Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án Vật Lý lớp 10: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.29 KB, 6 trang )

CÔNG VÀ CÔNG SUẤT

I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Nắm được định nghĩa công của lực, định nghĩa công suất và ý nghĩa
của nó.
2. Kỹ năng:
- Tính được công của lực trong trường hợp đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Phần tương ứng trong sách Vật lý 8.
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức ở lớp 8 về công và phân tích lực.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới.

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Động lượng là gì? Biểu thức?
Đơn vị?
- Định luật bảo toàn động lượng?
Khi nào có sự biến đổi động
lượng?

2) Tạo tình huống vào bài và ôn
lại kiến thức cũ.
- Cho học sinh đọc và trả lời bốn


câu hỏi ở đầu bài.
- Ở lớp 8, lực sinh công khi nào?
Công đó được tính như thế nào?


- Học sinh trả lời bốn câu hỏi nêu
ra ở đầu bài.
- Học sinh nhớ lại và trả lời.

- Hình 24.1, khi vật từ mặt đất
lên cao một đoạn h. Hãy tính
công của lực nâng và công của
trọng lực.
- Bài học hôm nay sẽ giúp ta
hiểu rõ thêm vấn đề này.

- Công của lực nâng bằng giá trị
lực nhân với quãng đường. Công
của trọng lực không tìm được vì
điểm đặt không dịch chuyển cùng
hướng với trọng lực.
3) Tìm công thức trong trường
hợp tổng quát
- Gợi ý tìm công của lực F
+ Dựa vào công thức A=Fs
+ Phân tích lực F thành hai thành
phần trong đó có một thành phần
Fs cùng phương với phương
chuyển động và Fn vuông góc
với phương chuyển động.

- Yêu cầu học sinh tìm công của
Fs và Fn. Đặt góc tạo bởi



- Học sinh dựa theo gợi ý để tìm
Fn theo quy tắc hình bình hành.




- Fn không gây nên dịch chuyển
phương của lực và phương
chuyển động là α và đoạn đường
dịch chuyển được là s.
- Giáo viên tóm tắt lại kiến thức
cần nhớ.
của vật nên công do lực Fn tạo ra

An=0
Fs sinh công và được tính theo
công thức:
A=As=Fs.s=F.s.cosα
- Học sinh ghi bài.
4) Biện luận các trường hợp của
A, đơn vị công và chú ý.
+ α có thể có những giá trị nào?
+ cosα có thể có những giá trị
nào? suy ra A có thể nhận những
giá trị nào?

- Giáo viên hướng dẫn từng
trường hợp. Công gọi là công gì?

- Phân tích trường hợp công của
trọng lực khi xe lên dốc để thấy


+ α nằm trong khoảng [0,1800]
- Học sinh bàn luận và đưa ra 3
trường hợp
+ α < 900 → cosα > 0 → A > 0:
công phát động
+ α = 900 → cosα = 0 → A = 0
+ α > 900 → cosα < 0 → A < 0:
được tác dụng cản của trọng lực.
- Yêu cầu đưa thêm vài ví dụ về
công cản.
- Đơn vị công? Nêu chú ý.

công cản.
- Học sinh cùng phân tích trọng
lực P thành hai thành phần Ps và
Pn tương tự như F. Nhận xét
chiều của Pn và hướng dịch
chuyển → Pn đóng vai trò công
cản.
- Công trọng lực 24.1, công lực
ma sát
- Học sinh nhớ lại và ghi nhớ.
5) Công suất

- Khi chọn mua một máy móc
nào đó sinh công, ta quan tâm
điều gì?
- Giáo viên nhận xét và hướng
học sinh đến khả năng sinh công
nhanh hay chậm.

- Học sinh thảo luận và đưa ra các
tiêu chuẩn và nhớ lại công suất,
công thức, đơn vị.
- Ghi bài.

- Yêu cầu học sinh nhớ lại công
suất ở lớp 8.
- Kết luận: Công suất là gì? Ý
nghĩa, đơn vị và khái niệm ở một
số lĩnh vực khác.
6) Củng cố và ra bài tập về nhà.
- Đặt các câu hỏi để học sinh
nhớ lại bài, chủ yếu phần cuối
bài.
- Ra bài về nhà: bài tập trong
sách giáo khoa và sách bài tập.

- Nhớ lại kiến thức và làm bài tập
về nhà.

×