Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại xã đồng tiến huyện phổ yên – tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.42 KB, 62 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt
UBND Ủy ban nhân dân
QHSDĐ Quy hoạch sủ dụng đất
QH Quy hoạch
KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất
CNH – HĐH Công ngiệp hóa – hiện đại hóa
NĐ Nghị định
CP Chính phủ
TT Thông tư
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
CV Công văn
NN Nông nghiệp
CHN Cây hằng năm
CHNK Cây hằng năm khác
CLN Cây lâu năm
TS Thủy sản
PNN Phi nông nghiệp
TSCQ Trụ sở cơ quan
CTSN Công tình sự nghiệp
AN An ninh
SXKDPNN Sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
MĐCC Mục đích công cộng
MNCD Mặt nước chuyên dùng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2013 26
Bảng 4.2. Diện tích cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch của xã Đồng
Tiến giai đoạn 2010 - 2013 29
Bảng 4.3: Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất của 32
xã Đồng Tiến đến năm 2020 32
Bảng 4.4. Kết quả biến động diện tích đất đai xã Đồng Tiến 34


giai đoạn 2010 - 2013 34
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu SDĐ trong quy hoạch SDĐ giai đoạn
2010 - 2013 xã Đồng Tiến 37
Bảng 4.6: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp 40
sang đất phi nông nghiệp 40
Bảng 4.7: Kết quả chuyển mục đích đất phi nông nghiệp 42
sang mục đích khác 42
Bảng 4.8. Kết quả sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án 43
trong giai đoạn quy hoạch 2010 -2013 xã Đồng Tiến 43
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện việc thu hồi đất trong quy hoạch 45
giai đoạn 2010 - 2013 45
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Đồng Tiến
giai đoạn 2010 – 2013 47
MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Yêu cầu của đề tài 3
1.5 Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1 Đất đai, tư liệu sản xuất đặc biệt: 4
2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh
tế xã hội 4
2.1.3 Khái niệm và các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: 5
2.1.4 Tầm quan trọng của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.7
2.1.5 Cơ sở pháp lý của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: 8
2.2 Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và trong nước 9
2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới 9

2.2.2 Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở nước ta 11
2.2.3 Cơ sở thực tiễn của việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Đồng Tiến,
huyện Phổ Yên, Thái Nguyên 13
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 15
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 15
3.3 Nội dung nghiên cứu 15
3.3.1. Điều tra sơ bộ về tình hình cơ bản của xã Đồng Tiến 15
3.3.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Đồng Tiến giai đoạn 15
3.3.3. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã
Đồng Tiến - huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 – 2013 15
3.3.4. Đánh giá kết quả thực hiên quy hoạch sử dụng đất của UBND xã Đồng
Tiến giai đoạn 2010 – 2013 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 16
3.4.2. Phương pháp phân tích, thống kê: 16
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh: 16
3.4.4. Phương pháp điều tra đã ngoại bổ sung: 16
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu: 16
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Điều tra sơ bộ về tình hình xã Đồng Tiến 17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường 17
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.: 20
4.1.3. Thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và áp lực đối
với đất đai 24
4.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Đông Tiến giai đoạn 2010 - 2013
25
4.3 Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã
Đồng Tiến giai đoạn 2010 - 2013 28

4.3.1. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2013 28
4.3.2. Sơ lược tình hình quản lý đất đai của xã Đồng Tiến 30
4.3.3 Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 31
4.4 Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của xã
Đồng Tiến giai đoạn 2010 - 2013 33
4.4.1. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2013.
33
4.4.2. Những tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất
của xã Đồng Tiến giai đoạn 2010 - 2013, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
48
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
5.1.Kết luận: 51
5.2. Kiến nghị: 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người.
Đất là sản phẩm của thiên nhiên đã trao tặng cho con người, là nguồn gốc của
mọi của cải vật chất trong xã hội, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế
được đối với sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất đai là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các cơ cấu kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc
phòng. Nhận thấy tầm quan trọng của đất đai Mác đã khái quát rằng: “Đất là
mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất”.
Khi xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho
đất đai ngày càng chịu áp lực nặng nề hơn, nhu cầu về đất ở cho các hoạt
động phục vụ con người ngày càng tăng trong khi quỹ đất của chúng ta lại có
giới hạn. Nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi nên việc khai thác và sử dụng đất
còn gặp nhiều khó khăn, phần diện tích đất bằng thì nhỏ, việc sử dụng còn chưa
hợp lý, chồng chéo thiếu khoa học nên hiệu quả chưa cao. Do vậy, vấn đề quy

hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Trong quá trình CNH - HĐH, nhu cầu về đất đai trong xã hội ngày một
tăng, biến động về đất đai ngày càng nhiều. Do vậy, công tác quản lý và sử
dụng đất đai đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, đưa ra những
chính sách nhằm sử dụng đất đai một cách bền vững và có hiệu quả cao.
Quy hoạch sử dụng đất đai có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất
của các lĩnh vực một cách hợp lý trên cơ sở dự báo nhu cầu phát triển của các
lĩnh vực và định hướng phát triển kinh tế của từng vùng cũng như toàn lãnh
thổ. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nông
nghiệp nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, phát huy ngành và lãnh thổ, hạn
chế sự chồng chéo tránh gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục
đích tuỳ tiện làm giảm nghiêm trọng quỹ đất trong nông nghiệp.
1
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, huyện Phổ Yên nói
chung và xã Đồng Tiến nói riêng, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số đã
và đang gây áp lực lớn trong quá trình sử dụng đất đai. Nắm rõ được tình hình
địa phương, UBND huyện Phổ Yên, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện,
UBND xã Đồng Tiến đã xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai giai
đoạn 2002 - 2010. Trong quá trình thực hiện quy hoạch đã tạo ra những
chuyển biến lớn, kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và làm mới
phục vụ tốt cho phát triển sản xuất và đời sống. Tuy vậy cũng phát sinh nhiều
vấn đề nằm ngoài phương án quy hoạch đặc biệt là trong giai đoạn những
năm gần đây. Để việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất các giai đoạn sau tốt
hơn các giai đoạn trước là nội dung quan trọng.
Chính vì vậy được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài
nguyên, sự giúp đỡ của UBND xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của thầy GS.TS Trần Ngọc Ngoạn em tiến hành nghiên
cứu đề tài: “ Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại xã
Đồng Tiến - huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013.”
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở tìm hiểu công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã
Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013 nhằm
thấy được sự hợp lý và chưa hợp lý của phương án quy hoạch, đánh giá được
những thành tựu, hạn chế, tồn tại trong việc thực hiên quy hoạch sử dụng đất
đã được phê duyệt từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
của xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng đất.
- Đánh giá kết quả thực hiên quy hoạch sử dụng đất.
- Đề xuất các biên pháp thực hiên kế hoạch sử đụng đất hiệu quả hơn.
2
1.4 Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập được phải khách quan, chính xác, trung thực.
- Từ kết quả nghiên cứu phải đưa ra được những nguyên nhân của tồn
tại, khó khăn từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục cho phù hợp với tình hình
thực tế của địa phương.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
- Tìm hiểu, năm vững được các kiến thức thực tế về Luật đất đai và công
tac QHSDĐ, có được những kinh nghiêm thực tế, củng cố và hoàn thiện thêm
kiến thức đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khoá
luận tốt nghiệp.
- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất, xác định được những tồn tại chủ
yếu trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, nguyên nhân và giải pháp
khắc phục.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Đất đai, tư liệu sản xuất đặc biệt:

Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người, tồn tại ngoài ý
muốn của con người và ngay từ thời kỳ sơ khai thì con người đã biết sử dụng
đất để phục vụ cho đời sống của mình: Để ở, để sản xuất… Với xã hội ngày
càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao thì đất đai chiếm vị trí
hàng đầu, nó không những cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn
và phát triển mà còn cung cấp điều kiện cần thiết để hưởng thụ, đồng thời đáp
ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại.
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và
hoạt động của con người vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao
động. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có
sự tồn tại của con người. Vì vậy đất đai là “Tư liệu sản xuất đặc biệt”.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự bùng nổ về dân số thì
vấn đề về đất đai luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Đặc biệt riêng
với Việt Nam dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao
thì vấn đề sử dụng đất đai hợp lý và khoa học là rất cần thiết.
2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển
kinh tế xã hội.
Nói về vai trò của đất đai đối với sản xuất, Mác khẳng định “Lao động
không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ, lao
động chỉ là cha của cải vật chất, còn đất là mẹ”.
Đất đai là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình
sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nó
tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tuy nhiên vai trò của đất đai với các
ngành là khác nhau.
- Đối với ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho
tàng dự trữ trong lòng đất (các khoảng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm
4
được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm và độ phì nhiêu của đất, chất
lượng thảm thực vật và các tính chất sẵn có trong đất.

- Đối với các ngành nông lâm nghiệp: Lao động là yếu tố tích cực của
quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động (cày,
bừa, xới…).Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ tới
độ phì nhiêu và quá trình sinh học của đất.
Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự
hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất, văn minh tinh thần,
các thành tựu khoa học công nghệ đều được hình thành trên nền tảng cơ bản -
sử dụng đất.
Trong quá trình CNH - HĐH đất nước cùng với sự bùng nổ dân số đã
làm cho mối quan hệ giữa người với đất ngày càng căng thẳng, đòi hỏi con
người cần có biện pháp sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.
2.1.3 Khái niệm và các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:
* Khái niệm:
Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế xã hội đặc thù. Đây
là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý một hệ
thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phân tích
tổng hợp về sự phân bố địa lý và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tính
chất đặc trưng. Từ đó đưa ra các giải pháp định vị cụ thể của việc tổ chức phát
triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. Cụ thể là đáp ứng nhu
cầu mặt bằng sử dụng đất hiện tại và tương lai của các ngành, các lĩnh vực
cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên trong xã hội một cách tiết
kiệm, khoa học hợp lý và hiệu quả.
Về mặt bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức: Đất
đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất, quy hoạch không nằm ở khía
cạnh kỹ thuật cũng không chỉ thuộc về hình thức pháp lý mà còn nằm ở bên
trong việc tổ chức sử dụng đất như một “Tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn với
phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện
tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất.
- Tính kinh tế : Nhằm khai thác triệt để tiềm năng đất đai.
5

- Tính kỹ thuật: Các tác nghiệp chuyên môn nghiệp vụ như điều tra, khảo
sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học kỹ thuật.
- Tính pháp chế: Xác định tính pháp chế về mục đích và quyền sử dụng
đấy nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng đất đai theo pháp luật.
Như vậy: “Quy hoạch sử dụng đất đai là một hệ thống các biện pháp
kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp
lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối tái phân phối quỹ đất của cả
nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với tư liệu sản xuất
khác gắn liền trên mảnh đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều
kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường”.
* Các loại hình quy hoạch:
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng
đất đai. Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên cơ sở hoặc căn cứ chung nhất.
+ Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch
+ Số lượng thành phần nằm trong quy hoạch
+ Phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như nội
dung và phương pháp quy hoạch.
Đối với nước ta, Luật đất đai năm 1993 (Điều 16, 17, 18) quy định: Quy
hoạch sử dụng đất đai được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ có các dạng sau:
+ Quy hoạch sử dụng đất cả nước
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp xã
Quy hoạch theo ngành: Dựa trên cơ sở điều tra đánh giá khả năng thích
ứng của đất mà phân cho các ngành sử dụng và định hướng cho người sử
dụng phù hợp với đặc điểm từng ngành để có hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, một số ngành đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đấy đai của
ngành mình như :Ngành nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi… Nhưng tiến hành
còn chậm.

6
Hai loại quy hoạch này có liên quan chặt chẽ với nhau. Các ngành tuy
có khác nhau về mục đích sử dụng đất nhưng đều được phân bố trên cùng một
lãnh thổ cụ thể nào đó (tức là trên một lãnh thổ tồn tại nhiều ngành).
Do đó, tuỳ thuộc vào đặc điểm phân bố lực lượng sản xuất và sự phát
triển của các ngành mà mỗi dạng quy hoạch theo lãnh thổ hành chính có thể
bao hàm toàn bộ hoặc một số dạng quy hoạch theo ngành.
2.1.4 Tầm quan trọng của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai
Trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp dịch vụ - nông nghiệp
đã và đang gây áp lực càng lớn với đất đai nên vấn đề làm quy hoạch là hết
sức bức xúc và cần được quan tâm hàng đầu. Thực chất quy hoạch sử dụng
đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai
vào sử dụng bền vững phát huy lợi thế của thổ nhưỡng để mang lại lợi ích
cao, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai
và tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng
cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất đai và môi trường
được thể hiện như sau:
- Sử dụng đát đai hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng,
hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất một
cách kỹ thuật tập trung thâm canh.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ, khai thác đất đai một
cách hợp lý dựa trên nguyên tắc không gây ô nhiễm môi trường. Đối với nước
ta thì vấn đề quy hoạch càng trở nên quan trọng. Với diện tích 3/4 là đồi núi,
khí hậu biến đổi theo mùa lũ lụt nhiều thì việc lập quy hoạc chi tiết phải phù
hợp với từng vùng sao cho diện tích đất đai được sử dụng là lớn nhất, mang
lại hiệu quả kinh tế cao mà không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Vậy quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất
đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất
ở nông thôn nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.
7
Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần
giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường
nảy sinh trong qúa trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên
với nhau.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu tổ chức sử dụng đất đa dạng và
phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tập quán sản xuất
của địa phương. Cần nắm rõ đặc điểm đó để đưa ra những phương hướng sử
dụng đất tốt nhất, phù hợp nhất, khoa học nhất.
2.1.5 Cơ sở pháp lý của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:
Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm, chú trọng tới vấn đề quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai để nhằm sử dụng hợp lý quỹ đất, giúp người
dân yên tâm sản xuất, đưa đất nước phát triển đi lên trong thời đại CNH
-HĐH hiện nay.
Sự quan tâm của Đảng thể hiện ngay trong hệ thống các văn bản pháp
luật như: Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật và các nghị định hướng dẫn
thi hành luật. Những văn bản này là cơ sở pháp luật cho các cấp thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại
chương II điều 18 khẳng định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, “Nhà nước
thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả”.
- Luật đất đai năm 1993 tại điều 2 cũng nêu rõ “Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”.
- Luật đất đai 2003, tại chương II mục 2 quy định
Điều 21: Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 22: Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Điều 23: Nội quy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 24: Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 25: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 26: Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 27: Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 28: Công bố quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất
8
Điều 29: Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật
đất đai năm 2003
- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Do vậy công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thống nhất trong
cả nước mà vẫn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng
vùng thì các cấp lãnh đạo cần phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước về
thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều này đã khẳng định tính
pháp chế của nhà nước ta trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
2.2 Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Công tác QHSDĐ đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành từ nhiều
năm trước đây với đầy đủ cơ sở khoa học, vì vậy mà họ đã tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm và công tác này ngày nay càng được chú trọng và phát
triển. QHSDĐ luôn là mục tiêu phấn đấu, là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, đồng
thời nó cũng đóng vai trò quyyết định đối với mọi quá trình phát triển, sản
xuất, đặc biệt là trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về QHSDĐ nhưng tất cả đều hướng
đến một mục tiêu chung đó là việc tổ chức lãnh thổ hợp lý, đÒ da các biện
pháp bảo vệ sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm nhằm đem lại hiệu quả cao.
Ở Pháp, QHSDĐ được xây dựng theo hình thức mô hinh hóa nhằm đạt
hiệu quả cao trong việc sử dụng tài nguyên, lao động cùng với việc áp dụng

bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý làm tăng hiệu quả sản xuất
của xã hội.
Ở Liên Xô (cũ), theo A.Condukhop và Amikhalop phần thiết kế xây
dựng quy hoạch nông thôn dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên va điều kiện kinh
tế, văn hoá, xã hội . quá trình thực hiện QH phải giải quyết được những vấn
đề sau:
- Quan hệ giữa khu vực dân cư với vùng sản xuất, khu vực canh tác.
- Quan hệ giữ khu dân cư với giao thông bên ngoài
- Hệ thống giao thông nội bộ, các công trình hạ tầng kỹ thuật.
9
- Việc bố trí mặt bằng hài hòa cho từng vùng khác nhau về mặt địa lý,
đảm bảo sự thống nhất trong tổng thể kiến trúc.
- Các công trình văn hoá công cộng (trường học, trạm xá, khu vực vui
chơi giải trí như sân vận động ) tạo nên được môi trường sống, trong lành,
yên tĩnh.
- Quy hoạch khu dân cư mang nét của đô thị hoá, giải quyết thoả mãn
các nhu cầu của con người.
Đến giai đoạn sau trong các công trình quy hoạch nông thôn của
G.Deleur và Ikhokhon đẵ đưa ra sơ đồ quy hoạch vùng lãnh thổ các huyện
gồm 3 cấp trung tâm:
-Trung tâm của huyện.
- Trung tâm thị trấn của tiểu vùng.
- Trung tâm của xã.
Trong thời kỳ này, trên địa bàn nông thôn của Liên Xô chia cấp trung
tâm theo quan hệ từ trung tâm huyện qua trung tâm tiểu vùng đến trung tâm
làng xã. QH nông thôn đã khai thác triệt đề mặt bằng tổng thể các nhà ở, khu sản
xuất, khu văn hoá được bố trí hợp lý theo kiểu tổ chức quy hoạch đô thị. Nhà ở
được chia vùng với những lô đất tăng gia nhỏ và xây dựng theo hệ thống quản lý
nhà nước, bố trí không gian rộng rãi theo thiết kế trung, không gây lộn xộn. Đây là
những thành công của Liên Xô trong quy hoạch nông thôn.

Ở Thái Lan, trong những năm gần đây đã có nhiều cố gắng lớn trong xây
dựng QH nông thôn để phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Thái Lan đã có sự
đầu tư tương đối lớn cho việc xây dựng hệ thống mạng lưới giao thông phục
vụ sản xuất, nối liền các khu sản xuất với khu chế biến và thị trường tiêu thụ.
Quá trình QH nông thôn tại các làng xã được xây dựng theo các mô hình và
nguyên lý hiện đại mới. khu dân cư được bố chí tập trung, trung tâm làng xã
là nơi xây dựng các công trình công cộng, các khu sản xuất được bố trí thuận
tiện nằm trong khu vực vòng ngoài.
Kết quả sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm,Thái Lan đã đạt được sự
tăng trưởng kinh tế nông nghiệp rõ rệt, các vùng nông thôn đề có cơ sở hạ
tầng và hệ thống giao thông phát triển, dịch vụ công cộng nâng cao, đời sống
nông thôn được cải thiện không ngừng.
10
Ở Philippin, có 3 cấp lập quy hoạch đó là cấp quốc gia sẽ hình thành
phương hướng chỉ đạo chung; cấp vùng và cấp huyện, quận sẽ chịu trách
nhiệm triển khai các đồ án tác nghiệp. Chính phủ có vai trò quan trọng trong
việc thống nhất các nghành và quan hệ của các cấp lập quy hoạch đồng thời
Chính phủ cũng tạo điều kiện để các chủ sử dụng đất có thể tham gia vào
việc lập quy hoạch ở các cấp như chương trình tái giao đất, việc thực thi các
đồ án quy hoạch đất công cộng, các khu vực đất dân cư nhưng phải đảm bảo
tuân theo những quy định của pháp luật.
Điều đó cho thấy nhà nước cần phải thiết lập một hệ thống pháp luật chặt
chẽ trong việc sử dụng và quản lý đất đai.
Ở Trung quốc , công tác QHSDĐ từ lâu đã là vấn đề rất được quan tâm
và chú trọng. Chính phủ Trung Quốc đã tập trung nguồn vốn để xây dựng cơ
sở hạ tầng tuân theo QH, KHSDĐ lâu dài và bền vững. Đặc biệt là mạng lưới
giao thông, ưu tiên phát triển các đặc khu kinh tế tuân theo quy trình QH đất
chuyên dùng đất ở đô thị với quy trình rất hiện đại và khoa học. Chính vì vậy,
ngày nay mạng lưới giao thông, hệ thống đô thị với các đặc khu kinh tế của
Trung quốc phát triển dất mạnh sánh ngang tầm với các cường quốc có nền

kinh tế phát triển trên thế giới.
2.2.2 Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở nước ta
2.2.2.1 Tình hình chung:
Ngay sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định rõ 2 nhiệm vụ trọng tâm:
+ Củng cố và bảo vệ đất nước
+ Phát triển kinh tế xã hội đưa đất nước đi lên đảm bảo đời sống của
nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Song song với sự phát triển đi lên của đất nước, thì vấn đề quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Dù ở mức độ nào thì nhùn chung mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất tinh
thần cũng như bảo vệ môi trường sinh thái cho nhân dân.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam được tiến hành
trên khắp phạm vi lãnh thổ. Phương án quy hoạch là 10 năm, kế hoạch là 5
năm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng
11
trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, các điều
kiện kinh tế - xã hội và thế mạnh của từng vùng.
Trải qua nhiều năm thực hiện quy hoạch tổng thể trên phạm vi rộng thì
bộ mặt vùng nông thôn Việt Nam đã biến đổi rõ rệt: Nông nghiệp được phát
triển theo hướng sản xuất hàng hoá, các làng nghề truyền thống được khôi
phục, kinh tế, dịch vụ đã được phát triển góp phần đưa Việt Nam từ nước phải
nhập khẩu lương thực thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới.
2.2.2.2 Thời kỳ trước luật đất đai năm 1993:
Ở thời kỳ này công tác quy hoạch được biết đến một cách rất sơ lược, chủ
yếu tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp - lâm nghiệp phục vụ phong trào
hợp tác hoá với phương châm sử dụng tối đa tài nguyên đất. Song do nôn nóng,
sự hiểu biết còn hạn chế nên tính khả thi của phương án còn thấp.
Từ năm 1987 đến trước luật đất đai năm 1993 công tác quy hoạch sử
dụng đất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng, thể hiện ngay trong hiến pháp

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân; Nhà nước thống nhất quản lý đất đai
theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu
quả”. Tuy nhiên ở giai đoạn này chúng ta đang đứng trước nhiều khó khăn và
thử thách của nền kinh tế thị trường hàng hoá, đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn nên công tác quy hoạch vẫn chưa thực hiện một cách sát sao, triệt
để. Song công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc, xoá bỏ chế độ hợp
tác xã chuyển sang giao đất, cấp đất cho từng hộ gia đình. Có thể nói đây là
một mốc đánh dấu công tác triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên
toàn quốc.
2.2.2.3 Từ luật đất đai năm 1993 đến nay:
Giai đoạn này công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp, hầu hết các tỉnh,
thành phố, huyện, xã đã lập xong quy hoạch cho đơn vị mình đến năm 2010,
phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước và định hướng phát triển kinh tế
xã hội.
Từ khi luật đất đai năm 2003 ra đời, công tác đất đai được triển tiến hành
rất chặt chẽ, vai trò của đất đai ngày càng được khẳng định, đời sống của nhân
dân khá lên. Nhưng để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội nói chung và đòi
12
hỏi công tác quản lý đất đai nói riêng. Chủ tịch nước ký sắc lệnh số
23/2003/LCTN ngày 12/2/2003 công bố Luật đất đai năm 2003 và được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 4 thông
qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2004 đồng thời ban
hàng kèm theo các văn bản dưới luật : Các nghị định, thông tư hướng dẫn thi
hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP về việc thi hành luật đất đai năm 2003
- Thông tư 30/2004/TT-BTNM về việc lập và điều chỉnh và phê duyệt
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Luật đất đai năm 2003 quy hoạch rõ nội dung về việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai của từng cấp. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, kế

hoạch sử dụng đất là 5 năm, UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện
việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho địa phương mình.
Ngoài ra, để thuận lợi cho công tác quản lý đất đai thì căn cứ vào mục
đích sử dụng đất, đất đai được chia làm 3 loại:
+ Nhóm đất nông nghiệp:
+ Nhóm đất phi nông nghiệp
+ Nhóm đát chưa sử dụng
Nhờ đó chúng ta biết được tiềm năng và hạn chế của đất đai để có thể áp
dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hay có những biện pháp cải tạo để
khai thác, sử dụng đất một cách tiết kiệm và hợp lý.
2.2.3 Cơ sở thực tiễn của việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Đồng
Tiến, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên.
- Công văn số 503/CV-TCĐC của Tổng cục địa chính ngày 29/4/1995.
Công văn số 862/CV-TCĐC ngày 12/10/1998 về việc hướng dẫn các tỉnh lập
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.
- Sự trao đổi thống nhất về việc xác định các xã được lựa chọn để lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2010 - 2020 giữa Sở địa chính tỉnh
Thái Nguyên và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên.
- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Phổ Yên, thời kỳ 2005 - 2009
- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 1999 - 2010
13
- Nghị quyết và phát triển kinh tế xã hội huyện Phổ Yên thời kỳ 2005 -
2010 của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ 27.
- Kế hoạch kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên thời kỳ 2005 - 2010
- Báo cáo thuyết minh bản đồ đất huyện Phổ Yên
- Báo cáo chính trị, nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ II nhiệm kỳ 2005
- 2010 của Đảng bộ xã Đồng Tiến.
- Báo cáo của UBND xã Đồng Tiến về tình hình kinh tế - xã hội năm
2009 và phương hướng năm 2010.
- Phương hướng phát triển của ngành trên địa bàn thị xã

- Các nguồn tài nguyên của địa phương
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác thực hiên quy hoạch sử
dụng đất của xã Đồng Tiến - huyên Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010 – 2013.
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Đề tài thực hiên trên địa bàn xã Đồng Tiến - huyên Phổ Yên
– tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian : từ ngày 20/1/2014 đến ngày 30/4/2014.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra sơ bộ về tình hình cơ bản của xã Đồng Tiến.
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và áp lực đối
với đất đai.
3.3.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Đồng Tiến giai đoạn
3.3.3. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã
Đồng Tiến - huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 – 2013
-Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2013.
- Sơ lược tình hình quản lý đất đai của UBND xã Đồng Tiến
3.3.4. Đánh giá kết quả thực hiên quy hoạch sử dụng đất của UBND xã
Đồng Tiến giai đoạn 2010 – 2013.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2013.
đoạn 2010 - 2013
- Những tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của
xã Đồng Tiến giai đoạn 2010 - 2013, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

15
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Phương pháp này dùng để thu thập tài liệu, số liệu cần thiết cho việc
nghiên cứu.
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng
- Điều kiện kinh tế xã hội: Dân số, lao động thực trạng phát triển các
ngành kinh tế, cơ sở hạ tầng.
- Tài liệu về phương án sử dụng đất đai của xã Đồng Tiến giai đoạn
2002 - 2010.
- Tài liệu về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2010 - 2013.
3.4.2. Phương pháp phân tích, thống kê:
Các tài liệu, số liệu được thống kê theo hệ thống các bảng biểu có liên
quan tới chuyên đề nghiên cứu nhằm giúp việc nghiên cứu đạt kết quả tốt.
Đồng thời có thể tiến hành các công tác nội nghiệp nhằm xử lý, chuyển đổi
các số liệu từ phức tạp sang đơn giản tổng quát.
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh:
Phương pháp này được tiến hành sau khi đã thu thập thống kê đầy đủ các
tài liệu số liệu cần thiết. Từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá so sánh các dữ
liệu để rút ra nhận xét về mặt thuận lợi khó khăn từ đó đa ra các giải pháp
khắc phục, phương pháp này đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng.
3.4.4. Phương pháp điều tra đã ngoại bổ sung:
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được trong các phòng ban, tiến
hành điều tra dã ngoại bổ sung nhằm thống nhất các tài liệu số liệu đã thu
thập được. Phát hiện và bổ sung những thiếu sót những chêng lệch giữa thực
tế và tài liệu thu thập.
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu:
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu đánh giá công
tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Các tài liệu, số liệu đã thu thập đòi hỏi
cần chọn lọc loại bỏ những yếu tố không cần thiét, lấy các số liệu hợp lý, có

cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế ở địa phương.
16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều tra sơ bộ về tình hình xã Đồng Tiến
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Đồng Tiến nằm ở trung tâm huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên bị
chia đôi bởi thị trấn Ba Hàng có giáp ranh với các địa phương sau:
- Phía Đông giáp xã Tiên Phong
- Phía Nam giáp xã Nam Tiến và Tân Hương
- Phia Tây giáp xã Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng
- Phía Bắc giáp xã Hồng Tiến và thị trấn Bãi Bông
Xã có 25 xóm, với tổng diện tích tự nhiên là 1042,3 ha nằm ở vùng 2 là
vùng ven sông Cầu, Sông Công. Với vị trí địa lý như vậy xã có nhiều lợi thế
để phát triển theo hướng CNH - HĐH và phát triển đa dạng hàng hoá ngành
nghề sau này.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Xã Đồng Tiến nằm trong 2 vùng thuộc vùng trung du huyện Phổ Yên,
mang đặc trưng địa hình trung du miền núi phía Bắc.
Xã Đồng Tiến có địa hình gò vấp xem kẽ các đồng bằng nhỏ, địa hình
thấp dần từ phía tấy xuống phía đông nam. Đặc điểm địa hình như vậy sẽ ảnh
hưởng chi phối tới các phương án quy hoạch sử dụng đất, cần có các phương
án sử dụng đất cho phù hợp với đặc điểm địa hình của địa phương để đảm bảo
sử dụng đất bền vững và phát triển kinh tế xã hội.
4.1.1.3. Khí hậu:
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt
là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ
tháng 11 tới tháng 4 năm sau.

a. Chế độ nhiệt:
Theo số liệu của trạm quan trắc cho thấy: Nhiệt độ bình quân năm là
23,5
0
C, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân đều trên 15
0
C, chênh
lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối cao (tháng có nhiệt độ cao
nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh nhau 14
0
C). Tổng tích ôn
17
khoảng 8000
0
, tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1300 giờ và phân bổ không
đều giữa các tháng trong năm. Tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất là
tháng 9 với tổng số giờ nắng là 185 giờ.
b. Chế độ mưa:
Do thuộc vùng đồng bằng bắc bộ nên chế độ mưa ở đây mang những đặc
trưng sau:
+ Từ tháng giữa 11 đến hết tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa ít
chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm.
+ Từ tháng 5 đến giữa tháng 11 là mùa mưa, lượng mưa lớn chiếm 85%
tổng lượng mưa cả năm.
+ Tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn chiếm gầm 40% lượng mưa cả
năm) lại trùng với mùa mưa bão nên thường xuyên xảy ra lũ lụt úng ngập.
c. Lương bốc hơi và độ ẩm:
Đây là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm
là 985,5mm.
+ Lượng bốc hơi trung bình tháng : 84mm

+ Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5) : 99,9mm
+ Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng 3 : 62,7 mm
Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so
với chênh lệch lượng mưa.
Độ ẩm trung bình trên địa bàn xã Đồng Tiến trung bình là 82%. Để đánh
giá một cách khái quát cân bằng giữa mưa và độ ẩm (vấn đề có liên quan đến
sử dụng đất) cần xem xét đến chỉ số ẩm ướt (k), nhìn chung chỉ số ẩm ước
hàng năm của xã đạt 2,05% nghĩa là lượng mưa gấp 2 lần bốc hơi, như vậy độ
ẩm của xã tương đối cao, tuy nhiên ở các tháng 12 và tháng 1 hệ số k nhỏ hơn
0,3 vì vậy thường gây ra hạn hán nghiêm trọng trong thời gian này.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên:
* Tài nguyên đất:
Đất đai xã Đồng Tiến chia làm 2 loại chính:
- Toàn xã có khoảng 12,87ha đất đồi núi, tầng đất tương đối dày, thành
phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, hàm lượng dinh dưỡng khá. Loại đất
này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp.
18
- Đất ruộng: chủ yếu là đất thịt nhẹ và đất cát pha, có tầng đất dày, hàm
lượng mùn, đạm ở mức khá, hàm lượng lân, kali ở mức trung bình đến khá,
loại đất này thích hợp cho các loại cây lương thực và các loại cây màu.
* Tài nguyên nước:
a. Nước mặn:
Xã Đồng Tiến có nguồn nước mặt tương đối phong phú. Với lượng mưa
trung bình năm khoảng 2020mm, lượng nước mưa trên được đổ vào các kênh
mương, hồ, ao, tạo nên nguồn nước mặt chính cung cấp cho sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân trong thị trấn.
b. Nguồn nước ngầm:
Kết quả khảo sát nghiên cứu cho biết ở đây có trữ lượng nước ngầm
tương đối dồi dào và chất lượng tốt. Nhưng hiện nay việc khai thác và sử
dụng nước ngầm còn nhiều hạn chế.

- Tóm lại tài nguyên nước của xã Đồng Tiến là tương đối dồi dào, nhưng
điều kiện tự nhiên một năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô chỉ chiếm 15%, tổng
lượng mưa nên thường gây ra thiếu nước, hạn hán, mùa mưa chiếm 85% tổng
lượng mưa lại trùng với mùa gió bão nên thường xảy ra lũ lụt úng ngập.
* Tài nguyên nhân văn:
Với lợi thế trung tâm kinh tế, chính trị của huyện Phổ Yên trên địa bàn
xã có các cơ quan của tỉnh, huyện, các nhà máy của trung ương và địa phương
với nguồn lao động có tri thức, kinh nghiệm và phương thức sản xuất công
nghiệp, sẽ tạo điều kiện cho xã phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH làm
động lực cho phát triển kinh tế của cả huyện. Vì vậy, đây là nguồn tài nguyên
nhân văn quan trọng giúp xã phát triển kinh tế - xã hội.
Với tài nguyên nhân văn của xã như trên, trong quy hoạch sử dụng đất
cần phải chú ý quan tâm đến tập quán, hoàn cảnh cụ thể của mỗi tiểu khu, mỗi
thôn nhà máy xí nghiệp để bố trí đất ở, đất xây dựng các công trình văn hoá,
lịch sử trên địa bàn xã, để khai thác triệt để tiềm năng này, góp phần vào sự
nghiệp CNH - HĐH của xã.
4.1.1.5. Cảnh quan môi trường:
Cảnh quan đặc trưng mang đặc điểm chung của cảnh quan vùng đồng
bằng bắc bộ với các vùng đồng bằng đan xen các khu dân cư và hệ thống ao,
19
hồ dầy đặc đã tạo nên một cảnh quan vừa trù phú vừa thơ mộng cho xã Đồng
Tiến. Trong lĩnh vực môi trường tuy hiện nay chưa có vấn đề gì nổi cộm
nhưng cũng cần chú ý tới nguồn nước dễ bị ô nhiễm do phân bón, phun thuốc
trừ sâu, nước thải sinh hoạt, vệ sinh công nghiệp.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.:
4.1.2.1. Tình hình phát triển chung:
* Tăng trưởng kinh tế:
Đồng Tiến là một xã thuần nông, thu nhập chính là từ ngành trồng trọt
và chăn nuôi. Trong những năm qua xã đã từng bước khắc phục khó khăn trên
các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân từng bước được cải

thiện. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuất nông
nghiệp chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, điều đó làm cho tăng trưởng
kinh tế của xã còn chậm
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
* Kinh tế nông nghiệp:
- Ngành trồng trọt:
Trồng trọt là ngành sản xuất chính của xã Đồng Tiến với điều kiện tự
nhiên, đất đai và lao động thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt.
Trong những năm gần đây xã đã giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài
cho các hộ gia đình để họ yên tâm sản xuất và khai thác tốt tiềm năng của đất.
Bình quân lương thực đầu người năm 2010 đạt 376kg/người/năm đến năm
2013 là 392kg/người/năm. Với sự chuyển mình của nền kinh tế thị trường, sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật cao, sự chỉ đạo của UBND xã đã tạo ra sự phát
triển khá nhanh trong sản xuất nông nghiệp.
Diện tích các cây trồng chính trong xã đã có xu hướng tăng lên kéo theo
sản lượng tăng lên, làm cho đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
- Ngành chăn nuôi:
Đồng Tiến là xã trung du miền núi không có diện tích đồng cỏ, nên khả
năng phát triển chăn nuôi đại gia súc là khó khăn. Hiện tại chăn nuôi chỉ
mang tính tự cung, tự cấp về sức kéo và thực phẩm, chưa phát triển sản xuất
hàng hoá.
Đàn lợn thịt tăngdo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân tăng lên nhưng chăn
20
nuôi dưới hình thức tận dụng thức ăn dư thừa lấy phân phục vụ cho sản xuất
và đáp ứng thực phẩm cho gia đình.
Đàn gia cầm của xã đã tăng lên đáng kể chủ yếu là gà, vịt, ngan bước
đầu đã chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, nhiều hộ nuôi gà tăng trọng
đem lại thu nhập cao. Bên cạnh đó công tác thú y, giống vẫn còn hạn chế làm
cho đàn gia súc gia cầm phát triển chưa ổn định.
Để ngành chăn nuôi phát triển mạnh cần chú trọng tới giống, kỹ thuật

nuôi, phòng chống bệnh tật và thị trường tiêu thụ.
- Ngành lâm nghiệp:
Do đặc điểm là một xã trung du cho nên quỹ đất chủ yếu là dành cho
phát triển nông nghiệp. Diện tích dành cho phát triển lâm nghiệp ít, thu nhập
từ ngành lâm nghiệp không đáng kể.
* Ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ:
Kinh tế công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 3% tổng giá trị thu nhập, xã
không có cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ quy mô
lớn. Hiện chỉ có các cơ sở tư nhân phát triển như gạch đất nung, mộc dân
dụng, ngói xi măng, khai thác cát sỏi . . .
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:
* Dân số :
Qua số liệu thống kê cho thấy : Hiện nay dân số của xã là 8000 người,
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%. Nhìn chung sự biến động dân số xã
Đồng Tiến không lớn, trong những năm tới cần phải có kế hoạch tuyên
truyền và thực hiện kế hoạch hoá dân số một cách triệt để hơn nữa thì tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên mới giảm xuống, có như vậy mới từng bước nâng cao
đời sống nhân dân.
* Lao động và việc làm:
Hiện nay lao động nông nghiệp của xã chiếm khoảng 97,78% tổng số
lao động của xã, qua đó ta thấy Đồng Tiến là xã thuần nông, nguồn thu nhập
chính của các gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
21

×