Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 2 phân loại quan hệ luật dân sự ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.69 KB, 4 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 2 phân loại quan hệ luật dân
sự

1. I. PHÂN LOẠI QHPL DS
QHDS rất đa dạng và phong phú, đa dạng cả về chủ thể, khách thể, nội dung, cách
thức phát sinh…Việc phân loại này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có
ý nghĩa rất lớn về mặt thực tiễn vì nó góp phần hiểu đúng về quan hệ giữa các bên
và áp dụng đúng pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra.
1. 1. Cơ sở phân loại
Khi tiến hành phân loại dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, và từ mỗi căn cứ có thể
phân QHPLDS thành các loại QH khác nhau.
Hiện nay việc phân loại QHPLDS dựa trên các tiêu chí:
- Dựa theo khách thể của QHPLDS (dựa vào nhóm điều chỉnh của
QHPLDS).
- Dựa vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ.
- Dựa vào nguồn gốc của quyền dân sự và cách thức thực hiện quyền DS.
1. 2. Các loại QHDS cụ thể
Dựa vào khách thể của QHPLDS
QHPLDS được chia thành hai loại:
- Quan hệ nhân thân: Là các liên quan đến các vấn đề nhân thân và về nguyên
tắc là không thể dịch chuyển cho người khác (ví dụ: đứng tên tác giả trong một tác
phẩm, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, tên gọi…).
- Quan hệ tài sản: Là QHPLDS luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc việc
chuyển dịch một tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác (quan hệ sở hữu, quan hệ
hợp đồng hay quan hệ thừa kế…)
Dựa vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ
Dựa vào tiêu chí này, QHPLDS được chia thành hai loại:
- QHPLDS tuyệt đối: Trong QH này, chủ thể quyền được xác định, còn các
chủ thể khác đều là chủ thể nghĩa vụ. Nghĩa vụ của các chủ thể nghĩa vụ được biểu
hiện là dạng nghĩa vụ không hành động (tức là không thực hiện bất cứ hoạt động
nào xâm phạm tới quyền của chủ thể quyền). Thông thường, các loại quyền tuyệt


đối được pháp luật ghi nhận mà không phải do các bên thỏa thuận.
QHPLDS tương đối: Là quan hệ pháp luật xác định cả chủ thể quyền và nghĩa vụ.
Trong loại quan hệ này, nội dung quyền và nghĩa vụ thông thường do các bên thỏa
thuận dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung các thỏa thuận này các nhà
làm luật không thể quy định chi tiết mà chỉ đưa ra các quy định khung để các chủ
thể dựa trên đó thỏa thuận.
Dựa vào nguồn gốc của quyền dân sự và cách thức thực hiện quyền dân sự
Dựa trên cơ sở này, QHPLDS được phân thành 2 loại:
- Quan hệ vật quyền:
- Quan hệ trái quyền:
+ Là những quan hệ mà trong đó quyền của chủ thể bên này có được thực hiện hay
không hoàn toàn thông qua hành vi mang tính nghĩa vụ của chủ thể bên kia
1. II. CĂN CỨ PHÁT SINH, THAY ĐỔI VÀ CHẤM DỨT QHPLDS
1. Sự kiện pháp lý
Các sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế mà đã được
pháp luật dự liệu các hậu quả pháp lý nhất định (có thể làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt QHPLDS).
1. Phân loại
Các sự kiện pháp lý được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí.
- Thứ nhất, nếu dựa vào hậu quả pháp lý và các giai đoạn biến động của
QHPLDS thì có thể phân sự kiện PLý thành sự kiện làm phát sinh, sự kiện làm
thay đổi và sự kiện làm chấm dứt QHPLDS.
- Thứ hai, cách phân loại dựa trên nguồn gốc phát sinh sự kiện pháp lý. Đây
là cách phân loại được áp dụng phổ biến nhất. Dựa theo cách phân loại này thì sự
kiện PLý được phân thành 4 loại: Hành vi pháp lý, xử sự pháp lý, sự biến pháp lý
và thời hạn.

×