Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Phân tích hiện tượng đô la hoá, nguyên nhân; tác động (mặt lợi, mặt hại), mức độ như thế nào đến nền kinh tế; những giải pháp khắc phục nhằm hạn chế tình trạng này ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.83 KB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thời gian qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng, báo chí
đề cập nhiều vấn đề đô la hoá. Các bài báo đều cho rằng: đô la hóa là tình
trạng phổ biến của các nước đang phát triển hoặc trong quá trình chuyển
đổi. Những nước này thường có nền kinh tế bất ổn định, tỉ lệ lạm phát
cao;giá trị đồng nội tệ giảm liên tục;công chúng thích giữ các tài sản bằng
ngoại tệ nhằm tự phòng ngõa rủi ro giảm giá;phá giá của đồng nội tệ. Đồng
đô la Mỹ hoặc một số đồng ngoại tệ mạnh khác được coi là phương tiện
thanh toán ;cất giữ (được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch hàng ngày)
song hành với đồng nội tệ Tại Việt Nam; đô la hoá trong nền kinh tế đã
diễn ra trong nhiều năm nay. Giải thích hiện tượng đô la hoá ở Việt Nam
cũng liên quan đến những nguyên nhân nêu trên; tuy nhiên điều đáng chú ý
là một số các nước Châu Mỹ La Tinh và Châu Á (trong đó có Việt Nam)
tình trạng đô la hoá hiện nay tiếp tục tăng ngay cả khi nền kinh tế ổn định;
tỉ lệ giảm phát xảy ra. Đặc biệt ở nước ta, mét xu hướng hoạt động tiền tệ
có tính chất nghịch lý diễn ra trong năm 2000 gây được sự quan tâm đặc
biệt của công luận trước một hiện tượng kinh tế- xã hội không bình thường
trên lĩnh vực hoạt động ngân hàng: đó là; một khối lượng lớn ngoại tệ được
ngân hàng thương mại ở Việt Nam đem gửi ở nước ngoài; trong khi đó nền
kinh tế thiếu vốn; Chính Phủ và các doanh nghiệp phải đi vay vốn ở nước
ngoài.
Vậy; phân tích hiện tượng đô la hoá, nguyên nhân; tác động (mặt
lợi, mặt hại), mức độ như thế nào đến nền kinh tế; những giải pháp khắc
phục nhằm hạn chế tình trạng này ở Việt Nam?
Vấn đề này ngày càng được thu hót bởi sự quan tâm của các nhà
hoạch định chính sách và ngay cả những sinh viên thuộc khối các trường
kinh tế.
1
Là sinh viên năm thứ 2 của trường đại học – khi vừa mới được trang
bị những kiến thức cơ bản nhất về môn Lý Thuyết tiền tệ – ngân hàng) em
muốn vận dụng những thức mà các thầy cô truyền đạt để thể hiện sự kết


hợp giữa lý thuyết và thực tiễn (học đi đôi với hành ) của bản thân.
Song; là sinh viên năm thứ 2 nên có nhiều hạn chế do mới chỉ tiếp
cận một môn cơ sở Lý thuyết tiền tệ – ngân hàng thậm chí môn chuyên
ngành bổ trợ chưa được nghiên cứu,trình độ nhận thức vấn đề còn chưa
thấu đáo; thiếu tính lôgic và kinh nghiệm do đó;khi trình bày bài viết không
tránh khỏi những suy nghĩ thiếu chín chắn; không xác đáng; lý thuyết
không phù hợp với thực tiễn; rất mong thầy cô và các bạn lượng thứ và góp
ý để đề án của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy, cô đã trực tiếp giảng dạy
truyền đạt bài giảng môn Lý thuyết tiền tệ – ngân hàng cùng với sự tận tình
hết mực của thầy cô trong việc hướng dẫn nghiên cứu đề án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 200
Sinh viên:
2
NỘI DUNG
I - ĐÔ LA HOÁ - MÉT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm đô la hoá:
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem thế nào gọi là tình trạng
Dollar hoá nền kinh tế.
Thông thường mỗi một quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình,
thực hiện hâud như đầy đủ các chức năng tiền tệ; trừ chức năng tiền tệ –
thanh toán quốc tế;mà không phải đồng tiền nào cũng làm được. Do các
điều kiện chính trị- kinh tế- xã hội- lịch sử cụ thể nên đô la Mỹ (USD);
một loại ngoại tệ mạnh có phạm vi giao dịch rộng lớn nhất thế giới; dần
dần được sử dụng song hành với đồng nội tệ quốc gia; nã thay thế cho
đồng bản tệ một số thậm chí thay thế toàn bộ các chức năng của tiền tệ
theo thông lệ chung tức là làm phương tiện thanh toán (thay thế tiện tệ)
hoặc tích trữ ngoại tệ dưới dạng tài sản (thay thế tài sản) hoặc là việc sử
dụng đồng thời cả hai trường hợp đó. Có thể hiểu nền kinh tế đó bị
“ngoại tệ hoá”hay “đô la hoá” ( trên thế giới hiện nay;đồng USD là đồng

tiền được ưa chuộng nhất; nên thuật ngữ “đô la hoá” cũng được xem
đồng nghĩa với “ngoại tệ hoá”).
Tình trạng này c ã thể được chính phủ các quốc gia đó thừa nhận;
được sử dụng trong chi trả lương; thanh toán mua bán hàng hoá và dịch
vụ cho phép sử dụng đô la Mỹ trong các giao dịch thanh toán nội địa
khác; như Enxanvado; Ecuado; Panama; hoặc không chính thức tuyên
bố; nhưng đô la Mỹ được người dân cất giữ và sử dụng rộng rãi ở trong
nước.
Theo giải thích của một số chuyên gia của IMF, Dollar hoá nền
kinh tế đó là tình trạng dân chúng (người dân cư trú ) nắm giữ một tỷ lệ
có ý nghĩa trong cơ cấu tài sản của họ dươí hình thức đồng Dollar. Còng
3
theo nhận xét của IMF đó là đặc điểm chung của các nước đang phát
triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi.
2. Nguồn gốc của hiện tượng đô la hóa:
Theo kinh nghiệm quốc tế thì hiện tượng đô la hoá thương gặp khi
nền kinh tế ở nước đó có tỷ lệ lạm phát cao; sức mua của đồng bản tệ
giảm sut thì người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác; đặc biệt
là các đồng tiền ngoại tệ có uy tín (USD;EURO;JPY ). Song song với
chức năng làm phương tiện cất trữ giá trị, dần dần đồng ngoại tệ có uy
tín sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với đồng nội tệ trong chức năng làm phương
tiện thanh toán cũng như làm đơn vị tính toán(hay thước đo giá trị ).
Các đồng tiền mạnh là những đồng tiền ổn định cả về đối nội và
đối ngoại cũng như thông qua vai trò quốc tế của chóng. Điều này được
thể hiện bằng chỉ số độ tin cậy z . Nhìn từ góc độ của quốc gia có đồng
tiền yếu , thì z có thể được hiểu là tâm lý dự đoán phá giá đồng nội tệ về
lâu dài so với đồng ngoại tệ.
- Như vậy, ngay cả không có tâm lý dự đoán phá giá đồng tiền nội tệ
thì lãi suất của đồng tiền yếu bao giê cũng phải cao hơn lãi suất của
đồng tiền mạnh, điều này được thể hiện bằng phương trình:

I(nội tệ) = I(usd) + z
Đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) thì z vào
khoảng từ 5 đến 10%/năm. Đối với NHTƯ thì đây là một thông số đánh
giá rất quan trọng trong hoạt động ngắn hạn bởi z chỉ thay đổi được sau
một thời gian tương đối dài. Khi lãi suất ở Mỹ tăng lên 1% thì đòi hỏi lãi
suất ở các nước có đồng tiền yếu phải tăng cao gấp nhiều lần nhằm đối
phó với tình trạng chuyển đổi đồng nội tệ sang USD (vi dụ đối với đồng
Real của Brazin thì giá trị tăng lên là 2,6%/năm). Dó đó điều này cũng
4
giải thích tại sao các nước đang phát triển đều hạn chế hoạt động xuất
khẩu vốn đầu tư bằng ngoại tệ được trả lãi.
- Còn như nếu có thêm tác động của tâm lý phá gía đồng nội tệ
trong ngắn hạn thì công thức trên không chỉ đơn thuần là thế mà công
thức trở thành:
I(nội tệ) = I (usd) + z + e
Trong đó , e là tỉ lệ dự đoán mất giá đồng nội tệ
Khi mà lãi suất đồng nội tệ không đảm bảo việc bù đắp thêm đầy
đủ các yếu tố trên thì dân chúng sẽ thích cất trữ bằng đồng ngoại tệ hơn
là đồng nội tệ.
3. Tiêu chí phân loại đô la hoá:
Khi ta biết được nguồn gốc của đô la hóa , vậy câu hỏi đặt ra là
dùa vào căn cứ nào ; trên tiêu chí nào để gọi đó là nền kinh tế bị đô la
hoá.
Để nghiên cứu vấn đề này một cách cụ thể ta cần xem xét trên cả
ba khía cạnh sau:
Thứ nhất; đô la nằm ngoài hệ thống ngân hàng được dân chúng cất
giữ và thanh toán trong xã hội(đô la hoá trong xã hội)
Việc xác định chính xác lượng đô la này là rất khó, nhất là đối với
các nước đang phát triển và đang chuyển đổi khi mà tình trạng buôn lậu
còn lớn chưa kiểm soát được; bộ máy hải quan còn non kém và tuỳ tiện;

luật phát không nghiêm; tình trạng tham nhòng đáng lo ngại. Do đó, chỉ
có thể căn cứ vào các nguồn đô la Mỹ chuyển từ nước ngoài vào trong
nước qua con đường tư nhân như: thu nhập từ buôn lậu hay buôn bán
tiểu ngạch; kiều hối; quà biếu và quà tặng bằng đô la Mỹ; cá nhân mang
trực tiếp theo mình khi xuất cảnh có khai báo (trên mức quy định) và
5
không khai báo (không tự giác khai báo và dưới mức phải khai báo); các
nguồn thu bằng đô la Mỹ ở trong nước; như: dịch vụ du lịch với khách
nước ngoài Bởi vậy; chủ yếu phải dùa vào quan sát ;thông tin dư luận;
nhìn nhận các giao dịch thanh toán trong dân cư, nhất là các giao dịch có
giá trị lớn, như:mua bán bất động sản mua xe máy;
Đặc biệt là người dân còn có tâm lý cất trữ đô la Mỹ trong nhà mà
không phải bất kỳ ai cũng sẵn sàng gửi vào ngân hàng; sử dụng USD
trong thanh toán mua đất đai; nhà ở;các cửa hàng; cửa hiệu; khách sạn
nhà hàng ; công ty du lịch và dịch vụ công khai hay không công khai thu
tiền của khách hàng bằng ngoại tệ
Thứ hai, theo IMF , tỷ lệ đô la hoá của một nền kinh tế được căn cứ
vào tỷ lệ.
Giữa tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng so với lượng tiền cung
ứng theo nghĩa rộng(M2) bao gồm : tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi
không kì hạn, tiền gửi có kì hạn , và tiền gửi ngoại tệ; so với tổng tiền gửi
trong hệ thống ngân hàng, so với tổng phương tiện thanh toán. Theo cách
tính này, IMF cho rằng nếu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên (M2) trong một nền
kinh tế lớn hơn 30% thì nền kinh tế đó có thể coi là gặp phải tình trạng đô
la hoá cao. Theo đánh giá của IMF năm 1998 trường hợp này có 18 nước ,
34 nước khác được IMF xếp là nước có mức độ”đô la hoá vừa phải ” với tỷ
lệ tiền gửi ngoại tệ /M2 khoảng 16,4% Viêt Nam được IMF xếp vào loại
này.
Về cơ bản, đô la hoá gồm ba loại chính là: Đô la hoá không chính
thức, đô la hoá bán chính thức , và đô la hoá chính thức

- Đô la hoá không chính thức :
Đây là trường hợp ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế
mặc dù không được nước này chính thức thừa nhận.Thuật ngữ “đô la hoá
6
không chính thức” bao gồm cả các trường hợp nắm giữ tài sản nước ngoài
hợp pháp và không hợp pháp . ở một số nước , việc giữ một số tài sản ngoại
tệ là hợp pháp như các tài khoản bằng USD tại các ngân hàng trong nước ,
nhưng lại không hợp pháp khi có tài khoản ngân hàng nước ngoài trừ khi
được cấp phép tình trạng ddô la hoá không chính thức là phản ứng đối với
sự bất ổn định của nền kinh tế và tỷ lệ lạm phát cao , cũng như mong muốn
của dân chúng nhằm đa dạng hoá đầu tư và bảo vệ tài sản của mình khỏi
những rủi ro của việc phá giá đồng bản tệ .
Đô la hoá không chính thức có thể gồm các loại sau:
Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài
- Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài
- Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước
- Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong tói
Đô la hoá không chính thức được chia làm 3 giai đoạn
Gia đoạn đầu các nhà kinh tế thường gọi là giai đoạn” thay thế tài
sản”.Trong giai đoạn này , người dân giữ trái phiếu ngoại tệ và các khoản
tiền gửi ở nước ngoài như một phương tiện cất trữ nhằm tránh việc giảm
giá trị tài sản do lạm phát ở trong nước hay việc tịch thu tài sản sung công
mà một số nước đã làm
Giai đoạn thứ hai các nhà kinh tế gọi là giai đoạn “thay thế tiền tệ”.
Trong giai đoạn này, người dân giữ một khối lượng lớn các trái phiếu ngoại
tệ và tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng trong nước (nếu được phép).
Ngoại tệ vừa thực hiện chức năng là phương tiện thanh toán và phương tiện
cất trữ. Tiền lương, thuế hay những chi tiêu hàng ngày như hàng tạp phẩm
hay các hoá đơn điện được thanh toán bằng nôị tệ, nhưng với những giá trị
tài sản hơn như ô tô và những nhà cửa thường được trả bằng ngoại tệ.

7
Trong giai đoạn cuối cùng của đô la hoá không chính thức giá cả của
các hàng hóa được tính bằng nội tệ nhưng mọi ngươì đều liên tưởng đến
ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái . Đô la hoá không chính thức rất phổ biến ở
các nước đang phát triển.
Theo một số nguồn thông tin đã dược công bè , thì tỉ lệ tiền gửi
ngoại tệ so với tổng tiền gửi của Việt Nam hiện là khoảng 40% , nếu tính
riêng tỉ lệ tiền gửi so với tổng phương tiện thanh toán thì năm 1998 là
20,6%, 1999 là 29,1% ,2000 trên 30%, ước tính năm 2001 cũng ở mức
trên 30% nên rõ ràng nước ta thuộc trong số các nức đang bị đô la hoá và
được IMF xếp vào loại đô la hoá không chính thức cùng với các nước Mỹ
-La Tinh như Argentina, Bôlivia, Mêhicô, Peru, Trung mĩ và nhiều nước
khác như Mongolia, Mozambique, Turkey.
- Đô la hoá bán chính thức:
Khoảng 12 nước trên thế giới được IMF xếp là các nước “đô la hoá
bán chính thức” hay có hệ thống lưu hành chính thứ hai đồng tiền .Đối với
các nước này đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp và thậm chí có
thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng , nhưng đóng vai trò
thứ cấp trong việc trả lương , thuế và những chi tiêu hàng ngày. Ví dụ như
nứơc Bahamas ,Cambodia, Thailand, Liberia không giống như các nước có
đô la hoá chính thức , các nước đô la hoá bán chính thức duy trì NHTƯ
(một cơ quan tiền tệ) có quyền hạn tương tự để thực hiện chính sách tiền tệ
của họ .
- Đô la hoá chính thức :
Hay còn được gọi là đô la hoá hoàn toàn xuất hiện khi đồng ngoại tệ
là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành ;là trường hợp mà một quốc
gia chính thức từ bỏ đồng bản tệ và sử dụng một đồng tiền (ngoại tệ ) ổn
định hơn làm đồng tiền pháp định. Nghĩa là đồng tiền ngoại tệ này không
8
chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân mà

còn hợp pháp trong các khoản thanh toán của Chính phủ . Nếu đồng nội tệ
còn tồn tại thì nó chỉ đóng vai trò là thứ yếu và thường chỉ là những đồng
tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhá .
Đô la hoá chính thức không có nghĩa là chỉ có một hai đồng ngoại tệ
được lưu hành hợp pháp .Tuy nhiên , các nước đô la hoá chính thức thường
chỉ chọn một đồng ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp , nhưng chỉ có Andorra
dùng cả đồng Franc của Pháp và đồng Pezota của Tây Ban Nha .Hỗu hết
các nước đô la hoá chính thức ,các đối tác tư nhân được phép kí hợp đồng
bằng bất cứ loại tiền nào mà họ cùng đồng ý .
Theo IMF, hiện nay có khoảng 14 nước được xếp là các nước đô la
hoá chính thức ;ví dụ như Palama, Ecuador. Trên thực tế, những nước này
chỉ áp dụng đô la hoá hoàn toàn sau khi thất bại trong việc thực thi các
chương trình ổn định kinh tế. Điểm hấp dẫn chủ yếu của đô la hoá hoàn
toàn là loại trừ rủi ro của việc phá giá tiền tệ đột ngột và phá giá mạnh .
Thứ ba là tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ ,bằng USD so với tổng các
khoản vay, tổng dư lợ , khi mà đạt tới con số có ý nghĩa ,xảy ra ở nhiều
nứơc thuộc Châu Mỹ- La Tinh . Còng theo thông tin đã được công bè , thì
tỉ lệ này ở Việt Nam vào khoảng20%, không thể không coi là có ý nghĩa .
4. Nguyên nhân của hiện tượng đô la hoá .
Vậy thì tình trạng đô la hoá nền kinh tế do đâu?
Đô la hoá diễn ra tại mỗi nước rất khác nhau và được đánh giá qua
các chỉ tiêu với mức độ khác nhau ,song tình trạng này tuỳ thuộc vào các
yếu tố cốt lõi sau :
-Trình độ phát triển nền kinh tế cùng tính chất của nền kinh tế đó .
Đô la hoá thường rơi vào các nước có trình độ phát triển còn thấp , các
nước đang phát triển,đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
9
trường. Buôn lậu chưa được kiểm soát chặt chẽ nhất là buôn lậu qua biên
giới buôn bán kiểu ngạch
- Trình độ dân trí , cùng tâm lí của người dân . Các nước có trình

độ chưa cao, người dân còn có thãi quen nắm giữ vàng và đô la , thì
thường là nền kinh tế có mức độ đô la hoá cao .
- Trình đô phát triển của hệ thống ngân hàng nhất là hoạt động
thanh toán rõ ràng là khi hệ thống ngân hành còn non trẻ ,hoạt động
thanh toán chưa phát triển công nghệ thanh toán còn lạc hậu, thì thường
là có tình trạng đô la hoá nền kinh tế.
- Chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối , cùng mức độ bảo
đảm tính nghiêm minh của cơ chế quản lý . Nếu như đồng nội tệ ổn định
,cơ chế quản lí ngoại hối chặt chẽ , thì tình trạng đô la hoá nền kinh tế
rất khó xảy ra.
- Khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ ,đồng tiền của quốc gia đó .
5. Đối chiếu với các yếu tố nói trên thì nhiều nước trên thế giới
được IMF đánh giá là có tình trạng đô la hoá theo những mức độ khác
là điều dễ hiểu .
Đô la hoá nền kinh tế có những mặt lợi và mặt hại nhất định của
nó song chóng ta phải nhận rõ cái lợi và cái hại để từ đó khai thác những
mặt có lợi cho đất nước và hạn chế những ảnh hưởng có hại đến nền kinh
tế .
Vậy đâu là những tích cực của quá trình đô la hoá ?
Một là, việc sử dụng đồng đô la sẽ giúp cho nền kinh tế giảm nhẹ
sức Ðp của những mất cân đối ,kết quả của tính không hiệu quả dưới cơ
chế kế hoạch tập trung(đặc biệt là các nước có nền kinh tế chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường như ở Việt Nam ) , đồng thời cung cấp cho
10
các tác nhân kinh tế tự bảo vệ để chống lại lạm phát , và phương tiện để
mua hàng hoá ở thị trường phi chính thức
Hai là, chi phí giao dịch :
+ Đối với chi phí do chênh lệch tỉ giá :
Đối với những nước đô la hoá chính thức các chi phí như chênh
lệch giữa tỉ giá mua và bán khi chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng

tiền khác bị xoá bỏ .Đô la hoá chính thức cũng loại bỏ những giao dịch
với các nước khác .
+ Chi phí dự phòng cho rủi ro tỉ giá :
Chi phí này cũng không cần thiết, điều này giúp thúc đẩy thương
mại và đầu tư giũa các nước làm cho các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng
hơn khi đầu tư vào nước đó .Ví dụ thông qua việc dùng đồng USD
Mêhicô đã giảm được khối lượng đáng kể chi phí giao dịch thương mại
với Nhật Bản.
+ Chi phí kinh doanh của các ngân hàng:
Các ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ vì thế mà giảm đưọc
chi phí kinh doanh việc tồn tại của hai đồng tiền buộc các ngân hàng phải
tiến hành danh mục đầu tư tách biệt giữa nội tệ và ngoại tệ . Những
nghiên cứu của Moreno năm1999 cho thấy , thông qua các đô la hoá
chính thức các ngân hàng Palamas hạ thấp được mức dự trữ tương đương
5% GDP so với việc lưu hành hai đồng tiền .
- Hạ thấp lạm phát hiện tại và rủi ro về lạm phát trong tương lai
cũng thấp hơn . Với việc sử dụng đồng ngoại tệ , các nước đô la hoá
chính thức luôn được duy trì tỉ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp ở
các nứơc phát hành đồng ngoại tệ Lạm phát thấp tăng sự an toàn đối
với tài sản tư nhân , khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn . Lạm
phát thấp cũng giúp cho người nghỉ hưu , những người có thu nhập cố
11
định và những người nghèo có các tài khoản tại ngân hàng và bảo đảm
rằng khoản tiết kiệm của họ được duy trì giá trị .
- Lãi suất thấp hơn khuyến khích nền kinh tế tăng trưởng: ở các
nước đô la hoá chính thức người ta sẽ thực hiện so sánh và tiếp nhận
những đồng tiền nào có giá trị hơn đồng nghĩa với có mặt bằng lãi suất
thấp hơn . Mặt bằng lãi suất thấp sẽ cho phép tăng trưởng kinh tế cao
hơn và sẽ tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách giữa các nước phát triển
với các nước đang phát triển và chênh lệch lãi suất đối với vay nợ nước

ngoài cũng thấp hơn nên các khoản vay nợ được trả dễ dàng .Do đó mà
những người ủng hộ việc đô la hoá cho rằng lãi suất thấp sẽ tạo điều
kiện để kinh tế tăng trưởng cao hơn .
- Đô la hoá ở mức độ rộng sẽ rút ngắn chênh lệch tỉ giá trên hai thị
trường chính thức và phi chính thức ngay trong nước . Khi đó tỉ giá
chính thức càng sát với tỉ giá trên thị trường phi chính thức , các hoạt
động càng có động cơ chuyển từ thị trường phi chính thức “bất hợp
pháp” sang thị trường chính thức “hợp pháp” .
- Mức độ hội nhập quốc tế ngày mét rộng hơn – tạo uy tín lớn trên
thế giới . Các nước thực hiện quá trình đô la hoá chính thức có thể loại
bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ , khuyến
khích tự do thương mại và đầu tư quốc tế . Hơn nữa khi một nền kinh tế
bị đô la hoá hoàn toàn thì NHTƯ sẽ không còn có khả năng phát hành
nhiều tiền và gây ra lạm phát , đồng thời ngân sách nhà nước sẽ không
trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt , kỉ luật về
tiền tệ và ngân sách được thắt chặt . Do vậy các chương trình ngân sách
sẽ mang tính tích cực hơn . Bên cạnh đó, với một lượng lớn ngoại tệ
gửi tại ngân hàng ,các ngân hàng sẽ có điều kiện cho vay nền kinh tế
bằng ngoại tệ , qua đó hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài và tăng
cường khả năng kiểm soát của NHTƯ đối với luồng ngoại tệ . Đồng
12
thời các ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại ,
thóc đẩy quá trình hội nhập của thị trường trong nước với thị trường
quốc tế . Tuy nhiên thực tiễn cho thấy tất cả những lợi thế trên chỉ có ý
nghĩa nhất định đối với một quốc gia rất nhá , mà phần lớn các giao dịch
vãng lai và giao dịch tài khoản vốn phụ thuộc vào quốc gia có đồng đô
la .
Đô la hoá cũng bao hàm nhiều tác động tiêu cực:
Trong một nền kinh tế bị đô la hoá (chính thức hay không chính
thức) thì việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khoá

và chính sách tiền tệ sẽ không thể độc lập .
- Đối với chính sách tài khoá:
+ Đô la hoá làm yếu kém hoat động và hiệu quả của chính sách tài
khoá:
Nó hạ thấp doanh thu từ phát hành tiền và làm trầm trọng hơn tác
động lạm phát tới việc tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua hệ thống ngân
hàng (ví du như ở Argentina, những năm sau khi tiến hành đô la hoá ,doanh
thu từ phát hành tiền giảm 0,3% GDP) .Đô la hoá cũng cho phép một bộ
phận nhất định các hoạt đông kinh tế chốn thuế .Đô la hoá cũng làm yếu
kém hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước xét về cả khả năng của nhà
nước tạo lợi nhuận cũng như đóng góp cho ngân sách.
+ Chi phí lớn trong việc thu hồi nội tệ và đưa ngoại tệ vào lưu
thông :
Các nước thực hiện đô la hoá chính thức cần phải có lượng ngoại tệ
đủ để thay thế số nội tệ đang lưu thông . Nghiên cứu cuả Fisher năm1982
cho thấy chi phí trung bình đối với các nước tiến hành đô la hoá chính thức
vào nhưngx năm 1970 khoảng 4-5% GDP.
13
- Đối với chính sách tiền tệ : - §èi víi chÝnh
s¸ch tiÒn tÖ :
+ Đô la hoá làm giảm hiệu quả kiểm soát tiền tệ .
Đô la hoá không chính thức có thể khiến cho cầu về nội tệ không
ổn định . Giả sử một nguyên nhân nào đó tác động đến tâm lý khiến mọi
người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể lamf cho dồng nội tệ mất giá và
bắt đầu một chu kỳ lạm phát . Khi người dân giữ một khối lượng lớn tiền
gửi bằng ngoại tệ , những thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài có
thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (chính
là hoạt động đầu cơ tỷ giá) . Những thay đổi này sẽ gặp khó khăn cho
NHTƯ trong việc đặt mục tiêu cung ứng tiền trong nước và có thể gây ra
những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng . Cô thể là , trong điều kiện đô

la hoá sẽ rất khó khăn cho việc dự báo tổng phương tiện thanh toán . Qua
đó , việc quyết định tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông kém chính
xác và kịp thời .
Những cố gắng của NHTƯ trong việc khuyến khích(kìm hãm) tổng
cầu thông qua tăng (giảm) tín dụng cũng sẽ Ýt hiệu quả,do sự thay đổi về
lãi suất nước ngoài sẽ trực tiếp tác động đến các quyết định phân bổ tài sản
cuả những người giữ USD . Nói cách khác những thay đổi lãi suất nước
ngoài sẽ tác động đến tổng cầu nội địa vì khi lãi suất nước ngoài tăng
(giảm) người giữ đô la sẽ có xu hướng thu hẹp (mở rộng ) tiêu dùng và đầu
tư . Như vậy việc thi hành chính sách lãi suất thấp trong trường hợp kinh tế
suy thái không nhất thiết khuyến khích đầu tư mà có thể làm nảy sinh tâm
lý chuyển đổi sang USD nhằm bảo tồn gía trị .
Đặc biệt đối với những nước đô la hoá chính thức thì chính sách tiền
tệvà chính sách lãi suất của đồng tiền lúc này sẽ được quyết định ở Mỹ ,
trong khi một nước đang phát triển bị đô la hoá chính thức với một nước
14
phát triển như Mỹ lại không có những chu kỳ tăng trưởng kinh tế giống
nhau . Do đó nếu có xảy ra một quá trình điều chỉnh cho phù hợp thì quá
trình này cũng phải kéo dài rất nhiều năm . Sù khác biệt về chu kỳ tăng
trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế đòi hỏi phải có những chính sách
tiền tệ khác nhau.
Cuối cùng, với doanh thu thuế lạm phát thấp hơn và những tác động
bất lợi của đô la hoá đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước khiến
cho chính sách tiền tệ, ở một mức độ nào đó phải cung cấp những nhu cầu
tài chính lớn hơn cần thiết cho khu vực nhà nước.
+ Đô la hóa cũng làm giảm hiệu lực của chính sách tỷ giá:
Đô la hoá tác động đến cơ chế truỷền dẫn của tỷ giá hối đoái . Tác
động khuyếch đại của phá giá tiền tệ sẽ trở nên yếu kém do phá giá tiền tệ
chỉ tác động đến một bộ phận nhỏ hơn tài sản có tính thanh khoản. Sự yếu
kém của chính sách tỷ giá xuất hiện bất kể có tồn tại hay không chênh lệch

trên thị trường phi chính thức so với thị trường chính thức.
Bên cạnh đó, nếu mặt bằng giá cả trong nước tăng nhanh hơn ở Mỹ
thì hệ quả đồng đô la sẽ tăng giá trị thực, khả năng cạnh tranh so với Mỹ
(và các nước còn lại trên thế giới giảm sút). Khi các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường quốc tế thực hiện phá giá đồng tiền thì quốc gia bị đô la hoá sẽ
không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu thông
qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái. Điều này đã xảy ra trong năm 1999 ,
khi Brazin thực hiện phá giá mạnh đồng Real và hệ quả là hàng xuất khẩu
của Achentina sang Brazin đã giảm đáng kể và hàng hoá của Brazin lại có
khả năng cạnh tranh hơn một cách rõ rệt tại Achentina.
Rõ ràng lợi thế của việc tiếp nhận đồng đô la là có giá trị ổn định chỉ
thực có nếu như Mỹ là đối tác thương mại quan trọng nhất . Chõng nào
không có được điều kiện này thì luôn luôn xuất hiện nguy cơ sự lên giá của
15
đồng đô la so với đồng EURO, đồng JPYvà các đồng tiền khác sẽ làm giảm
sút khả năng cạnh tranh của xuất khẩu trong nước.
+Đô la hoá chính thức sẽ làm mất đi NHTƯ và chức năng của nó là
người cho vay cuối cùng của các ngân hàng.
Ví dụ, mặc dù hiện nay các ngân hàng Việt Nam chỉ có vốn tự có
thấp , song công chúng vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền
gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của
nhà nước đối với các khoản tiền gửi này. Điều này có thể làm được với
VND nhưng không thể áp dụng được với USD. Khu vực ngân hàng trở nên
bất ổn hơn với những trường hợp NHTM bị phá sản và đóng cửa khi chức
năng người cho vay cuối cùng của NHTƯ bị mất.
II-THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM – NGUYÊN NHÂN
VÀ GIẢI PHÁP:
1. Đôi nét khái quát về quá trình đô la hoá ở Việt Nam từ những
năm 80 đến nay:
Trên đây là những lý luận chung nhất về đô la hoá nền kinh tế , bây

giê chúng ta sẽ vận dụng những lý luận chung đó để đối chiếu vào thực tiễn
ở Việt Nam xem tình trạng này ở Việt Nam là do đâu, tác động như thế nào
đến nền kinh tế, đến việc đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời.
Trước tiên,ta thấy một đặc điểm nổi bật của thị trường ngoại hối Việt
Nam là sự tồn tại của thị trường ngoại hối không chính thức và hiện tượng
đô la hoá ngày càng gia tăng. Để đưa ra những nhận xét chung nhất này ta
xét đôi nét khái quát nhất về quá trình đô la hoá ở nước ta từ những năm 80
trở lại đây.
Việc lưu hành và sử dụng đô la Mỹ đã xuất hiện ngay từ những năm
80, đô la Mỹ đã được sử dụng rộng rãi gần như một đồng tiền pháp định
thứ hai . Nguyên nhân cơ bản nhất trong thời gian này do những yếu kém
16
của nền kinh tế và sự bất ổn của đồng Việt Nam(lạm phát phi mãn như năm
1986 lạm phát 774,7%, 1987: 231,8%, 1988: 293,8%), việc thực hiện cải
cách giá-lương-tiền bị thất bại(năm 1985), sự đổ vỡ của một số tổ chức tín
dụng, chính sách đa tỷ giá, đã làm cho tình trạng đô la hoá tăng lên. Tuy
nhiên cho đến nay khi mà Việt Nam đã đạt được những thành tựu về kinh
tế vĩ mô, đã thành công trong việc duy trì một đồng tiền tương đối ổn định
về giá trị cả đối nội cũng như đối ngoại, thế nhưng tình trạng đô la hoá vẫn
tiếp tục tăng? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta nên xem xét nền kinh tế
nước ta hiện tượng đô la hoá là đô la hoá tiền gửi hay tiền vay hoặc cả hai.
Từ đó đưa ra những nhận định góp phần làm sáng tỏ thêm mức độ đô la
hoá ở nước ta đang ở tầm nào.
2. Đô la hoá ở Việt Nam xảy ra dưới hình thức nào?
2.1. Những nhân tè ảnh hưởng đô la hóa tiền gửi
Đô la hóa diễn ra được đánh giá qua các chỉ tiêu tiền gửi bằng ngoại
tệ trên tổng phương tiện thanh toán , hoặc tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ so
với tổng tiền gửi của hệ thống ngân hàng Có thể nói, dư âm của lạm phát
cao trong thời gian cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 vẫn còn đọng lại
trong tâm trí dân cư nên những người sở hữu khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ

không dại gì mà chuyển đổi sang tiết kiệm bằng VND, giá trị của đồng nội
tệ giảm theo xu hướng thời gian khiến cho người tiết kiệm có khuynh
hướng phòng ngõa rủi ro tỷ giá bằng cách lùa chọn hình thức tiết kiệm
bằng ngoại tệ đặc biệt là đô la Mỹ. Thêm vào đó , lãi suất tiết kiệm USD
tăng cao trong năm 2000 càng gia tăng mức độ đô la hoá tiền gửi trong hệ
thống ngân hàng, tỷ lệ lợi tức trên 1 đồng ngoại tệ gửi tại ngân hàng lớn
hơn nhiều so với 1 đồng nội tệ đã làm thay đổi việc lùa chọn tài sản tiết
kiệm.
a - Bảng 1:
17
Cơ cấu tiền gửi ngoại tệ trong tổng vốn huy động của hệ thống ngân
hàng
Đơn vị:%
1994 1995 1996 1997 1998 1999 10/2000
1.Ngoại
tệ
39,2 33,5 31,7 33,2 33,6 39,1 45,3
2.VND 60,8 66,5 68,3 66,8 66,4 60,9 54,7
Tổng 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN các năm, và thời báo ngân
hàng số 78, năm 2000
Nhận xét:
- Nhìn vào bảng 1 nhận thấy mức độ đô la hóa đã trở lại năm 1999,
sau khi giảm bớt trong giai đoạn 1995-1998, thực sự bùng nổ trở lại
năm 2000.
b - Bảng cơ cấu tiền gửi ngoại tệ trên M2.
Đơn vị %
12/1991 3/1995 30/9/2001
1.Ngoại tệ 41,15 19,65 33,63
2.VND 58,85 80,35 66,37

Tổng 100 100 100
Nhận xét:
Tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ /M2 đạt mức cao nhất 12/1991 rồi giảm
dần vào tháng 3/1995 sau đó có xu hướng tăng dần vào30/9/2001
18
- ụ la hoỏ khụng ch din ra khu vc tin gi tit kim ca dõn
c , m cũn xut hin cỏc t chc kinh t xó hi . Tin gi ca cỏc t
chc kinh t xó hi tng mnh khụng phi l do lói sut huy ng USD
trong nm 2000 tng cao,bi lói sut USD ngõn hng tr cho cỏc t chc
kinh t gi ti ngõn hng mỡnh b rng buc bi trn lói sut quy nh ca
NHNN(theo quyt nh s309/1999/QD-NHNN quy nh chi tit trn lói
sut tin gi USD ca t chc kinh t xó hi ti cỏc ngõn hng vi khụng kỡ
hn l 0,5%/1nm; k hn t 6 thỏng tr xung l 2,5%/1nm ;v k hn
trờn 6 thỏng khụng quỏ 3%/1nm). - Đô la hoá không
chỉ diễn ra ở khu vực tiền gửi tiết kiệm của dân c , mà còn xuất hiện ở
các tổ chức kinh tế xã hội . Tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội tăng
mạnh không phải là do lãi suất huy động USD trong năm 2000 tăng cao,bởi
lãi suất USD ngân hàng trả cho các tổ chức kinh tế gửi tại ngân hàng
mình bị ràng buộc bởi trần lãi suất quy định của NHNN(theo quyết
định số309/1999/QD-NHNN quy định chi tiết trần lãi suất tiền gửi
USD của tổ chức kinh tế xã hội tại các ngân hàng với không kì hạn là
0,5%/1năm; kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống là 2,5%/1năm ;và kỳ hạn trên 6
tháng không quá 3%/1năm).
Nguyờn nhõn chớnh lm tng tin gi ca cỏc t chc kinh t l do
cỏc cụng ty cú ngun ngoi t cha gii ngõn cho cỏc d ỏn tm thi gi ti
ngõn hng hay ngoi t thu c t xut khu tng trong nm 2000 nhng
cụng ty li khụng bỏn m gi li do t giỏ VND/USD cú xu hng tng
cao . Nh vy lói sut ngoi t doanh nghip thc s c hng sau khi
iu chnh s bin i t giỏ s hp dn hn gi bngVND.Cũn trong
trng hp thiu vnVND,doanh nghip s vay ca nhõn hng vi lói sut

tht hp dn vỡ cnh tranh gia cỏc ngõn hng ngy mt khc lit hn .
ng trc tỡnh trng ụ la hoỏ cha cú du hiu thuyờn gim ỏng
k NHNN ó can thip bng mt s cụng cụ . S can thip ny mt phn ó
19
ngăn chặn làn sóng tăng lãi suất huy động tiết kiệm USD của các NHTM.
Một yếu tố khách quan bên ngoài cũng làm giảm bớt tình hình là việc lãi
suất USD trên thị trường quốc tế bắt đầu giảm từ cuối tháng 11/2000 do dự
báo nền kinh tế Mỹ suy yếu.
Công cô can thiệp đầu tiên của NHNN là tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc(GTDB) bằng ngoại tệ từ 5% lên 8% cho kỳ dự trữ tháng 11/2000 .
Tuy nhiên sự can thiệp lần này chỉ tác động đến một số ngân hàng và mức
lãi suất giảm cũng không đáng kể (tại thời điểm tháng 11/2000 các NHTM
vẫn duy trì mức lãi suất huy động tiết kiệm cao , cụ thể cho kỳ hạn 6
tháng ,12 tháng của NHĐT là 5,3%/năm và5,7%/năm; NH á
châu:5,4%/năm và5,8%/năm”duy chỉ có NHNT phản ứng nhiều nhất đối
với sự can thiệp của NHNN”. Đến thời diểm cuối tháng3/2000, mức huy
động các kỳ hạn trên của hai ngân hàng tương ứng là 3,8%/năm và
4,25%/năm; 3,85%/năm và 4,25%/ năm). Can thiệp lần thứ hai vào tháng
12/2000 tăng từ 8% lên tới 12% , đã thực sự gây cú sốc cho các NHTM, kết
quả, đồng loạt các ngân hàng hạ lãi suất huy động tiết kiệm USD. Tuy
nhiên, sự can thiệp lần thứ hai thực sự mới hữu hiệu khi mà cục dự trữ liên
bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất chủ đạo xuống 6% vào ngày 3/1/2001, đến
31/1/2001 giảm tiếp 0,5%. Tại phiên họp của uỷ ban tiền tệ ngày
20/3/2001, Fed cắt giảm tiếp lãi suất chủ đạo xuống mức 5%. Can thiệp lần
thứ ba vào tháng 4/2001, tăng tỉ lệ DTBB từ 12%lên 15%. Ngày 18/4và
15/5 vừa qua , Fed đã 2 lần nữa giảm mức lãi suất chủ đạo (mỗi lần
0,5%)xuống mức 4%. Như vậy, hàng loạt chuỗi biến cố xảy ra tác động tới
hành vi điều chỉnh lãi suất của các NHTM. Đến thời điểm cuối quý I/2001,
lãi suất huy động tiết kiệm bằng USD chỉ ở mức 4,15-4,25%/năm.
Kết hợp với biện pháp tăng tỉ lệ DTBB nhằm điều chỉnh lãi xuất huy

động tiết kiệm USD của các ngân hàng thương mại, ngày 28/3/2001,
NHNN đã giáng một đòn mạnh vào các doanh nghiệp thiếu vốn quay vòng
20
nhưng lại không muốn bán ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu hoặc
có ý đồ đầu cơ ngoại tệ. Theo quyết định số 238/2001/QD-NHNN, lãi suất
tiền gửi không kỳ hạn của pháp nhân tại ngân hàng là 0,1%/năm, kỳ hạn
đến 6 tháng là 1,5%/năm , kỳ hạn trên 6 tháng là 2%/ năm . Với các mức lãi
suất này, kết hợp với tỷ giá tương đối ổn định trong thời gian đầu 2001 sẽ
khuyến khích các doanh nghiệp kết hối ngoại tệ nhiều hơn tại ngân hàng,
kết quả, khan hiếm ngoại tệ giảm theo. Một vấn đề khác có thể nhận thấy
rằng trong môi trường tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất VND tương đối
cao, việc hạ lãi suất tiền gửi bằng USD của tổ chức kinh tế –xã hội tại
NHTM nhằm khuyến khích các doanh nghiệp giải toả nguồn ngoại tệ đang
găm giữ.
Trên cơ sở sự ngang bằng lãi suất, một điều dễ nhận thấy lãi suất
VNDvà USD đã được điều chỉnh cân bằng, đặc biệt sau khi NHNN điều
chỉnh lãi suất tiền gửi bằng USD của pháp nhân tại các tổ chức tín dụng thì
phần lợi nghiêng về VND. Cụ thể , với tỷ giá VND/USD chỉ tăng
0,225%trong quý I/2001, thì chênh giữa lãi suất VND so với USD sau khi
có điều chỉnh tỷ giá là + 0,47%. Gỉa sử tỷ giá của quý II/2001 tăng tương
đương quý I/2001 , lãi suất tiền gửiVND không biến động , thì chênh lệch
được nới rộng tới + 0,72%(giả sử , khi ngân hàng huy động tiền gửi của
TCKT cho kỳ hạn đến 6 tháng bằng VND ở mức 0,45%/ tháng , dùa vào
cách tínhlãi suất đơn và trên cơ sở phương trình lãi suất ngang bằng
:i(vnd)=i(usd)+z , chóng ta nhận được kết quả sau :0,45%/tháng*3 tháng –
1/4*2,5%/năm – 0,255%= 0,47%. Theo quy định mới về lãi suất tiền gửi
của pháp nhân bằng USD thì chênh lệch này được nới rộng ra là :
0,45%/tháng*3 tháng –1/4*1,5%/năm – 0,255%= 0,72%).Như vậy, rõ ràng
các doanh nghiệp có lợi hơn khi giữ bằng VND. Với chiều hướng này , các
doanh nghiệp sẽ kết hối ngoại tệ nhiều hơn. Cũng xem trên mức ngang giá

giữa lãi suất tiết kiệm VND và USD sau khi điều chỉnh tỉ giá thì thấy rằng
21
công chúng đổ xô chuyển đổi tiết kiệm sang VND trong năm 2000 là quyết
định đúng đắn, bởi tỷ lệ lợi tức nếu đầu tư bằng USD cao hơn nhiều so với
bằng VND. Nhưng trong năm 2001 , hiện tượng này sẽ ngừng lại bởi
NHNN sẵn sàng can thiệp sâu hơn nếu xu hướng đô la hoá lại tăng cao.
Đánh giá viếc ngân hàng trung ương sử dụng hai công cô can thiệp ,
NHNN đã ngăn chặn được làn sóng công chúng chuyển đổi hình thức tiết
kiệm cũng như giảm bớt hiện tượng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp
có nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu. Mặt khác, các giải pháp này
không tạo ra tác động ngược đối với việc khuýến khích lượng kiều hối
chuyển về nước, nhưng lại có lợi là ngăn chặn được thị trường ngoại tệ
ngầm có cơ hội phát triển và gây lũng đoạn Tuy nhiên, tỷ giá ổn định; lãi
suất tiết kiệm bằng USD thấp , lạm phát ở mức thấp cũng vẫn chưa làm
chuyển biến thực sự hành vi lùa chọn tài sản bằng ngoại tệ của công chóng
trong thời gian qua .
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đô la hoá cho vay:
Trong hệ thống ngân hàng về cơ bản ,các NHTMcó thể sử dụng
khối lượng USD huy động được để :cấp tín dụng trong nước bằng USD ;
bán USD lấy nội tệ, gửi USD tại các ngân hàng nước ngoài. Khi tỷ lệ USD
trong tổng nguồn vốn (bên nợ ) của ngân hàng tăng lên thì thông thường
bên sử dụng vốn (bên có ) của các ngân hàng, tỷ lệ USD cũng tăng lên ; do
vậy , còng có thể nhận thấy hiện tượng đô la hóa xảy ra ở bên tài sản Có
của hệ thống ngân hàng.
Có một thực tế là ở các quốc gia mà người dân được gửi tiết kiệm
bằng ngoại tệ và ngân hàng được cung ứng tín dụng bằng số ngoại tệ huy
động được thì hiện tượng đô la hoá càng bị khuyếch đại. Vì song song với
đồng bản tệ , hệ thống ngân hàng đã thực hiện việc mở rộng khối lượng
ngoại tệ có trong nền kinh tế thông qua khả năng tạo tiền của mình.
22

Xu hướng chung của nền kinh tế đô la hóa, các ngân hàng cho vay
bằng USD nhiều hơn nếu rủi ro phá giá cao hơn ; ngược lại tín dụng bằng
nội tệ tăng cao. Trên cơ sở lý thuyết là thế, vậy trường hợp đô la hoá ở Việt
Nam có nằm ngoài phạm vi này hay không?
a- Bảng 3:
Cơ cấu cho vay ngoại tệ trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng
Đơn vị:%
1994 1995 1995 1997 1998 1999 10/200
0
1.ngoại
tệ
38,6 38,7 36,6 31,2 25,2 22,6 18,6
2. VND 61,4 61,3 63,4 68,8 74,8 77,4 81,4
Tổng 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 1+2/2000
Nhận xét:
Nhìn vào bảng 3 thấy rằng cho vay ngoại tệ của hệ thống ngân hàng
đến năm 2000 chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng dư nợ đối với nền kinh tế của
hệ thống ngân hàng. Có thể nói đô la hoá các khoản vay ở mức trung bình.
Tại sao các doanh nghiệp lại không mặn mà với việc sử dụng vốn
ngoại tệ? Như trên ta đã phân tích , doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ vừa
phải chịu lãi suất USD khá cao so với VND vừa phải gánh thêm phần giảm
giá của đồng nội tệ. Nừu trong năm 2000 , khách hàng vay ngoại tệ với lãi
suất cực kỳ ưu đãi mức 5,8%-6,6%/năm thì lãi suất sau điều chỉnh mức độ
giảm giá của VND so với USD đã lên đến 9,2-9,4%/năm . Trong khi đó,
vay bằng VND các doanh nghiệp chỉ phải trả ở mức 8-8,5%/năm. Hơn nữa,
doanh nghiệp vay ngoại tệ chủ yếu cho mục đích nhập khẩu, nguồn thu lại
chủ yếu bằng VND.Trên cơ sở đã phân tích , doanh nghiệp thấy vay bằng
23
VND sau đó chuyển sang mua ngoại tệ nhập khẩu sẽ có lợi hơn. Ngoại trừ

doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ để cân đối cho khoản vay bằng ngoại tệ.
Tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ trong tổng tiền gửi tăng lên không
phù hợp với tỷ trọng gia tăng của tín dụng bằng ngoại tệ trong tổng tín
dụng ngân hàng,do đó , chênh lệch giữa lượng vốn huyđộng được và cho
vay khách hàng được nới rộng ra.Đáng ra thì một lượng lớn đô la Mỹ được
gửi trong hệ thống ngân hàng, tạo thành nguồn vốn ngoại tệ lớn để cho vay
và đầu tư cho nền kinh tế , hạn chế việc phải đi vay nước ngoài.Song, do
trong điều kiện cho vay gặp khó khăn ,để sử dụng phần vốn ngoại tệ dư
thừa, mà lãi suất trên thị trường quố tế lại tăng cao, các ngân hàng chỉ còn
cách lùa chọn danh mục vốn đầu tư là mua trái phiếu chính phủ của các
nước phát hành bằng ngoại tệ hay gửi trên thị trường tiền tệ quốc tế.Đây là
nguyên nhân giải thích tại sao tiền gửi tại nước ngoài cảu các ngân hàng
tăng lên. Trong chuyện này , rõ ràng là người dân cũng được hưởng lợi từ
lãi suất hơn là cất trữ trong nhà,còn các ngân hàng cũng có thu nhập về
nghiệp vụ tiền gửi . Quốc gia cũng có thêm nguồn dự trữ ngoại tệ. Theo
IMF, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay là 3.297 triệu USD, tương
đương với 9,7 tuần nhập khẩu ,có thêm nguồn ngoại tệ khác là gần 2,5 tỷ
USD của các ngân hàng ở nước ngoài. Còn theo số liệu công bố của ADB,
thì năm 2000 dự trữ ngoại tệ chính thức củaViệt Nam là 3.9 tỷ USD, tương
đương với 13,9 tuần nhập khẩu(năm 1999 là 2,95 tỷ USD ,tương đương
12,5 tuần nhập khẩu)ADB cũng dự đoán,đến hết năm 2001 , con số này của
Việt Nam sẽ tăng lên là 4,66 tỷ USD và 14 tuần nhập khẩu.
Qua phân tích ta phải thấy rằng :đó chỉ là những cái lợi trước mắt,
bởi vì trong nền kinh tế của ta khi mà còn phải vay ngoại tệ để phát triển
kinh tế-xã hội thì một nghịch lý lại xảy ra là bơm ngoại tệ ra nước ngoài ,
nhưng nhìn nhận vấn đề thì ta thấy một điều , sù đào hối không phải là do
các ngân hàng muốn đầu tư vào trong nước mà chính khách hàng từ chối
24
vay bằng ngoại tệ. Trong giai đoạn 1994-1997 cho vay bằng ngoại tệ vượt
khả năng huy động vốn các ngân hàng, do đó nguồn vốn nước ngoài sẽ bù

đắp phần thiếu hụt này. Giai đoạn 1998-2000 có xu hướng ngược lại, đầu
tư tín dụng cho nền kinh tế chỉ chiếm một phần vốn huy động. Giải toả
phần vốn huy động ngoại tệ dư thừa, các ngân hàng kinh doanh trên thị
trường tiền tệ quốc tế hay đầu tư vào trái phiếu chính phủ.
b - Bảng 4:
Tỷ trọng sử dụng vốn so với huy động ngoại tệ của hệ thống ngân hàng
Đơn vị:%
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tỷtrọng 135 148 141 104 73 47 33
Qua phân tích ở trên ta có thể khái quát lên một vài những điểm lớn
sau về tình trạng đô la hoá ở nước ta:
Những nguyên nhân cơ bản nhất gây ra hiện tượng đô la hoá:
+ Nguyên nhân sâu xa: là do tính ổn định của đồng tiền chưa cao,
năng lực kinh tế Việt Nam chưa phát triển , hệ thống tài chính yếu kém và
rủi ro tài chính cao.
+ Nguyên nhân trực tiếp:
* Biến động tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng trong những
năm qua đặc biệt là năm 1999 và 2000 chịu ảnh hưởng của các tác động
bên ngoài như sự mở rộng xu hướng toàn cầu hoá từ những năm 1990, sự
tăng trưởng cao và ổn định nền kinh tế Mỹ đã làm cho đồng đô la Mỹ ngày
càng có sức mạnh và có tính hấp dẫn hơn so với các đồng tiền khác, trong
đó có cả đồng Việt Nam. Thêm vào đó, từ năm 1997 cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ khu vực châu á xảy ra đã có tác động nhất định làm giảm gía
trị của đồng Việt Nam và ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế trong nước.
25

×