Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘ1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.95 KB, 20 trang )

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Thế kỷ XX là thế kỷ mà chủ nghĩa xã hội từ lý luận khoa học biền thành chế độ xã
hội hiện thực, giành được nhiều thành tựu huy hoàng rồi lại chịu nhiều tổn thất
nghiêm trọng. Đứng trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới, nhìn lại tiến trình lịch sử ta
sẽ dễ dàng nhận thấy sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội đã làm thay
đổi rất nhiều bộ mặt của thế giới, thúc đẩy tiến trình lịch sử thế giới và lịch sử văn
minh của loài người. Và đến khi nó có những vấn đề của nó thì thế giới lại phải
chịu những tổn thất nghiêm trọng về nhận thức củng như phong trào cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Bài tiểu luận của em sẽ đề cập đến việc nhìn nhận và đánh giá về
lịch sử phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đó là cả một quá trình lâu dài và phức tạp
được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Do đó những nhận xét dưới đây chỉ nhằm
góp phần nhỏ nào đó để giúp ta thêm những kiến thức khoa học lịch sử vững tin
vào con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội mà đảng ta đã chọn.
1. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ ĐIỀU TẤT YẾU CỦA PHÁT
TRIỂN LỊCH SỬ.
Hơn một thế kỉ trước, chủ nghĩa Mác ra đời, chủ nghĩa xã hội không tưởng biến
thành khoa học thực sự. Mác và Ang8ghen đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trên cơ sở phân tích sâu sắc mâu thuẫn cơ bản
của xã hội loài người, đặc biệt là của xã hội tư bản chủ nghĩa, hai ông đã vạch ra
quy luật phát triển của xã hội loài người, và chỉ ra rằng sự thay đổi của chế độ xã
hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội chủ nghĩa là điều tất yếu. Đây là xu thế chung
không thể thay đổi được. Bước vào thế kỷ XX, năm 1917 bùng nổ cách mạng
Tháng Mười Nga, xây dựng nên nhà nước xã hộ chủ nghĩa đầu tiên, lịch sử loài
người chuyển sang một trang hoàn toàn mới. Đến giữ thế kỷ XX, phongtrao2 xã
hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, dẫn đến hàng loạt các nước xã
hội chủ nghĩa ra đời.
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
1
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng


SVTH: Nguyễn Đức Trí
Các nước xã hội chủ nghĩa trong thế kỉ XX đều được thành lập ở các nước có nền
kinh tế, văn hóa đang trong thời gian phát triển nên vẫn còn các biểu hiện về sự
không phát triển của mình, do vậy vẫn chưa tìm thấy được một nước xã hội chủ
nghĩ theo đúng như thực chất của nó được. Do vậy xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa cần rất nhiều đến tiền đề về vật chất củng như văn hóa nhất định. Nhưng rõ
ràng yêu cầu của cách mạng và xây dựng lại rất khác nhau. Vì rõ ràng muốn thực
hiện cuộc cách mạng củng cần phải đến trình độ phát triển kinh tế văn hóa nhất
định làm tiền đề. Nhưng trình độ kinh tế văn hóa “nhất định” này lại khogn6 có
một chuẩn mực tuyệt đối.Hơn nữa cách mạng không phải là một quá trình phát
triển kinh tế thuần túy, torng một chừng mực rất lớn nó cần đến trình độ phát triển
kinh tế, chính trị xã hội khác nữa. Tức là lấy việc có tồn tại “tình thế cách mạng”
hay không làm sự chuyển dịch. Nếu không cho dù trình độ phát triển kinh tế văn
hóa cao đến mầy thì củng không thể bùng nổ cách mạng giống như là các nước tư
bản chủ nghĩa phát triển như ngày nay.
Thế kỉ XIX Mác và Ăngghen căn cứ vào quy luật phát triển chung của lịch sử đã
từng dự đoán, cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản sẽ trước tine6 xảy
ra các nước tiên tiến, Mác từng nói rằng do cạnh tranh của việc giao lưu quốc tế
rộng rãi của các nước công nghiệp tương đối phát triển dẫn đến nội bộ các nước
công nghiệp chưa phát triển nảy sinh những mâu thuẫn chứ không cần phải đợi
đến khi những mâu thuẫn này phát triển đến mức tột cùng ở một mức nào đó.
Ang8ghen cũng nói: “nếu chúng ta bắt buộc phải đợi đến sau khi sức sản xuất tư
bản chủ nghĩa phát triển đến tột cùng, đợi đến sau khi một nhà tiểu thủ cing6
nghiệp cuối cùng, một tiểu nông cuồi cùng đều biến thành vật hi sinh của nền đại
sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì mới thực hiện sự cải tạo này, điều đó quá tồi tệ đối
với chúng ta” Tư tưởng của Mác Ăngghen là đúng đắn, các nước đang phát triển
cũng có khả năng tiến hành thành công cuộc cách mạng vô sản khi điều kiện của
cách mạng đã chín muồi.
Ở nước Nga thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất đã từng xuất hiện tình hình đặc
biệt này. Phát trine63 chủ nghĩa tư bản ở nước Nga tuy vẫn còn chưa đạt đến trình

Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
2
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
độ cao và có thể nói chưa đầy đủ, nhưng mâu thuẫn xã hội hết sức gay gắt, điều
hiện khách quan của cách mạng đã chín muồi. Trong trường hợp đó, chính đảng
của giai cấp vô sản liệu có cần đến trình độ phát triển kinh tế văn hóa chưa đủ mà
vứt bỏ lãnh đạo không?. Lênin nói: “nếu xây dựng chủ nghĩa xã hội cần có trình
độ văn hóa nhất định, thì tại sao ta không dùng biện pháp cách mạng để có được
tiền đề đạt tới trình độ nhất định trước đó, sau đó đuổi kịp nhân dân các nước khác
trên cơ sở chính quyền công nông và chế độ xô viết” Lê nin nắm lấy thời cơ cách
mạng, kiên quyết lãnh đạo cách mạng tháng Mười và giành được thắng lợi. về sau,
nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên tiên thế giới nằm trong sự bao vây của các
nước tư bản chủ nghĩa, tu hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng chỉ trong thời gian hơn
10 năm đã nhanh chóng từ một nước nông nghiệp lâc hậu trở thành nước công
nghiệp thứ hai trên thế giới, từ đó đặt nền tảng vật chất để đánh bại chủ nghĩa phát
xít. Sự thực chứng minh sự lựa chọn của Lênin là đúng đắn. Cách mạng tháng
Mười Nga tiến ành là điều cần thiết.
Xét từ phạm vi của thế giớ, trong hơn một nữa khoảng thời gian đầu của thế kỷ
XX, phong trào xã hội chủ nghĩa ào lên như sóng dậy. Nhưng không phải là những
người đảng viên cộng sản muốn khuấy động thế nào củng được, mà là sản phẩm
tất yếu của sự phát triển mâu thuẫn vốn có trong nội bộ hệ thống chủ nghĩa tư bản,
Khi đó, do chủ nghĩa tư bản khiến cho nhân dân lao động nước đó bao nhiêu năm
ở vào cảnh thê lương bão bùng, lại xảy ra đại khủng hoảng thế giới nlần thứ nhất
( 1929-1933), hai cuộc chiến tranh thế giới, gây tai ương lớn nghiêm trọng chưa
từng có cho nhân dân thế giới, kết quả là uy tín của chủ nghĩa tư bản mất sạch,
một loạt nhà nước dân chủ nhân dân đã lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, làm
cho chủ nghĩa xã hội từ một nước Liên Xô phát triển thành nhiều nước ở Âu – Á.
Vì vậy, diện tích đất đai của các nước xã hội chủ nghĩa chỉ chiếm 1/4 diện tích đất
đai trên thế giới. dân số chỉ chiếm 1/3 số dân tòan thế giới, giá trị công nghiệp

chiếm 2/5 của thế giới, thu nhập quốc dân chiếm khoảng 1/3 của thế giới. năm
1957, vê tinh nhân tạo của Liên Xô lại được đưa lên vũ trụ trước Mỹ, mao trạch
đông căn cứ vào đó nói một cách hình tượng rằng tình hình trước mắt là “ gió
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
3
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
đông thổi bạt gió tây”. Ngòai ra, phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ
nghĩa cũng lên rất cao, thời kỳ đầu sau chiến tranh, Đảng Công Sản Pháp, Đảng
Cộng Sản Italia từng gây uy hiếp đối với sự thống trị của giai cấp tư sản các nước
đó. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La
Tinh kéo dài mãi đến nhưng năm 1960, cuối cùng phá hủy hệ thống thực dân của
chủ nghĩa đế quốc, hình thành nên thế giới thứ ba.Trong số các nhà nước mới độc
lập, có không ít nước lựa chọn “con đường phi tư bản chủ nghĩa” xuất hiện “ chủ
nghĩa xã hội” với các lọai biển hiệu. điều này quyết không phải là ngẫu nhiên.
2. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐÃ LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI.
Sự trỗi dạy của chủ nghĩa xã hội thế kỷ XX đã mổ ra thời đại mới trong lịch sử
nhân loại, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử thế giới và tiến bộ của văn minh nhân
lọai, làm thay đổi cực kỳ lớn bộ mặt của thế giới. hòan tòan có thể nói rằng,
không có chủ nghĩa xã hội thì quyết không có thế giới ngày nay.
Trước hết, chủ nghĩa xã hội đã giành được thành tựu to lớn về mặt tìm tòi, xây
dựng một chế độ xã hội hòan tòan mới, tích lũy đựợc những kinh nghiệm quý báu.
Kể từ khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đến nay, đặc biệt là sau khi xuất hiện
các nhà nước xã hội chủ nghĩa, lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội đã giành
được những tiến bộ to lớn trong mặt tìm tòi môt chế độ xã hội khác với chế độ bóc
lột, tức là có thể bảo đảm sự bình đẳng chính trị và quyền làm chủ của tòan thể
nhân dân, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ phân hóa hai cực giàu nghèo,
xây dựng một nền văn hóa đạo đức tư tưởng kiểu mới. mọi quyền lực của nhà
nước xã hội chủ nghĩa đều thuộc về nhân dân, nhân dân thực sự làm chủ, bảo đảm
sự bình đẳng chính tri của tòan thể nhân dân. Đảng cộng sản đại diện cho lợi ích

của đông đảo nhân dân nhất, lãnh đạo và ủng hộ nhân dân nắm lấy quyền lực và
quản lý đất nước, thực hiện bầu cử dân chủ, quyết sách dân chủ, dựa vào nhân dân
để thực hiện quản lý dân chủ và giám sát dân chủ, bảo đảm nhân dân được hưởng
quyền lợi và sự tự do rộng rãi theo luật pháp, tộn trọng và bảo đảm quyền con
người. các nhà nước xã hội chủ nghĩa kiên trì lấy chế độ công hữu xã hội chủ
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
4
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
nghĩa làm nền tảng của chế độ kinh tế, từng bước xóa bỏ chế độ người bóc lột
người; các nhà nước xã hội chủ nghĩa giải phóng và phát triển sức sản xuất, đáp
ứng nhu cầu văn hóa vật chất ngày càng tăng của nhân dân và nỗ lực xóa bỏ phân
hóa hai cực giàu nghèo, cuối cùng thực hiện cùng giàu lên. Các nước xã hội chủ
nghĩa đề xướng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa, phát triển nền văn hóa xã hội
chủ nghĩa xây dựng đạo đức tư tưởng kiểu mới, tập trung và nâng cao tố chất đạo
đức tư tưởng và trình độ văn hóa khoa học của tòan thề nhân dân, thúc đẩy sự phát
triển tòan diện của con người, v.v trong thực tiễn, mặc dù chủ nghĩa xã hội từng
phạm phải sai lầm, một số mặt còn tồn tại thiếu xót, nhưng đã thể hiện được tính
ưu việt không gì sánh nổi của nó. Giang trạch dan chỉ ra: “ thực tiễn chứng minh,
chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn dắt giai cấpo vô sản và nhân dân lao động
trên thế giới bị áp bức bởi chế độ bóc lột thay đổi vận mệnh của mình, giành lấy
giải phóng xã hội, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.”
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã khiến cho loài người dần dần thoát khỏi “ vòng xóay
quái ác của chiến tranh”, làm cân bằng với thế lực chiến tranh, duy trì hòa bình thế
giới. sau khi bước vào thế kỷ XX, mâu thuẫn giữa các cường quốc đế quốc gay gắt
chưa từng thấy, chúng đã kiệt sức trong việc điều tiết mối quan hệ lẫn nhau, bên
nào cũng ra sức muốn dung chiến tranh tàn khốc để áp đảo và trấn áp đối phương,
nhằm bá quyền và thống trị thế giới. thế là chỉ trong hai, ba chục năm ngắn ngủi,
đã khiến cho loài người phải gánh chịu tai ương của hai cuộc chiến tranh thế giới.
sự ra đời và vươn lên của các nước xã hội chủ nghĩa đã khiến cho loài người dần

dần thoát khỏi cái “ vòng xoáy tai quái của chiến tranh” này. Sau khi cách mang
tháng mười nga năm 1917 thắng lợi, chính quyền xô viết lập tức cũng tuyên bố rút
lui khỏi cuộc chiến tranh bẩn thỉu, đồng thời ban bố sắc lệnh hòa bình, kêu gọi ký
hòa ước vô điều kiện, đẩy nhanh việc kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất. trong
chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô xã hội chủ nghĩa đã trở thành đội quân chủ
lực của cuộc chiến tranh chống phát xít cũa thế giới, có cống hiến không thể phai
mờ trong việc đánh bại phát xít. Sau chiến tranh, Mỹ đóng quân ở khắp các nơi
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
5
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
trên thế giới, nhóm thành các tập đoàn quân sự, đồng thời vung vẩy vũ khí hạt
nhân có trong tay uy hiếp lẫn nhau, khiến cho thế giới đứng trước nguy cơ của một
cuộc đại chiến thế giới mới. những năm 1950, vệ tinh nhân tạo của liên xô được
đưa lên vũ trụ, nhưng năm 1950 – 1960, trung quốc thử nghiệm hai tên lửa, một vệ
tinh thành công, mới làm cho thế giới có được lực lượng cân bằng chiến tranh. Có
thể nói, không có các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng yêu chuộng hòa bình
trên thế giới tiến hành cuộc đấu tranh không mệt mỏi với thế lực chiến tranh đế
quốc, thì cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba có thể đã rơi xuống đầu nhân dân thế
giới từ lâu. Sau khi chiến tranh kết thúc, không có các nước xã hội chủ nghĩa,
trong đó có trung quốc và các nước kiên trì chính nghĩa cùng nhân dân yêu chuộng
hòa bình trên thế giới đồng lòng chống thế giới đơn cực, đề xướng xây dựng mộ
trật tự kinh tế chính trị quốc tế mới, mà bỏ mặc cho chủ nghĩa bá quyền lộng hành,
thì quyết sẽ không thể nào có được hòa bình và ổn định như ngày hôm nay.
Thứ ba, chủ nghĩa xã hội đã phát huy vai trò to lớn trong việc chôn vùi chủ nghĩa
thực dân tàn bạo. chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc đã nô dịch, cướp bóc, áp
bức và bóc lột các nước và dân tộc nhỏ yếu trên thế giới suốt một thời gian dài,
chia cắt xong thế giới, xây dựng một hệ thống thực dân tàn bạo, nhưng các nước
xã hội chủ nghĩa đã ủng hộ, cổ vũ các dân tộc đấu tranh giải phóng, phát huy vai
trò to lớn trong việc chon vùi hệ thống thực dân tàn bạo trên thế giới. thắng lợi của

cách mạng tháng mười nga đã tăng cường thêm lòng tin chống áp bức thực dân
của đông đảo nhân dân các nơi thuộc địa, nửa thuộc địa, đồng thời cung cấp cho
họ vũ khí tư tưởng để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng. Dưới ảnh hưởng của
chủ nghĩa xã hội. đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai, làn sóng phong trào
giải phóng dân tộc ngày một dâng cao, lần lượt có hơn 100 nước giành được độc
lập, làm cho hệ thống thực dân mà chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc gây
dựng nên hàng mấy thế kỷ cuối cùng sụp đổ hoàn toàn. Tiến bộ to lớn trong thế kỷ
XX này của văn minh loài người và cộng đồng quốc tế không thể tách rời khỏi sự
ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
6
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Thứ tư, chủ nghĩa xã hội đã có đóng góp với việc thúc đẩy tiến bộ lịch sử và văn
minh nhân loại phát triển. Chủ nghĩa tư bản tuy coi chủ nghĩa xã hội là mặt đối
lập, nhưng trên thực tế, không có chủ nghĩa xã hội, thì sẽ không có được chủ nghĩa
tư bản đã cải tạo ngày nay.
Cuộc đại khủng hoảng thế giới bùng nổ năm 1929 đã tuyên cáo lý luận tự điều tiết
thị trường truyền thống của chủ nghĩa tư bản bị mất hiệu lực, cần phải tìm kiếm lối
thoát mới. Thể chế kế hoạch xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô mới xây dựng về khách
quan đã cung cấp cho chủ nghĩa tư bản một vật tham chiếu, khiến cho chủ nghĩa tư
bản có được thuật kéo dài sự già yếu từ trong thể chế này. Trước khi cuộc đại
khủng hoảng bùng nổ, Liên Xô xã hội chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất từ năm 1928, điều này lập tức khiến các nhà kinh tế học
phương Tây chú ý chặt chẽ. Chủ tịch hiệp hội kinh tế Mỹ, nhà lý luận trường phái
kinh tế học cổ điển mới Fred Manvill Taylor ( 1855 – 1932 ) năm 1929 đã công bố
bài bản “ Chỉ dẫn sản xuất của nhà nước xã hội chủ nghĩa”, đưa ra khái niệm mới
“ kế hoạch mang tính chỉ đạo”, nhấn mạnh các nước tư bản chủ nghĩa nếu như áp
dụng “ kế hoạch mang tính chỉ đạo” để tiến hành điều tiết vĩ mô đối với nền kinh
tế thì sẽ rất có lợi. Năm 1929, vào giờ phút cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ rất nặng

nề, sau khi lãnh tụ Đảng Dân chủ Mỹ Roosevelt lên làm tổng thống, đã nghe theo
lời khuyên nhà nước can thiệp, chính phủ tiến hành điều tiết kế hoạch, bắt đầu
thực hiện “ chính sách mới”, từ đó làm cho chủ nghĩa tư bản ngoài “ bàn tay vo
hình” này ra, lại thêm một “ bàn tay hữu hình” nhà nước can thiệp, quả nhiên th
được hiệu quả đẩy nhanh phục hồi nền kinh tế. Không lâu sau, tức vào năm 1936,
nhà kinh tế học của Anh John Maynard Keynes ( 1883 – 1946 )đã công bố tác
phẩm tiêu biểu “ lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”, mới tổng kết về
mặt lý luận kinh nghiệm biệp pháp chống khủng hoảng của các nước tư bản chủ
nghĩa, đưa ra lý luận cơ bản thích ứng với nhu cầu của chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước. đó chính là tăng cường sự can thiệp và điều tiết của nhà nước dưới tiền
đề không đụng chạm đến chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, trên cơ sở kiên trì cơ chề
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
7
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
thị trường. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cách làm nhà nước can thiệp, điều tiết
kế hoạch đã được các nước tư bản chủ nghĩa phổ biến áp dụng, từ đó đặt nền tảng
thể chế cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh.
Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới buôc
giai cấp tư sản không thể không có sự nhượng bộ với giai cấp công nhân. Theo
cách nói của bản than giai cấp tư sản, “ nạn dịch đỏ” không phải dùng các loại
thuốc như aspirin có thể chữa trị nổi, các nhà tư bản bỏ chút tiền ra cho công nhân
thực hiện cải tạo, thì mới là “ phương thuốc hay”, mới có thể tránh được việc “ lên
đoạn đầu đài”. Vì vậy, thông qua các biện pháp chính sác như chế độ thu thuế, chủ
nghĩa tư bản hiện đại đã khiến cho một bộ phận tương đối lớn lợi nhuận tách khỏi
sự quản lý trực tiếp của các nhà tư bản độc quyền chyển sang tay nhà nước, dần
dần xây dựng nên một hệ thống chế độ phúc lợi và hệ thống bảo hiểm, làm dịu di
mâu thuẫn giai cấp xã hội, từ đó tạo môi trường xã hội tương đối ổn định cho sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản. như thế đã làm cho chủ nghĩa tư bản tàn bạo trước
kia biến thành chủ nghĩa tư bản hiện đại. Xét từ một ý nghĩa nhất định, không có

sự nghiên cứu và phê phán rồi từ đó tìm ra : nguồn gốc căn bệnh” của chủ nghĩa
xã hội đối với chủ nghĩa tư bản, không có sự gợi mở của thể chế kế hoạch xã hội
chủ nghĩa đối với chủ nghĩa tư bản, không có áp lực to lớn hình thành từ cuộc đấu
tranh của nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa, thì sẽ không có được thể chế tư bản
chủ nghĩa ngày nay, không có được phúc lợi xã hội mà nhân dân các nước tư bản
chủ nghĩa được hưởng ngày nay. Hơn 10 năm trở lại đây, do chủ nghĩa xã hội bị
tổn thất, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã xuất hiện tương quan lực lượng “
chủ mạnh thợ yếu”,phía nhà tư bản giảm mạnh phúc lợi, chặt đứt thành quả đấu
tranh đã có được của công nhân, điều này từ mặt trái cho thấy, không có sự phát
triển của chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ này, thì quyết không thể có được sự cải
thiện phúc lợi và môi trường sống của nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa ngày
nay.
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
8
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Tóm lại trong thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội đã mở ra thời đại mới trong lịch sử loài
người, chiến thắng chủ nghĩa phátxít cực kỳ hung ác, làm cân bằng thế lực chiến
tranh, bảo vệ hòa bình thế giới, thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng
dân tộc, chôn vùi hệ thống thực dân tàn bạo,đồng thời buộc chủ nghĩa tư bản phải
tiến hành điều chỉnh và cải tạo, từ đó có đóng góp không thể phai mờ đối với tiến
bộ loài người và văn minh thế giới. không có chủ nghĩa xã hội thì sẽ không thể có
thế giới ngày nay.
3. ĐÔNG ÂU VÀ LIÊN XÔ TAN RÃ ĐÃ NÓI LÊN ĐIỀU GÌ
Cuối những năm 80 – đầu những năm 90, sự kiện Đông Âu, Liên Xô sụp đổ,
phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới bị tổn thất nặng nề. Tại sao một loại các nước
xã hội chủ nghĩa trước nay như quân bài đôminô bằng xương trong phút chốc lại
có thể sụp đổ được? mọi người không khỏi nghi ngờ và bối rối. Cần phải nói rằng,
sự ra đời của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là tất yếu lịch sử,
còn sự sụp đổ sau này là hoàn toàn có thể tránh được. nhưng sự việc có thể tránh

lại vẫn cứ xảy ra, nguyên do bên trong tất không phải là bình thường, vì vậy rất
đáng để nghiên cứu và tổng kết.Chẳng trách có người coi nó như “ câu đố lịch sử
của thế kỷ XX” để nghiên cứu.
Ăngghen từng nói, sự kiện lịch sử trọng đại đều là kết quả của “hợp lực”. sự kiện
trọng đại gây chấn động thế giới Liên Xô, Đông Âu sụp đổ này quyết không phải
là do một – hai nhân tố gây ra. Trên thực tế, nó là kết quả của việc các mâu thuẫn
và nguy cơ tích tụ lâu dài tiềm tang ở những nước đó phát triển theo chiều hướng
xấu và bùng nổ trong điều kiện và môi trường mới, là kết quả của tác dụng tổng
hợp của nhiều nhân tố. Trong số nhiều nhân tố, “diễn biến hòa bình” thành công
của các nước phương Tây và “cải cách” của những nước này biến thành cải hướng
là hai nguyên nhân quan trọng trực tiếp; thể chế kinh tế chính trị cứng ngắc khiến
cho kinh tế phát triển trì trệ và đảng cầm quyền lâm vào khủng hoảng sâu sắc. xa
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
9
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
rời quần chúng nghiêm trọng là hai cội nguồn xâu xa; sự đi ngược lại và từ bỏ chủ
nghĩa Mác về mặt tư tưởng chỉ đạo là một bài học căn bản.
Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội Liên Xô. Đông Âu không phải là thất bại của chế
độ và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội, mà chỉ là sự thất bại của một mô
hình thực tiễn nhất định, tức mô hình Liên Xô của chủ nghĩa xã hội, đồng thời
cũng là bi kịch của việc các đảng cầm quyền các nước này nhìn nhận một cách sai
lầm ( trước tiên là không cải cách, sau đó là phá tan triệt để” mô hình này gây ra.
Cái gọi là mô hình Liên Xô là chỉ thể chế quản lý và cô chế vận hành mà chế độ
cơ bản xã hội chủ nghĩa Liên Xô áp dụng, tức là “ thể chế” như chúng ta thường
nói. Về mô hình Liên Xô, một là, cần nhận thức một cách toàn diện, hai là cần đối
xử một cách đứng đắn.
Trước hết, về tính chất mô hình Liên Xô là chủ nghĩa xã hội nhưng lại là một mô
hình đã bị bóp méo và cứng nhắc nghiêm trọng. Không đột phá toàn diện mô thức
này, thì sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sẽ không có hy vọng gì. Khi đó, Stalin

về cơ bản đã xây dựng mô hình này theo ý tưởng của tác giả kinh điển chủ nghĩa
Mác về xã hội tương lai. Do hạn chế lịch sử lúc bấy giờ, cộng thêm việc là nước
xã hội chủ nghĩa đầu tiên nên kinh nghiệm chưa đủ, và chủ nghĩa giáo điều, tính
phiến diện khách quan về lý giải, do đó có nhiều sự hiểu lệch lạc về chủ nghĩa xã
hội khoa học. Sau này , về chỉnh thể nó đã trở thành trở ngại cho sự phát triển của
chủ nghĩa xã hội Liên Xô. Mao Trạch Đông đã sớm thấy được cái dở của mô hình
này, đưa ra “lấy Liên Xô làm gương tránh”. Đặng Tiểu Bình cho rằng chủ nghĩa
xã hội rốt cuộc là như thế nào “ Liên Xô đã thực hiện rất nhiều năm, cũng chưa
hoàn toàn làm rõ được” Ông tán thành tư duy tương đối tốt của Lênin thời ký
chính sách kinh tế mới, nhưng chỉ rõ rằng “ mô hình của Liên Xô về sau đã cứng
nhắc”1.
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
10
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Tiếp đến, cần phải cải cách một cách triệt để, đột phá toàn diện đối với mô hình
Liên Xô, nhung không thể “ phá tan triệt để” “ phủ định sạch trơn”. Mặc dù sự
hình thành mô hình này đã phát huy vai trò quan trọng trong việc Liên Xô từ một
nước nông nghiệp lạc hậu nhanh chóng biến thành một nước công nghiệp và về
sau đánh bại phátxít Hítle, nhung quyết không thể thần thánh hóa, tuyệt đối hóa
nó, đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế mới, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới
phát triển nhanh chóng sau chiến tranh, tác dụng mặt trái của nó ngày càng rõ rệt,
cần phải tiến hành cải cách một cách toàn diện, triệt để, nếu không chủ nghĩa xã
hội sẽ không có hy vọng gì. Thế nhưng, vì mô hình này vê bản chất là chủ nghĩa
xã hội, “ cải cách” nó không thể biến thành “ cải hướng”, “ đột phá” nó không thể
biến thành “ phá tan triệt để” không thể không phân biệt trắng đen, giống như là
hắt cả chậu nước cùng đức trẻ khi tắm táp xong. Cải cách của Trung Quốc làm cho
chủ nghĩa xã hội bừng lên sức sống, cải cách của Liên Xô và các nước Đông Âu
lại dẫn đến bi kịch chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã triệt để, một nguyên nhân quan
trọng là mỗi một bên lại có thái độ hoàn toàn khác nhau về chế độ cơ bản xã hội

chủ nghĩa vốn có: Trung Quốc là cải cách thể chế cũ dưới tiền đề chế độ cơ bản xã
hội chủ nghĩa( tập trung thể hiện thành kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản), còn cải
cách của Liên Xô và các nước Đông Âu thì biến thành “ cải hướng”, tức phá tan
triệt để chế độ xã hội chủ nghĩa vốn có.
Nguyên nhân và bài học của sự kiện Liên Xô, Đông Âu có thể liệt kê ra rất nhiều,
nhưng cuối cùng đều có thể quy về một điểm “ vấn đề của bản thân Đảng cầm
quyền”. Vì các nước xã hội chủ nghĩa đều do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, đảng là
trung tâm lãnh đạo và chỉ huy đất nước và xã hội. Đảng có vấn đề, thì giống như là
não con người có vần đề vậy, sẽ là chí mạng. Đặng Tiểu Bình nói: “ Nếu như
Trung Quốc nảy sinh vấn đề, thì vẫn là từ trong nội bộ đảng cộng sản”1 , “ Nói
cho cùng mấu chốt là cần làm tốt nội bộ đảng cộng sản chúng ta”. Đây cũng là kết
luận mà Ông có được qua tổng kết bài học của sự sụp đổ của Đảng Cộng Sản Liên
Xô. Gần đây, Giang Trạch Dân nhấn mạnh trị quốc trước hết cần trị đảng, trị đảng
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
11
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
cần phải nghiêm và đưa ra lý luận quan trọng “ ba đại diện”, đã giải đáp về căn
bản vấn đề Đảng Cộng Sản Trung Quốc cần xây dựng thành một đảng như thế nào
và xây dựng đảng như thế nào. Đây vừa là sự kế thừa và phát triển đối với chủ
nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, cũng là tiếp thu
kết tinh của kinh nghiệm bài học sự kiện Liên Xô, Đông Âu.
Sự kiện Liên Xô, Đông Âu mach bảo mọi người rằng chủ nghĩa xã hội đương đại
đứng trước ba sự lựa chọn, hay gọi là ba con đường. trong đó có hai con đường là
tuyệt lộ. Đó chính là “ kiên trì mô hình Liên Xô cứng nhắc không cải cách, đó là
con đường cùng thứ nhất; cải cách bừa bãi, cải cách mù quáng, vứt bỏ nguyên tắc
cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cũng là một con đường cùng; chỉ có vừa kiên trì
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội, lại thực hiện cải cách mở cửa mới là con
đường sáng sủa của sự phồn vinh, thịnh vượng của chủ nghĩa xã hội. Đây chính là
điều mà Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra một cách gay gắt: “ không kiên trì chủ nghĩa xã

hội, không cải cách, mở cửa, không cải thiện đời sống nhân dân, thì chỉ có một
con đường chết”1. Sự sụp đổ của các nước Liên Xô, Đông Âu trước tiên là vì
không cải cách trong một thời gian dài, sau đó là cải cách bừa bãi, mù quáng, vứt
bỏ đi nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội, khiến cho “ cải cách” biến thành “
cải hướng”, cả hai sự lựa chọn này đều dẫn đến đường cùng.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Liên Xô, Đông Âu tuy không thể phủ định tính tất
yếu lịch sử ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội, nhưng lại chứng minh hùng
hồn tính khúc khuỷu lâu dài của sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Trước đây
mọi người có nhận thức chưa đầy đủ về mặt này. Tại sao sự phát triển của chủ
nghĩa xã hội lại là khúc khuỷu lâu dài?
Nói chung, bất cứ sự ra đời và phát triển của một sự vật mới nào cũng đều
không thể thuận buồm xuôi gió, tất phải có một quá trình khúc khuỷu, chủ nghĩa
xã hội cũng không ngoại lệ. Trong mấy trăm năm trưởng thành và phát triển của
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
12
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
mình, chủ nghĩa tư bản đã trải qua bao nhiêu lần vương triều phong kiến ngóc đầu
dạy, cuối cùng mới được xác lập. mà chủ nghĩa xã hội bắt đầu tính từ khi nhà nước
xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời đến nay mới có lịch sử hơn 80 năm,
xuất hiện tổn thất và thất bại nhất định cũng không có gì là lạ cả. Ngoài ra, sở dĩ
chủ nghĩa xã hội là một quá trình khúc khuỷu lâu dài. Còn có những nguyên nhân
cụ thể sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội là một công trình thí nghiệm xã hội vĩ đại, giống như
bất kỳ một thí nghiệm khoa học nào, nó không thể một lần thành công được.Chủ
nghĩa xã hội là một sự nghiệp mới mẻ chưa từng có trước đây, Lênin từng ví nó
như là leo một ngọn núi cao chưa từng khám phá, chưa có dấu chân người. Ông
nói cần “ sẵn sang chịu đựng hàng ngàn khó khăn, sẵn sang làm thử hàng ngàn
lần, hơn nữa, sau khi chúng ta làm thử một ngàn lần rồi, thì sẵn sàng làm thử lần
thứ một ngàn lẻ một”.Thực hiện thí nghiệm chủ nghĩa xã hội còn khó hơn cả cá thí

nghiệm khoa học tự nhiên thông thường, điều này giống như nhà khoa học lớn
Anhxtanh từng nói trong bài viết “ Tại sao lại cần chủ nghĩa xã hội” vậy: Việc
phát hiện ra quy luật bình thường trong lĩnh vực kinh tế và xã hội vốn rất khó, hiện
tượng quan sát được thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khó có thể tính toán
riêng lẻ được. Vì vậy, nhận thức của mọi người về quy luật phát triển của chủ
nghĩa xã hội càng cần phải trải qua quá trình thực tiễn – nhận thức – tái thực tiễn –
tái nhận thức, nhiều lần tuần hoàn lặp đi lặp lại. Thí nghiệm khoa học tự nhiên có
thể lặp đi lặp lại nhiều lần với thời gian khá ngắn trong môi trường đơn thuần là
phòng thí nghiệm, còn môi trường thí nghiệm xã hội thì không thể đơn giản đáng
tin cậy như vậy, hơn nữa tốn nhiều thời gian, trả giá cao, tổn thất lớn. Vì vậy chủ
nghĩa xã hội tất yếu là một quá trình khúc khuỷu lâu dài.
Nếu coi thực tiễn hơn 80 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XX là một
cuộc “thí nghiệm”, thì bài học kinh nghiệm chủ yếu nhất của các nhà xã hội chủ
nghĩa là gì? Câu trả lời của Đặng Tiểu Bình là : chủ nghĩa xã hội là gì, xây dựng
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
13
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
chủ nghĩa xã hội như thế nào, vẫn chưa làm rõ hoàn toàn được. Ông nói: “ Bài học
kinh nghiệm của chúng ta có nhiều, điều quan trọng nhất chính là cần làm rõ vấn
đề này”.Tại sao trong một thời gian dài vẫn chưa hoàn toàn làm rõ được vấn đề
này. Tìm nguyên nhân về mặt nhận thức tư tưởng, thì đó chính là sự nhận thức về
tính lâu dài khúc khuỷu của chủ nghĩa xã hội và việc thực hiện chủ nghĩa cộng sản
còn chưa chín muồi, thường là nóng vội muốn thành công ngay, kết quả là dục tốc
bất đạt. Đặng Tiểu Bình nói: “ … những người làm cách mạng dễ phạm phải căn
bệnh nón vội nhất. Dụng tâm của chúng ta là tốt, muốn bước vào chủ nghĩa xã hội
sớm một chút. Điều này thường khiến cho chúng ta không thể bình tĩnh phân tích
tình hình các mặt khách quan, chủ quan – từ đó đi ngược lại quy luật phát triển của
thế giới khách quan”. Thực tiễn khiến nhận thức của những người đảng viên cộng
sản càng phù hợp với thực tế khách quan hơn, nhận thức về tính khúc khuỷu lâu

dài của phát triển chủ nghĩa xã hội càng tỉnh táo hơn. Xảy ra sự kiện Liên Xô,
Đông Âu sẽ càng làm sâu sắc them nhận thức của mọi người về tính khúc khuỷu
lâu dài của chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, các nước xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XX đều sinh ra ở những nước kinh
tế văn hóa tương đối lạc hậu, điều này đưa ra “ bài toán lịch sử khó” đối với những
nhà xã hội chủ nghĩa.Thế kỷ trước, Mác và Ăngghen đã từng giả thuyết các nước
phát triển nhất giành thắng lợi cách mạng đầu tiên, thế nhưng thực tiễn của thế kỷ
XX là các nước lạc hậu mà nền kinh tế nông nghiệp nhỏ chiếm ưu thế lại giành
được thắng lợi cách mạng trước những nước phát triển. Nếu như cách mạng giàng
được thắng lợi ở các nước phát triển trước, thì sự phát triển của sự nghiệp xã hội
chủ nghĩa có lẽ sẽ thuận lợi hơn bây giờ nhiều.Sự đảo ngược của trình tự phát triển
cách mạng này đã đem lại cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội một vấn đề nan
giải, tức là củng cố thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa như thế nào, xây dựng
và tiếp tục phát triển chủ nghĩa xã hội ra sao ở các nước kinh tế văn hóa tương đối
lạc hậu.Điều này đã được Lênin nhiều lần chỉ ra sau thắng lợi của cuộc Cách
Mạng Tháng Mười, các nước kinh tế văn hóa tương đối lạc hậu xây dựng chủ
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
14
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
nghĩa xã hội trái ngược so với các nước tư bản chủ nghĩa, “ bắt đầu khó, tiếp tục
tương đối dễ”, là “ bắt đầu thì dễ, tiếp tục tương đối khó”. Các nước lạc hậu xây
dựng chủ nghĩa xã hội “ tiếp tục tương đối khó”, khó là ở chỗ : Thứ nhất, môi
trường quốc tế khách quan khắc nghiệt. Các nước kinh tế văn hóa lạc hậu sẽ nằm
trong biển cả mênh mông của các nước tư bản chủ nghĩa thực lực lớn mạnh lâu
dài, luôn luôn đứng trước mối đe dọa bị các nước tư bản chủ nghĩa bóp nghẹt.
kiềm chế, diễn biến. Thứ hai, sự tỷ lệ nghịch lớn về kinh tế khiến cho các nước xã
hội chủ nghĩa đứng trước thách thức nghiêm trọng. do nền tảng kém, xuất phát
điểm thấp, các nước xã hội chủ nghĩa muốn đuổi kịp các nước tư bản chủ nghĩa về
kinh tế, thể hiện chủ nghĩa xã hội ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản cần phải trải qua

một quá trình lịch sử lâu dài. Thứ ba, thiếu lý luận và kinh nghiệm thực tế đầy đủ.
Ý tưởng về xã hội tương lai của các tác giả kinh điển chủ nghĩa Mác là nhằm vào
các nước phát triển, các nước lạc hậu xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào vừa
không có đủ lý luận cũng không có kinh nghiệm thực tiễn.
Thứ ba, phong trào xã hội chủ nghĩa cuối thế kỷ XX chịu tổn thất lớn, việc tái tạo
huy hoàng, khôi phục thế mạnh cần phải có một thời gian tương đối dài. Sự chấn
hưng của phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới là chắc chắn không còn nghi ngờ gì
nữa , nhưng trước mắt vẫn đang ở vào thoái trào, cần nghiên cứu và tổng kết bài
học kinh nghiệm trước đây, đồng thời thực hiện chấn hưng trong cả thực tiễn chứ
không chỉ về lý luận, đây sẽ là 1 quá trình lâu dài và khúc khuỷu.
Quá trình lịch sử phát triển phong trào cộng sản,trong thời gian 150 năm kể từ khi
“ Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” ra đời đến nay, lấy Cách mạng Tháng Mười
Nga làm ranh giới, chia thành 2 giai đoạn. Gần 70 năm của giai đoạn đầu là 70
năm chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực tiễn, xây dựng nên nhà nước chủ nghĩa
xã hội đầu tiên; hơn 80 năm từ sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười
Nga là hơn 80 năm thực tiễn của chủ nghĩa xã hội từ một nước phát triển thành
nhiều nước và lại chịu tổn thất Trong quãng thời gian từ nay đến giữa thế kỷ thứ
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
15
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
XXI , Trung Quốc đạt đến trình độ của nước phát triển trung bình, khả năng mở
rộng “ diện” và tăng cường về “chất” của các nước xã hội chủ nghĩa không lớn,
chủ yếu dựa vào ví dụ thực tế xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội để chứng
minh chủ nghĩa xã hội ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản. Lênin nói chủ nghĩa xã hội là
sức mạnh của tấm gương , lại nói: “Xét đến cùng, thì năng suất lao động là cái
quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới.” Hiện nay, số
lượng các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã giảm đi, nhưng nếu làm tốt công
việc của mình, thực hiện được phồn vinh giàu mạnh, trỏ thành chủ nghĩa xã hội đủ
quy cách, chắc chắn sẽ cải thiện rất nhiều hình tượng chủ nghĩa xã hội, tăng cường

được sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội , thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của phong
trào xã hội chủ nghĩa thế giới. Đúng như Đặng Tiểu Bình từng nói” Chúng ta kiên
trì chủ nghĩa xã hội , muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính ưu việt hơn chủ
nghĩa tư bản , trước tiên cần thoát khỏi nghèo nàn. Hiện nay tuy nói chúng ta cũng
đang xây dựng chủ nghĩa xã hội , nhưng thực tế là chưa đạt quy cách, Chỉ có đến
giữa thế kỷ sau, đạt đến trình độ của nước phát triển trung bình rồi , mới có thể nói
là xây dựng chủ nghĩa xã hội thực sự, mới có thể nói một cách hùng hồn rằng chủ
nghĩa xã hội ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản.” “ Đây không những là tìm ra một con
đường cho thế giới thứ ba với 3/4 dân số thế giới , điều quan trọng hơn là cho
nhân loại thấy rằng chủ nghĩa xã hội là con đường tất phải đi qua ., chủ nghĩa xã
hội ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản” . Có thể dự đoán, đến giữa thế kỷ sau, Trung
Quốc đạt đến trình độ của nước phát triển trung bình, các nước xã hội chủ nghĩa
cũng phát triển lên rồi, phong trào xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa nhất định
sẽ là một cảnh tượng mới.
Thứ tư, thế giới có bước chuyển ngoặt lớn, đem lại cho xã hội chủ nghĩa cơ hội và
thách thức mới. Trong điều kiện “ một thế giới hai chế độ “ chủ nghĩa xã hội
đứng trước hai bài toán chiến lước lớn., muốn giải quyết tốt những bài toán này,
cần phải trải qua một quá trình khúc khuỷu lâu dài.
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
16
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Trong thế giới hòa bình và phát triển đã trở thành chủ đề thời đại ngày nay, tiến
bộ khoa học kỹ thuật mỗi ngày một biến đổi, tiến trình toàn cầu hóa kinh tế phát
triển nhanh chóng , xu thế đa cực hóa thế giới không thể đảo ngược, cạnh tranh
sức mạnh tổng hợp của đất nước, lấy sức mạnh kinh tế sức mạnh khoa học kỹ
thuật, sức mạnh quân sự, sức mạnh đoàn kết làm những nội dung chính ngày càng
khốc liệt. Điều này vừa đem lại cơ hội, cũng đem lại thử thách đối với các nước xã
hội chủ nghĩa trong đó có Trung Quốc. Đồng thời, chủ nghĩa tư bản tuy đầy rẫy
những mâu thuẫn nhưng trong vòng 100 năm tới , nếu không có xảy ra sự kiện gì

đặc biệt, thì sẽ không thể sụp đổ.chủ nghĩa xã hội sẽ không diệt vong nhưng cũng
không thể tốc thắng được. vì vậy “một thế giới hai chế độ” sẽ là hiện tượng lịch sử
tương đối dài. Đúng như Đặng Tiểu Bình đã nói: “Chủ nghĩa xã hội sau khi trải
qua một quá trình phát triển dài tất sẽ thay đổi chủ nghĩa tư bản. Đây là xu thế
chung không thể đảo ngược của phát triển lịch sử xã hội nhưng con đường đi sẽ
khúc khuỷu.“Trong bối cảnh đó, các nước chủ nghĩa xã hội đứng trước hai bài
toán chiến lược lớn , đó là : Ở trong nước cần nắm chắc trung tâm xây dựng kinh
tế kinh tế không dao động, xây dựng tốt chủ nghĩa xã hội, dùng thực tế để chứng
minh chủ nghĩa xã hội ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản về căn bản quét sạch mảnh đất
tiến hành “ diễn biến hòa bình “ đối với chủ nghĩa xã hội; trên quốc tế, cần nhận
thức toàn diện và xử lý đúng đắn mối quan hệ vừa đấu tranh mâu thuẫn lại tham
khảo hợp tác với các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là các nước phát triển.,cần
giỏi tận dụng chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hai vấn đề chiến
lược lớn này, xử lý tốt hay xấu sẽ liên quan trực tiếp đến sự hưng suy thành bại
của chủ nghĩa xã hội. Mà việc giải quyết những vấn đề này sẽ là
một quá trình lâu dài khúc khuỷu.
4. TIỀN ĐỒ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TƯƠI SÁNG.
Là chế độ xã hội hiện thực, chủ nghĩa xã hội mới chỉ có lịch sử hơn 80 năm, một
thời gian vô cùng ngắn ngủi trong dòng chảy phát triển lịch sử thế giới, nói chung
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
17
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
thực tiễn của chủ nghĩa xã hội còn ở vào giai đoạn mở đầu. mặc dù vậy, chế độ xã
hội chủ nghĩa đã thể hiện sức sống mạnh mẽ. Triển vọng tương lai, tiền đồ của chủ
nghĩa xã hội rất sáng sủa.
Xét về môi trường quốc tế khách quan rộng lớn, thì mâu thuẫn thế giới rất nhiều ,
rất lớn, trong trường hợp thông thường không có mấy khả năng xuất hiện cục diện
phương tây liên hợp lại thống nhất đối phó với các nước xã hội chủ nghĩa. Sau khi
chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới phát triển theo hướng đa cực hóa, mâu thẫn giữa

chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản tuy vẫn là cắp mâu thẫn cơ bản của thế giới
nhưng nó không phải là mâu thuẫn chủ yếu của thế giới, sự phát triển thay đổi của
toàn bộ tình hình thế giới không phải do nó chi phối và tác động. Mỹ và các nước
châu Âu tuy “con đường giống nhau” nhưng lợi ích lại không hoàn toàn giống
nhau. Các nước xã hội chủ nghĩa và các nước phương tây tuy “ con đường khác
nhau” nhưng với các nước khác nhau lại có những lợi ích chung khác nhau. Hiện
nay, toàn cầu hóa kinh tế đang phát triển đi vào chiều sâu, quan hệ quốc tế đan xen
phức tạp, sự nương tựa vào nhau giữa các nước tăng lên. Tất nhiên, mưu đồ chiến
lược “ tây hoá “, “ phân hóa “ các nước xã hội chủ nghĩa của phương tây không
thay đổi, cũng quyết sẽ không từ bỏ, tuyệt đối không thể nhẹ dạ về điểm này. Thế
nhưng, tiến hành diễn biến hòa bình hay không là ở phương tây,còn thay đổi hay
không là ở bản thận các nước xã hội chủ nghĩa, thế lực chống cộng không thể làm
gì nổi chúng ta. Ngoài ra, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa,
ngoài mặt mâu thuẫn ra cũng còn có mặt tham khảo và hợp tác lẫn nhau. Để
củng cố, hoàn thiện và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa, các nước xã hội chủ
nghĩa cần phải nhận thức toàn diện và xử lý tốt mối quan hệ vừa đấu tranh mâu
thuẫn, lại vừa tham khảo hợp tác với các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là các
nước tư bản chủ nghĩa phát triển., kiên trì “ lấy hai tay chọi lại một tay”.
Xét tương quan lực lượng của chủ nghĩa xã hộ và chủ nghĩa tư bản, tuy hiện nay
về tổng thể là “ tư bản chủ nghĩa giàu, chủ nghĩa xã hội nghèo”, “ chủ nghĩa tư bản
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
18
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
mạnh,chủ nghĩa xã hội yếu”, “ chủ nghĩa tư bản tấn công, chủ nghĩa xã hội phòng
thủ”, nhưng xét xu thế lâu dài, thì sẽ có thể thay đổi. Trước đây, hễ cứ nói đến sự
tốt xấu của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, người ta thường đem so sánh chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản phát triển, còn gạt bỏ ra ngoài thứ chủ nghĩa tư
bản của đông đảo các nước đang phát triển. Một Cha cố người Nicaragoa đã đưa
ra một góc nhìn mới đối với vần đề này. Năm 1994, Ông đăng bài trên tạp chí “

Ghi chép Châu Mỹ” của Mêhicô, nói: “ Giới báo chí dương dương tự đắc tuyên bố
trên toàn thế giới về thất bại của chủ nghĩa xã hội, nhưng họ lại không nhắc đến
thất bại lớn hơn của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản chỉ giành được thành công
trong 10% hoặc 20% dân số thế giới. Đối với thế giới thứ ba, đối với những người
nghèo chiếm đại đa số dân số thế giới mà nói, chủ nghĩa tư bản mang tính tai
ương, và thất bại của chủ nghĩa tư bản còn sớm hơn cả thất bại của chủ nghĩa xã
hội”. Dù là so sánh giữa các nước xã hội chủ nghĩa với các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển, mặc dù nền tảng vốn có của các nước xã hội chủ nghĩa kém, xuất phát
điểm thấp, cộng thêm trước kia từng có những sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến tính
ưu việt của chủ nghĩa xã hội chưa được phát huy đầy đủ, nhưng xét về tổng thể,
xét xu thế phát triển lâu dài, do mâu thuẫn cố hữu của chế độ tư bản chủ nghĩa vẫn
còn tồn tại, không thể có sự thay đổi về bản chất, còn chủ nghĩa xã hội tiếp thu bài
học qua việc gánh chịu tổn thất nghiêm trọng, phát triển theo hướng lành mạnh
hơn, thực lực từng bước được tăng cường, tương quan lực lượng hai bên sẽ không
ngừng có sự thay đổi, chủ nghĩa xã hội chắc chắn cuối cùng sẽ thay thế chủ nghĩa
tư bản.
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
19
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NƯỚC NGA GVHD: Thầy Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Đức Trí
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Phụng Hoàng (chủ biên) Lịch Sử Văn Minh thế Giới, nxb Giáo Dục,
1999
2. Tiêu Phong ( Nguyễn Vinh Quang và Hoàng Văn Tấn dịch) Hai Chủ Nghĩa
Một Trăm Năm, nxb Chính Trị Quốc Gia, 2004
3. Nguyễn Anh Thái (chủ biên) Lịch Sử Thế Gới Hiện Đại, nxb Giáo Dục,
2008
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2011 Trang
20

×