Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 4 Thời hạn, thời hiệu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.05 KB, 5 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 4 Thời hạn, thời hiệu

1. I. Thời hạn, thời hiệu
2. 1. Thời hạn
a. Khái niệm và ý nghĩa của thời hạn
- Thời hạn là khoảng thời gian có điểm đầu, điểm cuối xác định.
b. Phân loại thời hạn
 Căn cứ vào trình tự xác lập:
- Thời hạn do luật định: Pháp luật quy định
Ví dụ: thời hạn khởi kiện các tranh chấp về thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa
kế; thời hạn tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm…
- Thời hạn do cơ quan NN có thẩm quyền ấn định:
Ví dụ: Thời hạn cho phép các bên khắc phục những sai phạm về hình thức (Đ134
BLDS);…
- Thời hạn do các chủ thể tự xác định.
 Dựa vào tính xác định của thời hạn:
- Thời hạn xác định: Là loại thời hạn được quy định rõ ràng bằng cách xác
định chính xác thời điểm bắt đầu, kết thúc
- Thời hạn không xác định: Là khoảng thời gian tương đối không xác định
chính xác, và thường gắn với thuật ngữ “kịp thời”, “khoảng thời gian hợp lý”, “khi
có yêu cầu”…
Cách tính thời hạn:
- Quy định tại Đ158: Thời hạn có thể được tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng,
năm hoặc bằng một sự kiện xảy ra.
- Cách tính:
+ Nếu thời hạn xác định bằng giờ thì sẽ xác định giờ cụ thể (lấy ví dụ)
+ Nếu thời hạn xác định bằng ngày, tuần, tháng hoặc năm thì ngày đầu tiên sẽ
không được tính vào thời hạn (lấy ví dụ).
+ Nếu xác định đầu tháng (mùng 1), giữa tháng (ngày 15), ngày cuối tháng (ngày
cuối cùng của tháng: ví dụ tháng 2 là ngày 28, tháng 6 ngày 30…).
+ Khi thời hạn tính bằng sự kiện thì không tính ngày sự kiện đó diễn ra mà là ngày


tiếp theo ngày xảy ra sự kiện. (lấy ví dụ)
+ Nếu thời hạn trùng vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ thì không tính ngày đó vào ngày
tính thời hạn.
- Thời hạn kết thúc: Theo điều 153 BLDS
1. 2. Thời hiệu
a. Khái niệm và ý nghĩa của thời hiệu
- Quy định tại Đ155 BLDS.
- Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó, thì chủ
thể được hưởng quyền dân sự, đuợc miễn trừ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện.
- Ý nghĩa: Nhằm đề cao ý thức pháp luật, trách nhiệm của các chủ thể trong quan
hệ pháp luật dân sự thông qua việc thúc đẩy họ tích cực thực hiện các quyền và
tranh chấp nghĩa vụ dân sự. Ngoài ra nó còn bảo vệ quyền khởi kiện – một quyền
dân sự quan trọng của các chủ thể trong QHPLDS.
b. Phân loại thời hiệu
Theo quy định tại Đ155 BLDS thì thời hiệu được chia thành 3 loại:
* Thời hiệu hiệu hưởng quyền dân sự:
- Là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó, chủ thể được hưởng quyền dân sự
Ví dụ: Theo khoản 1 Đ247 BLDS thì thời hiệu làm phát sinh quyền sở hữu tài sản
của người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng đảm bảo điều kiện “ngay
tình, liên tục, công khai”
Quy định tại các Điều 239, 241, 242, 243, 244…
* Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
- Là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ đuợc miễn viêc
thực hiện nghĩa vụ đó.
- Thời hiệu này chủ yếu được áp dụng cho các trường hợp miễn trừ nghĩa vụ của
các chủ thể với nhà nước…
Ví dụ: Thời hạn bảo hành…
* Thời hiệu khởi kiện:
- Là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án, cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời

hạn đó kết thúc, các chủ thể không có quyền khởi kiện.
Ví dụ: Thời hiệu khởi kiện với vụ việc thừa kế là 10 năm
Thời hiệu khởi kiện các tranh chấp giao dịch dân sự là 1 năm
Thời hiệu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm (với các giao dịch có thể bị
tuyên dân sự …
c. Cách tính thời hiệu
- Thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự được tính từ thời
điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của
thời hiệu (Đ156 BLDS).
Nếu có sự gián đoạn thì thời hiệu được tính lại từ đầu sau khi sự kiện làm gián
đoạn chấm dứt (Đ158 BLDS).
- Thời hiệu khởi kiện được bắt đầu tính từ thời điểm quyền, lợi ích bị xâm phạm,
trừ trường hợp pháp luật quy định khác. (Khoản 1 Đ159 BLDS)
Ví dụ: Các bên thỏa thuận thời hạn trả tiền vay trong hợp đồng vay nhưng hết thời
hạn mà không trả nợ thì sẽ phát sinh quyền khởi kiện của bên cho vay.
à Thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm là thời điểm người có nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ của mình.
+ Thời hiệu khởi kiện cũng có thể bị gián đoạn nên trong trường hợp này, khởi
kiện có thể tạm dừng:
 Có sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc trở ngại khách quan khác làm cho
người có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu (bị
tai nạn, ốm đau…)
 Người có quyền khởi kiện chưa thành niên, đang bị mất NLHVDS, đang bị
hạn chế NLHVDS nhưng chưa có người đại diện.

×