Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Khủng hoảng tài chính Đông Á ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.45 KB, 3 trang )

Khủng hoảng tài chính Đông Á
Khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở
Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của
những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con
Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông
Á, hoặc cục bộ, là Cuộc khủng hoảng quỹ tiền tệ quốc tế, tuy nhiên, ở một điểm nào đấy, cái
tên sau còn gây nhiều tranh cãi.
Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng
hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất
thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng
mấy. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật
phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình.
Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh
hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với
những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.
Lịch sử và nguyên nhân
Cho đến năm 1997, châu Á thu hút gần một nửa tổng số vốn nước ngoài dành cho những
nước đang phát triển. Các nền kinh tế Đông Nam Á có tỷ lệ lợi tức cao đặc biệt có sức hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn cao. Kết quả là nhiều nền kinh
tế trong khu vực thu nhận được một lượng lớn "tiền nóng" (hot money) và kinh qua một thời
kỳ giá tài sản tăng vọt mạnh mẽ. Cùng lúc, nhiều nền kinh tế khu vực như Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Hàn Quốc có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khá ấn
tượng, đạt được 8–12% tổng sản lượng nội địa (GDP) liên tục trong khoảng thời gian cuối
thập niên kỷ 1980 và đầu thập niên kỷ 1990. Thành quả đạt được này đã được nhiều viện
nghiên cứu kinh tế hoan nghênh, bao gồm cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế
giới (World Bank), và nó đuợc biết đến như một phần phép lạ của kinh tế Đông Nam Á.
Cho dù bằng nguyên nhân tranh cãi nào đi chăng nữa, cuộc khủng hoảng châu Á cũng đã
khởi đầu giữa năm 1997 và nó đã gây ảnh hưởng đến tiền tệ, thị trường chứng khoán và giá
cả tài sản khác của các nền kinh tế ở Đông Nam Á. Khởi sự bằng một loạt các sự kiện ở châu
Mỹ La tinh, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng đồng pêsô của Mexico năm 1994, các nhà đầu tư
phương Tây mất tin tưởng vào sự an toàn ở Đông Á và bắt đầu rút vốn về, tạo ra một hiệu


ứng domino (rút tiền ồ ạt).
Năm 1994, nhà kinh tế Paul Krugman của trường đại học Princeton, (lúc đó là MIT), cho
đăng bài báo tấn công ý tưởng về "phép mầu nhiệm kinh tế Châu Á".[1] Ông ta cho rằng: Sự
tăng trưởng kinh tế của Đông Á, trong quá khứ, là do kết quả của đầu tư theo hình thức tư
bản, dẫn tới sự tăng sức sản suất (productivity). Trong khi đó, tổng các nhân tố cấu thành
năng suất lại chỉ được nâng lên ở một mức độ rất nhỏ, hoặc hầu như giữ nguyên. Ông
Krugman cho rằng việc chỉ tăng trưởng tổng các nhân tố năng suất không thôi, mà không cần
đầu tư vốn, đã có thể mang lại sự thịnh vượng dài hạn. Krugman có thể được nhiều người coi
như một nhà tiên tri sau khi khủng hoảng tài chính lan rộng, tuy nhiên chính ông ta cũng đã
từng phát biểu rằng ông ta không dự đoán cơn khủng hoảng hoặc nhìn trước được chiều sâu
của nó.
Cùng thời gian, những sự thiếu hụt lớn trong các tài khoản vãng lai tư nhân xảy ra tại Thái
Lan, Indonesia và Hàn Quốc và tiền bảo dưỡng những tỷ giá hối đoái ngân hàng cố định lại
khuyến khích việc vay ngoài nước (external borrowing), do đó đã dẫn đến sự lệ thuộc lớn vào
ảnh hưởng của những rủi ro trong tỷ giá hối đoái kể cả trong bộ phận kinh tế tài chính
(financial sector) và bộ phận liên hiệp công ty (corporate sector). Vào khoảng giữa những
năm 1990, hai nhân tố trên khởi sự thay đổi tình hình kinh tế của họ. Trong khi nền kinh tế
của Mỹ đang được khôi phục lại sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990, Ngân hàng Dự
trữ Liên bang Hoa Kỳ (U.S. Federal Reserve Bank), dưới sự lãnh đạo của Alan Greenspan,
bắt đầu nâng tỷ lệ lợi tức của Mỹ lên để ngăn chặn lạm phát. Tình trạng này làm cho Mỹ trở
nên một thị trường hấp dẫn để đầu tư hơn là các nước ở Đông Á, và do đó gây nên những
luồng hùn vốn dồi dào thông qua những tỷ lệ lợi tức ngắn kỳ hạn cao và nâng giá đồng Đô La
Mỹ, làm cho đồng tiền của các nước Đông Nam Á đứng nguyên, gây ra tình trạng kém cạnh
tranh trong xuất khẩu ở các nước này. Cũng trong thời gian này, mùa Xuân năm 1996, tăng
trưởng trong xuất khẩu của Đông Nam Á giảm xuống một cách nhanh chóng, giảm giá trị địa
vị tài khoản vãng lai của họ.
Một số nhà kinh tế học đưa ra luật điểm cho rằng tác động của Đại lục Trung Hoa đối với nền
kinh tế thực (real economy) là nhân tố làm cho sự tăng trưởng xuất khẩu ở các quốc gia Đông
Nam Á giảm xuống, song các nhà kinh tế này vẫn duy trì rằng nguyên nhân chính của cuộc
khủng hoảng là do đầu cơ bất động sản quá mức (ước đoán về giá trị và giá cả bất động sản

bên ngoài thực tế). Trung Quốc cũng bắt đầu cạnh tranh, và thực ra là cạnh tranh với các
nước xuất khẩu Đông Nam Á khác, đặc biệt là trong những năm 1990 sau khi Trung Quốc
thực thi một số sửa đổi có xu hướng dành cho ngành xuất khẩu. Quan trọng nhất là đồng tiền
Thái Lan và Indonesia bị lệ thuộc nặng nề vào đồng đô la Mỹ, là đồng tiền đang được tăng
giá trị trong những năm 1990. Các nhà nhập khẩu phương Tây lùng tìm các nhà sản xuất với
giá rẻ hơn và họ đã tìm thấy những nhà sản xuất này ở Trung Quốc, trong lúc đồng tiền của
Trung Quốc đã bị mất giá so với đồng đô la. Nhiều nhà kinh tế khác phản đối luật điểm này
và cho rằng cả hai, Đông Nam Á và Trung Quốc đều cùng một lúc, từng trải sự lớn mạnh đột
biến trong xuất khẩu đầu những năm 1990.
Nhiều nhà kinh tế học, như những người trong Viện Cato tin tưởng rằng cuộc khủng hoảng
châu Á được tạo nên không phải do tâm lý thị trường hay công nghệ kỹ thuật - (trên thực tế,
cái này lại đại diện một hình thức có hiệu quả hơn của chủ nghĩa tư bản thông qua khả năng
thu thập thông tin một cách rẻ tiền hơn và nhanh chóng hơn) – song do các chính sách kinh tế
vĩ mô bóp méo thông tin, dẫn đến tính bất ổn và hấp dẫn các nhà đầu cơ tích trữ. Cái mà một
số nhà bình luận gọi là "tâm lý bầy đàn", chỉ là hậu quả của việc các nhà đầu cơ cư xử hợp lý,
lưu tâm tới các chính sách tiền tệ (Chính phủ bảo vệ chính sách tỷ giá hối đoái cố định) mà
họ cho là không thể duy trì lâu dài được. Những nhà kinh tế này cũng tin rằng, khủng hoảng
là hậu quả tất yếu của các chính sách bảo hộ, chính sách kinh tế vĩ mô không bền vững, cha
đẻ của chính những khiếm khuyết trong thị trường mà chúng có trách nhiệm phải loại bỏ, hạn
chế.
Một số nhà kinh tế khác, trong đó có Joseph Stiglitz và Jeffrey Sachs, đã hạ thấp vai trò của
nền kinh tế thực trong khủng hoảng so với thị trường tài chính khi xét đến tốc độ của khuảng
hoảng. Tốc độ khủng hoảng chóng mặt đã khiến Sachs và những người khác liên tưởng tới
một kịch bản cổ điển các hệ thống ngân hàng sụp đổ khi gặp rủi ro bất ngờ. Sachs đã chỉ ra
các chính sách tài chính, tiền tệ gắt gao của các chính phủ thực hiện theo khuyến cáo của IMF
trước làn sóng khủng hoảng, trong khi Frederic Mishkin lại nêu lên vai trò của thông tin một
chiều trong thị trường tài chính trong việc làm dấy lên "tâm lý bầy đàn" trong giới đầu tư đã
thổi phồng lên một rủi ro tương đối nhỏ trong nền kinh tế thực. Cuộc khủng hoảng vì thế đã
thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế học hành vi theo hệ tâm lý thị trường.
Ngoại trưởng 10 nước ASEAN lúc đó tin rằng, việc liên kết các hệ thống tiền tệ chặt chẽ là

một nỗ lực thận trọng nhằm củng cố vững chắc các nền kinh tế ASEAN. Thủ tướng Malaysia
Mahathir Mohamad cáo buộc nhà đầu cơ George Soros đã làm dấy lên tình trạng đầu cơ tiền
tệ trên phạm vi lớn trong nền kinh tế Malaysia. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 30
diễn ra tại Subang Jaya, Malaysia đã thông quan một Tuyên bố chung vào ngày 25 tháng 7
năm 1997 nêu rõ mối quan ngại sâu sắc và kêu goi các nước ASEAN cần hợp tác chặt chẽ
hơn nhằm bảo vệ và tăng cường lợi ích của ASEAN trong giai đoạn này.[2] Ngẫu nhiên là
trong cùng ngày này, các Ngân hàng Trung ương của hầu hết các nước chịu tác động của
khủng hoảng đã gặp nhau tại Thượng Hải trong Hội nghị cấp cao Đông Á Thái Bình dương
EMEAP, và thất bại trong việc đưa ra một biện pháp Dàn xếp cho vay mới. Trước đó một
năm, Bộ trưởng Tài chính của các nước này cũng đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài
chínhAPEC lần thứ 3 tại Kyoto, Nhật Bản vào ngày 17 tháng 3 năm 1996, và theo như Tuyên
bố chung, các bên đã không thể nhân đôi được Quỹ tài chính phục vụ cho Hiệp định chung về
cho vay và Cơ chế Tài chính trong tình trạng khẩn cấp. Vì vậy, cuộc khủng hoảng có thể xem
như một thất bại trong việc xây dựng năng lực phù hợp kịp thời, thất bại trong việc ngăn chặn
sự lôi kéo tiền tệ.

×