Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 5 Bảo vệ quyền sở hữu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.28 KB, 2 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 5 Bảo vệ quyền sở hữu

1. A. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
1. I. Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu
- Quyền sở hữu là một chế định quan trọng trong pháp luật nói chung và pháp
luật dân sự nói riêng. Việc nhà nước công nhận các quyền năng của chủ sở hữu đã
tạo điều kiện cho các chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp được thực hiện
các quyền năng của mình đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, hay có thể nói là
được pháp luật bảo hộ.
- Việc bảo vệ quyền sở hữu được đặt ra khi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu
hợp pháp đối với tài sản bị các chủ thể khác có hành vi xâm phạm, làm tổn hại đến
việc chiếm hữu, sử dụng và khai thác tài sản của chủ sở hữu/người chiếm hữu hợp
pháp. Việc bảo vệ này được thực hiện do chính chủ thể bị xâm hại hoặc chủ thể bị
xâm hại sẽ yêu cầu các chủ thể (tuân theo quy định của pháp luật) bảo vệ quyền sở
hữu cho mình.
- Nhìn từ góc độ luật pháp thì bảo vệ quyền sở hữu chính là biện pháp tác
động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người, ngăn ngừa những hành
vi xâm hại đến chủ sở hữu khi người này hành xử quyền của mình.
- Nhà nước sẽ dùng pháp luật như một công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền
năng đã được pháp luật công nhận và ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến
quyền của các chủ sở hữu à Mọi hành vi xâm phạm của người không phải là chủ
sở hữu đều bị voi là hành vi vi phạm pháp luật.
- Bảo vệ quyền sở hữu không chỉ có pháp luật dân sự mà có nhiều ngành luật
khác, cụ thể như:
 Luật hành chính: Bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những thể lệ
nhằm quản lý và bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân công dân.
1. II. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu
2. 1. Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền)
- Là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người
có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình (Điều 256 BLDS).
1. 2. Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở pháp luật


đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiễm hữu hợp pháp
2. 3. Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền)

×