Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 10 nghĩa vụ ngoài hợp đồng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.15 KB, 4 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự
đại học – bài 10 nghĩa vụ ngoài
hợp đồng

BÀI 10
NGHĨA VỤ NGOÀI HỢP ĐỒNG
1. A. Thực hiện công việc không có ủy quyền (Đ599 –Đ603)
2. 1. Khái niệm thực hiện công việc không có ủy quyền
- Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa
vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì
lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết
mà không phản đối.
1. 2. Điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ của các bên
Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó: Công việc
trong quan hệ pháp luật này không phải là nghĩa vụ pháp lý có tính chất bắt buộc
đối với người thực hiện công việc. Trước thời điểm thực hiện công việc, giữa hai
bên chủ thể không có sự thỏa thuận về việc thực hiện công việc. Cho nên, pháp
luật quy định người thực hiện công việc có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp
với khả năng và điều kiện của mình.
Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc: Việc thực hiện công việc
phải xuất phát từ nhận thức: Nếu công việc không được thực hiện có thể sẽ gây
thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người có công việc – người này sẽ mất đi lợi ích vật
chất nhất định. Người thực hiện công việc coi đó là bổn phận của mình và xuất
phát từ lợi ích vật chất của chủ sở hữu và người có công việc để thực hiện những
hành vi phù hợp.
1. 3. Nội dung, hậu quả của thực hiện công việc không có ủy quyền
Nghĩa vụ của người thực hiện công việc (Đ595)
- Phải thực hiện công việc như công việc của chính mình.
- Nếu biết trước và đóan trước được ý định của người có công việc thì phải
thực hiện công việc phù hợp với ý định người đó. Khi đã thực hiện công việc,
người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ báo cho người có công


việc biết quá trình, kết quả của thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ khi người
có công việc đã biết và người thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ khi người có
công việc đã biết và người thực hiện công việc không biết nơi cư trú của người có
công việc.
- Khi người có công việc được thực hiện chết, người thực hiện công việc vẫn
phải tiếp tục thực hiện công việc đó cho đến khi người thừa kế và người đại diện
của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận
- Có thể từ chối việc tiếp tục đảm nhiệm công việc khi có lý do chính đáng
nhưng phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người
thân thích của người này và có thể nhờ người khác thay mình đảm nhiệm việc thực
hiện công việc.
- Phải bồi thường thiệt hại nếu do lỗi cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện
công việc. Nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc, thì căn
cứ vào hoàn cảnh đảm nhiệm công việc, người đó có thể được giảm mức bồi
thường (Đ597).
- Trong khi thực hiện công việc tự mình chi phí và báo cho người có công
việc. Sau khi thực hiện công việc, người đã thực hiện công việc có quyền yêu cầu
người có thẩm quyền đối với công việc phải thanh toán mọi chi phí hợp lý đã bỏ ra
và trả cho mình một khoản thù lao nhất định nếu đã thực hiện công việc chu đáo
và có lợi cho người có công việc (Đ596).
Nghĩa vụ của người có công việc
- Người có công việc là chủ sở hữu của công việc hoặc người thừa kế của chủ
sở hữu và người đại diện hợp pháp của người có công việc.
- Nghĩa vụ:
 Phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền
bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện
công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trong
trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.
 Phải trả cho người đã thực hiện công việc một khỏan thù lao khi người này
thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực

hiện công việc từ chối.

×