và thuốc diệt côn trùng trong thương mại quốc tế;
- Công ước Stokhom về các chất ô nhiễm hữu cơ.
- Công ước về bảo vệ các loài chim hữu ích cho nông nghiệp (1902) ,
Hiệp ước về giữ gìn và bảo vệ loài hải cẩu có lông(1991).
- Công ước Luân đôn (1933) về giữ gìn hệ thống thực vật trong hệ
trạng thái tự nhiên của chúng, Công ước Washington 1940 và bảo vệ tự
nhiên và đời sống sa mạc ở Tây Bán cầu.
- Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế
Ramsar (1971). Việt Nam phê chuẩn công ước này vào ngày 20/09/1998 và
lấy vùng đất ngập nước Xuân Thủy, Nam Định là khu vực Ramsar cần được
bảo vệ.
- Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới, 1972, Việt Nam phê chuẩn 19/10/1987.
- Công ước về buôn bán quốc tế các loại động thực vật hoang dã có
nguy cơ tuyệt chủng – CITES, 1973. Việt Nam phê chuẩn ngày 20/01/1994.
- Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển – MARPOL, 1973, Việt
Nam phê chuẩn ngày 29/08/1991.
- Công ước cuả Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường, 1977, Việt
Nam phê chuẩn 26/08/1980.
- Công ước về bảo tầng Ozon, 1985, Việt Nam phê chuẩn ngày
26/04/1994.
- Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, 1986, Việt Nam phê
chuẩn ngày 29/09/1987.
- Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển, 1982, Việt Nam phê
chuẩn ngày 25/07/1994.
5