Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề tài : Xã hội học khoa học và công nghệ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.6 KB, 3 trang )

Trường: ĐHKHXH & NV
Lớp: K53 Xã hội học.
Sinh viên: Hoàng Thị Hương.
MSSV:08030230.
Bài giữa kỳ
Môn: Xã hội học khoa học và công nghệ
Giảng viên: Đào Thanh Trường.
1. Di động xã hội không kèm di cư.
Di động xã hội không kèm di cư có thể coi là hiện tượng đa vai trò - vị thế việc
làm, nghề nghiệp của cán bộ khoa học. Ví dụ như một giáo sư sử học có thể vừa làm
công việc nghiên cứu ở viện nghiên cứu sử học nhưng đồng thời vừa làm giảng viên
giảng dạy lịch sử ở một trường đại học khác. Hai công việc đồng thời được làm trong
cùng lúc nên hiện tượng này có thể được coi là hiện tượng di động xã hội không kèm di
cư.
Hiện tượng di động xã hội không kèm di cư có tác động ngoại biên âm tính và
ngoại biên âm tính nhất định tới sự phát triển của khoa học.Một cá nhân cùng lúc phải
làm nhiều công việc có thể là cùng một lĩnh vực hay là thuộc những lĩnh vực khác nhau
thì người đó sẽ ít có điều kiện để đào sâu về một lĩnh vực sở trường, không phát huy tối
đa được năng lực của mình về một lĩnh vực nào đó. Ví dụ trong trường hợp trên, vừa làm
công tác giảng dạy vừa làm công tác nghiên cứu thì vị giáo sư đó sẽ không thể tập trung
hết mình vào công tác nghiên cứu lịch sử ở viện nghiên cứu. Do đó,nhìn trên bình diện
này, di động xã hội không kèm di cư đi ngược lại quá trình chuyên môn hóa theo hướng
chuyên sâu của khoa học.Khi mà cán bộ khoa học cùng làm nhiều việc về một lĩnh vực
thì vô hình người ấy cũng thu nhận được thêm những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh
vực của mình nên có thể coi đó là một tác động ngoại biên tích cực của hiện tượng di
động xã hội không kèm di cư. Có thể thấy rằng có hiện tượng di động xã hội không kèm
di cư là do sự thiếu hụt nhân lực ở một cơ quan trong một lĩnh vực khoa học nào đấy.Do
đó, trong trường hợp này thì hiện tượng di động xã hội có tác động khác nhau đối với các
cơ quan và tổ chức khác nhau. Có thể đó là dương tính với cơ quan này nhưng lại là âm
tính với cơ quan khác.
2.Di động xã hội kèm theo di cư.


Trong những năm gần đây, hiện tượng di động xã hội kèm theo di cư diễn ra
mạnh mẽ. Đây có thể coi là hiện tượng “chảy máu chất xám” giữa các vùng, quốc gi, lãnh
thổ, tổ chức, cơ quan hay lĩnh vực khoa học.
Ví dụ như trường hợp giáo sư Ngô Bảo Châu. Khi ông hoàn thành việc học trung
học phổ thông ở trong nước thì ông sang Pháp để tiếp tục công việc học tập và nghiên
cứu trong lĩnh vực toán học. Hiện tại ông đang định cư tại Pháp và cũng đã nhập quốc
tịch Pháp.
Di động xã hội kèm theo di cư là một tất yếu xảy ra trong khoa học. Hiện tượng
này có tác động dương tính rất lớn tới sự phát triển của khoa học nói chung. Bởi lẽ hiện
tượng di động xã hội kèm theo di cư chỉ xảy ra khi mà có sự chênh lệch về điều kiện làm
việc, nghiên cứu, có môi trường để nâng cao khả năng, phát huy sở trường của các cán bộ
khoa học. Khi đó họ có thể phát huy hết tài năng thực sự của mình trong lĩnh vực khoa
học sở trường, có điều kiện phát triển chuyên sâu về lĩnh vực đó, từ đó thúc đẩy khoa học
phát triển. Ví dụ cụ thể trường hợp giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu như không có sự kiện
sang Pháp nơi có điều kiện hơn về khoa học kỹ thuật để học tập và nghiên cứu thì liệu
ông có thể phát huy được hết tài năng của mình để cống hiến cho lĩnh vực toán học như
những gì mà ông đã làm được?
Tuy nhiên, hiện tượng di động xã hội này cũng có tác động âm tính rất rõ rệt tới
sự phát triển của khoa học. Những cơ quan, những vùng hay những nước có điều kiện tốt,
những lĩnh vực, ngành khoa học có lợi thế về nguồn lực trên thị trường sẽ thu hút nhiều
người hơn. Do đó làm mất cân bằng trong sự phát triển các ngành khoa học, phát triển
khoa học đồng đều giữa các vùng, các cơ quan, các quốc gia. Từ đó dẫn tới hiện tượng có
những ngành khoa học, những cơ quan thì thừa nhân lực trong khi đó lại có những nơi,
những lĩnh vực thiếu nhân lực.
3. Di động dọc trong cộng đồng khoa học.
Di động dọc trong cộng đồng khoa học có thể gắn với sự thăng tiến địa vị nghề
nghiệp của cán bộ khoa học hay gắn với sự thay đổi trình độ chuyên môn của cán bộ
khoa học.
Di động dọc với sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ khoa học có thể hiểu
tương tự như trường hợp một người đang giữ một chức vụ thấp được thăng cấp lên chức

vụ cao hơn, ví dụ như từ nhân viên văn phòng được tăng lên làm quản lý. Do sự di động
này mới chỉ là sự di động dọc về thang bậc hành chính trong khoa học chứ không gắn với
sự phát triển chiều sâu của khoa học nên hầu như ít có tác động rõ rệt tới sự phát triển của
khoa học.
Di động dọc trong khoa học gắn với sự thay đổi trình độ chuyên môn của cán bộ
khoa học được hiểu như sự thay đổi về học hàm, học vị. Ví dụ như việc ông Ngô Bảo
Châu được công nhận là giáo sư (vào năm 2004). Sự thăng tiến về học hàm học vị có
được do có sự cống hiến của g.s trong lĩnh vực toán học.
Rõ ràng di động dọc trong trường hợp này làm phát triển chiều sâu của khoa học,
chiều sâu của lĩnh vực chuyên môn mà cán bộ đó đang theo đuổi.Sự tăng về học hàm,
học vị cũng đồng nghĩa với sự phát triển của khoa học bởi lẽ có đóng góp thì mới có công
nhận.
4. Di động ngang trong cộng đồng khoa học.
Di động ngang trong trong cộng đồng khoa học thể hiện ở sự dịch chuyển từ lĩnh
vực chuyên môn này sang lĩnh vực chuyên môn khác hoặc chuyển dịch lĩnh vực hoạt
động trong cơ quan nhưng không làm thay đổi vị thế khoa học của cá nhân đó.
Ví dụ như một người đang làm công tác trong lĩnh vực xã hội học truyền thông thì
chuyển sang công tác trong lĩnh vực xã hội học tội phạm.
Di động ngang tạo điều kiện cho các cán bộ, nhà khoa học có thể tìm thấy lĩnh
vực mà phù hợp với năng lực, sở thích của họ nhất. Qua đó họ sẽ phát triển tài năng thực
sự của mình trong lĩnh vực đó, đóng góp cho sự phát triển của khoa học.
Có thể thấy di động ngang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khoa
học. Rõ ràng sự chuyển dịch sang lĩnh vực chuyên môn khác sẽ tạo nên sự đa dạng các
ngành khoa học. Nhiều ngành khoa học mới được hình thành trên cơ sở những ngành
khoa học khác. Sự ra đời của ngành xã hội học có thể là một minh chứng. Sự di động
ngang cũng kéo theo việc hình thành và xây dựng các phương hướng khoa học, các
trường phái khoa học và các bộ môn khoa học.
Tuy nhiên, nếu nhìn cụ thể thì việc luân chuyển sang các lĩnh vực khác nhau của
các cán bộ khoa học khiến cho người làm khoa học không có điều kiện tập trung vào một
công việc, và vì vậy không cho phép họ tích luỹ kinh nghiệm theo hướng chuyên môn

sâu, làm mất đi lợi thế mạnh nhất của nghề khoa học đó là tích luỹ lợi thế trong khoa học.

×