Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

12 - Hẹp môn vị docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.13 KB, 8 trang )

HẸP MÔN VỊ
I. Đại cương:
1. Định nghĩa:
- Hẹp môn vị là một trong những biến chứng của loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra còn 1 số
nguyên nhân khác gây hẹp môn vị như: ung thư dạ dày, u tá tràng, u bóng vater, u tuỵ xâm
lấn…Đối với trẻ em còn có bệnh hẹp phì đại môn vị với đặc điểm lâm sàng và phương
pháp điều trị riêng.
- Hẹp môn vị thường có triệu chứng lâm sàng và Xquang điển hình, dễ dùng cho chẩn đoán
nhưng đó thường là giai đoạn muộn. Tuy nhiên có thể phát hiện sớm biến chứng hẹp môn
vị ở ngưòi bị loét dạ dày – tá tràng lâu ngày, mạn tính, không được điều trị đầy dủ
2. Nguyên nhân:
2.1. Loét dạ dày tá tràng:
Là nguyên nhân thường gặp gây hẹp môn vị. Loét dạ dày tá tràng ở mọi vị trí đều có thể gây
HMV tạm thời hoặc vĩnh viễn, thường gặp loét ở MV, tá tràng gây HMV, nhưng không phải
mọi loét môn vị, tá tràng đều gây HMV.
- Cơ chế hẹp:
o Các ổ loét vùng môn vị - tá tràng gây hẹp tại chỗ.
o Co thắt: thường phối hợp với loét gây hẹp.
o Viêm nhiễm: làm phù nề vùng hang vị gây hẹp.
Co thắt và viêm nhiễm chỉ gây hẹp tạm thời, có thể điều trị khỏi sau một thời gian điều
trị.
- Triệu chứng:
o TS: BN có thời kỳ đau thượng vị có tính chất chu kỳ mùa, nhịp bữa ăn.
o Lúc đầu, HMV xuất hiện từng đợt vì có hiện tượng co thắt và viêm nhiễm phối hợp.
Sau HMV xuất hiện thường xuyên và nặng hơn.
2.2. Ung thư dạ dày:
Đứng thứ 2 sau loét dạ dày tá tràng, thường là ung thư hang vị nguyên phát.
- LS:
o Triệu chứng lúc đầu nghèo nàn: ăn không ngon, chán ăn, cảm giác đầy bụng, mệt
mỏi…
o Vào viện vì tự sờ thấy khối u, hoặc nôn thức ăn bữa trước. (Muộn).


- CLS:
o Soi dạ dày thấy u hang vị.
o Chụp X-quang dạ dày thấy khuyết vùng hang vị, ống môn vị chit hẹp khúc khuỷu,
nham nhở, bờ không đều.
2.3. Nguyên nhân khác:
- Lòng dạ dày u lành tính ở môn vị hoặc gần môn vị, u lao.
- Bỏng: BN uống phải chất kiềm, toan tạo seo gây chit hẹp long dạ dày.
- Ngoài dạ dày.
- U phía ngoài đè vào: u tuỵ, viêm tuỵ phì đại.
- Viêm túi mật, túi mật nằm đè vào tá tràng, môn vị gây HMV.
1
3. Giải phẫu bệnh:
Tất cả mọi vì trí của ổ loét dạ dày hay tá tràng, dù gần hay xa mộn vị đều có thể gây nên hẹp môn
vị tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Ở loét môn vị, gân môn vị, có thể gây nên hẹp tại chỗ. Có những trưòng hợp ổ loét nằm
ngay ở lỗ môn vị sẽ thể hiện HC Reichmann.
- Loét tá tràng: thường là ổ loét cơ chai ở thành tá tràng gây biến dạng và tạo thành các tổn
thương chit hẹp, hay tạo thành những túi cùng, những ổ loét sau thành tá tràng (Post
Bulbaire), ổ loét ở D1 cũng có thể dẫn đến HMV.
- Co thắt: có thể đơn thuần, nhưng thường phối hợp và nặng thêm thương tổn thực thể có thể
thương tổn không gây chit hẹp hoàn toàn mà do co thắt gây hẹp môn vị tạm thời.
- Viêm nhiễm góp phần quan trọng: có những ổ loét sâu, nhiều tổ chức hoại tử, tình trạng
viêm cấp do HP có thể xảy ra đột ngột làm phù nề vùng hang vị và môn vị. cản trở sự lưu
thông làm cho thức ăn khó qua được vùng này. Co thắt và viêm nhiễm chỉ tạm thời, thường
gặp ở những trường hợp ổ loét tiến triển, niêm mạc xung quanh ổ loét phù nề và có thể khỏi
hẳn sau một thời gian ngắn điều trị nội khoa.
II. Chẩn đoán:
1. Chẩn đoán xác định:
- Tiền sử:
o Loét dạ dày tá tràng nhiều năm được điều trị nội khoa khỏi không hoàn toàn. Có

nhiều đợt đau tăng lên không đáp ứng với thuốc điều trị. Xen lẫn các dấu hiệu của
HMV: đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn.
o 1 số ít trường hợp biểu hiện hẹp MV cấp như trong HC Reichmann với các triệu
chứng: đau sớm, dữ dội, tăng nhanh. Nôn sớm, nhiều kèm theo chảy nước bọt
nhiều, có khi BN cần phải dung khăn lau liên tục hoặc bát để hứng.
T/chứng HMV GĐ đầu HMV GĐ tiến triển HMV GĐ muộn
Cơ năng - Đau bụng: đau sau
bữa ăn, thường đau
về đêm và tăng
dần.
- Nôn: khi có khi
không. Cảm giác
đầy bụng, buồn
nôn.
Triệu chứng này
thường giảm dần
khi được điều trị
ngoài khoa triệt để,
sớm biểu hiện lại
nếu không điều trị
triệt để.
- Đau bụng: muộn, 2 –
3 giờ sau ăn, có khi
muộn hơn, đau từng
cơn quặn bụng, có
cơn đau liên tiếp
nhau. Đau nhiều, có
khi không dám ăn dù
rất đói.
- Nôn: càng ngày càng

nhiều. Nôn ra nước ứ
đọng ở dạ dày màu
xanh đen, lần thức
ăn bữa trước và bữa
mới ăn. Nôn đựơc
thì hết đau, có khi vì
đau mà móc họng
cho nôn ra.
- Đau: đau liên tục
nhưng nhẹ hơn GĐ
tiến triển, cũng có
thể đau hoăc đau rất
ít.
- Nôn: ít nôn hơn,
nhưng mỗi lần nôn
rất nhiều nước ứ
đọng và thức ăn của
bữa trước, có khi 2 –
3 ngày trước. BN
phải móc họng cho
nôn ra.
2
Toàn thân - Ổn định - Gầy sút, mệt mỏi
- Da xanh, khô.
- Đái ít, táo bón
- Gầy còm, suy nhược.
- Da khô đét, nhăn
nheo, hốc hác.
- Lơ mơ (nhiễm độc
kinh niên, ure máu

cao hoặc hạ thấp
Calci máu.).

Thực thể Hầu như không có hoặc
không đặc hiệu
Hút dạ dày khi đói hoặc
sang sớm:
Đa tiết: bình thường
khi đói lượng dịch
tiết là 20 – 60ml,
nay tăng lên hơn
100ml.
Đa toan: bình
thường nồng độ
HCl tự dọ là 44 –
84 MEq/l, nay tăng
lên trên 84.
Hút đựơc thức ăn
cặn của bữa trước
(+/-).
- Lắc óc ách lúc đói:
- Sóng nhu động: xuất
hiện tự nhiên hoặc
sau khi kích thích
nhẹ lên thành bụng.
Sóng bắt đầu từ DST
chuyển dần về DSP,
vùng môn vị, đôi khi
chú ý có thể nghe
thấy tiếng ùng ục kết

thúc 1 sóng như
động. Xuất hiện từng
đợt, nhìn thấy dưới
thành bụng mỏng
nhăn nheo.
- Dấu hiệu Bouveret:
bụng lõm long
thuyền, vùng trên
rốn căng lên từng
lúc, vùng dưới lép
kẹp, qua lớp cơ
thành bụng mỏng có
thể nắn thấy cột
sống.
- Lắc óc ách lúc đói.
- Dạ dày giãn to,
xuống quá mào chậu,
bụng chướng toàn
bộ.
- Dạ dày mất hết
trương lực, không
còn co bóp, kích
thích cũng không
còn dấu hiệu phản
ứng.
X-Quang Chụp dạ dày toàn thể
và hàng loạt:
- Ứ đọng nhẹ, thuốc
vẫn qua được môn
vị. Sau 6 h, thấy

còn ít thuốc ứ đọng
ở dạ dày.
- Tăng sóng nhu
động, co bóp nhiều
và mạnh hơn – trên
Có nhiều h/ả rõ và đặc
hiệu:
- Ứ đọng ở dạ dày:
sau 6 – 12h, thuốc
vẫn còn ở DD, thuốc
cản quang không qua
MV, dạ dày giãn to.
HTT và TT không
hiện trên phim hang
loạt.
- Sóng nhu động: nếu
có nhiều và manh,
chứng tỏ cơ dạ dày
- Ứ đọng ở dạ dày: sau
12 – 24h, baryte vẫn
còn nguyên hoặc khá
nhiều trong dạ dày.
- Dạ dày không còn
song nhu động, hoặc
còn nhưng rất yếu ớt
và vô hiệu.
3
phim thấy cả phía
BCN và BCL dạ
dày có nhiều chỗ

lồi lõm (nhìn rõ
trên màn tăng
sáng). xuất hiện
từng đợt, xen kẽ
h/ảnh dạ dày giãn
dần vùng hang,
trước môn vị.
còn tốt. xen kẽ từng
đợt co bóp dạ dày ì
ra không có song
nhu động. Thuốc
không xuống tá tràng
hoặc ít.
- Dạ dày giãn lớn: đáy
sa thấp, tạo hình
chậu khá rõ. Có 3
mức: Dưới là Baryte,
giữa là nước ứ đọng
có thể nhiều hoặc ít,
trên cùng là túi hơi
dạ dày.
- Hình ảnh tuyết rơi:
do những ngụm
Baryte đầu tiên rơi
từ từ qua lớp nước ứ
đọng trong dạ dày.
- Dạ dày giãn lớn,
hình chậu rõ rệt.
- Hình ảnh tuyết rơi.
Chú ý những trường hợp

HMV muộn, sau chụp
XQ cần rửa dạ dày tránh
BC thủng.
Nội soi
(phải rửa
dạ dày
truớc nếu
không thức
ăn ứ đọng
sẽ che lấp
đèn soi làm
tắc ống
hút).
- Dạ dày ứ đọng
nhẹ.
- Vùng môn vị phù
nề, lỗ môn vị co
thắt.Đưa ống soi
hơi khó nhưng vẫn
qua đựơc.
- Hình ổ loét tiến
triển với bờ gồ
cao, đáy ổ loét
khoét sâu, các lớp
niêm mạc nề đỏ.
- DD ứ đọng, nhiều
thức ăn và dịch nâu
cũ.
- Dạ dày giãn, vùng
hang môn vị co thắt

nhỏ, đưa ống soi khó
qua, phải bơm căng
và cố đẩy mới xuống
tới tá tràng.
- Hình ảnh ổ loét có
thể nhìn thấy ở trước
môn vị, ngây môn vị
hoặc hành tá tràng.
MV và tá tràng chit
hẹp, các lớp niêm
mạc nề đỏ.
- Dạ dày ứ đọng,
nhiều dịch nâu, hút
hết -> dạ dày xuất
tiết nhiều.
- Dạ dày giãn to, niêm
mạc viêm đỏ do ứ
đọng, môn vị chit
hẹp hoàn toàn, chỉ
thấy 1 lỗ nhỏ không
thể đưa ống nội soi
qua được. Khó tím
thấy môn vị, ống soi
phải đẩy sâu gần hết,
gấp cong đầu lên
trên vào hang môn vị
(vị trí lỗ môn vị thay
đổi.
Rối loạn
thể dịch

(một trong
những vấn
đề quan
trọng để
tiên lượng
và đánh giá
mức độ
bệnh.
Máu:
- Thiếu máu, Hb giảm, nhưng HCT và số lượng HC tăng do máu cô.
- Protid huyết tương tăng.
Điện giải đồ:
- Cl hạ nhiều.
- Na có hạ nhưng ít hơn Cl.
- K giảm ít. K chính là ở các TB nên PU của máu thường không cxác.
- Dự trữ kiềm tăng do mất acid (kiềm chuyển hoá).
- Ure máu tăng
4
Nước: nước mất do nôn, phần lớn đựơc thay thế bằng nước trong khu vực nội
bào, nên nước ngoài tế bào hầu như bình thường. Nếu mất nước mà nhiều,
nhiều hơn điện giải -> ưu trương tế bào.
Nước tiểu: Bn đái ít hơn, Cl và Na trong nước tiểu ít.
2. Chẩn đoán phân biệt:
2.1. Viêm teo hang vị:
- Thường kèm theo 1 ổ loét BCN.
- Chẩn đoán dựa NS: vùng hang vị xơ teo, co nhỏ. Có thể có những vết viêm chợt nông
(Erosion) , XQ có hình ảnh hang vị co nhỏ, gấp khúc ngoằn ngoèo như ngón tay đi găng.
- Teo đơn thuần không kèm theo ổ loét hiếm gặp, khi soi dạ dày, niêm mạc lốn đốm mảng
trắng hoặc bợt màu.
2.2. Hẹp phì đại cơ môn vị:

- Xuất hiện ở trẻ nhỏ mới đẻ. Sau vài tuần bình thường xuất hiện nôn, nôn càng ngày càng
nhiều, dẫn đến các rối loạn toàn thân.
- X-Quang là hình ảnh môn vị kéo dài như sợi chỉ, phía trên là dạ dày giãn to.
2.3. Ung thư:
Ung thư và loét dạ dày tá tràng là 2 nguyên nhân hang đầu gây hẹp môn vị. Khi ung thư phát
triển tạo thành những khối u lớn dần gây chit hẹp, cản trở sự lưu thong từ dạ dày xuống tá
tràng. Hẹp có thể diễn biến từ từ chậm chạp, nhưng thường thì rất nhanh. Thường ung thư môn
hoặc hang vị nguyên phát. Về các tính chất của hẹp thì ung thư và loét không có gì để phân
biệt rõ, cần phải căng cứ triệu chứng để chẩn đoán nguyên nhân.
- LS:
o Bn 40 – 60 tuổi.
o Vài tháng, ăn không ngon, chán ăn, cảm giác nặng, chướng bụng trên rốn. Đau nhẹ.
o Mệt mỏi, sút cân
o Thường sờ thấy một khối u vùng trên rốn, còn hoặc mất tính di động.
o Thành dạ dạy bị ung thư, thâm nhiễm, không thể giãn to được. Nhưng nếu khối u
còn ở thấp, tiến triển chậm, tổ chức dạ dày phía trên còn tốt có thể giãn to.
- XQ: có nhiều hình ảnh khác nhau. Có giá trị chẩn đoán:
o Ống môn vị chit hẹp lại thành 1 đường nhỏ, khúc khuỷu, nham nhở, bờ không đều.
o Vùng hang vị có hình khuyết rõ rệt, môn vị bị kéo lên cao.
o BCN cứng, có khi là 1 đường thẳng.
- Nội soi: có thể có các dạng tổn thương khác nhau:
o Khối u sùi, choán toàn bộ vùng hang vị, niêm mạc xung quanh cứng, mất nếp.
o Ổ loét BCN, bờ cứng, đáy sâu nhiều tổ chức hoại tử, lan rộng đến môn vị, gây chit
hẹp hoàn toàn, không đưa ống nội soi xuống tá tràng được.
- Sinh thiết: có tế bào K.
2.4. Bệnh co thắt tâm vị:
- Dấu hiệu đầu tiên là nuốt nghẹn, từng lúc, tăng dần và nghẹn liên tục. Lúc đầu nghẹn lỏng
sau đó đặc. Trong hoặc sau khi ăn, BN oẹ rất nhiều giống như nôn.
- XQ thấy thực quản giãn to, ở dưới chit hẹp lại, mềm mại hình củ cải, không thấy có túi hơi
dạ dày.

5
- NS: ứ đọng thức ăn trong thực quản, thực quản giãn to, tâm vị chit hẹp, co thắt liên tục
nhưng niêm mạc mềm mại. Khi soi phải chờ cơ tâm vị mở ra mới đưa ống nội soi xuống
được.
2.5. Hẹp tá tràng:
Hẹp có thể do nguyên nhân u hoặc loét ta tràng. Tuỳ theo vị trí tổn thương mà có những biểu
hiện khác nhau.
- Trên bóng Vater: như một hẹp môn vị, không thể phân biệt được.
- Dưới bóng Vater:
o Nôn ra nước vàng (mật - dịch tuỵ), nôn rất nhiều.
o Toàn thân suy sụp nhanh.
o XQ xác định được chỗ hẹp, trên đó là hành tá tràng giãn rộng.
o Nội soi xác định rõ vị trí chõ hẹp và tổn thương gây hẹp. Sinh thiết có thể giúp xác
định loại tổn thương.
2.6. Tắc ruột cao:
Thường gặp tắc ruột cao do bã thức ăn, do dây chằng Ladd… Các triệu chứng lâm sàng khó
phân biệt. Cần phải chụp bụng không chuẩn bị để xác định mức nước hơi ở quai ruôt cao. Nếu
khó chẩn đoán có thể nội soi dạ dày – tá tràng.
2.7. Nguyên nhân thần kinh:
- Liệt dạ dày do thần kinh: dạ dày không co bóp, ì ra. Các triệu chứng xuất hiện không
thường xuyên và Bn có thể hoàn toàn phục hồi.
- Tăng áp lực nội sọ: do nhiều ngyên nhân gây tăng áp lực nội sọ, bn nôn nhiều và liên tục.
Kèm theo các biểu hiẹn khác như đau đầu, mờ mắt.
2.8. Túi mật:
Trong tắc mật hoặc viêm túi mật do sỏi, túi mật căng to kèm theo các cơn đau tăng lên và nôn
tăng dần.
- Cơ chế nôn có thể do:
o Co thắt cơ môn vị.
o Tổn thương thực thể (ít gặp hơn)
 Sỏi túi mật đè lên môn vị.

 Viêm nhiễm xung quanh.
 Viêm vùng môn vị, tá tràng: thành dạ dày và tá tràng dày lên, cản trở lưu
thông.
- Các triệu chứng của hẹp môn vị mà nguyên nhân ở túi mật thì không có gì káhc nên chỉ
chẩn đoán được khi có biểu hiện gan mật kèm theo.
o TS: đau bụng vùng gan, rối loạn tiêu hoá kiểu túi mật.
o Thực thể: Murphy (+), có khi sờ thấy túi mật to.
o XQ; chụp dạ dày hàng loạt, tìm thương tổn dạ dày tá tràng. chụp đuờng mật không
chuẩn bị và có chuẩn bị bằng các thuốc cản quang.
o Nội soi không thấy tương tổn ở dạ dày.
2.9. Tuỵ:
- Viêm tuỵ mạn tính thể phì đại.
- Ung thư đầu tuỵ.
Biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng của hẹp môn vị, tắc mật, tắc Wirsung.
3. Chẩn đoán nguyên nhân:
- Loét dạ dày tá tràng: loét tại môn vị, tá tràng, BCN, cơ chế cơ học, phù nề hoặc co thắt môn
vị.
6
- Ung thư dạ dày: chủ yếu vùng hang vị, môn vị, cơ chế cơ học, xâm lấn.
- U lành tính dạ dày.
- Bỏng: thực quản, môn vị sẹo làm hẹp.
- Hạch trong lympho hạt: huyết đồ, hạch đồ, sinh thiết tủy.
- Lao, giang mai.
- Hẹp phì đại môn vị, người lớn.
- Teo cơ môn vị.
III. Nguyên tắc xử trí:
1. Xác định tổn thương:
- Phân biệt HMV cơ năng hay thực thể
- HMV cơ năng có chỉ định điều trị nội khoa. Chỉ cần điều trị 1 thời gian bằng thuốc kháng
sinh diệt HP, các thuốc chống co thắt, bệnh sẽ khỏi hẳn,.

- HMV thực thể là một cấp cứu trì hoãn, dù mức độ nặng hay nhẹ cũng không cần phẫu thuật
ngay, mà cần phải chuẩn bị trong 2 -3 ngày nhằm bồi phụ kịp thời sự thiếu hụt về nước,
điện giải và năng lượng cho Bn.
2. Hồi sức:
- Bù nước, điện giải, năng lượng, protid… qua đuờng tĩnh mạch căn cứ vào biểu hiện lâm
sàng và sinh hoá. Tính chính xác tỷ lệ Cl, Na, K trong máu.
- Các dung dịch thường dùng: các loại dung dịch măn đẳng trương như: Ringer Lactat, dung
dịch ngọt, cung cấp thêm nước điện giải và năng lượng.
- Ngoài ra nuôi dưỡng thêm bằng các dung dịch đạm để bổ sung K, Cl, Protid và các acid
amin…
- Việc bồi phụ nước và điện giải phải tiến hanh cả trước và sau mổ.
3. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Rửa dạ dày hàng ngày bằng nước ầm với ống Faucher (ống cao su to), rút hết dịch ứ đọng.
- Nếu còn ăn đựơc, cho ăn các chất dễ tiêu, nhiều chất bổ.
- Có thể phối hợp thêm các thuốc chống viêm dạ dày như: KS, Collargol, các chất chống co
thắt như Buscopan… giảm tiết dịch vị: Atropin.
- Truyền máu nếu cần.
4. Điều trị phẫu thuật:
4.1. Cắt đoạn dạ dày:
Bao gồm cắt toàn bộ hang vị, môn vị cộng với 1 phần thân vị (2/3 dạ dày với loét mạn tính
hoặc cắt đoạn, cắt toàn bộ dạ dày trong K tuỳ mức độ tổn thương) nhằm lấy bỏ các ổ loét đồng
thời giảm bớt tổ chức tuyến bài tiết dịch vị bài tiết ra gastrin, kích thích bài tiết dịch vị… Sau
đó lặp lại lưu thông dạ dày theo kiểu Billroth 1 hoặc 2. Với ưu điểm vừa giải quyết được
nguyên nhân, vừa giải quyết được biến chứng HMV, tuy nhiên vì là phẫu thuật lớn nên cần cân
nhắc vào tình trạng bệnh nhân, điều kiện GMHS và kỹ thuật.
- Kiểu Billroth 1: nối phần còn lại của dạ dày với 1 trong 2 kỹ thuật sau:
PEAN: đóng mỏm dạ dày còn lại hẹp bớt trước khi nối với tá tràng.
Von Haberer: để nguyên mỏm dạ dày còn lại, nối với mỏm tá tràng.
o Ưu điểm: lấy hết tổn thương loét gây HMV, hợp với sinh lý, quá trình tiêu hoá và
hấp thu gần như cũ. Hoạt động kích thích các men tiêu hoá không thay đổi nhiều.

BC sau mổ ít.
o Điều kiện: mỏm tá tràng còn lại phải dài và mềm mại.
7
- Kiểu Billroth 2: đóng kín mỏm tá tràng sau đó nối phần còn lại của dạ dày với quai hỗng
tràng đầu tiên. Có thể nối qua mạc treo đại tràng ngang hoặc trước đại tràng ngang. Có 2
cách nối sau:
Polya: để nguyên mỏm dạ dày nối với quai hỗng tràng đầu tiên.
Finsterer: khâu bớt mỏm dạ dày rối mới nối với quai hỗng tràng đầu tiên.
o Ưu điểm: áp dụng trong cả trường hợp ổ loét dạ dày hoặc tá tràng chảy máu. Kỹ
thuật dễ thực hiện hơn.
o Nhược điểm: thức ăn xuống dạ dày nhanh hơn, lưu thông dạ dày ruột không giống
bình thường, hội chứng Dumping nhiều hơn.
4.2. Nối vị tràng:
Phẫu thuật này giải quyết được hẹp nhưng vẫn còn nguyên nhân gây nên là ổ loét niêm mạc dạ
dày do viêm. Dễ có loét miệng nối về sau và đa số phải điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên lại
là kỹ thuật có thể làm nhanh và nhẹ nhàng cho bệnh nhân.
- Chỉ định:
o Thể trạng bệnh nhân quá tồi, già yếu, bệnh phối hợp mà không chịu được phẫu
thuật tiêu hoá lớn.
o Ung thư không có khả năng cắt.
o Loét ở sâu mà không có khả năng cắt dạ dày được.
o Hẹp môn vị giai đoạn muộn.
o Điều kiện GMHS và trình độ phẫu thuật viên hạn chế.
4.3. Cắt dây X phối hợp:
Trường hợp loét dạ dày tá tràng nằm ở sâu, không thể cắt dạ dày và lấy bỏ hết ổ loét. Phối hợp
với tạo hình môn vị và nối vị tràng có thể cắt dây thàn kinh X kèm theo để điều trị triệt để hơn.
Đối với loét tá tràng thì có thể bảo tồn được dạ dày và hạn chế đựơc 1 số biến chứng do cắt dạ
dày gây ra.
- Mục đích: loại trừ cơ chế tiết dịch do thần kinh.
- Ưu điểm: tỷ lệ tử vong và biến chứng ít hơn so với cắt dạ dày.

- Nhược điểm: tỷ lệ loét miệng nối cao hơn (khoảng 10%).
- Các kiểu kỹ thuật:
o Cắt dây X toàn bộ:
 Kèm nối vị tràng.
 Tạo hình môn vị
o Cắt dây X chọn lọc:
 Cắt 2 thân dây X khi chui qua lỗ hoành xuống bụng + nôi vị tràng.
o Cắt dây X siêu chọn lọc:
 cắt trên chỗ phân chia nhánh gan của dây X trước (dây X trái), kèm nối vị
tràng.
 Cắt trên chỗ phân chia nhánh tạng đối với dây X sau (dây X phải), kèm nối
vị tràng.
o Cắt dây X kèm cắt hang vị
 Mục đích: vừa loại trừ cơ chế tiết thể dịch (cắt vùng tiết Gastrin) vừa loại trừ
cơ chế tiết dịch thần kinh (cắt dây X).
 Ưu điểm: mất dạ dày ít hơn.
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×