Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.54 KB, 4 trang )

Thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế
giới và một số quốc gia


A. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:
- Củng cố các kiến thức về phân bố cây lương thực trên thế giới.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ bản đồ - biểu đồ để thể hiện sản lượng lương thực và cơ
cấu sản lượng lương thực của từng quốc gia trên bản đồ hành chính - chính trị thế
giới.
- Biết cách nhận xét bản đồ - biểu đồ về tình hình sản xuất lương thực trên thế giới
và cơ cấu lương thực của từng nước.

B. Thiết bị dạy học:
- Thước kẻ, compa, bút chì.
- Máy tính cá nhân.
- Các bản đồ: Nông nghiệp thế giới, Các nước trên thế giới.
- Tập bản đồ Thế giới và các châu lục.

C. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học.
Mở bài:
- GV nêu nhiệm vụ cần phải hoàn thành trong giờ học.
- GV hướng dẫn cách làm để đạt hiệu quả cao nhất trong giờ học.
HĐ 1: Cá nhân/nhóm.
Bước 1: HS dựa vào bản đồ thế giới treo tường hoặc Tập bản đồ Thế giới và
các châu lục tìm 7 nước sản xuất lương thực nhiều nhất thế giứi (năm 2000) cần
phải vẽ.
Bước 2: HS xác định vị trí các nước trên bản đồ, GV chuẩn lại.
HĐ 2: Cả lớp - cá nhân - nhóm.


Bước 1: GV hướng dẫn HS cách bố cục bản đồ.
- Tên lược đồ: Các nước sản xuất lương thực nhiều nhất thế giới năm 2000
(viết chữ in to ghi phía trên bản đồ).
- Chọn vị trí để ghi chú trên lược đồ.
- Nội dung chú giải:
+ Kích thước đường tròn chọn phù hợp với tỏng sản lượng lương thực từng
nước.
* Kích thước nhỏ: từ 50 triệu tấn-> dưới 100 triệu tấn: Pháp, LB Nga,
Inđônêxia, Canadda.
* Kích thước trung bình: từ 100 triệu tấn -> 300 triệu tấn: ấn Độ.
* Kích thước lớn: từ trên 300 triệu tấn trở lên: Hoa Kì, Trung Quốc.
- Hướng dẫn HS thể hiện cơ cấu lương thực trong hình tròn theo thứ tự: Lúa
mỳ, lúa gạo, ngô, các loại khác (Lưu ý: Vẽ bắt đầu từ tia thẳng đứng- tia 12 giờ
theo chiều kim đồng hồ).
Bước 2:
- HS vẽ biểu đồ và nhận xét … (bài tập số 2 của bài thực hành).
Bước 3: Các nhóm trao đổi, bổ sung lẫn nhau, GV chuẩn kiến thức.
- Có 3 nước đứng đầu sản lượng lương thực theo thứ tự: Trung Quóc, Hoa
Kì, ấn Độ.
- Những nước sản xuất đầy đủ các loại lương thực: Trung Quốc, Hoa Kì, ấn
Độ.
- Những nước trồng lúa mỳ chủ yếu: Phá, LB Nga, Canadda.
- Những nước trồng lúa gạo: Inđônêxia, ấn Độ, Trung Quốc.
- Những nước trồng nhiều ngô: Hoa Kì, Trung Quốc, Pháp.


Bước 4: Đánh giá.
GV chấm một số bài của HS, sau đó rts ra những vấn đề còn tồn tại, yêu cầu
HS tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.


Bước 5: Bài tập về nhà.
HS hoàn thiện nốt những phần chưa làm xong của bài thực hành.
Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy




×