Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tổ chức vận chuyển hàng hóa và thương vụ trên đường sắt part 8 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 25 trang )

167

- Hàng hóa xếp ổn định, chèn lót chắc chắn, không bị đổ vỡ, va chạm trong quá
trình vận chuyển. Nếu trong toa xe có nhiều loại hàng khác nhau, thì kiện hàng nặng xếp
xuống dới, kiện hàng nhẹ xếp lên trên. Hàng hóa cồng kềnh xếp phía đầu toa. Nếu trong
toa xe có các kiện hàng với bao gói khác nhau, khi xếp phải đảm bảo cho hàng hóa không
bị h hỏng do sự tác động lẫn nhau của các loại hàng này;
- Khi xếp toa xe hàng lẻ gộp hoặc hàng lẻ dọc đờng phải bố trí những kiện hàng
đi xa ở bên trong (phía đầu toa xe), kiện hàng đi gần xếp gần cửa toa. Để đóng mở cửa toa
dễ dàng, các kiện hàng xếp cách xa cửa toa ít nhất là 0,5m.
Sau khi xếp xong phải dán nhn hiệu lên thành toa xe ở những nơi quy định, dùng
dây thép 6mm xoắn móc cửa và niêm phong (đối với toa xe hàng lẻ nguyên toa và toa xe
hàng lẻ gộp).
Ngời phụ trách xếp toa xe hàng lẻ phải ghi rõ họ tên, ký tên đóng dấu ga vào chỗ
dành sẵn trong giấy xếp xe.
2. Tác nghiệp dỡ toa xe hàng lẻ:
- Đối với toa xe hàng lẻ gộp đến 2 ga:
tại ga đến đầu tiên sau khi kiểm tra kỹ trạng
thái niêm phong kẹp chì cũng nh trạng thái thơng vụ khác của toa xe thì tiến hành mở
cửa toa, sau đó căn cứ theo giấy xếp xe và hóa đơn gửi hàng lẻ để dỡ số hàng gửi đến ga
mình xuống. Trong quá trình dỡ xe, nếu phát hiện thấy hàng hóa bị thiếu hụt, h hỏng
hoặc bao gói bị rách vỡ thì phải lập biên bản thơng vụ theo quy định.
Kết thúc quá trình dỡ xe, ga ghi vào cột Ghi chú trong giấy xếp xe nội dung
nhận lô hàng: hóa đơn gửi hàng số đ dỡ xuống ga ngày tháng năm và ký tên
đóng dấu ga.
Nếu ở ga này có hàng gửi đến ga thứ hai thì có thể xếp bổ sung lên chính toa xe đó
và ghi tiếp vào giấy xếp xe hàng lẻ đ lập ở ga đầu tiên các chi tiết của lô hàng xếp bổ
sung. Nếu giấy xếp xe hết chỗ, ga có thể lập thêm giấy xếp xe mới với ghi chú là Bổ
sung cho giấy xếp xe số của toa xe số .
Cần lu ý là, sau khi dỡ hết hàng gửi đến ga và trớc khi xếp lô hàng gửi tiếp theo,
ga phải kiểm tra các lô hàng còn lại trên toa xe, đối chiếu với các số liệu ghi trong giấy


xếp xe và hóa đơn gửi hàng lẻ. Nếu phát hiện thấy hiện tợng hàng hóa bị mất mát, h
hỏng hay bao gói bị rách, vỡ , ga tiến hành lập biên bản thơng vụ theo quy định. Trớc
khi gửi toa xe hàng lẻ đi, ga niêm phong cặp chì lại toa xe bằng phơng tiện của ga.
Khi toa xe đến ga đến thứ 2 phải kiểm tra trạng thái kỹ thuật và thơng vụ của toa
xe, sau đó tiến hành dỡ hàng để kiểm đếm và đối chiếu với giấy tờ chuyên chở. Nếu hàng
hóa đủ và nguyên vẹn thì ký tên, đóng dấu vào giấy xếp xe toa xe hàng lẻ rồi gửi trả về
Công ty. Nếu có sai sót thì phải lập biên bản thơng vụ và xử lý theo quy định.
- Đối với toa xe hàng lẻ gộp nhiều ga và toa xe hàng lẻ nguyên toa:
khi đến ga
trung chuyển hay ga cuối cùng, ga tiến hành kiểm tra kỹ lỡng trạng thái toa xe, sau đó
dỡ toa, kiểm đếm hàng hóa. Nội dung tác nghiệp tiến hành nh với toa xe hàng lẻ gộp 2
ga.
- Đối với toa xe hàng lẻ giao nhận dọc đờng:
tại ga đến cuối cùng, việc dỡ toa có
thể tiến hành cùng với việc kiểm đếm và giao nhận hàng hóa giữa hàng hóa viên với nhà
ga, hoặc tiến hành kiểm đếm giao nhận trớc, sau đó ga dùng khóa khóa cửa toa xe lại để
đợi dỡ sau. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy hàng hóa bị h hỏng mất mát thì việc lập biên
bản phải tiến hành ngay khi giao nhận với hàng hóa viên.
VII.3.2.5. Tác nghiệp giao nhận hàng hóa, toa xe và thống kê báo cáo:
Việc giao nhận hàng hóa và toa xe giữa ga nhận chở và trởng tầu tiến hành theo
các nguyên tắc sau:
168

- Đối với các toa xe hàng lẻ nguyên toa và toa xe hàng lẻ gộp: việc giao nhận tiến
hành theo trạng thái niêm phong toa xe. Nếu phát hiện thấy trạng thái niêm phong không
tốt hoặc không đúng quy cách thì yêu cầu ga niêm phong lại. Sau đó ký tên vào sổ giao
nhận của ga, ghi rõ họ tên, số tầu và ngày tháng giao nhận;
- Đối với toa xe hàng lẻ dọc đờng:
các toa xe hàng lẻ dọc đờng đều có nhân
viên áp tải (hàng hóa viên) đi theo, do đó quá trình giao nhận đợc tiến hành trực tiếp giữa

ga và hàng hóa viên. Khi giao nhận, hai bên kiểm đếm lô hàng theo kiện bằng cách đối
chiếu giữa giấy xếp xe hàng lẻ, giấy tờ chuyên chở và thực tế kiện hàng. Việc kiểm đếm
phải thật tỷ mỷ, kiểm tra kỹ trạng thái bao bọc và nhn hiệu trên kiện hàng. Nếu phát hiện
bao gói không tốt phải yêu cầu ga bổ cứu ngay trớc khi tầu chạy, nếu sửa chữa không
kịp, hàng hóa viên giao lại cho ga cả lô hàng đó để giải quyết và gửi đi chuyến khác. Sau
khi giao nhận xong hàng hóa và giấy tờ chuyên chở, hàng hóa viên ký tên vào sổ giao
nhận của ga, ghi rõ họ tên, số tầu và ngày tháng giao nhận.
Tác nghiệp giao nhận hàng hóa, toa xe với các ga dỡ tiến hành nh sau:
- Đối với toa xe hàng lẻ nguyên toa và toa xe hàng lẻ gộp:
tác nghiệp giao nhận ở
ga đến cũng tiến hành nh ở ga đi. Sau khi kiểm tra xong trạng thái niêm phong và giấy tờ
chuyên chở, nhân viên của ga ký tên vào sổ giao nhận của trởng tầu. Trởng tầu khi giao
toa xe hàng lẻ phải giao cả hóa đơn gửi hàng và giấy xếp toa xe.
- Đối với toa xe hàng lẻ giao nhận dọc đờng:
việc giao nhận ở các ga hàng lẻ dọc
đờng tiến hành giống nh ở ga đi. Bên nhận ký tên vào sổ của bên giao. Nếu ga dọc
đờng phát hiện hàng hóa trên tầu giao xuống bị rách vỡ bao gói, h hỏng mất mát thì
phải lập biên bản thơng vụ có chữ ký xác nhận của nhân viên áp tải, nếu vì lý do này mà
gây ra chậm tầu thì nhân viên áp tải chịu trách nhiệm.
Tại ga đến cuối cùng, việc giao nhận toa xe hàng lẻ giữa ga và nhân viên áp tải
tiến hành theo cách kiểm đếm kiện nh ở ga đi, đồng thời nhân viên áp tải giao cả giấy
xếp xe và hóa đơn gửi hàng lẻ. Sau khi kiểm đếm giao nhận xong, nhà ga xác nhận và
đóng dấu vào sổ giao nhận của hàng hóa viên.
Chế độ thống kê báo cáo chuyên chở hàng lẻ đợc thực hiện theo đúng các quy
định của ngành đờng sắt. Ga nhận chở hàng lẻ phải có sổ đăng ký hàng lẻ đi ghi chép
đầy đủ các lô hàng lẻ gửi đi tại tất cả các mục cần thiết. Sau đó, ga tập hợp số liệu để báo
cáo lên Công ty hàng ngày, hàng tháng và hàng quý. Báo cáo hàng ngày có thể thực hiện
bằng điện báo, còn báo cáo tháng, quý thực hiện bằng văn bản theo mẫu báo cáo chung và
cùng một lúc với hàng nguyên toa.
Ga đến của hàng lẻ phải có sổ đăng ký hàng lẻ. Sổ này đợc lập riêng và theo

đúng mẫu quy định. Ga đến cũng có trách nhiệm thực hiện chế độ thống kê báo cáo
chuyên chở hàng lẻ giống nh với ga đi.
VII.3.2.6. Bảo quản và giao nhận hàng lẻ ở ga đến:
Hàng hóa sau khi dỡ xuống ga sẽ đợc bảo quản trong kho của ga một khoảng
thời gian quy định. Để tránh nhầm lẫn, thất lạc phải sắp xếp hàng hóa trong kho sao cho
dễ kiểm tra, tìm kiếm và dành đờng đi lại thuận tiện cho ngời hoặc phơng tiện xếp dỡ.
Hàng kỵ ớt đợc kê lót và để ở nơi thoáng gió, cao ráo, không xếp chung với hàng ẩm
ớt. Hàng dễ cháy để ở nơi riêng biệt và có biện pháp phòng hỏa chu đáo.
Ngời nhận hàng khi đến lấy hàng phải xuất trình giấy báo tin hàng đến và giấy
chứng nhận t cách pháp nhân của ngời nhận hàng. Ga đến thu đầy đủ các khoản cớc,
tạp phí quy định, đề nghị ngời nhận hàng ký vào sổ hàng đến (hoặc sổ xuất kho), vào
liên 3 của hóa đơn gửi hàng sau đó giao trả hàng hóa cho ngời nhận hàng kèm theo giấy
tờ chuyên chở. Nếu lô hàng có lập biên bản thơng vụ thì giao cho ngời nhận hàng 1
bản.
169







VII.3.3. Tác nghiệp hàng lẻ ở ga trung chuyển:

VII.3.3.1. Nhiệm vụ của ga trung chuyển hàng lẻ:
Các lô hàng lẻ vận chuyển bằng toa xe hàng lẻ gộp hoặc toa xe hàng lẻ giao nhận
dọc đờng để gửi từ hớng đờng này đến hớng đờng khác đều đợc trung chuyển tại
các ga trung chuyển hàng lẻ. Các ga trung chuyển hàng lẻ do ngành đờng sắt quy định
trên mạng lới đờng sắt với những chức năng cụ thể.
Ga trung chuyển hàng lẻ có nhiệm vụ lựa chọn các lô hàng lẻ có cùng ga đến hoặc

hớng đờng do các toa xe hàng lẻ đa đến, sau đó lập các toa xe hàng lẻ khác để vận
chuyển đến ga đến quy định một cách nhanh chóng, sử dụng tốt nhất trọng tải toa xe và
năng lực của ga, đảm bảo an toàn nguyên vẹn hàng hóa.
Để thực hiện đợc nhiệm vụ đó, ga phải làm tốt các yêu cầu sau:
- Làm tốt kế hoạch trung chuyển hàng lẻ, áp dụng các phơng pháp trung chuyển
tiên tiến để nâng cao năng lực tác nghiệp, giảm thời gian đỗ đọng hàng hóa;
- Rút ngắn thời gian đỗ đọng toa xe và hàng hóa trong quá trình tác nghiệp, tránh
ứ đọng kho, ke, bi; đảm bảo gửi hàng đến nơi đúng kỳ hạn chuyên chở;
- Ngăn ngừa các sự cố xẩy ra trong quá trình trung chuyển hàng lẻ và chuyên chở
hàng lẻ đến ga;
- Nâng cao sức chở của phơng tiện, khai thác tốt năng lực tác nghiệp của ga;
- Đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình trung chuyển và chuyên chở đến ga,
đảm bảo số lần trung chuyển là ít nhất.
Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác trung chuyển hàng lẻ ở ga bao gồm:
ke trung chuyển, kho để bảo quản tạm thời hàng hóa, các đờng xếp dỡ, chuyển tải hàng
hóa, phơng tiện xếp dỡ và chuyển tải hàng hóa (cơ giới và thủ công), toa xe rỗng, dụng
cụ sửa chữa bao bì, nhn mác
VII.3.3.2. Các phơng pháp trung chuyển hàng lẻ:
Tác nghiệp trung chuyển hàng lẻ tại ga trung chuyển có thể đợc thực hiện bằng
các phơng pháp sau:
1. Phơng pháp dỡ xuống ke: toàn bộ hàng hóa do các toa xe hàng lẻ đa đến
trung chuyển đều đợc dỡ xuống ke để bảo quản tạm thời tại các khu vực quy định. Các
khu vực bảo quản trên ke trung chuyển đợc quy định theo hớng đi hoặc ga đến trên
tuyến và tách riêng những loại hàng đòi hỏi điều kiện chuyên chở đặc biệt. Khi lợng
hàng ở khu vực nào đó đủ để lập toa xe hàng lẻ theo hình thức nguyên toa hoặc gộp, hay
có toa xe đi theo hớng của khu vực đó thì tiến hành xếp hàng lên toa xe.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tác nghiệp, các ke phân loại phải đủ rộng
để bảo quản tạm thời hàng hóa và cho phơng tiện, công nhân xếp dỡ di chuyển. Kích
thớc các khu vực trên ke phù hợp với độ lớn của luồng hàng trung chuyển và đủ sức chứa
hàng hóa của 1 toa xe với định mức trọng tải theo hớng đi tơng ứng. Những luồng hàng

đòi hỏi diện tích bảo quản lớn nên bố trí giữa ke, luồng hàng nhỏ bố trí ở rìa ke nhằm
giảm cự ly di chuyển của hàng hóa khi tác nghiệp.
Phơng pháp dỡ xuống ke có u điểm là tính chất tác nghiệp đơn giản, thuận tiện
cho việc lập các toa xe hàng lẻ nguyên toa và gộp, thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hóa
và tình trạng bao gói, nhờ đó tăng đợc chất lợng bảo quản hàng hóa trong quá trình tác
170

nghiệp, nhng có nhợc điểm là khối lợng xếp dỡ lớn, yêu cầu về diện tích ke bảo quản
hàng hóa lớn.
2. Phơng pháp lô hàng hạt nhân: bản chất của phơng pháp này là, khi toa xe
hàng lẻ tới trung chuyển, ga giữ lại trên toa 1 lô hàng làm hạt nhân của hớng đi mới.
Các lô hàng có cùng hớng đi với lô hàng hạt nhân để nguyên trên toa xe và bổ xung
các lô hàng có cùng hớng đi từ các toa xe hàng lẻ khác hoặc từ ke phân loại cho đủ định
mức xếp toa xe hàng lẻ mới.
Lô hàng hạt nhân đợc chọn là lô hàng có trọng lợng hoặc thể tích vừa phải và
nằm ở vị trí thích hợp trên toa xe để hạn chế tác nghiệp dỡ xuống ke. Việc kiểm tra số
kiện, bao gói, nhn hiệu và chất lợng hàng hóa của lô hàng hạt nhân thực hiện theo 2
hình thức sau:
- Nếu lô hàng hạt nhân nằm ở phía đầu toa thì chuyển sang phía đầu bên kia của
toa xe. Nếu lô hàng có khối lợng lớn nhng số kiện ít thì có thể kiểm tra không cần thay
đổi vị trí;
- Nếu lô hàng hạt nhân nằm ở giữa toa xe thì dỡ xuống ke.
Phơng pháp này có u điểm là giảm đợc khối lợng hàng hóa không phải dỡ
xuống ke, tuy nhiên có nhợc điểm là tác nghiệp phức tạp hơn và đôi khi vị trí lô hàng
hạt nhân không thích hợp nên vẫn phải dỡ xuống ke.
3. Phơng pháp đổi chỗ: các toa xe hàng lẻ đến trung chuyển cùng đợc đa vào
địa điểm trung chuyển kèm theo một số toa xe rỗng (theo kinh nghiệm cứ 4 hoặc 5 toa xe
nặng kèm theo 1 toa xe rỗng). Mỗi toa xe rỗng đợc quy định cho 1 hớng đi mới. Sau đó
dỡ thẳng hàng hóa từ các toa xe nặng sang toa xe rỗng phù hợp với hớng đi quy định.
Trong trờng hợp ở ga không có sẵn toa xe rỗng thì việc đầu tiên là giải phóng một số toa

xe đợc lựa chọn để xếp hàng từ các toa xe gần nhất.
Phơng pháp này có u điểm là thực hiện đợc song trùng tác nghiệp, tăng năng
lực tác nghiệp của ga trung chuyển và giảm nhu cầu về sức chứa và diện tích của ke phân
loại. Chính vì vậy, đây là phơng pháp đợc áp dụng rộng ri tại các ga trung chuyển có
khối lợng tác nghiệp lớn.
Mỗi phơng pháp đều có u nhợc điểm riêng, do đó việc lựa chọn phơng pháp
trung chuyển phụ thuộc vào điều kiện công tác thực tế ở ga. Kinh nghiệm công tác của
đờng sắt các nớc tiên tiến chỉ ra rằng, áp dụng phơng pháp tổng hợp (giữ lại lô hàng
hạt nhân trên toa, đồng thời chuyển các lô hàng có cùng hớng đi từ các toa xe khác
sang, các lô hàng còn lại dỡ xuống ke) có hiệu quả rất rõ rệt.
VII.3.3.3. Tác nghiệp hàng lẻ ở ga trung chuyển:
1. Lập kế hoạch tác nghiệp hàng ngày:
Kế hoạch tác nghiệp hàng ngày của ga trung chuyển hàng lẻ đợc lập trên cơ sở
tình hình hàng lẻ đi, đến ga trong ngày, hàng lẻ tập kết ở ga để chờ gửi đi của từng hớng
đờng, ga đến và kế hoạch lập tầu, BĐCT cụ thể trên tuyến. Nội dung kế hoạch lập tầu
phải thể hiện:
- Số và hình thức toa xe hàng lẻ cần phải lập;
- Phơng pháp trung chuyển hàng lẻ áp dụng ở ga;
- Hình thức bố trí đa toa xe hàng lẻ đến các ga đến (nếu đợc phép);
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận.
Thông thờng toa xe hàng lẻ đợc đa đến các ga đến bằng tầu cắt móc trên khu
đoạn. Có 3 hình thức quay vòng tầu cắt móc kéo toa xe hàng lẻ:
- Tầu cắt móc làm việc trên tất cả các ga: áp dụng trên khu đoạn có cự ly không
lớn và có sự thích hợp về hàng lẻ giữa các ga trong khu đoạn;
171

- Tầu cắt móc phục vụ theo vùng, tức là trong khu đoạn có quy định một vùng cụ
thể cho tầu phục vụ, các vùng khác tầu chạy thông qua. Hình thức này áp dụng trên khu
đoạn dài, số lợng ga lớn và không có sự thích ứng giữa các vùng;
- Kết hợp 2 hình thức trên: áp dụng trên các khu đoạn dài có luồng hàng lẻ lớn và

có sự thích ứng về hàng lẻ giữa các ga trong khu đoạn.
Nếu hàng lẻ tập trung trên mâm hàng để bảo quản, vận chuyển thì phải xác định
số mâm cần thiết phục vụ cho tác nghiệp.
- Số mâm hàng cần thiết ở ga đợc tính theo công thức:
Q
ngày

N
mâm
=
m
. (1 +
dt
) [mâm]; (7.2)
q
mâm

Trong đó: . Q
ngày
: khối lợng hàng hóa bình quân một ngày đêm cần bảo quản (T);
.
m
: thời gian quay vòng của mâm hàng (ngày);
. q: tải trọng bình quân của 1 mâm hàng (T);
.
dt
: hệ số dự trữ mâm hỏng.
- Số mâm hàng cần thiết của đại lý vận tải tính theo công thức:
Q
ngày

L
N
mâm
= ( + t
xd
+ t
kho
).(1 +
dt
) [mâm]; (7.3)
24.q
mâm
v
Trong đó: . L: khoảng cách vận chuyển giữa đại lý và ga (km);
. v: tốc độ chuyên chở (km/h);
. t
xd
: thời gian mâm nằm ở địa điểm xếp dỡ để xếp dỡ hàng hóa (giờ);
. t
kho
: thời gian mâm nằm ở kho của đại lý (giờ).
- Số mâm hàng cần thiết của chủ hàng tính theo công thức:
Q
ngày

N
mâm
= t
khoch
.(1 +

dt
) [mâm]; (7.4)
24.q
mâm

Trong đó: . t
khoch
: thời gian mâm nằm ở kho của chủ hàng (giờ).
2. Xây dựng chế độ kiểm tra ngăn ngừa sự cố:
Mục đích của việc kiểm tra ngăn ngừa sự cố nhằm:
- Đảm bảo cho hàng hóa không bị h hỏng, nhầm lẫn, thất lạc;
- Không bỏ sót hàng hóa trong quá trình tác nghiệp;
- Đảm bảo thực hiện đúng kỳ hạn chuyên chở của hàng hóa;
- Đảm bảo vận chuyển hàng lẻ đến ga tiếp theo một cách an toàn, nguyên vẹn.
Nội dung chế độ kiểm tra gồm:
- Kiểm tra trạng thái thơng vụ toa xe;
- Kiểm tra, kiểm đếm hàng hóa khi dỡ và xếp lên toa xe;
- Kiểm tra hàng hóa nằm trong kho, trên ke;
- Kiểm tra nhắc nhở công nhân xếp dỡ thực hiện đúng quy trình và kế hoạch tác
nghiệp nhằm đảm bảo an toàn nguyên vẹn hàng hóa và tránh thất lạc;
- Kiểm tra sổ sách giấy tờ chuyên chở, đối chiếu hàng hóa khi giao nhận (giữa ga,
tầu và giữa các ban với nhau).
3. Theo dõi kỳ hạn chuyên chở hàng hóa: nhằm tránh tình trạng hàng hóa bị nằm
quá lâu ở ga trung chuyển dẫn đến quá kỳ hạn chuyên chở, ga trung chuyển phải mở sổ
đăng ký hàng lẻ trung chuyển để theo dõi.
Sổ đăng ký hàng lẻ trung chuyển gồm 2 phần, phần hàng đến và phần hàng đi.
Tất cả các lô hàng lẻ đến ga trung chuyển đều phải đăng ký vào sổ với đầy đủ các
chi tiết đ quy định. Hàng xếp gửi đi ghi vào các cột ở phần hàng đi, hàng đến ghi vào
172


phần hàng đến. Hàng ngày ga kiểm tra sổ, nếu phát hiện thấy có lô hàng đến nhng cha
có ở phần hàng đi thì phải có biện pháp cho gửi đi sớm. Đặc biệt lu ý những lô hàng đ
sắp hết hạn chuyên chở nhng không đủ điều kiện lập toa xe hàng lẻ nguyên toa hay gộp
thì phải bố trí cho đi theo hình thức toa xe hàng lẻ dọc đờng.
4. Xây dựng chế độ quản lý kho, ke. Chế độ này nhằm giúp nhân viên phụ trách
hàng lẻ nắm chính xác tình hình hàng lẻ trong kho, ke, dễ dàng tìm kiếm, chọn lọc hàng
hóa khi cần thiết. Nội dung của chế độ này bao gồm:
- Chuyên môn hóa kho, ke: cố định khu vực bảo quản hàng hóa trong kho và trên
ke phân loại theo từng hớng đi, ga đến, các hàng hóa phổ thông và hàng hóa có yêu cầu
chuyên chở đặc biệt.
Căn cứ vào số lợng hàng lẻ của từng hớng, vị trí tơng đối giữa đờng xếp dỡ và
kho, ke, kết hợp với phơng pháp dồn toa để cố định khu vực bảo quản hàng lẻ. Hàng
nguy hiểm sử dụng một khu vực riêng biệt, hàng nặng có thể sử dụng linh động các vị trí.
Khi khu vực cố định đ chất đầy hàng thì có thể xếp sang khu vực khác nhng phải đợc
sự nhất trí của ngời có trách nhiệm;
- Phân công ngời phụ trách các vị trí để hàng nhằm giúp cho nhân viên phụ trách
hàng lẻ nắm đợc tình hình hàng hóa trong kho, ke và tăng cờng trách nhiệm khi công
tác. Tùy theo tình hình hàng lẻ thực tế và số định biên của ga mà phân công khu vực phụ
trách cố định cho từng nhân viên.
- Xây dựng chế độ chỉnh lý kho, ke hàng ngày:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho ban sản xuất sau, các ban trớc khi giao ban phải
thực hiện chế độ dọn kho, tìm cách xếp đi hết những lô hàng có thể xếp đi đợc, những lô
hàng không thể xếp đi phải chỉnh lý, sắp xếp gọn gàng và bố trí theo từng khu vực quy
định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tác nghiệp giao nhận, không bỏ sót hàng.
Nắm vững tình hình hàng hóa tồn đọng ở ga, đặc biệt là những lô hàng sắp hoặc
đ quá kỳ hạn chuyên chở. Phát hiện kịp thời các sự cố để giải quyết.

Câu hỏi ôn tập chơng VII:



1. Khái niệm, tính chất và phân loại hàng nguy hiểm?
2. Biện pháp phòng hộ an toàn đối với hàng nguy hiểm?
3. Điều kiện chuyên chở hàng nguy hiểm?
4. Khái niệm hàng lẻ, toa xe chuyên chở hàng lẻ và ga làm tác nghiệp hàng lẻ?
5. Điều kiện nhận chở hàng lẻ?
6. Tác nghiệp hàng lẻ ở ga đi và ga đến?
7. Nhiệm vụ và tổ chức tác nghiệp ga trung chuyển hàng lẻ?
8. Các phơng pháp trung chuyển hàng lẻ, phạm vi áp dụng?










173



















































174



173

Chương VIII:
TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG
CONTAINER

VIII.1. Ý NGHĨA VÀ ðIỀU KIỆN CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA BẰNG
CONTAINER:

VIII.1.1. Ý nghĩa của việc vận chuyển hàng hóa bằng container:

Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng container tuy mới ra ñời vào những năm
ñầu thế kỷ XX, nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn ñã tạo ra một cuộc cách mạng thực
sự trong ngành vận tải và ñược coi là cuộc cách mạng thứ 3 sau phát minh ra ñầu máy hơi
nước và ñiện khí hóa ngành vận tải. Phương thức vận tải hàng hóa bằng container tạo
ñiều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng
vận chuyển hàng hóa, nâng cao hiệu suất sử dụng phương tiện, giảm giá thành vận tải.
Có ñược tầm quan trọng như vậy là bởi phương thức vận chuyển hàng hóa bằng

container có những ý nghĩa rất to lớn:
1. Nâng cao chất lượng bảo quản, giảm thất thoát hàng hóa trong quá trình
vận chuyển nhờ giảm số lần tác nghiệp hàng hóa trên ñường, vì vậy giảm bớt tác ñộng
tiêu cực tới hàng hóa. Mặt khác, container có nhiều kiểu và loại khác nhau vì vậy doanh
nghiệp vận tải và chủ hàng có thể chọn lựa ñược container thích hợp nhất ñể chuyên chở
hàng hóa của mình nhằm nâng cao chất lượng, giảm thất thoát hàng hóa;
2. Nâng cao sức chở của phương tiện vận tải. Container là loại thùng chứa ñặc
biệt ñược tiêu chuẩn hóa về kích thước, tải trọng cho phù hợp với kích thước, trọng tải
của phương tiện chuyên chở vì vậy nâng cao ñược hệ số lợi dụng trọng tải của phương
tiện khi xếp container;
3. Tiết kiệm chi phí bao gói hàng hóa. Bản thân container là một thùng chứa
hàng ñể vận chuyển hàng hóa không cần bao gói, vì vậy hàng hóa chứa trong container
không cần bao gói hàng hóa, tiết kiệm ñược chi phí và thời gian, giảm giá thành chuyên
chở;
4. Tạo ñiều kiện thuận lợi cho công tác giao nhận. Khi vận chuyển hàng hóa
bằng container, việc giao nhận hàng hóa diễn ra với thủ tục ñơn giản, giảm thời gian và
sự phức tạp khi giao nhận trong khi vẫn ñảm bảo ñộ chính xác cao. Mặt khác, hàng hóa
trong quá trình chuyên chở ñược kiểm tra thông qua tình trạng container, vì vậy tăng
ñược tốc ñộ và rút ngắn thời gian ñưa hàng;
5. Tăng hiệu quả sử dụng bãi hàng, phương tiện xếp dỡ cơ giới của ngành vận
tải, tạo ñiều kiện thuận lợi ñể thực hiện phương thức vận tải ″từ kho ñến kho”;
6. Tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tổ chức liên hiệp vận tải và vận tải ña phương
thức. Container là thùng chứa có tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với các loại phương tiện vận
tải, do ñó cho phép thực hiện liên hiệp vận tải và vận tải ña phương thức trên nền tảng
phương thức vận chuyển hàng hóa bằng container;
7. Tạo ñiều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, theo dõi hàng hóa trong quá
trình vận chuyển. Mỗi container khai thác có mã số riêng và ñược ñăng ký quản lý thống
nhất. Hàng hóa xếp trong container có danh mục kèm theo, gắn với mã số container, vì
vậy trên cơ sở quản lý theo dõi mã số container có thể nắm ñược trạng thái hoạt ñộng của
container, từ ñó nắm ñược các thông tin về hàng hóa chuyên chở.

174


VIII.1.2. ðiều kiện chuyên chở hàng hóa bằng container:

Phương thức tổ chức vận chuyển hàng hóa bằng container có ý nghĩa rất to lớn
ñối với ngành vận tải và với bản thân chủ hàng, tuy nhiên ñể phương thức này ñạt hiệu
quả cao cần có các ñiều kiện sau:
VIII.1.2.1. Phải hình thành hệ thống vận chuyển container thống nhất.
Rõ ràng, container có ñặc ñiểm là một loại thùng chứa tiêu chuẩn, ñiều này tạo
ñiều kiện thuận lợi khi sử dụng container nhưng ñồng thời cũng ñòi hỏi các bộ phận liên
quan trong quá trình vận tải phải tương thích với nó nhằm tận dụng hết lợi thế của
container và thống nhất với nhau trong một hệ thống vận tải chung.
Hệ thống vận tải container thống nhất bao gồm:
1. Container. ðây là công cụ chủ yếu và là tiền ñề cho việc khai thác thành công
phương thức vận tải hàng hóa bằng container. Container sử dụng phải ñảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật chế tạo và khai thác, phù hợp với loại hàng chuyên chở. Số lượng
container vận dụng phù hợp khối lượng hàng hóa chuyên chở. Hiện nay, các container
ñược chế tạo rất phong phú ñể thích hợp với các mặt hàng, từ hàng phổ thông ñến những
hàng hóa có yêu cầu bảo quản ñặc biệt như hàng mau hỏng dễ thối nát, chất lỏng Tiêu
chuẩn kỹ thuật chế tạo container ngày càng ñược hoàn thiện nhằm giảm tự trọng, tăng ñộ
bền và khả năng chịu va ñập;
2. Phương tiện vận chuyển container. ðể vận chuyển container có hiệu quả cần
trang bị các phương tiện vận chuyển thích hợp, thường là phương tiện chuyên dùng, có
tải trọng, kích thước phù hợp với tải trọng, kích thước container, có thiết bị giữ container
an toàn ổn ñịnh trong suốt quá trình vận chuyển (trong ngành ñường sắt gọi là bộ gá
container trên toa xe), tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc xếp dỡ container lên phương tiện.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong thời ñại ngày nay, phương tiện
vận chuyển container cũng ñược cải thiện ñáng kể. ðã xuất hiện những thế hệ tầu biển
chuyên dùng chở container có sức tải hàng trăm nghìn TEU, như tầu Ro-Ro, tầu kiểu “Tổ

ong” , trên ñường bộ có những xe rơ-móoc vận chuyển container với năng lực lớn, các
toa xe chuyên dùng với thiết bị giữ container hiện ñại ;
3. Bãi container. Trong hệ thống vận chuyển container thống nhất không thể thiếu
vai trò của bãi container vì thực tế cho thấy, thời gian container nằm ở các bãi trong quá
trình vận chuyển là rất lớn, do ñó nâng cao chất lượng công tác bãi sẽ giảm ñược thời
gian lưu bãi, thời gian ñỗ ñọng của phương tiện vận chuyển, tránh nhầm lẫn, thất lạc
container và hàng hóa, nâng cao chất lượng bảo quản, ñồng thời cho phép khai thác có
hiệu quả nhất phương tiện xếp dỡ ñang hoạt ñộng trên bãi. Bãi container không chỉ là ñịa
ñiểm tập kết và phân loại container mà còn có nhiều chức năng khác như sửa chữa vỏ
container, tập kết hàng hóa chuyên chở, làm thủ tục hải quan, thuế vụ, thực hiện nhiệm
vụ của ñại lý vận tải
ðối với ngành ñường sắt, bãi container phải có liên hệ chặt chẽ với ga lập tầu ñể
tạo ñiều kiện thuận tiện khi lập các ñoàn tầu container;
4. Thiết bị cơ giới xếp dỡ container. Container là những thùng chứa ñặc biệt có tải
trọng và kích thước lớn, chính vì vậy, phương tiện xếp dỡ container cũng phải ñược
chuyên môn hóa ñể ñảm bảo an toàn, giảm thời gian tác nghiệp và có thể thực hiện ñược
một số yêu cầu ñặc biệt như xác ñịnh trọng lượng container khi cẩu, tối ưu hóa trình tự
tác nghiệp Thiết bị cơ giới xếp dỡ container là loại hoạt ñộng theo chu kỳ, bộ phận lấy
175

hàng thông dụng nhất là cặp treo như kích chuyên dùng, xe nâng hàng chuyên dùng, cần
cẩu dàn nâng trọng lớn ;
5. Hệ thống quản lý theo dõi container: cung cấp chính xác và nhanh nhất cho
nhà quản lý các số liệu về:
- Trạng thái khai thác container: nặng hay rỗng, nếu ñang ở trạng thái nặng thì các
thông số của hàng hóa chuyên chở bên trong là như thế nào;
- Tình trạng kỹ thuật của container;
- ðịa ñiểm và trạng thái sử dụng container (ñang chuyên chở, ñang chạy rỗng,
ñang ở trên bãi ñợi xếp, ñợi dỡ ) và các thông tin cần thiết khác.
Hệ thống quản lý theo dõi container có vai trò rất quan trọng, giúp nhà quản lý

ñưa ra phương án khai thác container hiệu quả nhất. ðể thực hiện ñược nhiệm vụ ñó, hệ
thống quản lý theo dõi container cần phải ñồng bộ từ nhà quản lý cho ñến các bộ phận sử
dụng và bãi container.
VIII.1.2.2. Có hệ thống văn bản pháp quy làm cơ sở cho việc khai thác container.
Thực tế cho thấy, ñể phương thức chuyên chở hàng hóa bằng container ñạt hiệu
quả cao cần có sự phối hợp ñồng bộ giữa nhiều bộ phận có liên quan, vì vậy phải có ñầy
ñủ hệ thống văn bản pháp quy ñiều chỉnh những mối quan hệ này. Văn bản pháp quy xác
lập tất cả những vấn ñề nẩy sinh trong quá trình khai thác, sử dụng container, như tiêu
chuẩn kỹ thuật container, quy ñịnh và quy cách xếp hàng hóa trong container, quy ñịnh
và tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện chuyên chở container, quy ñịnh tính cước và các
khoản phí khác khai thác container
VIII.1.2.3. Làm tốt công tác khai thác nguồn hàng.
ðại bộ phận container có kết cấu cứng cố ñịnh, không tháo rời ñược. Do vậy nếu
không khai thác tốt nguồn hàng chuyên chở sẽ làm tăng hệ số chạy rỗng, giảm hiệu quả
của phương thức vận chuyển hàng hóa bằng container. ðể khai thác tốt nguồn hàng cần
áp dụng ñồng bộ các biện pháp Marketing, có chính sách giá cước hợp lý trên chiều
rỗng

VIII.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CONTAINER:


Container là công cụ vận chuyển, bảo quản hàng hóa, là một thành phần của hệ
thống vận chuyển container thống nhất, ñược quy chuẩn nhằm tạo ñiều kiện tốt nhất ñể
bảo quản hàng hóa, nâng cao năng lực chuyên chở và công suất sử dụng trang thiết bị kỹ
thuật của ngành vận chuyển. Vậy container là gì?
VIII.2.1. Khái niệm container:

Khi mới xuất hiện, container là một loại bao gói sử dụng nhiều lần ñể vận chuyển
hàng hóa bằng các phương tiện vận tải khác nhau. Trong ngành vận tải ñường sắt,
container ñược coi như một bộ phận của phương tiện vận chuyển ñể chuyên chở hàng hóa

từ nơi gửi ñến nơi nhận không cần bao gói.
Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) ñưa ra
ñịnh nghĩa tổng quát về container như sau: “Container là một loại thùng chứa ñặc biệt có
các ñặc ñiểm sau:
- Có tính chất bền chắc, ñáp ứng ñược nhu cầu sử dụng nhiều lần;
- Có cấu tạo riêng biệt, thuận tiện cho chuyên chở hàng hóa bằng 1 hoặc nhiều
phương thức vận tải mà không phải dỡ hàng ra ñóng gói lại ở dọc ñường;
176

- ðược thiết kế thuận tiện, dễ dàng cho việc ñóng hàng vào và rút hàng ra khỏi
container;
- Có thể tích chứa hàng bên trong ≥ 1m
3
”.
Như vậy có thể thấy rằng, ñặc trưng cơ bản của container chính là sự chuẩn hóa
của nó nhằm tăng hiệu quả và chất lượng chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức
vận tải.

VIII.2.2. Phân loại container:
Có nhiều cách phân loại container khác nhau tùy theo mục ñích nghiên cứu, trong
ngành vận tải sử dụng những cách phân loại chủ yếu sau:
VIII.2.2.1. Phân loại container theo cách sử dụng:
1. Container bách hóa (General Cargo Container). Loại này chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong bãi container, thường dùng chở hàng khô có bao bì, (vì vậy còn ñược gọi là
container hàng khô - Dry Cargo Container). Hàng hóa chuyên chở không ñòi hỏi khống
chế nhiệt ñộ bên trong container khi vận chuyển.
Hình dạng container bách hóa giống toa xe có mui của ngành ñường sắt (xem
hình H.8.1).
2. Container bảo ôn (Thermal Container): ñược thiết kế ñể chứa chở các loại
hàng ñặc biệt ñòi hỏi khống chế nhiệt ñộ bên trong container trong quá trình vận chuyển

ở mức ñộ nhất ñịnh. Vách và mái của container bảo ôn ñược bọc phủ bọt xốp ñể tăng khả
năng cách nhiệt.
Container bảo ôn gồm các loại sau:
- Container lạnh (Refrigerated or Reefer Container): dùng ñể bảo quản và chuyên
chở các loại hàng cần nhiệt ñộ thấp như thịt, cá, tôm Quá trình làm lạnh ñược thực hiện
thông qua 2 cách: sử dụng máy lạnh ngay bên trong container hoặc cung cấp hơi lạnh từ
máy lạnh ñặt ở bên ngoài vào theo ñường ống dẫn;
- Container cách nhiệt (Insulated container): ñược thiết kế ñể chở rau quả, dược
phẩm Loại này có kết cấu cách nhiệt nhằm gìn giữ ñộ mát, ngăn ngừa sự gia tăng của
nhiệt ñộ. Nguồn làm mát thường ñược cung cấp từ ñá lạnh;
- Container thông gió (Ventilated container): có các lỗ thông gió ở thành vách dọc
hoặc mặt trước container giúp cho hàng hóa chứa bên trong trao ñổi không khí (thở thực
vật) dễ dàng với môi trường bên ngoài, nhằm hạn chế quá trình phân hủy, tránh thối rữa.
3. Container ñặc biệt (Special Container): chuyên dùng ñể chở một số loại hàng
nhất ñịnh, bao gồm:
- Container hàng khô rời (Dry Bulk Container): chuyên chở hàng khô rời như:
ngũ cốc, phân bón, hóa chất (xem hình vẽ H.8.2);
- Container bồn (Tank Container): chứa chất lỏng như: rượu, hóa chất, khí nén
hóa lỏng Kết cấu gồm có khung ñỡ và bồn chứa hàng. Hàng hóa rót vào container qua
miệng bồn và thoát ra từ miệng xả nhờ tác dụng của trọng lực bản thân hoặc thiết bị bơm
hút chuyên dùng. Tùy theo loại hàng chuyên chở mà container ñược lắp thêm các thiết bị
nâng hoặc hạ nhiệt ñộ theo yêu cầu của quá trình vận chuyển (xem hình vẽ H.8.3);
- Container mái mở (Open Top Container). dùng vận chuyển thiết bị máy móc, gỗ
cây dài Việc ñóng rút hàng thực hiện qua mái container;
- Container mặt bằng (Platform Container): cấu tạo chỉ gồm có ñáy container thiết
kế rất chắc chắn ñể vận chuyển hàng nặng như sắt, thép ;
177

- Container mặt bằng có 2 vách ñầu (Platform Based Container): ngoài phần ñáy
là mặt bằng vững chắc còn có vách ngăn 2 ñầu container (cố ñịnh hoặc tháo lắp ñược).

Dọc theo xà dọc dưới ñáy có thể bố trí cột chống nhằm gia tăng tính vững chắc cho
container;
- Container vách dọc mở (Side Open Container): ñược thiết kế với vách dọc mở
ñể dễ dàng ñưa và lấy hàng qua lối ñó. Khi ñóng xong hàng vào container, có thể dùng
cột gia cố chống theo vách ñể tăng ñộ chắc chắn và phủ vải dầu ngăn nước thấm vào;
- Container chở ô tô (Car Container): có cấu trúc ñơn giản, gồm 1 bộ khung liên
kết với mặt sàn, không cần vách và mái che. Ô tô xếp trong container theo chế ñộ 1 hoặc
2 tầng;




Hình vẽ H.8.1:
container bách hóa






Hình vẽ H.8.2:
container hàng khô rời Hình vẽ H.8.3: container bồn


178


Hình vẽ H.8.4:
container khung thép


- Container chở súc vật (Livestock/Pen Container): chuyên dùng chở ñộng vật
sống, có vách dọc hoặc trước mặt làm bằng lưới thép ñể thông hơi cho ñộng vật, phần
dưới vách dọc thiết kế lỗ thoát chất thải;
- Container chở da sống (Hide Container): vận chuyển da thú sống là loại hàng
nặng mùi, ñòi hỏi ñộ ẩm và ñiều kiện vệ sinh cao, vì vậy bên trong container lót lớp nhựa
pha sợi thủy tinh FRP chống nhiễm mùi, dây bẩn và thuận tiện cho công tác vệ sinh sau
khi lấy hàng;
- Container sức chứa lớn (High Cubic Container): thuộc loại container phổ thông
nhưng có chiều cao lớn hơn thông thường nhằm tăng thể tích chứa hàng (trọng tải không
ñổi). Hàng hóa chuyên chở là những hàng cồng kềnh.
VIII.2.2.2. Phân loại container theo vật liệu chế tạo:
Container thường ñược chế tạo từ ít nhất là 2 loại vật liệu trở lên và có thể chia
thành 3 loại sau:
1. Container thép (Steel Container): có bộ khung và các tấm pa-nen làm bằng
thép (thường hoặc cao cấp). Toàn bộ cấu trúc ñầu nối ñược hàn và các tấm pa-nen uốn
lượn sóng nhằm tăng khả năng chịu lực của container (xem hình vẽ H.8.4).
Các container này có ưu ñiểm:
- Kín nước, ít bị rò rỉ và biến dạng;
- Bền chắc, ít hư hỏng khi va ñập, cọ xát;
- Giá thành và thời gian sửa chữa tương ñối thấp;
- Giá thành chế tạo thấp.
Nhược ñiểm của container nằm ở chỗ:
- Phải thường xuyên duy tu bảo dưỡng (do thép dễ bị ăn mòn);
- Tự trọng container cao.
2. Container nhôm (Aluminum Container), gồm 2 loại:
- Loại có khung bằng thép, chỉ có tấm pa-nen ñược chế tạo từ nhôm;
- Loại chỉ có khung mặt trước và sau bằng thép, còn lại bằng nhôm.
Khung thép hàn liên kết với nhau, pa-nen tán bằng ri-vê và gia cố bằng các cột
ñứng phân bố bên trong hoặc bên ngoài container. Loại này có ưu ñiểm:
- Tự trọng nhỏ, dung tích chứa hàng lớn;

179

- Bề ngoài ñẹp, ít bị ăn mòn, thích hợp vận chuyển trên các tầu biển kiểu “tổ ong”.
Nhược ñiểm của container loại này là:
- Dễ bị xước, rách khi va chạm mạnh với các vật thể cứng khác;
- Giá thành chế tạo cao.
3. Container chất dẻo (FRP Container): cấu trúc gồm khung thép và pa-nen bằng
gỗ dán, 2 vách dọc phủ chất dẻo gia cố bằng sợi thủy tinh tết thành dây, xếp lớp hoặc dệt
thành tấm trộn lẫn với nhựa dẻo. Tỷ trọng thủy tinh càng cao thì khả năng chịu lực càng
lớn, container càng bền nhưng ñộ dính của chất dẻo giảm, làm giảm khả năng chống
thấm của kết cấu. Tỷ trọng thích hợp nhất của sợi thủy tinh từ 20 ñến 30%.
Các container chất dẻo có ưu ñiểm: dung tích chứa hàng lớn, hạn chế ñược hiện
tượng ñổ mồ hôi do tấm pa-nen có tính cách nhiệt tốt, khả năng chống ăn mòn cao. Tuy
nhiên nhược ñiểm của nó là: tự trọng tương ñối lớn (tương ñương với container bằng
thép), giá thành và thời gian chế tạo lớn.
Các container chế tạo bằng vật liệu khác nhau có ưu nhược ñiểm khác nhau, do ñó
khi lựa chọn container ñể vận chuyển hàng hóa phải tiến hành so sánh trên cơ sở ñảm bảo
phù hợp với yêu cầu vận chuyển, với khả năng duy tu sửa chữa, giảm giá thành chuyên
chở.
Thử nghiệm của tổ chức ISO với tải trọng bằng 60% tải trọng cho phép của
container thu ñược kết quả như sau:

Bảng 8.1: Kết quả thông số thử nghiệm với các container làm bằng các vật liệu
khác nhau.

Vật liệu chế tạo
Thông số Loại container
Thép Nhôm Nhựa FRP
1 CC 1,95 – 2,3 1,6 – 1,9 2,0 – 2,3 Tự trọng (T)
1 AA 3,7 – 4,2 2,8 – 3,6 3,8 – 4,2

1 CC 29,5 – 31,2 31,0 – 31,5 31,5 – 32,0 Thể tích chứa
hàng (m
3
)
1 AA 66,0 – 67,8 66,0 – 68,5 68,5 – 69,0
1 CC 20 – 35 70 – 80 90 – 120 ðộ nhô của
vách dọc (mm)
1 AA 15 – 25 40 – 60 100 – 140

VIII.2.2.3. Phân loại container theo kích thước và trọng tải:

Bảng 8.2:
Kích thước và tổng trọng tối ña của container

ChiÒu dµi ChiÒu réng ChiÒu cao
Lo¹i
container

mm Dung
sai
Feet

mm Dung
sai
Feet

mm Dung
sai
Feet


Tæng
träng
(kg)
1AA 12192

-10 40 2438

-5 8 2591

-5 8 30480

1A 12192

-10 40 2438

-5 8 2438

-5 8 30480

1AX 12192

-10 40 2438

-5 8 <2438

<8 30480

1BB 9125

-10 29 2438


-5 8 2591

-5 8 25400

1B 9125

-10 29 2438

-5 8 2438

-5 8 25400

1BX 9125

-10 29 2438

-5 8 <2438

<8 25400

1CC 6058

-6 19 2438

-5 8 2591

-5 8 20320

180


1C 6058

-6 19 2438

-5 8 2438

-5 8 20320

1CX 6058

-6 19 2438

-5 8 <2438

<8 20320

1D 2991

-5 9 2438

-5 8 2438

-5 8 10160

1DX 2991

-5 9 2438

-5 8 <2438


<8 10160


Theo tải trọng, container ñược phân thành:
- Container loại nhỏ: có trọng tải nhỏ hơn 3 tấn;
- Container loại vừa: có tải trọng từ 3 ñến 10 tấn;
- Container loại lớn: có tải trọng từ 10 tấn trở lên.
VIII.2.3. Cấu tạo container: (xem hình vẽ H.8.5).
Container gồm các bộ phận chủ yếu sau:
1. Bộ khung container: ñây là kết cấu chịu lực chủ yếu của container, giữ cho
container có hình dáng, kích thước ổn ñịnh theo ñúng quy cách khi chế tạo. Bộ khung
container gồm các thanh thép hoặc nhôm hàn liền với nhau.
2. Các tấm pa-nen: dùng ñể làm mái và thành container. Yêu cầu ñối với tấm pa-
nen là phải chắc chắn, chịu ñược lực va ñập trong quá trình vận chuyển, bảo quản và xếp
dỡ, nhưng ñồng thời phải có trọng lượng nhỏ ñể giảm tự trọng container. Các tấm pa-nen
thường làm bằng tôn hoặc thép uốn lượn sóng, ñối với container ñặc biệt (bảo ôn, lạnh )
tấm pa-nen ñược thiết kế bằng vật liệu ñặc biệt phù hợp với mục ñích sử dụng.
3. Sàn container: là bộ phận ñể xếp hàng lên trên, trực tiếp chịu lực của hàng hóa
xếp trong container tác ñộng lên trong quá trình xếp dỡ (khi container ñược nhấc lên
không trung), vì vậy sàn container phải chắc chắn và bằng phẳng ñể xếp hàng. Một số
container trang bị thêm lớp gỗ lót trên sàn ñể nâng cao chất lượng bảo quản hàng hóa,
thuận tiện khi gia cố.
4. Các chốt góc. ðây là bộ phận ñặc biệt và rất quan trọng của container, bố trí ở
8 góc của container (4 trên và 4 dưới), có tác dụng phối hợp với các bộ gá trên phương
tiện giữ ổn ñịnh container trong quá trình vận chuyển, ổn ñịnh và thăng bằng container
khi bảo quản trên bãi. Cấu tạo của các chốt góc xem hình vẽ H. 8.6.
5. Các thiết bị chuyên dùng khác như máy lạnh, quạt gió tùy theo yêu cầu của
từng loại container.


VIII.3. BÃI CONTAINER:

Bãi container là một yếu tố cấu thành hệ thống vận chuyển container thống nhất,
là nơi tập kết phân loại và tác nghiệp với container, có vai trò quan trọng ñối với phương
thức vận chuyển hàng hóa bằng container.
VIII.3.1. Chức năng, nhiệm vụ và phân loại bãi container:

VIII.3.1.1. Chức năng nhiệm vụ của bãi container:
Bãi container có nhiệm vụ xếp dỡ, phân loại và bảo quản tạm thời container, thực
hiện các thủ tục thương vụ nhận chở, trao trả, trung chuyển container và các tác nghiệp
liên quan ñến hàng hóa, phương tiện vận chuyển.
Các chức năng cơ bản của một bãi container tiên tiến bao gồm:
- ðóng rút hàng hóa: xếp hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container nguyên vẹn, ñảm
bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Hàng hóa xếp trong container phải cân ñối, chắc
chắn, rải ñều trên sàn, tận dụng tốt dung tích và tải trọng của container, ñảm bảo thời gian
tác nghiệp quy ñịnh;
181

- Tổ chức giao nhận hàng hóa ñịa phương giữa người thuê vận tải, chủ phương
tiện vận tải và người nhận hàng một cách nhanh chóng, chính xác;
- Thu gom hàng lẻ, làm dịch vụ vận chuyển hàng lẻ;
- Trung chuyển container: tập kết, phân loại, bảo quản tạm thời và tổ chức trung
chuyển container;
- Theo dõi và quản lý container: thống kê, phân tích, báo cáo hoạt ñộng khai thác,
sử dụng container về mặt thời gian, trọng tải xếp hàng và vị trí hiện thời của container;
- ðại lý vận tải: thay mặt chủ hàng thực hiện các tác nghiệp liên quan ñến
container và hàng hóa chuyên chở với ngành vận tải;
- Thực hiện dịch vụ khách hàng: tổ chức ñưa lấy container, bao gói, kiểm ñịnh
hàng hóa, làm các thủ tục vận chuyển hàng hóa ;
- Sửa chữa container;

- Làm thủ tục hải quan cho container và hàng hóa xuất, nhập khẩu;
- Kinh doanh kho hàng.
VIII.3.1.2. Phân loại bãi container:
1. Theo tính chất tác nghiệp, bãi container ñược chia thành:
- Bãi container hàng hóa: thực hiện các tác nghiệp xếp dỡ container, làm thủ tục
hàng hóa và thương vụ nhận container của người thuê vận tải ñể gửi ñi và trả container
cho người nhận hàng;




Hình vẽ H.8.5:
Cấu tạo container
Chú thích:
1. Khung dưới cùng với sàn; 2. Khung cửa cùng với 2 cánh cửa; 3.
Vách tường có các lỗ bên trong; 4. Trần; 5. Vách ñáy; 6. Vách tường không có các lỗ bên
trong.



182








Hình vẽ H.8.6:

Cấu tạo chốt góc container
- Bãi container hàng hóa và phân loại: ngoài các tác nghiệp như ở bãi container
hàng hóa còn thực hiện tác nghiệp phân loại luồng container trung chuyển;


183




Hình H.8.7: Sơ ñồ chức năng của bãi container tiên tiến




- Bãi phân loại container: chỉ tiến hành tác nghiệp phân loại luồng container trung
chuyển.
2. Theo phạm vi phục vụ, bãi container phân thành:
- Bãi container ñường sắt: bố trí tại những ga ñường sắt có khối lượng vận chuyển
container lớn hoặc nơi phát sinh nguồn hàng vận chuyển bằng container;
- Bãi container ñường thủy: bố trí tại các cảng sông có khối lượng tác nghiệp
container lớn;
- Bãi container ñường biển: phục vụ cho các cảng biển làm tác nghiệp với
container. Vị trí bãi có thể ñặt gần hoặc tương ñối xa so với cảng;
VẬN CHUYỂN Ô TÔ
PHỤC VỤ KHÁCH

ðÓNG NÚT HÀNG
CONTAINER


BÃI
CONTAINER

GIAO NHẬN
HÀNG
HÓA
THEO DÕI
CONTAINER

DỊCH VỤ PHỤC VỤ
KHÁCH HÀNG

THỦ TỤC
HẢI
QUAN
ðẠI LÝ
VẬN TẢI

SỬA CHỮA
CONTAINER

THU GOM
HÀNG LẺ

TRUNG
CHUYỂN
CONTAINER

KHO HÀNG
HÀNG HÓA


184

- Bãi container hàng không: bố trí trong phạm vi sân bay hoặc khu vực sân bay ñể
phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa bằng container của sân bay ñó;
- Bãi container của xí nghiệp công nghiệp: xây dựng trong phạm vi xí nghiệp ñể
phục vụ cho xí nghiệp ñó.
3. Theo ñối tượng tác nghiệp, bãi container ñược phân thành:
- Bãi container tổng hợp: dùng ñể bảo quản, phân loại và tác nghiệp với container
loại lớn và vừa;
- Bãi container chuyên dùng: chỉ tác nghiệp với các container loại lớn.
VIII.3.2. Các yêu cầu kỹ thuật ñối với bãi container:
1. Chuyên môn hóa bãi container: ðể hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của
bãi, bãi container ñược chuyên môn hóa thành các khu vực:
a. Bãi chứa container (Container Yard):
tiếp nhận, lưu chứa container và ñược
phân thành các khu vực sau:
- Khu vực bố trí container chuẩn bị bốc lên phương tiện vận chuyển;
- Khu vực tiếp nhận container từ phương tiện vận chuyển dỡ xuống;
- Khu vực chứa container rỗng.
Căn cứ vào số lượng container ñi, ñến, lưu chứa ñể xác ñịnh diện tích từng khu
vực cho hợp lý.
b. Khu vực tiếp nhận, chất xếp container (Marshalling Yard): Bố trí kề bên ñường
sắt ñể tiếp nhận container ñi hoặc ñến. Khu vực dành riêng cho chất xếp container chờ
bốc lên tầu có thể kẻ từng ô chứa container có ñánh số ñể tiện cho việc nhận dạng và tiến
hành bốc xếp.
c. Trạm container làm hàng lẻ (Container Freight Station):
là nơi tiến hành nghiệp
vụ hàng lẻ, có các chức năng sau:
- Tiếp nhận các lô hàng lẻ của chủ hàng ñể lưu kho, phân loại, ñóng vào

container, hoàn tất thủ tục gửi và giao hàng lên phương tiện chuyên chở;
- Tiếp nhận container hàng lẻ từ phương tiện vận chuyển ñưa tới, rút hàng ra khỏi
container, phân loại và giao trả hàng cho người nhận hàng lẻ;
- Tiếp nhận container hàng lẻ, rút hàng, phân loại và tái ñóng hàng vào container
ñể gửi ñến ga cuối cùng;
Trạm container hàng lẻ bố trí ở nơi cao ráo bên ngoài bãi, sát bãi chứa container,
có kho chứa hàng tạm thời ñể tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị hàng hóa, ñóng và
rút hàng từ container.
d. Trung tâm kiểm soát (Control Centre):
Có nhiệm vụ giám sát, kiểm soát tình
hình bốc dỡ container, các hoạt ñộng và thao tác nghiệp vụ khác trong bãi chứa container.
Trung tâm thường bố trí ở những vị trí thuận lợi cho việc quan sát và trang bị ñầy
ñủ các phương tiện thông tin liên lạc cần thiết.
e. Cổng bãi (Gate):
là cửa kiểm soát sự xuất nhập của container và hàng hóa theo
quy chế, thủ tục do người quản lý quy ñịnh.
Theo tập quán quốc tế, cổng bãi là ranh giới phân ñịnh trách nhiệm giữa chủ
phương tiện vận tải và người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc chủ phương tiện vận tải
ñường ngắn.
f. Xưởng sửa chữa container (Maintenance Shop):
có nhiệm vụ duy tu sửa chữa
ñột xuất và ñịnh kỳ container.
Quy mô, trang thiết bị của xưởng phụ thuộc vào khối lượng và tính chất tác
nghiệp, chủng loại container sửa chữa, duy tu.
185

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu nghiệp vụ, bãi container có thể có các khu vực chuyên
môn khác như: trạm cung cấp ñiện, kho nhiên liệu, thiết bị chiếu sáng, tổ chức y tế,
phòng cháy chữa cháy, trạm thông tin liên lạc
2. Phương tiện xếp dỡ container: thường là loại chuyên dùng cơ khí hoặc bán tự

ñộng và ñang tiến tới tự ñộng hóa hoàn toàn.
Phương tiện xếp dỡ container gồm nhiều loại, trong ñó thông dụng nhất là:
- Cẩu di ñộng (Tranfer Crane or Transtainer): gồm 1 khung có chân ñế di chuyển
ñược nhờ hệ thống bánh sắt hoặc cao su và một xe con lấy hàng (Trolley) di chuyển dọc
theo khung dầm. Cẩu bánh sắt di chuyển trên ñường ray chuyên dùng, sử dụng ñộng cơ
ñiện, loại dùng bánh cao su dùng ñộng cơ diesel. Cẩu di ñộng có khả năng thực hiện các
thao tác nâng hạ, vận chuyển container trong bãi chứa, chất xếp container thành tầng, xếp
dỡ container lên xuống phương tiện vận tải. Nâng trọng của cẩu lên ñến 40T, tầm với
11,5m với ñộ cao nâng hàng 11m. (xem hình H.8.8)
- Xe nâng container (Stradle Carrierr): cấu trúc dạng khung di chuyển ñược nhờ
hệ thống bánh lốp, trang bị ñộng cơ diesel. Khi tác nghiệp container ñược giữ trong lòng
khung, tốc ñộ di chuyển 25-30km/h, chất ñược container cao 3-5 tầng. (xem hình H.8.9)
- Xe nâng phổ thông: cấu trúc dạng ô tô bánh lốp, trang bị ñộng cơ diesel, dùng
càng nâng ñể xếp dỡ container. Xe nâng tác nghiệp với container loại lớn trang bị thêm
cơ cấu khớp giữ (Spreader or Loader) ñể có thể nâng ñược container 20’ và 40’. (xem
hình 8.10)


Hình H. 8.8:
Cẩu di ñộng nâng trọng 40T
186




Hình H.8.9:
xe nâng container nâng trọng 30 - 40T









Hình 8.10:
Xe nâng phổ thông nâng trọng 7 - 45T

187












Hình H.8.11:
Xe nâng ñóng rút hàng trong container nâng trọng 2-3T

Ngoài ra, còn có các phương tiện xếp dỡ container khác như kích chuyên dùng, xe
nâng kiểu Mafi Porta Lift
Việc ñóng rút hàng trong container do các xe nâng thông thường ñảm nhận.
3. Hệ thống ñường sắt, ñường bộ và các phòng làm việc, nghỉ ngơi dành cho nhân
viên bãi:
Bãi container ñường sắt nên nối với ñường ga ở phía có thiết bị dồn tầu hoặc yết

hầu ga, tốt nhất là nối song song với các ñường tập kết toa xe có chiều dài ñủ chứa một
nửa ñoàn tầu. Khi khối lượng tác nghiệp lớn, trong ñiều kiện ñịa hình cho phép có thể
xây dựng 2 bãi container song song nhau (với số ñường xếp dỡ là 2 hoặc 4 tùy theo yêu
cầu thực tế), giữa 2 bãi có lộ tuyến ñể thuận lợi cho tác nghiệp dồn dịch, giảm giao cắt
với tác nghiệp ñón gửi tầu. Nếu ñịa hình không cho phép phát triển theo bề ngang thì có
thể kéo dài theo chiều dài một cách thích hợp.
Các chủ hàng có khối lượng tác nghiệp lớn nên xây dựng bãi giao nhận container
giữa bãi container ñường sắt và kho chủ hàng. Bãi này có ưu ñiểm là tổ chức quá trình
vận chuyển container tới tận phân xưởng nên giảm số lần tác nghiệp xếp dỡ và các chi
phí có liên quan, giảm thời gian ñỗ ñọng, nâng cao năng suất của ô tô.
ðể ñảm bảo an toàn nguyên vẹn container, bãi container phải có bề mặt bằng
phẳng và thoát nước tốt. Giao thông ñường bộ trong bãi có tính dây truyền, liên tục, các
giao cắt với ñường sắt nên bố trí không bằng mặt.
Nền bãi container ñược cấu tạo thành 2 lớp cơ bản, lớp trên là nền nhân tạo, lớp
dưới là nền cơ bản gia cố chắc chắn. Nền nhân tạo sử dụng là nền mềm (ñất nện và rải
áp-phan) và nền cứng (ñổ bê-tông). Nền mềm có giá thành rẻ hơn nền cứng nhưng ñộ ổn
ñịnh không cao, cường ñộ chất ñống hạn chế.
188

ðộ dầy của lớp phần trên nền ñường phụ thuộc tải trọng tác ñộng xuống nền
ñường từ vành bánh, phương tiện xếp dỡ hoạt ñộng trên bãi, nhiệt ñộ và ñiều kiện khí hậu







của môi trường, loại vật liệu sử dụng ñể làm nền ñường. Tải trọng từ bánh xe tác ñộng
lên phần trên nền ñường thông qua vành bánh xe xác ñịnh theo công thức:

G
max
p = [kg/mm
2
]; (8.1)
F
vb

Trong ñó: . G
max
: tải trọng lớn nhất từ vành bánh xe (kg);
. F
vb
: diện tích tiếp xúc giữa vành bánh xe và nền ñường (mm
2
).
Nếu trên bãi sử dụng ô tô bánh lốp 2 cặp thì tải trọng tương ñương tính cho 1 cặp
xác ñịnh theo công thức:
d
2

G

= q + q [kg]; (8.2)
d
2
+ b
2

Trong ñó: . q: tải trọng trên mỗi cặp bánh xe (kg);

. d: chiều dầy lớp áo ñường (mm);
. b: khoảng cách khe hở giữa các bánh xe (mm).
ðộ dầy của lớp bê-tông nền bãi ñược tính với hệ số an toàn là 1,5.
4. Sức chứa và diện tích bãi container:
a. Sức chứa bãi container:
là số lượng container (cả nặng và rỗng) lớn nhất có thể
xếp ñược trên bãi tại một thời ñiểm nhất ñịnh.
Vì bãi container bảo quản các loại container có hình dạng và kích thước khác
nhau, nên ñể thuận tiện trong tính toán phải quy ñổi ra container tiêu chuẩn. Như vậy, có
thể hiểu sức chứa của bãi container là số vị trí container lớn nhất có thể bảo quản ñược
trên bãi tại một thời ñiểm.
Sức chứa của bãi phụ thuộc vào:
- Phương pháp bố trí container trên bãi;
- Số container xếp chồng mỗi dẫy;
- Phương pháp và phương tiện xếp dỡ container trên bãi;
- Loại hình phương tiện vận chuyển container (ñường dài và ñường ngắn);
- Tỷ lệ và loại container tác nghiệp trên bãi.
Xác ñịnh chính xác sức chứa bãi container có ý nghĩa rất to lớn, cho phép sử dụng
tốt diện tích ñất, khai thác hiệu quả vốn ñầu tư xây dựng và trang bị bãi với mục ñích
hoàn thành nhiệm vụ ñược giao.
Sức chứa của bãi container xác ñịnh theo công thức sau:
- ðối với bãi container ñịa phương:
T
ô

E
ñp
= µ.N
c
.[3 - + (α

1
+ α
2
- 1)] - µ.N
ô
[container]; (8.3)
T
bãi

189

- ðối với bãi container trung chuyển:
E
tc
= µ.N
c
.k
tc
[container]; (8.4)
- ðối với bãi tác nghiệp chung cho cả container ñịa phương và trung chuyển:
E
hh
= µ.[(1 - k
ct
x
).N
x
.t
x
+ (1 - k

ct
d
). N
d
.t
d
+ k
sc
.( N
x
+ N
d
).t
sc
] [container]; (8.5)
Trong ñó: . µ: hệ số mất cân ñối của luồng container;
. N
c
: số container cả nặng lẫn rỗng tác nghiệp bình quân trong 1 ngày
ñêm, (container);
.T
ô
: thời gian làm việc trong ngày của ôtô chở container (giờ);
. T
bãi
: thời gian làm việc trong ngày của bãi container (giờ);
. α
1
và α
2

: hệ số chờ ñợi của container ñể ñưa vào ñịa ñiểm xếp dỡ và
gửi ñi sau khi ñã tác nghiệp xong;
. N
ô
: số container nằm trên ôtô ñỗ tại ga;
. k
tc
: hệ số ñặc trưng cho sự chiếm chỗ của container trung chuyển trên
bãi;
. k
ct
x
và k
ct
d
: hệ số chuyển tải trực tiếp của các container xếp và dỡ;
. N
x
và N
d
: số container xếp và dỡ bình quân trong ngày (container);
. t
x
và t
d
: thời gian bảo quản bình quân của container xếp và dỡ (giờ);
. k
sc
: hệ số sửa chữa của các container tác nghiệp tại bãi;
. t

sc
: thời gian nằm sửa chữa bình quân của 1 container (giờ).
b. Diện tích bãi container:

Diện tích cần thiết của bãi container ñược xác ñịnh theo công thức sau:
E
F
bãi
= . s
c
. β [m
2
]; (8.6)
n
dẫy

Trong ñó: . E: sức chứa cần thiết của bãi (container);
. n
dẫy
: số container xếp chồng trên 1 dẫy (container);
. s
c
: diện tích ñáy của container (m
2
);
. β: hệ số tính ñến khoảng trống cần thiết phục vụ cho ñi lại, kiểm tra
ðối với những bãi container ngoài nhiệm vụ bảo quản, tác nghiệp với container
nặng, rỗng còn sửa chữa và bảo quản container hỏng thì khi xác ñịnh phải tính ñến cả
diện tích ñể ñáp ứng nhu cầu này. Diện tích bãi chứa và sửa chữa container hỏng phụ
thuộc vào mức ñộ hỏng hóc, khả năng sửa chữa thực tế của bãi. Nếu bãi không làm

nhiệm vụ sửa chữa tại chỗ thì diện tích này tính theo công thức (8.6), nếu bãi có sửa chữa
tại chỗ

thì cần tính thêm cả diện tích phụ phục vụ cho công tác sửa chữa container như: nhà
xưởng, kho chứa phụ tùng thay thế, sửa chữa
VIII.3.3. Bố trí bãi container:

Container bố trí sắp xếp trên bãi phải ñảm bảo các yêu cầu sau:
- Tận dụng tốt nhất sức chứa và diện tích bãi;
- Thuận tiện cho hoạt ñộng của phương tiện vận chuyển và máy xếp dỡ, tránh
giao cắt trong quá trình tác nghiệp;
- Thuận tiện cho công tác kiểm tra, phân loại và làm thủ tục thương vụ với
container;
- ðảm bảo nguyên vẹn hàng hóa và container trong quá trình bảo quản, tác
nghiệp.

×