Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI THU HOẠCH tìm HIỂU THỰC tế GIÁO dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.28 KB, 16 trang )

BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU
THỰC TẾ GIÁO DỤC
I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU .
1. Nghe báo cáo.
- Đoàn SVTT nghe báo cáo về tình hình hoạt động của nhà trường. Người trình bày : thầy
Nguyễn Xuân Thảo hiệu trưởng nhà trường
- Tình hình công tác chuyên môn .Người trình bày: cô phó hiệu trưởng chuyên môn Lê Thị
Thúy Hồng.
- Công tác giáo viên chủ nhiệm. Người trình bày: thầy Lê Thành Hiếu phó hiệu trưởng nhà
trường
- Đoàn sinh viên nghe báo cáo về công tác dạy học. Người trình bày: cô Lê Thị Thúy Hồng
2. Nghiên cứu hồ sơ tài liệu.
- Sổ chủ nhiệm lớp.
- Công tác GVCN lớp ở trường phổ thông, nxb gd,2001.
- Điều lệ nhà trường THPT kèm theo quyết định số 23 của Bộ GDĐT ban hành ngày
11/07/2007.
- Quyết định 40 của Bộ GDĐT ban hành ngày 05/10/2006.
- Báo cáo kết quả tốt nghiệp thpt và hiệu suất đào tạo của trường thpt nguyễn khuyến năm
học 2007-2008.
- Báo cáo tình hình học sinh năm học 2007-2008 trường ptth nguyễn khuyến.
- Cách đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh trường ptth nguyễn khuyến.
II. KẾT QUẢ TÌM HIỂU.
1. Tình hình giáo dục tại địa phương
Quận 10 nằm trong khu trung tâm của thành phố, là địa bàn hoạt động dịch vụ và thương mại
thuộc vào loại đông của thành phố. Học sinh ở địa bàn này phần lớn là con em lao động chính
vì vạy mà nền giáo dục quận 10 cũng mang những nét đặc trưng riệng của mình về cách thức
tổ chức, cách thức giáo dục cũng như chất lượng giáo dục của quận, mặt khác quận 10 cũng là
nơi tập trung đông các trường học từ mẫu giáo đến đại học, nền giáo dục của quận 10 trong
những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể trong đó có thể kể đến trường ptth
nguyễn khuyến. theo đánh giá chung của sở giáo dục và đào tạo thì là một trong những trường
suất sắc cấp thành phố. Năm học vừa qua học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt trên 99%, tỷ lệ đậu


đại học, cao đẳng > 60%.
* Có thể nói nền giáo dục quận 10 là nơi có nhiều cấp học thuộc vào loại đông của thành phố.
Cụ thể như sau :
- mầm non có 32 trường,lớp ( trong đó có 19 trường công lập, 7 trường tư thục, 6 lớp mầm
non tư thục)
- tiểu học có 19 trường (17 trường công lập, 2 trường dân lập, tư thục
- trung học cơ sở có 6 trường hệ công lập
Trường trung học có 6 trường có tổ chức lớp trung học cơ sở (2 công lập tự chủ tài chínhvà 4
tư thục)
- Trung học phổ thông có 3 trường.: Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, Nguyễn An Ninh
4 đơn vị trực thuộc gồm: 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trường bồi dưỡng giáo dục,1
trung tâm kỹ thuật thực hành – Hướng nghiệp, 1 trường chuyên biệt
- 1 trung tâm dạy nghề
* Trong địa bàn phường 12:
Mầm non có 8 trường: Măng non 1; Sóc Nâu; 19/5; Khải Tâm; Lan Anh; Âu Cơ; 12A,12B
Đồng Tiến; Ngôi nhà hạnh phúc
Cấp I có 5 trường: Triệu Thị Trinh, Hoàng Diệu, Thiên Hộ Vương,Trí Tâm, quốc tế
Cấp II: CMT8, Lạc Hồng
Cấp III: NGUYỄN KHUYẾN, VẠN HẠNH
Đại học: GIA ĐỊNH ,Á – ÂU
Chỉ tiêu GD:
+ Tất cả các em từ 5 tuổi trở lên được đi học lớp lá
+ Tất cả các em từ 6 tuổi trở lên được đi học lớp 1
+ Tất cả các học sinh phải đạt được bằng THPT hoặc bổ túc THPT
Trường Thiên Hộ Vương đạt chuẩn quốc gia
2. khái quát tình hình, đặc điểm nhà trường về các mặt
2.1 lịch sử và quá trình phát triển phấn đấu của trường
- Trường PTTH Nguyễn Khuyến được xây dựng do công binh vủa chế độ cũ vào mùa hè đỏ
lửa quản trị năm 1972, nơi này được làm nơi truyền ủy của công giáo, để tránh tiếng nên từ
trước năm 1975 trường mang tên trường trung tiểu học Đồng Tiến.

Đến năm 1979, trường được trả lại cho sở giáo dục của trường phổ thông nên 1975- 1983
trường mang tên THPT Nam Kì Khởi Nghĩa, dưới sự chỉ đạo hiệu trưởng nhà trường, cô
Hoàng Thị Kim Yến.
Từ năm 1983 đến 1986, trường mang tên THPT Nam Kì Khởi Nghĩa, lãnh đạo trường lúc này
là hiệu trưởng, cô Nguyễn Phương Thảo .
Từ 1986 đến 1991 trường lại đổi tên thành ptth vừa học vừa làm Lê Minh Xuân, hiệu trưởng là
thầy Lê Thống.
Năm học 2008 – 2009 là năm học có sự thay đổi lớn về nhân sự nhà trường. thầy Nguyễn
Xuân Thảo lên làm hiệu trưởng thay thầy Lê Thống đã nghỉ hưu. Trường tuyển nhiều giáo
viên trẻ. Chiếm ¼ tổng số giáo viên trong trường
Từ năm 1991 cho đến nay trường được mang tên ptth nguyễn khuyến. trường nằm trên đường
nguyễn tri phương, quận 10, nay đổi tên thành 50 thành thái, phường 14, quận 10.
Trài qua quá trình phấn đấu vươn lên, trường ptth nguyễn khuyến cùng 2 trường thpt của quận
10 là nguyễn du và diên hồng đã đảm nhận vai trò đào tạo đội ngũ học sinh cho quận, trang bị
tri thức cho các em bước vào các trường dạy nghề, THCN, CĐ, ĐH . lãnh đạo nhà trường luôn
tạo mọi điều kiện tốt đẹp nhất, ưu tiên cho học sinh nhằm tạo uy tín của trường cho phụ huynh
học sinh. Trường không chỉ thu hút hs trong quận mà còn thu hút hs ở các quận khác, ở các
tỉnh lân cận thành phố. Mặt khác trường mở thêm các lớp bán công, trong những năm đầu lớp
bán công và công lập học riêng nhưng sau đó căn cứ vào chủ trương xóa bỏ lớp bán công ở các
trường phổ thông nên trường chủ trường chủ trương cho khối 10 học chung không phân biệt
công lập hay bán công
Với những cố gắng đó, trường đã từng bước tạo chỗ đứng trong quận, niềm tin nới giáo viên
và phụ huynh học sinh.tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm cao, số học sinh đậu đại học ngày càng nhiều,
điểm đầu vào của trường được cải thiện. được những thành tựu như ngày hôm nay là nhờ sự
nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, giáo viên và của học sinh, với đội ngũ lãnh đạo mạnh, có
kinh nghiệm, các giáo viên luôn đoàn kết- gắn bó, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục
tốt nên đã xây dựng nên truyền thống trường rèn đức luyện tài.
II.2 Tình hình dạy và học của trường.
 Tình hình hoc sinh trường THPT NGUYỄN KHUYẾN (2008 - 2009):
- Tổng số học sinh: 2290 học sinh.

Trong đó:
+ Nữ: 1285 học sinh, tỉ lệ: 56,1%
+ Số học sinh dân tộc thiểu số: 289 học sinh, tỉ lệ 12,6%.
+ Số học sinh bỏ học trong học kỳ: 5 học sinh, tỉ lệ 0,2%.
 Năm học 2008-2009 tổng số lớp của trường là 49 lớp trong đó :
- Lớp 10 có 16 lớp.
- Lớp 11 có 15 lớp.
- Lớp 12 có 18 lớp.
Cả ba khối lớp đều học theo chương trình phân ban

khối 12 học chương trình phân ban cụ thể như sau :
- Ban khoa học tự nhiên: 7 lớp từ 12A1 đến 12A7.
- Ban khoa học xã hội nhân văn : 1 lớp. lớp 12C
-Ban cơ bản gồm:
- Ban cơ bản : học phân hóa toán- lý- hóa gồm 6 lớp 12CA1 đến 12CA6
- ban cớ bản : toán- hóa –sinh 1 lớp 12CB.
- Ban cơ bản : văn- toán- ngoại ngữ gồm 4 lớp từ 12CD1 đến 12CD4
Khối 10 và khối 11: không có hệ bán công mà chỉ có công lập khối 10 và khối 11 đều chia
thành 2 ban Ban khoa học tự nhiên. và ban cơ bản
* Về tình hình dạy học- quy chế chuyên môn kiểm tra cho điểm học sinh
- Giáo viên cần cho điểm theo năng lực của học sinh, chú ý đến lương tâm của người thầy.
- Hình thức kiểm tra:
- Kiểm tra miệng từ 2 đến 3 học sinh.
- Kiểm tra 15 phút dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm, có thể kiểm tra xen lẫn.
- Kiểm tra 1 tiết giáo viên dặn dò trước cho học sinh học bài ít nhất 1 tuần, yêu cầu kiến thức,
phạm vi chương trình và thời lượng làm bài của học sinh
- Kiểm tra học kì đề của nhà trường, ở các môn thi tốt nghiệp thì sờ giáo dục ra đề.
- Giáo viên có thể kiểm tra vở học sinh, kiểm tra bài về nhà đảm bảo tính chất công bằng.
 Vấn đề giảng dạy và quản lý lớp.
- Giáo viên phải có giáo án lên lớp, phải dạy hết chương trình theo phân phối của bộ giáo dục và

đào tạo
- Giáo viên phải biết chắt lọc những kiến thức cơ bản và quan trọng để học sinh ghi vào vỡ.
- Giáo viên luôn chú ý quản lí lớp của mình dạy đây là khâu quan trọng bởi vì nó quyết định
hiệu quả giảng dạy. Để làm được điều này giáo viên cần phảicó những quy định đối với lớp
mình phụ trách tuy nhiên những quy định này phải nằm trong điều lệ và luật giáo dục mà quốc
hội thông qua
- Phát huy tính tự giác tích cực học tập của học sinh.
 Kết quả giáo dục:
Ba năm đầu tiên thực hiện chương trình phân ban, đội ngũ thầy cô rất cố gắng thực hiện tốt nội
dung và phương pháp giảng dạy áp dụng cho chương trình phân ban, chất lượng học sinh có
chuyển biến rõ rệt, tuy vậy vẫn còn một số học sinh do chọn ban không đúng nên có dấu hiệu
theo không kịp.
Xây dựng được môi trường sư phạm an toàn, sạch đẹp
So sánh kết quả học kỳ I năm học 2007 – 2008 và 2008 – 2009 toàn trường
Năm học 2007 – 2008 Năm học 2008 – 2009
Tốt : 67,8% Tốt : 73,0%
Khá : 22,2% Khá : 19,4%
Trung bình : 8,2% Trung bình : 6.0%
Yếu : 1,9% Yếu : 1,6%
HỌC LỰC
Giỏi : 1,7% Giỏi : 2,7%
Khá : 34,3% Khá : 35,4%
Trung bình : 52,1% Trung bình :50,2%
Yếu : 11,7% Yếu : 11,3%
Kém : 0,2% Kém : 0,4%
II.3 Cơ sở vật chất của trường .
Dãy A :
Rất khang trang trong đó:
Dãy trệt gồm hội trường, phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng y tế và có một phòng học,
trong đó các phòng được trang bị đầy đủ. ở phòng giáo viên có các phương tiện đầy đủ như

tivi, máy quạt, bàn ghế giành riêng cho mổi giáo viên, hệ thống uống nước tủ lạnh…
Lầu 1 : phòng chức năng nghe nhìn, thư viện, phòng giám thị ,thư viện trường được trang bị
bởi hệ thống sách giáo khoa phục vụ cho nhu cầu tìm tài liệu cho giáo viên và học sinh, đặc
biệt là sách báo đọc tại chỗ . Lầu 2-3-4 là phòng học của học sinh gồm 24 phòng
Dãy B :
Cũng khá khang trang sạch đẹp:
Lầu trệt là căn tin
Lầu 1 là phòng thí nghiệm lý-hóa-sinh,các phòng máy tính của trường.phòng lớn nhất có 54
máy, các phòng khác có từ 27 đến 30 máy.
Lầu 2 có 7 phòng học , vừa học vừa tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng cho những học sinh có năng
khiếu của nhà trường. phòng học vụ chứa đựng hồ sơ của học sinh, phòng bên chứa đựng hồ
sơ sổ điểm, bài kiểm tra.
II.4 Cơ cấu tổ chức trong trường .
- Ban giám hiệu :
Hiệu trưởng thầy Nguyễn Xuân Thảo
Phó hiệu trưởng thầy Lê Thành Hiếu.
Phó hiệu trưởng chuyên môn cô Lê Thị Thúy Hồng
- Bộ máy tổ chức chuyên môn:
hội đồng sư phạm

hiệu trưởng

phó hiệu trưởng chuyên môn


giảng dạy giáo dục

tổ chuyên môn thầy cn, giám thị, đoàn tncshcm

tổ trưởng chuyên môn khối trưởng chủ nhiệm


chuyên môn khối lớp thầy cô chủ nhiệm mỗi lớp
hiệu trưởng: thầy Nguyễn Xuân Thảo – Bí Thư chi bộ
phó hiệu trưởng chuyên môn : cô Lê Thị Thúy Hồng – Phó bí thư chi bộ - chủ tịch công đoàn
# Tổ trưởng chuyên môn:
+ Tổ văn: cô Nguyễn Thị Việt Hoa
+ Tổ sử : thầy Lê Minh
+ Tổ địa: cô Nguyễn Thị Náo
+ Tổ ngoại ngữ: cô Tống Thị Kim Liên
+ Tổ công dân – thể dục: thầy Phan Quang Luật
+ Tổ toán: thầy Hoàng Văn Thông
+ Tổ vật lý: cô Phạm Huyền Diễm Lệ
+ Tổ hóa: thầy Trần Văn Xuân
+ Tổ sinh học: cô Trần Thị Ngọc Cúc
+ Tổ kỹ thuật: cô Huỳnh Thị Ngọc Lệ
+ Tổ thiết bị thư viện: cô Nguyễn Thị Nga
+ Tổ hành chính: cô Vũ Thị Nam
# Công đoàn:
Ban chấp hành:
Cô Lê Thị Thúy Hồng – chủ tịch công đoàn
Cô Võ Thị Hồng Loan – phó chủ tịch
Thầy Vũ Thiện Chính
Cô Nguyễn Thị Tố Thắm
Cô Huỳnh Thị Ngọc Lệ
Mỗi tổ bộ môn có một tổ trưởng công đoàn
+ Tổ văn: cô Trần Thục Anh
+ Tổ sử : cô Trần Thị Ngọc Ánh
+ Tổ địa: thầy Lê Văn Khoa
+ Tổ ngoại ngữ: cô Đặng Thị Thúy Ái
+ Tổ công dân – thể dục: thầy Lê Thanh Việt

+ Tổ toán: cô Đinh Thị Hương Trinh
+ Tổ vật lý: thầy Đỗ Đình Thắng
+ Tổ hóa: cô Nguyễn Thị Hiến
+ Tổ sinh học: cô Nguyễn Thị Kim Loan
+ Tổ kỹ thuật: thầy Đỗ Hoàng Sang
+ Tổ thiết bị thư viện: cô Võ Thị Xuân Lan
+ Tổ hành chính: cô Nguyễn Thị Kim Châu
Cơ cấu tổ chức đoàn trường
Trợ lý thanh niên: cô Lê Thị Thúy Nga và thầy Nguyễn Mạnh Thắng
Bí thư đoàn trường : em Nguyễn Trung Nhân
Phó bí thư: em Nguyễn Thị Bích Trâm
Phó bí thư phong trào: em Nguyễn Hữu Tín
Và 8 ủy viên phụ trách các mảng : tuyên truyền, phong trào, học tập, đoàn vụ
II.5 Chức năng, Nhiệm vụ của giáo viên phổ thông.
 Giáo viên bộ môn.
- Giáo dục tư tưởng , đạo đức, xây dựng tập thể học sinh
- Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành, thí
nghiệm, kiểm tra đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ,
quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động
của tổ chuyên môn
- Tham gia các công tác phổ cập giáo dục ở địa phương
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất
lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục
- Thự hiện Điều lệ của nhà trường; thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của
hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn
trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của
học sinh, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục

học sinh
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
- Giảng dạy, giảng lý thuyết, chữa bài tập, hướng dẫn thực hành, kiểm tra chất lượng, đánh giá
học sinh
- Giáo dục lao động cho học sinh, cùng học sinh tham gia sản xuất
- Soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng học tập.
- Đánh giá, xếp loại học sinh ( làm sổ điểm, phê học bạ ….)
- tham gia các lớp bồi dưỡng tập trung, tham gia các công tác xã hội khác.
 Giáo viên chủ nhiệm.
 Chức năng của giáo viên chủ nhiệm.
Giảng dạy: phụ trách giảng dạy bộ môn ở lớp
Giáo dục:
- Trước hết GVCN là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp.
- Tổ chức cho tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
- GVCN là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là
người tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục
- Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp.
 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.
- Ngoài nhiệm vụ giảng dạy như giáo viên bộ môn giáo viên chủ nhiệm còn có những nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối
tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp
- Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ đông phối hợp với các giáo viên bộ môn, đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,các tổ chức xã hội
có liên quan trong hoạt đông dạy học và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ
luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lai, phải rèn luyện
thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ
của học sinh
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng

- Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học và chương trình học. đây là nhiệm vụ trước
mắt, cần thiết vì chỉ trên cơ sở nắm vững mục tiêu cấp học, nhiệm vụ năm học của bộva2
chương trình hoạt động và dạy học của trường thì mới có cơ sơ để xây dựng kế hoạch hoạt
động của lốp chủ nhiệm, có khả năng thực thi và bảo đảm hiệu quả giáo dục.
- GVCN nắm vững các văn bản để tổ chức tốt việc giáo dục lớp chủ nhiệm. những giáo viên
không làm công tác chủ nhiệm lớp không bắt buộc phải nắm vững tất cả, vì họ không phải
thường xuyên vận dụng những hiểu biết đó vào dạy học tuy nhiên cần nắm chắc các văn bản,
nhiệm vụ, mục tiêu thì càng có lợi cho công tác giảng dạy, giáo dục học sinh.
- Tiếp nhận học sinh lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng, cần
tìm hiểu tính cách của từng em để có thể áp dụng những hình thức giáo dục phù hợp, cần biết
được các yếu tố tác động đến các em bao gồm đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách năng lực của
mổi em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình đến các em .
- Làm tốt công tác cố vấn cho học sinh, định hướng nghề nghiệp cho các em, tức là người vừa
dạy chữ, vừa làm nhà tâm lý
- Để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên phải tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của
người thầy giáo: trao dồi lòng yêu nghề, thương yêu học sinh. Thầy giáo phải là tấm gương
mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt các quan hệ không những trong lớp học ma còn trong
gia đình, đồng nghiệp.
- Không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhằm đổi mới công tác giáo dục, dạy
học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông.
- GVCN là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi trường sư phạm trong sạch lành
mạnh
2.6. Các loại hồ sơ học sinh.
- sơ yếu lý lịch học sinh.
- sổ liên lạc
- Sổ đăng kí học sinh.
- Sổ gọi tên, ghi điểm lớp học.
- Sổ ghi đầu bài.
- Học bạ học sinh.
- Hồ sơ tuyển sinh vào lớp đầu cấp III hàng năm

- Hồ sơ học sinh lên và ở lại lớp hàng năm.
- Hồ sơ học sinh chuyển trường ( nơi đến, nơi đi )
2.7. Cách thức đánh giá, xếp loại hạnh kiểm.
Đánh giá học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức, ứng xử
trong mối quan hệ với giáo viên, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học
tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn
luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Về hạnh kiểm, học sinh được đánh giá và xếp thành 5 loại: tốt, khá, trung bình, yếu, kém . tiêu
chuẩn từng loại như sau:
 Loại tốt:
- Là những học sinh có nhận thức đúng và thực hiện khá đầy đủ nhiệm vụ học sinh, có ý thức
trách nhiệm cao trong học tập, rèn luyện đạo đức nếp sống, rèn luyện thân thể, có tiến bộ
không ngừng và đạt kết quả cao trong học tập cũng như trong hạnh kiểm. những biểu hiện
chính của tiêu chuẩn trên là :
- Luôn kính trọng người trên, thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên nhà trường; thương yêu
và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin
yêu
- Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn
- Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập
- Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn
xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội
và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy đinh trong kế hoạch giáo dục, các hoạt động của
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh Niên công sản Hồ Chí Minh; chăm lo
giúp đỡ gia đình
- Xác định mục đích học tập, chuyên cần, ham học, trung thực trong học tập và có kết quả ngày
càng tiến bộ.
- Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các buổi lao động, có ý thức thực hành tiết kiệm, quý trọng
và bảo vệ tài sản chung của nhà trường, sẵn sàng tham gia lao động góp phần xây dựng địa
phương do nhà trường tổ chức

- Tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi luyên tập quân sự, luôn giữ vệ sinh chung cá
nhân, trường lớp
- Có nhiều cố gắmg rèn luyện nếp sống lành mạnh, có văn hóa, kỉ luật. trung thực, ứng xử tốt
trong quan hệ với thầy cô và bạn bè
- Có ý thức thực hiện tốt pháp luật. có thái đô rõ ràng, ủng hộ cái đúng không đồng tình với
những cái xấu, lên án và phê phán cái sai.
 Loại khá :
- Những học sinh đạt mức trung bình nhưng chưa đạt mức tốt trong thực hiện các nhiệm vụ
thể hiện qua các mặt học tập, rèn luyện hoặc trong các mặt đạt loại tốt nhưng cũng có mặt khác
đạt mức trung bình thì chỉ xếp loại hạnh kiểm khá. Những học sinh này còn mắc những khuyết
điêm nhỏ, được góp ý thì sữa chữa tương đối nhanh và không vi phạm.
 Loại trung bình:
- Là những học sinh có ý thức thực hiện nhiệm vụ học sinh, có tiến bộ về mặt hạnh kiểm nhưng
còn chậm, không đều, chưa vững chắc, kết quả nói chuing ở mức trung bình. Còn mắc một số
khuyết điểm nhưng ít nghiêm trọng, chưa thành hệ thống, khi được mọi người góp ý kiến thì
biêt nhận lỗi và sữa chữa nhung còn chậm.
 Loại yếu :
- Là những học sinh không đạt mức trung bình theo những tiêu chuẩn trên, có những biểu hiện
kém, chậm tiến bộ làm ảnh hưởng đến tập thể lớp.
 Loại kém:
- Là những học sinh có những biểu hiện sai trái, vô lễ với thầy cô giáo, không tuân theo nội quy
của nhà trường và bị kỉ luật ở mức đuổi học một năm thì đều xếp loại hạnh kiểm yếu.
2.8 Tiêu chuẩn xếp loại về học lực và cách tính điểm
 Căn cứ cách đánh giá, xếp loại và các loại học lực
Căn cứ đánh giá, xếp loại học sinh: hoàn thành chương trình, các môn học trong Kế hoạch giáo
dục của cấp THCS, cấp THPT; kết quả đạt được của các bài kiểm tra
Học lực được chia thành 5 loại: loại giỏi; loại khá; loại trung bình; loại yếu và loại kém
 Tiêu chuẩn xếp loại về học lực.
 Áp dụng thông tư 29 để đánh giá học sinh:
Loại giỏi: diểm trung bình từ 8,0 trở lên không có môn học nào dưới 6,5

Loại khá :điểm trung bình từ 6,5 trờ lên không có môn nào dưới 5,0
Loại trung bình : điểm trung bình 5,0 trở lên không có môn nào dưới 3,5
Loại yếu : điểm trung bình 3,5 trở lên không có môn nào dưới 2,0
Loại kém : điểm trung bình 3,5 nhưng có môn dưới 2,0.
 Áp dụng thông tư mới (40 ) để đánh giá học sinh.
Loại giỏi : điểm trung bình 8,0 trở lên, văn-toán > 8,0
Loại khá : điểm trung bình 6,5 trở lên, văn- toán > 6,5
Loại trung bình : điểm trung bình 5,0 trở lên, văn-toán > 5,0
Loại yếu : điểm trung bình 3,5 trở lên, văn-toán >3,5
 Cách tính điểm.
 Điểm trung bình :
Cách 1 : Điểm trung bình các bài kiểm tra (ĐTB
kt
): là trung bình cộng của điểm các bài
kiểm tra sau khi đã tính hệ số ( không tính điểm kiểm tra học kì )

Điểm trung bình môn học kì ( ĐTB
mhk
) : là trung bình cộng của ( ĐTB
kt
x 2) và điểm kiểm
tra học kì (ĐKT
hk
) :
ĐTB
kt
x 2 + ĐKT
hk
ĐTB
mhk

=
3
Cách 2 : điểm trung bình môn học kì ( ĐTB
mhk
) : là trung bình cộng của điểm các bài kiểm
tra thường xuyên (ĐKT
tx
), điểm kiểm tra học kì (ĐKT
hk
), điểm kiểm tra điều kiện (ĐKT
đk
)
với các hệ số
ĐKT
tx
+2 x ĐKT
đk
+ 3xĐKT
hk
ĐTB
mhk
=
Tổng các hệ số
 Điểm trung bình môn cả năm ( ĐTB
mcn
): là trung bình cộng của điểm ĐTBm
hk
với hai lần
điểm trung bình môn học kì II ( ĐTB
mhkII

)
ĐTB
mhkI
+ ĐTB
mhkII
x 2
ĐTB
mcn
=
3
 Điểmtrung bình các môn học kì ( ĐTB
hk
) : là trung bình cộng của các ĐTBmhk sau khi
đã tính hệ số.
Điểm trung bình các môn học kỳ ( ĐTB
hk
) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ
của tất cả các môn với hệ số (a, b,…) của từng môn học:
a x ĐTB
mhk
toán + b x ĐTB
mhk
văn + …
ĐTB
hk
=
Tổng các hệ số
 Điểm trung bình các môn cả năm ( ĐTB
cn
) có tính hệ số hoặc theo công thức sau :

ĐTB
hkI
+ĐTB
hkII
x 2
Đtbcn =
3

Hoặc :
a x ĐTB
mcn
toán + b x ĐTB
mcn
văn + …
ĐTB
cn
=
Tổng các hệ số
Các điểm trung bình chỉ lấy đến 1 chữ số thập phân
III. Những bài học sư phạm:
- Biết được thực tế giáo dục tại địa phương và của nhà trường.
- Biết được trình độ cũng như khả năng tự học của học sinh hiện nay.
- Rút ra kinh nghiệm bước đầu về quản lý học sinh, giáo dục học sinh, công tác
chủ nhiệm và giảng dạy thông qua sự giúp đỡ tận tình của GVHD và tập thể cán
bộ công nhân viên trong nhà trường.
- Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các tổ, các ban, các đoàn
thể trong nhà trường. Điều này rất thuận lợi cho sự phối hợp làm việc trong công
tác giáo dục học sinh.
IV. LIÊN HỆ BẢN THÂN
Trong quá trình thực tập sư phạm tại trường THPT NGUYỄN KHUYẾN bản thân em đã học

được rất nhiều bài học bổ ích, đúc rút được những kinh nghiệm quý báu về công tác giáo dục
( đặc biệt là công tác chủ nhiệm) và dạy học
Trước khi đi thực tập em có rất nhiều suy nghĩ lo lắng cũng như những thắc mắc về nghề
nghiệp tương lai của mình. Nhưng em đã tìm được lời giải đáp trong đợt thực tập này. Trong
quá trình thực tập em cũng gặp phải không ít những khó khăn, những tình huống sư phạm
không có trong sách vở, lý thuyết nhưng nhờ sự nhiệt tình chỉ bảo của các giáo viên trong
trường đặc biệt là giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm em đã biết cách xử lý những tình huống
khó. Từ đó tích lũy được vốn kinh nghiệm quý báu cho tương lai khi đã là giáo viên thực sự.
Qua kỳ thực tập em được trực tiếp lên lớp tiết sinh hoạt chủ nhiệm, được quản lý một lớp
học, được tham dự buổi làm việc giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh cá biệt
của lớp, được làm quen với các công việc của một giáo viên chủ nhiệm như soạn giáo án chủ
nhiệm, làm kế hoạch giáo dục tuần, tháng…
Đi thực tập em không chỉ được chủ nhiệm lớp mà còn được đứng lớp giảng dạy. lần đầu
đứng lớp còn rất nhiều bỡ ngỡ và thiếu sót nhưng được sự quan tâm chỉ bảo tận tình của giáo
viên em đã tự tin lên rất nhiều, không còn nhút nhát sợ sệt như trước và quan trong hơn là
được bổ xung những kiến thức quý báu mà trong sách vở không đề cập tới
Qua đợt thực tập em đã học được rất nhiều kinh nghiệm của các thầy cô truyền đạt lại. Biết
được trường THPT NGUYỄN KHUYẾN với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, và có
nhiều kinh nghiệm giáo dục và dạy học, hết lòng vì học sinh; Các em học sinh rất thân thiện
và ngoan ngoãn, chịu khó học tập. nhờ đó em có thêm tình yêu với sự nghiệp giáo dục
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giúp em hoàn thành kỳ thực tập đợt 1
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn ngày tháng năm 2009
Sinh viên ký tên
ĐINH TUYẾT MAI
NGUYỄN THỊ DIỆU LINH

×